Tồn kho của 60 doanh nghiệp bất động sản: trên 14 tỉ USD, vượt cao điểm COVID-19

Status
Not open for further replies.

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Như "cục máu đông", tồn kho bất động sản dưới dạng dở dang khi vướng mắc pháp lý kéo dài, tiếp cận vốn khó khăn không chỉ mài sức doanh nghiệp mà còn thu hẹp nguồn cung, đẩy giá bán.

1710251615352.png

Nhiều người ngậm ngùi bỏ ngang cuộc tìm căn hộ để mua khi giá leo "chóng mặt" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thống kê Tuổi Trẻ Online từ báo cáo tài chính (kiểm toán và chưa kiểm toán cập nhật đến ngày 11-3) của khoảng 60 doanh nghiệp bất động sản niêm yết, lượng hàng tồn kho đến cuối năm 2023 gần 348.000 tỉ đồng (khoảng 14 tỉ USD quy đổi tỉ giá hiện tại), tăng xấp xỉ 3% so với cuối năm 2022.

Dự án bất động sản dở dang kéo dài

Lượng hàng tồn kho ghi nhận trên báo cáo tài chính các doanh nghiệp gồm cả bất động sản để bán xây dựng dở dang và đã hoàn thành…

Chiếm chủ yếu 14 tỉ USD hàng tồn kho là bất động sản xây dựng dở dang. Với đặc thù doanh nghiệp địa ốc, lượng tồn kho phần nào thể hiện tiềm năng phát triển dự án, doanh thu tương lai nên được ví như "của để dành".

1710251629824.png


Số liệu thống kê dựa vào số liệu các doanh nghiệp có tỉ lệ tồn kho lớn trên sàn (không bao gồm doanh nghiệp bất động sản KCN), giá trị thực tế sẽ lớn hơn khi cộng doanh nghiệp OTC (chưa niêm yết).

Nhưng trong trường hợp hàng tồn kho bởi dự án dở dang kéo dài vì vướng mắc pháp lý, tiếp cận vốn khó khăn thì không khác "cục máu đông", mài mòn sức doanh nghiệp.

Việc "om" dự án quá lâu là nguyên nhân quan trọng đẩy chi phí vốn, đẩy giá bán. Tình trạng khan hiếm nguồn cũng là yếu tố chính khiến giá chung cư liên tục thiết lập mặt bằng mới.

Nếu nhìn dữ liệu trong một quá trình dài, tồn kho năm 2023 đang ở mức "đỉnh", ngay cả đợt dịch COVID-19 bùng phát trước đây, cũng không lớn như năm vừa qua.

Tại cuộc họp do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hôm 11-3, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết hiện vẫn còn hàng trăm dự án bất động sản tiếp tục chờ tổ công tác và địa phương gỡ vướng.

Trong đó Hà Nội đứng đầu với 246 dự án, tiếp đến TP.HCM có 143. Chưa kể ở nhiều địa phương khác.

Với những khó khăn về pháp lý, ngoài sự nỗ lực tự cứu mình của doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng cần sự vào cuộc thực chất từ các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương trong việc khơi thông thủ tục, tháo điểm nghẽn, "cởi trói" các dự án dở dang.

Báo động vòng quay hàng tồn kho

Kết hợp cả yếu thanh khoản, cấp phép dự án, vướng pháp lý, siết tín dụng... làm cho triển khai dự án và mở bán chậm. Điều này làm số ngày tồn kho bình quân của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng lên ở mức rất cao, đáng báo động.

Theo dữ liệu Tuổi Trẻ Online, nếu như năm 2018, vòng quay hàng tồn kho trung bình của doanh nghiệp bất động sản chỉ ở mức 659 ngày thì năm 2022 đỉnh điểm lên 1.562 ngày, sang 2023 là 1.283 ngày.

Báo cáo công bố năm ngoái của Ban IV còn cho biết cá biệt có doanh nghiệp bất động sản phải mất đến 149 năm mới bán hết được giỏ hàng.

1710251648518.png


Ông Dương Đức Hiếu, giám đốc - chuyên gia phân tích cao cấp Visrating, chỉ ra xác định giá đất tính tiền sử dụng đất là một trong những trở ngại trọng yếu gây ra các chậm trễ trong việc phê duyệt pháp lý dự án bất động sản trong 5 năm qua. Yếu tố này cũng chiếm hơn 50% trường hợp chậm trễ pháp lý tại các dự án bất động sản.

"Sự chậm trễ pháp lý của dự án khiến nguồn vốn vay ngân hàng dài hạn bị suy giảm đối với một số công ty bất động sản niêm yết", theo chuyên gia Visrating.

Điểm tích cực, so với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã đưa ra hướng dẫn chi tiết và theo định hướng thị trường hơn về định giá đất. Điều này sẽ giúp các cơ quan chức năng xác định giá đất phù hợp.

Từ đó, đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý dự án và cho phép các dự án bất động sản đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là từ các ngân hàng, vốn đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự chậm trễ pháp lý trong 5 năm qua.

..............
 
cần thông não phát.
Ở Hà Nội tồn kho nhiều, nghĩa là còn hàng để bán nhưng không bán được do pháp lý? Hay lf hàng sẵn để bán nhưng chưa có người mua?
Thời gian qua giá tăng vkl, với lý do là thiếu cung?
 
cần thông não phát.
Ở Hà Nội tồn kho nhiều, nghĩa là còn hàng để bán nhưng không bán được do pháp lý? Hay lf hàng sẵn để bán nhưng chưa có người mua?
Thời gian qua giá tăng vkl, với lý do là thiếu cung?
Đều ko phải, nguyên nhân chính là Chính phủ ép dân dừng đẻ lại do dân số VN hiện tại đang quá đông.
 
cần thông não phát.
Ở Hà Nội tồn kho nhiều, nghĩa là còn hàng để bán nhưng không bán được do pháp lý? Hay lf hàng sẵn để bán nhưng chưa có người mua?
Thời gian qua giá tăng vkl, với lý do là thiếu cung
Tồn kho này toàn kiểu dự án ko xin đc giấy phép, xây dang dở ko hoàn thiện,... nói chung là toàn loại lởm khởm
 
Đều ko phải, nguyên nhân chính là Chính phủ ép dân dừng đẻ lại do dân số VN hiện tại đang quá đông.
Nghe sai sai thế nào ấy nhỉ.
Dự đoán dân số sẽ giảm mà lại ép dừng đẻ là sao.
Còn cái mà thiếu cung là mấy thằng cò đất nói thế, chứ k biết thực hư ra sao.
 
Nghe sai sai thế nào ấy nhỉ.
Dự đoán dân số sẽ giảm mà lại ép dừng đẻ là sao.
Còn cái mà thiếu cung là mấy thằng cò đất nói thế, chứ k biết thực hư ra sao.
Ko sai đâu, Fen cứ suy nghĩ kĩ sẽ hiểu ra thôi.
Còn dân số VN tôi dự 5 năm nữa là âm, bắt đầu thời kì suy giảm chóng mặt.
Ngay gần VN có thằng Thái Lan năm ngoái là năm đầu tiên dân số giảm, giảm 40000 người. Dự kiến năm 2024 dân số Thái Lan sẽ giảm 100k người. Năm 2025 Thái Lan giảm 150k người.
J0PdXql.gif

1712405915392.png
 
Đều ko phải, nguyên nhân chính là Chính phủ ép dân dừng đẻ lại do dân số VN hiện tại đang quá đông.
Do điều hành quản lý kinh tế như cc nên tạo áp lực lên người trẻ nên bọn nó lo cày ko thích đẻ vì sẻ làm chậm và gián đoạn kế hoạch đề ra. Và càng cày bọn nó lại càng ko thích đẻ.
Chứ chú phỉnh đang gào mồm kêu đẻ đi kia kìa. Thời kỳ dân số vàng sắp qua cmnr , các bố dự tính là tới 203x nhưng mà tôi thấy tầm chắc sẻ sớm hơn vì thời gian và công việc thực tế làm già hóa nhanh hơn rất nhiều.
 
tồn kho nhiều, xả ra méo đc
bank cũng ko dám xiết, chơi ngu tự bóp dzai
túm váy, cả bọn cùng nín thở, chờ xuân sang 2030
 
Do điều hành quản lý kinh tế như cc nên tạo áp lực lên người trẻ nên bọn nó lo cày ko thích đẻ vì sẻ làm chậm và gián đoạn kế hoạch đề ra. Và càng cày bọn nó lại càng ko thích đẻ.
Chứ chú phỉnh đang gào mồm kêu đẻ đi kia kìa. Thời kỳ dân số vàng sắp qua cmnr , các bố dự tính là tới 203x nhưng mà tôi thấy tầm chắc sẻ sớm hơn vì thời gian và công việc thực tế làm già hóa nhanh hơn rất nhiều.
Cái đéo gì cũng đổ lỗi cho quản lý kinh tế??? Hàn Nhật Tây lông nước đêo nào phát triển mà chả phải đối mặt với già hoá dân số, tỷ lệ sinh giảm
 
Ko sai đâu, Fen cứ suy nghĩ kĩ sẽ hiểu ra thôi.
Còn dân số VN tôi dự 5 năm nữa là âm, bắt đầu thời kì suy giảm chóng mặt.
Ngay gần VN có thằng Thái Lan năm ngoái là năm đầu tiên dân số giảm, giảm 40000 người. Dự kiến năm 2024 dân số Thái Lan sẽ giảm 100k người. Năm 2025 Thái Lan giảm 150k người.
J0PdXql.gif

View attachment 2426043
xem biểu đồ thì vẫn đang đà tăng, vì ông không thích đẻ nhưng ở nông thôn, tầng lớp nông dân, công nhân vẫn đẻ đều, trong khi y tế mặc dù khốn nạn nhưng chữa bệnh vẫn tốt nếu có tiền, nên tuổi thọ ngày càng cao, chết ít hơn sinh nên dân số vẫn tăng thôi, cái khốn nạn dân số tăng lại chậm hơn tỉ lệ tăng người ngoài độ tuổi lao động, :)
 
xem biểu đồ thì vẫn đang đà tăng, vì ông không thích đẻ nhưng ở nông thôn, tầng lớp nông dân, công nhân vẫn đẻ đều, trong khi y tế mặc dù khốn nạn nhưng chữa bệnh vẫn tốt nếu có tiền, nên tuổi thọ ngày càng cao, chết ít hơn sinh nên dân số vẫn tăng thôi, cái khốn nạn dân số tăng lại chậm hơn tỉ lệ tăng người ngoài độ tuổi lao động, :)
Gì biểu đồ nào ? Tôi có đăng biểu đồ nào đâu ?
Còn bên trên là tỉ lệ dân số giảm sau các năm mà, vẫn đang đà tăng éo gì ? Mới Chủ nhật đã phê cần à Fen ???
U2YsIGf.png
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top