Trường ĐH giảm đào tạo chuyên sâu để sinh viên dễ tìm việc

Thăng tiến thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Khẳng định luôn.

Và đúng vậy con tôi về sau nếu mà theo CNTT tôi cũng cho học FPT. Thăng tiến nó ko nằm ở việc học trường công hay ko, và vấn đề chính của VN là hơn 90% đã ko theo được hàn lâm cho nó tử tế lại còn thích đưa quá nhiều nội dung hàn lâm. Nếu thế thì chỉ toàn tạo ra những đứa tiếng là học nghành này ngành kia mà ra trường éo theo nổi ngành toàn làm những cái ất ơ gì éo cần phải học.
Có thể tại tôi với anh tiếp xúc với 2 nhóm khác nhau nên quan điểm khác nhau đấy :D
 
trường nào vậy cho mình hỏi tên cái, không biết thật
đây fen, thời buổi này cái gì mà chả có chứ, cao đẳng Carthage nhé
 
Đã bảo thích biết nghề rồi ra trường sớm mà đi làm lấy kinh nghiệm thì học cao đẳng rồi.
Thích ngành nào tôi chỉ cao đẳng ngành đó cho, sao bảo không có trình độ đào tạo?
thấy bạn dốt mà thích nói quá à, giờ nói trường hợp thực tế đây, cái trường đại học F nào đó, bỏ bớt 1 môn code quan trọng của sinh viên để dạy tiếng Nhật để làm củ cải gì vậy tôi hỏi thật? còn mấy thằng đòi làm quản lý, nghề mình làm còn chưa chắc ngon lành mà đòi quản lý ai?
 
đây fen, thời buổi này cái gì mà chả có chứ, cao đẳng Carthage nhé
nói VN đi bạn, bài báo nói chuyện VN bạn lôi chuyên nước ngoài về đây làm gì vậy? không lẽ kêu tôi thấy vài trường ở VN không hợp lý đi cút đi nước ngoài sao?
 
Hồi còn trẻ tuổi tôi cũng nghĩ như các ông đấy.
Sau đi làm càng ngày càng thấy mấy ông giỏi Mác là thực sự hiểu cái cách mà xã hội vận hành để mà sống, quan hệ
Đi làm xong ngẫm lại tư tưởng Mác nó hay vãi, kinh tế thị trường vận hành ntn
eDmLMZm.png
 
thấy bạn dốt mà thích nói quá à, giờ nói trường hợp thực tế đây, cái trường đại học F nào đó, bỏ bớt 1 môn code quan trọng của sinh viên để dạy tiếng Nhật để làm củ cải gì vậy tôi hỏi thật? còn mấy thằng đòi làm quản lý, nghề mình làm còn chưa chắc ngon lành mà đòi quản lý ai?
Tại nó định hướng thị trường Nhật phát triển và ổn. Liên quan đến ra trường ổn như anh nói chưa?
 
Đó chỉ áp dụng giảng viên với trường công thôi chứ trường tư các thầy/cô giảng viên họ mở công ty, làm ngoài được mà. Chẳng qua ít người theo hướng vừa học thuật vừa điều hành công ty ngoài, mà hướng đó ở VN khó đi, chứ Mẽo đế thì giảng viên MIT, Harvard toàn chủ doanh nghiệp tỏi đô.
Nhưng trường tư thì đầu vào lại chán đó anh, nên quay đi quay lại thì chất lượng đầu ra đại học lại vẫn là phải đi làm học lại. Cơ bản tôi nghĩ bỏ bớt các môn không liên quan chuyên ngành đi, đào sâu vào chuyên ngành và update xu hướng hiện đại là được. Cái vấn đề lâu này nhiều khi không phải các thầy dạy không tốt mà là kiến thức của các thầy cũ quá, không đáp ứng được xu thế hiện đại nữa thôi. Hoặc cá biệt như trường K tôi vừa nhắc ở trên, đem giảng viên mỹ thuật truyền thống sang dạy thiết kế đồ họa thì nó là biểu hiện rõ ràng của việc tạo ra ngành theo trend nhưng lại không update kiến thức kịp để dạy đó.
 
Có thể tại tôi với anh tiếp xúc với 2 nhóm khác nhau nên quan điểm khác nhau đấy :D
Tiếp xúc với nhóm nào anh cho tôi ví dụ thử? Tôi từ bé đến lớn trường chuyên lớp chọn, tài năng, olympic tôi cũng đã từng trải qua hết và có giải dù ko cao. Thật lớp cấp 3 của tôi mà nhận số 2 ở cái VN này thì khẳng định ko đâu dám nhận số 1. Và rất nhiều bạn bè của tôi đều là theo quan điểm sự thích hợp là quan trọng nhất, quan trọng hơn nhiều chuyện khó hay dễ, hàn lâm hay nghề. Còn dĩ nhiên anh có quan điểm của riêng anh, nhóm anh tiếp xúc là nhóm nào, tư tưởng thế nào anh cứ nêu, tôi lắng nghe.
 
Nhu cầu của hơn 90% người học chỉ là làm sao ra trường làm nghề cho thật tốt thôi. Không khác đi học nghề cũng ok, cái đa phần mọi người cần là ra trường đủ tự tin mà đi làm nghề. Ví dụ học CNTT chẳng hạn, ra trường thuật toán phải vững, leetcode ầm ầm, hay vứt cho con máy chơi game Xbox chẳng hạn là tự tin crack mod tè le. Nhu cầu học nó phải là thế, chứ ko phải cái gì cũng biết mà éo biết cái gì, người ta hỏi chuyên môn tự cảm thấy éo đủ tự tin.
Chắc a tiếp xúc với sinh viên ko phải trường top. Với riêng CNTT, tỷ lệ làm việc ngon vẫn thuộc về các trường top như Công nghệ, Bách Khoa, Bưu chính chứ có ở các trường cao đẳng đâu. Tại sao các công ty top đầu nó liên kết với các trường đại học top chứ ít liên kết với cao đẳng, trường nghề ? Học đại học mà muốn cầm tay chri việc thì đi học nghề tốt hơn a ạ
 
Môn triết là môn dạy tư duy phản biện. Là môn vô cùng quan trọng nếu muốn đi theo đường nghiên cứu nhé.
Tư tưởng với môn đường lối thì vô dụng, bỏ được, thay bằng các môn pháp luật ngon hơn.
Lắm anh cứ tư duy kiểu học mấy môn triết để nhồi sọ, sợ người học biết phản biện thì đúng các anh là sản phẩm của thể loại ko được học triết và ko hiểu tầm quan trọng của triết học rồi :) Vì vậy lập luận của các anh như con bò nhai cái câu ko não ấy đấy :)
Tôi nói triết nói chung nhé, mác lê chỉ là 1 phần của triết được dạy ở đh, chứ triết đã có từ lâu rồi, mác lê còn chưa sinh ra đã tồn tại môn triết. Các anh cứ lật lại tiểu sử của các nhà khoa học, toán học ngày xưa sẽ thấy đều có thêm là triết gia cả :)
 
Tiếp xúc với nhóm nào anh cho tôi ví dụ thử? Tôi từ bé đến lớn trường chuyên lớp chọn, tài năng, olympic tôi cũng đã từng trải qua hết và có giải dù ko cao. Thật lớp cấp 3 của tôi mà nhận số 2 ở cái VN này thì khẳng định ko đâu dám nhận số 1. Và rất nhiều bạn bè của tôi đều là theo quan điểm sự thích hợp là quan trọng nhất, quan trọng hơn nhiều chuyện khó hay dễ, hàn lâm hay nghề. Còn dĩ nhiên anh có quan điểm của riêng anh, nhóm anh tiếp xúc là nhóm nào, tư tưởng thế nào anh cứ nêu, tôi lắng nghe.
Tôi thì tiếp xúc với nhóm Viettel/Ngân hàng/Kế toán
Thì tôi thấy nhóm quản lý vẫn là top trường đại học VN kiểu: BCVT, KHTN, BK, KTQD, NT
Còn nhóm chủ doanh nghiệp thì phú nhị đại không nói, chứ các cụ già thì đúng là không bằng cấp nhiều.
 
Môn triết là môn dạy tư duy phản biện. Là môn vô cùng quan trọng nếu muốn đi theo đường nghiên cứu nhé.
Tư tưởng với môn đường lối thì vô dụng, bỏ được, thay bằng các môn pháp luật ngon hơn.
Lắm anh cứ tư duy kiểu học mấy môn triết để nhồi sọ, sợ người học biết phản biện thì đúng các anh là sản phẩm của thể loại ko được học triết và ko hiểu tầm quan trọng của triết học rồi :) Vì vậy lập luận của các anh như con bò nhai cái câu ko não ấy đấy :)
Tôi nói triết nói chung nhé, mác lê chỉ là 1 phần của triết được dạy ở đh, chứ triết đã có từ lâu rồi, mác lê còn chưa sinh ra đã tồn tại môn triết. Các anh cứ lật lại tiểu sử của các nhà khoa học, toán học ngày xưa sẽ thấy đều có thêm là triết gia cả :)
Thì nhập môn triết học hay mà, chứ mác lê nin thì sida. Đúng ra nên dạy triết tự chọn là hợp lý
 
Triết học nói chung thì không chỉ có mỗi Mác-Lênin mà còn nhiều trường phát khác. Học triết nó giúp phát triển về tư duy, nhận thức, ngôn ngữ... chứ không phải lý luận xuông. Nếu ở trường anh học Mác Lê mà bị bảo là nhồi sọ thì một là anh chưa học đại học, hai là cách tiếp cận của anh có vấn đề. Anh học để anh hiểu về Mác Lê chứ có bắt anh phải tôn thờ hay yêu thích nó đâu. Nếu anh không thích triết thì anh cố gắng học sao cho đủ điểm qua môn là được. Dù sao thì nó cũng là cách rèn cho mình cách hoàn thành công việc đúng yêu cầu và thời hạn.
 
tùy mảng thôi bạn, biết cách tìm hiểu thông tin không hỏi thiệt?
Ủa rồi chính bạn đang nói đại học FPT và CNTT đấy.
Mình không biết tìm hiểu, nhờ bạn phản biện giúp mình thay vì những câu vô nghĩa.
 
Nói chung giảm đào tạo cử nhân xuống 3 năm cũng hợp lý thôi, cơ mà bỏ đại cương thì cơ hội đi học tiếp của nhiều ngành k có đâu. Mà chắc cũng toàn mấy trường DBRR dạng neu ftu gì đó bỏ chứ bách khoa mà bỏ thì dở. Viện toán bao năm vẫn giữ dc phân phối chuẩn mà
 
Back
Top