Truyện ngắn: Bạn gái tôi lớp 8

Truyện tâm linh


Bạn gái tôi lớp 8


Có một câu nói rất hay Chuyện tâm linh ma quỷ chỉ dùng để giao tiếp với kẻ ngu dốt. Đáng tiếc tôi được xếp vào loại thoái hóa giống, sống phải nương nhờ cửa Cha cửa Mẹ. Gạch đá là điều không thể tránh khỏi. Mong dù hay dở có thể đi đến hồi kết.

Điều tuyệt vời nhất của thanh xuân

Ai cũng có tuổi trẻ, những năm tháng đẹp đẽ rực rỡ, không lo nghĩ, được sống và làm những điều mình muốn. Tôi cũng vậy. Có một khoảng thời gian tuyệt vời đi làm gần nhà cùng thằng bạn thân với nhiều kỉ niệm như: rủ nhau trốn việc lang thang như chó dái đi bắt bô kê mon (pokemon), hai thằng nhà quê lên phố mua sh, cảm xúc ngồi sau vô lăng thằng mới đi học lái xe 2 ngày, chuyện yêu đương, những vui buồn trong cuộc sống và đặc biệt là yêu một cô gái kì lạ, một cô gái mà mọi người cho rằng tôi vã quá tưởng tượng ra, hoang tưởng, ấu dâm, ngáo đá, xúc tép nuôi cò, vân vân và mây mây. Một cô gái 4 năm qua luôn sống trong những giấc mơ của tôi.

“A scattered dream that's like a far-off memory... a far-off memory that's like a scattered dream... i want to line the pieces up... yours and mine.”
"Một giấc mơ rải rác giống như một ký ức xa vời ... Một ký ức xa xôi giống như một giấc mơ bị phân tán ... Anh muốn xếp các mảnh ghép lại ...Của em và của anh."


Mạch truyện

Lần đầu tiên thấy em
Động thổ và Phán quan
Khai trường
Nhưng mà anh thích em cơ
Ga tàu
Bữa vào
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 1
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 2
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 3
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành 4
Án âm dương 1
Án âm dương 2
Án âm dương 3
Án âm dương 4
Án âm dương 5
Án âm dương 6
Nước phế quân tàn độc 1
Nước phế quân tàn độc 2
Nước phế quân tàn độc 3
Nước phế quân tàn độc 4
Nước phế quân tàn độc 5
Nước phế quân tàn độc 6
Thủy thần 1
Thủy thần 2
Thủy thần 3
Thủy thần 4
Thủy thần 5
Thủy thần 6
Hoa bưởi trắng 1
Hoa bưởi trắng 2
Hoa bưởi trắng 3
Hoa bưởi trắng 4
Hoa bưởi trắng 5
Hoa bưởi trắng 6
Hoa bưởi trắng 7
Hoa bưởi trắng 8
Gần như hoàn hảo 1
Gần như hoàn hảo 2
Gần như hoàn hảo 3
Gần như hoàn hảo 4
Gần như hoàn hảo 5
Bất đối xứng 1
Bất đối xứng 2
Bất đối xứng 3
Bất đối xứng 4
Bất đối xứng 5
Bất đối xứng 6
Bất đối xứng 7
Bất đối xứng 8
Mùa hoa để lại 1
Mùa hoa để lại 2
Mùa hoa để lại 3
Mùa hoa để lại 4
Con rối người 1
Con rối người 2
Con rối người 3
Con rối người 4
Con rối người 5
Con rối người 6
Con rối người 7
Con rối người 8
Con rối người 9
Con rối người 10
Con rối người 11
Con rối người 12
Phụ lục
Cho vàng vàng không cầm mà cầm phải cưt 1
Cho vàng vàng không cầm mà cầm phải cưt 2
Cái mầm cây ở cổ
Ngôi nhà hoang ven sông
Con chó một mắt 1
Con chó một mắt 2
Con chó một mắt 3
Lỗ ban thất hào 1
Lỗ ban thất hào 2
Lỗ ban thất hào 3
Lỗ ban thất hào 4
Lỗ ban thất hào 5
Lỗ ban thất hào 6
Lỗ ban thất hào 7
Lỗ ban thất hào 8
Ẩn thân pháp
Hai thái cực của A la hán
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 1
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 2
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 3
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 4
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 5
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 6
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 7
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 8
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 9
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 10
Cô gái ngồi chải tóc bên khung cửa sổ 11


Lần đầu tiên thấy em

Nói qua một chút, tôi là Long, làm ở một công ty xây dựng nhỏ, đến bản thân tôi cũng chả biết mình làm cái chức vụ quái gì trong công ty, chỉ biết mọi người gọi tôi là Long vật tư. Mua bán vật tư là tôi, cấp giám sát vật tư cũng là tôi, nhiều khi không có người thì cầm gương toàn đạc, đóng đinh bê tông, căng dây lấy cao độ cũng là tôi, bạn thân tôi tên Toàn kĩ sư xây dựng. Hai thằng được Sếp giao cho xây một ngôi trường mới mà công ty vừa bỏ thầu trúng. Ngôi trường nằm ở vùng đất có những quả đồi thấp và thoải đan xen nhau, trước kia của người Hoa khai hoang sinh sống, sau 1979 người Hoa bị trục xuất thì dân mình vào mở mang khai phá,trồng trọt chăn nuôi. Giờ thì cũng đã tấp nập nhộn nhịp hơn phố, đường bê tông bề ngang 8m vào đến cổng, nhưng nhiều thứ của người Hoa thì vẫn còn lại cho đến bây giờ. Đến thực địa khảo sát xem xét nơi xây trường mới thì nó vẫn thuộc quỹ đất của ngôi trường THCS cũ, cổng trường đã cũ kĩ rêu phong nhưng vẫn rực rỡ màu hoa giấy tươi mới trong nắng hè. Hiện tại là mùa hè, mùa học sinh nghỉ học. Cổng phụ vẫn mở nhưng tôi gọi bác bảo vệ cho phải phép. Khi bác bảo vệ già vẫn còn đang nheo mắt lần chiếc chìa khóa phòng giám hiệu kiêm phòng khách trong chùm chìa khóa để mời bọn tôi vào uống nước, tôi đang loay hoay quay dọc nhìn ngang xem bản vẽ thì thằng bạn tôi gọi tôi lại.
Long ơi, ra đây tớ bảo.
Gì thế bạn
Tưởng có việc gì hóa ra. Một em gái cấp 3 khoảng lớp 10,11 tầm gần 1m6 mặc áo dây quần cộc theo bộ, kiểu đồ ngủ bộ, mùa hè bọn con gái hay mặc, vải lụa satin mềm màu đen, người đầy đặn, nước da sáng, đùi trắng không tì vết, mặt tròn, tóc búi cao đang cho một bé trai tầm 2, 3 tuổi ăn. Chỉ có thể lói nà Ngọt canh xương ống đậm đà thịt thăn.
Mấy em gái cấp 3 mới lớn như thế này luôn là một bầu trời mơ ước với chúng tôi - một thế hệ thiệt thòi.

Hai thằng nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống làm em ấy quay lại nhìn. Các bạn cũng hình dung ra rồi đấy, 2 thằng đực người yêu không có, vã toàn tập lén lút nhìn một cô gái mới lớn với ánh mắt toát ra sự thèm thuồng làm cô bé cảm thấy khó chịu,bất an bế cậu em trai lên chiếc ghế ngồi của trẻ con sau xe mini xanh, đạp xe về mất.
Em nó về làm hai thằng tay lau dớt mồm thở dài tiếc nuối. Quay lại với chuyện trường lớp, bác bảo vệ mời chúng tôi vào phòng giám hiệu uống nước, báo hôm nay thầy hiệu trưởng không lên được, chúng tôi cũng bảo không sao, cũng không cần thiết lắm, xin phép bác cho chúng tôi đi xem nền móng, hỏi qua về địa thế, chất đất. Mọi thứ đều tốt trừ một vài việc nhỏ. Việc đầu tiên là nơi đặt lán trại công nhân nằm bên cạnh mộ tổ của một nhà Hoa kiều, như bác bảo vệ nói là năm nào tầm này họ cũng về cúng khấn, năm nay chắc cũng tầm 1 tuần nữa là họ lại về thôi. Tôi đưa mắt nhìn qua bờ tường rào, một ngôi mộ tròn, to, cổ kính nằm giữa vườn thanh long đang đơm hoa kết trái. Việc thứ hai là gần chỗ đào móng trường mới, có một căn hầm nhỏ, tương đối nông của người Hoa bỏ lại, trong cũng chẳng còn của nả gì, ngòai một thứ đất nâu mềm, dẻo như đất sét nhưng khi thằng bạn tôi véo lấy một ít cầm lên, ra ngoài ánh sáng mặt trời thì khô, cứng lại rất nhanh. Cũng không hề gì, chúng tôi tính đào tránh nó ra một chút là được. Bao năm nó nằm đây thì cứ kệ nó thôi. Có kiêng có lành. Còn ngôi mộ tổ kia thì là đất của một hộ dân cách trường đúng một bức tường thấp, nhắc nhở công nhân, thợ xây chuyện ăn ở vệ sinh là xong thôi. Nhưng nắm đất nâu kia lại làm tôi nhớ về một câu chuyện truyền miệng từ xa xưa trong này. Cho vàng, vàng không cầm mà cầm phải cứt.
 
Last edited:
🌊 Cung Nghinh Tháng Tiệc THOẢI PHỦ (水府)

💧 Hôm nay mùng 1 tháng 6 âm lịch. Tháng 6 vốn được xem là tháng tiệc Thoải phủ vì tháng này có ngày tiệc của hầu hết các vị Thánh thuộc Thoải phủ. Màu đại diện cho Thoải Phủ là màu trắng.

Trong tháng 6 có khánh tiệc của những vị sau:

• Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ (10/06)
• Cô Bơ Bông (12/06)
• Quan Lớn Đệ Tam (24/06)
• Ông Hoàng Bơ Thoải (26/06)

❄ Ảnh: Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
 

Attachments

  • FB_IMG_1595337821514.jpg
    FB_IMG_1595337821514.jpg
    256 KB · Views: 143
  • FB_IMG_1595341053896.jpg
    FB_IMG_1595341053896.jpg
    146.7 KB · Views: 130
  • IMG_20200721_230316.jpg
    IMG_20200721_230316.jpg
    294.8 KB · Views: 136
E là người đất Đông Triều, thấy toàn bộ địa danh bác kể như người Đông Triều vậy. Đọc cứ ngỡ truyện thật
 
E là người đất Đông Triều, thấy toàn bộ địa danh bác kể như người Đông Triều vậy. Đọc cứ ngỡ truyện thật
Có thể thím cứ cho là em mê tín nói bừa, nhưng nếu thím là người Đông Triều thì em có chút chia sẻ. Hôm qua là một ngày rất đặc biệt. Tiết khí vẫn nằm giữa Tiểu thử và Đại thử, mặt trời vẫn ở khoảng xích kinh 105° đến 120 ° chứ chưa hề vượt qua Đại thử. Lại là ngày đầu tháng thuộc về Thoải Cung, đất Đông Triều thuộc quy hoạch nông nghiệp sạch 4.0, Mẫu Thoải dâng nước cao, trong đồng ngoài đê ăp ắp nước cho dân cấy cày vào vụ, cảnh sắc lao động thôn quê yên bình. Dọc theo dãy Hoàng Sơn mặt nước ngang mặt đường mà không hề lụt lội, xe đạp xe máy đi ngang mặt thuyền cảnh tượng trước giờ ít có. Dù giờ ở Đông Triều đi tìm những bông hoa trắng to nở dưới mặt nước đầm hoang dưới dòng nước lặng trong đến đáy(biểu tượng của Thoải Phủ) đã khó hơn xưa rất nhiều nhưng vẫn có thể coi là Mẫu vẫn thương vẫn ứng cho cho vùng đất nông nghiệp này. Vụ vừa rồi dù đầu năm mưa đá sấm chớp, nông dân vẫn có một vụ lúa no đủ. Khoảng 5-6 h chiều nhìn hướng tây theo dãy Phượng Hoàng Hải Dương, mặt trời ẩn trong mây cùng ráng chiều chuyển sắc tạo hình Phật mặt vuông tai tượng tọa đài sen, đế sen trùm phủ kín dãy núi, mây xám tạo Thiên Lang chạy về hướng Nam xin mưa, gần tối thì chuyển mã. Nhân, Thần, Phật, Mẫu đủ cả giữa thực tại không khỏi khiến người ta ngỡ ngàng.
 
Hoa bưởi trắng

K

Có một điều lạ là trong hồ sơ vụ án hay báo chí đưa tin cũng chỉ kết luận túi ni lông chứa phần thi thể được tìm thấy tại bãi Cáy sông Cầm chứ không hề nhắc đến chiếc thùng xốp đậy nắp kia. Những người dân An Bài bạo gan hiếu kì đi xem vây kín trụ sở công an xã hôm đó đều bảo rằng đầu người được đặt trong hộp xốp, mắt đã nhắm lại. Sự mơ hồ khó hiểu trên được lờ đi cho qua vì khoảng thời gian này tại con sông Cầm chuyện ma quỷ, tâm linh đã đủ ầm ĩ rồi. Công an không điều tra thêm ai là người vớt túi ni lông hay dấu vân tay đã cẩn thận cho phần thi thể vào hộp xốp đậy nắp, rồi làm lễ vuốt mắt cho nạn nhân sau cái chết đầy thương tâm, oan khuất. Người con gái lấy tay che mông mà tôi cùng anh Kĩ thuật trưởng bắt gặp cũng chính là cô gái chủ căn hộ 1101, bạn gái của tên giết người man rợ, mất hết nhân tính kia. Trong vụ án, cô gái này liên đới trong việc thấy màu sơn mới, những vệt nhỏ li ti bất thường trong chính phòng ngủ của mình mà có hành động làm ngơ, do vô tình hoặc cố ý giữ im lặng, có thể quy trách nhiệm, xử lý hình sự về hành vi không công khai tố giác tội phạm, gây cản trở khó khăn cho quá trình điều tra.

Anh Kĩ thuật trưởng nói tiếp:
Cũng may có bố là người trong nghành, nhà vừa có lực vừa có quan hệ không thì con này rũ tù rồi. Đàn bà con gái vốn rất nhạy cảm và tinh ý. Có thể anh hơi cố chấp nhưng nếu biết quá khứ dù có là gái con một, nhà cao cửa rộng con rể ở, tiền gửi ngân hàng cháu ngoại tiêu thì cũng không thằng nào dám lấy về làm vợ. Buổi tối mấy anh chị em họp mặt giao lưu gặp gỡ ở nhà lão Trợ lý hà thiên lộn ai cũng nhận người quen, ăn uống xong ngồi đánh bài vui, anh không bao giờ quên được. Khi biết cô nàng xinh đẹp mặc áo trễ vai nhún bèo cổ yếm hở nửa ngực, chân váy díp 3 cúc nhấn hông ôm body đang ngồi cạnh mình là ai, anh toát mồ hôi lạnh, rùng mình, nổi gai ốc như bị cảm. Chợt thấy thương con vợ ở nhà. Dù nó suốt ngày mắng chửi anh chuyện rượu bia, gái gú. Gà tối không về chuồng là nó gào làng đi tìm, mình tối không về nhà nó mặc thây, đóng cửa khóa cổng ngủ kĩ lấy sức để mai còn chửi. Nhưng nó vẫn là đứa con gái hiền lành, khẩu tuy có xà mà tâm hướng thiện, chịu thương chịu khó chiều chồng chăm con.

Anh Kĩ sư trưởng quay sang nhìn tôi:
Hay mày yêu thử xem, trên tay vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm của phụ nữ tuổi 30 hiểu chuyện, trải đời, nhiều kinh nghiệm. Vỗ mông là biết quay đầu chứ không ngây thơ kêu đau như các em 18, 20.
Còn nhiều ân ái với nhau
Cơ duyên nào đã hết đâu, vội gì?
Tôi lườm ngang với ánh mắt chán nản rồi lắc đầu:
Có thể anh hơi nặng lời quá rồi.

Sau này hợp tác làm việc với một nhà thầu phụ, tôi một lần nữa được nghe kể lại về tên sát nhân giết người không ghê tay kia từ bác Giám đốc bên B':
Nghĩa Đức được sống trong một gia đình công nhân viên chức cơ bản. Nhưng từ khi bố lên Quản đốc nhà máy, cuộc sống không còn phải lo nghĩ nhiều chuyện tiền bạc nữa cũng là lúc nó hỏng, biết cạy tủ trộm tiền, ăn chơi hoang phí. Ăn lấy đời chơi lấy thời, khi năm lớp 11 yêu một cô gái cùng lớp gần nhà theo đạo Thiên Chúa, nó bắt đầu có ý thức tự sửa cho mình tốt hơn, chăm lo việc học hành rồi đỗ Ngoại thương. Có những việc trời cho mình nhưng vì quá ích kỷ, quá khôn ranh tưởng sẽ được nhiều hơn, ai ngờ lại hóa dại. Lên Hà Nội học tập sinh sống, nó bắt đầu có những so sánh hơn thua cô bạn gái ở quê cùng những bạn nữ sinh trên này rồi cạn tình cạn nghĩa, trở thói mạt cưa mướp đắng, học gì không học, đi học cái ranh ma, khốn nạn ở đời. Năm đầu Đại học đã có tiền án tiền sự về tội đánh người gây thương tích chứ chẳng phải đứa ngoan ngoãn hiền lành gì. Từ khi bắt đầu điều tra xét xử đến lúc lãnh án Tử hình nó luôn giữ lề thói ăn nói trịch thượng, cư xử như mình là bậc bề trên.


Tôi nghe đến đây thì thở dài cũng không nói gì thêm. Cái tôi đang nghĩ là về giống loài thượng đẳng, về người Do Thái qua lời tâm sự của Linh mục Jos Tạ Duy Tuyền. Nó không hề đẹp đẽ như trong các cuốn sách các bà, các mẹ hay mua về dạy cho con cái học.
Người Do Thái năm xưa cũng được hưởng rất nhiều đặc lợi vì là giống loài được tuyển chọn, nhưng họ lại muốn nhiều điều hơn nữa. Họ muốn Thiên Chúa cũng phải làm theo ý của họ. Họ muốn một Đấng Mesia phải mang lại cho họ Medal Of Honor vinh dự bá vương thiên hạ và những vinh quang trần thế. Chính vì muốn Thiên Chúa làm theo ý mình, nên họ bắt bớ các ngôn sứ, hãm hại các ngôn sứ... Và cũng chính họ đã đóng đinh Con Thiên Chúa trên thập giá vì Ngài đã không làm vua theo ý họ.

Con người phương Tây hay phương Đông ngày nay vẫn đang tính toán khi đến với Chúa. Họ nhận của Chúa rất nhiều nhưng lại ít nghĩ đến việc cảm tạ Thiên Chúa. Họ đến với Chúa để nài xin Chúa làm theo ý họ. Họ cầu nguyện để xin Chúa thực hiện những điều đẹp lòng họ. Họ được voi đòi tiên nên chẳng bao giờ bằng lòng về những gì mình đang có. Thế nên, khi việc chẳng xong, cầu chẳng được, họ lại hồ nghi về Chúa, có khi còn quay lưng lại với Chúa.

Con người ngày nay vẫn sống vô ơn khi tìm cách hãm hại các ngôn sứ là các linh mục tu sĩ. Họ theo Chúa chỉ để tìm kiếm bổng lộc. Họ sẵn sàng vu khống, đặt điều đặt chuyện, tìm cách loại trừ những người đại diện của Chúa nếu quyền lợi của họ bị mất, điều họ muốn không thành.
Con người hôm nay luôn nhân danh quyền tự do để hành xử theo ý mình. Điều gì có lợi cho mình thì họ cho là ý Chúa, còn nếu bất lợi họ sẽ quay lưng lại với Chúa, có khi bỏ Chúa để sống theo ý riêng.

Con người ngày nay luôn cho mình là trung tâm, luôn lấy quyền lợi mình là trên hết, thế nên, xã hội loạn lạc vì tranh giành quyền lực, tiền tài và quan hệ lợi hại.
Con người ngày nay cũng như dân Do Thái xưa, vì ích kỷ bản thân mà sống xa rời tất cả, kể cả gia đình, anh em, bạn bè, đôi khi còn làm hại lẫn nhau vì quyền lợi bản thân.
Kí ức về cô bạn gái thời thơ bé theo cơn gió ào về. Bờ vai gầy đẹp lắm đứng trước Chúa cầu nguyện, tay chắp trước ngực mong manh, nắm chặt chữ thập đeo ở cổ, lòng đẹp đẽ trong trong trẻo, tinh khôi như có thể xóa đi mọi đau khổ trên đời:
Nếu biết Giê-su là con Thiên Chúa
Họ đã chẳng đóng đinh Người
Nếu biết Giê-su là con Thiên Chúa
Họ đã chẳng nộp Người?
Có phải vậy không
Hỡi phàm nhân dương thế?
Ta nghe hoang phế tràn về
Tiếng la ó bốn bề sôi sục
Âm thanh vọng về như nung nấu

Khoảnh khắc ấy dịu lành như tơ vương buông quanh, nhưng khi ánh sáng hắt qua những ô kính màu, thấy bóng mình đổ dài sau hàng ghế, tôi nghĩ ngay đến ngày áp lễ Vượt Qua. Khi Philatô nói với người Do thái:
Đây là vua các người !
Họ liền hô lớn : Đem đi! Đem nó đi ! Đóng đinh nó vào thập giá !
Philatô nói lại với họ lần nữa :
Chẳng lẽ ta lại đóng đinh vua các người sao ?
Các thượng tế đáp : Chúng tôi không có vua nào cả, ngoài Xêda.
 
Last edited:
Lỗ ban thất hào

I

Chuyện Phạm Nhan vận thuật khiến gươm quằn đao mẻ chặt không đứt nổi cổ chẳng khác gì Cửu Đầu Trùng mất đầu này mọc đầu khác có thể khiến mọi người chê cười tôi không biết chọn lọc thông tin mà u mê mông muội.
Nhưng đã có những trải nghiệm khiến cho hệ quy chiếu của tôi bị thay đổi, tôi có những lý do của riêng mình để giữ nguyên lại những dòng chữ mơ hồ không rõ ràng ấy. Theo Thuyết tương đối, Hệ quy chiếu thay đổi sẽ dẫn đến sự chênh lệch thời gian giữa các sự kiện và khoảng cách giữa các điểm có thể thay đổi. Không gian và thời gian không bị tách rời nhau nữa mà nhập thành một Không-thời gian. "Khoảng cách" được mở rộng cho không-thời gian để nó bất biến trước sự biến đổi hệ quy chiếu. Cụm từ "bất biến" nghe thật thỏa mãn.

Khoảng một năm trước, công ty tôi cũng như bao công ty khác theo đuổi dự án Vật liệu xây dựng không nung với điểm nóng trung tâm là nguồn tro xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện Duyên hải. Tôi vẫn nhớ như in bản vẽ khu đổ thải vì cho đến giờ vẫn chưa thể nào hay bằng cách gì để có thể quên được. Cứ ngày ngày vẽ trên máy, chia lại tỉ lệ rồi dịch từ tiếng anh sang tiếng việt, tiếng trung sang tiếng việt và ngược lại. Một công việc trông thì có vẻ chuyên nghiệp nhưng lặp đi lặp lại một cách tối tăm ngu người đến khó tả.
Phó Giám Đốc, Trợ lý Giám đốc, Kĩ thuật trưởng và tôi được Sếp bốc lên một chuyến bay giá rẻ lịch trình Hà Nội- tp Hồ Chí Minh rồi đong xe đò ra Trà Vinh.
Cũng chẳng nhớ là dọc theo Quốc lộ 50, 53 hay 54 nhưng đi lâu đến nỗi nắng xuyên vào mồm đến hạn hán lời vẫn chưa thấy đâu trong khi thằng lơ xe mất nết cứ oang oang: Lo gì mà giục, ba cái quăng dao nữa là tới.

Khi đã xa trung tâm thành phố Trà Vinh cả nghìn vạn cái quăng dao thì nó thả bốn anh em xuống bên con đường Tỉnh lộ 913 dưới cái nắng ná thở.
Trà Vinh là xứ ruộng, giồng
Rừng xanh, biển rộng, nhiều sông lắm vườn.
Thấy thêm kiến trúc của người Khmer không hiểu sao cảm giác Trà Vinh cứ na ná một tỉnh bên Thái lan đã từng đi qua. Nghĩ lại cảnh mua bán ở chợ bên đó đến giờ vẫn thấy buồn cười.

Ăng cờ rịt đai mai? (Nói được tiếng Anh không?)
Rươi rươi (Tạm tạm)
Cỏ thô ná cá, xưa tua ní rang thang thau rày cá? (Làm ơn cho hỏi, cái áo này bao nhiêu?)
Cạp rông, cạp rông? (Cái váy này thì sao? )
Cang kinh? (Quần nữa? )
Lót nòi đai mai? (Bớt chút được không?)
Rồi giơ bàn tay ra Sịp sịp (10 bạt thêm 10 bạt nữa)

Trở lại với xứ Trà Vang, tôi đeo thêm cặp kính đen lồng vào cặp kính cận, ngước lên nhìn loanh quanh như thằng dở người. Đi thăm ngàn, kẹp ngần, khỏ mia (đi làm, kiếm tiền, đưa vợ) mà ngàn không có gì ngoài nắng, nắng đến nứt gáo dừa, nguồn ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và rất ổn định. Nghe trong gió là đã thấy tiếng bà cố nội gọi rồi. Gió chướng rất mạnh rào rào qua những giồng cát, những lạch nước chằng chịt mắm, bần chua, men theo con nước ven bờ nhìn vệt bàn chân người nông dân xứ miệt vườn hằn dưới đất, chốc lát đã khô khốc, nứt nẻ cũng đủ biết độ ẩm tương đối rất thấp, dễ dẫn đến chênh lệch nhiệt độ ngày đêm, lượng mưa có thể đoán là ít, mưa đột ngột không chờ cơn. Khí hậu xứ này không ưa đồ gỗ. Con đường đến Nhà máy Nhiệt điện Duyên hải cứ dài dòng, lòng vòng không thể nào mà tả được bằng những ngôn từ gọn gàng bình tĩnh. Nhưng cuối cùng cũng đến nơi. Chết cái người quen của Sếp chưa hề viết giấy giới thiệu hay ho hắng tiếng nào ở trong này. Không hề có lịch hẹn, không ai tiếp đón. Pha này hớ rồi.

Về phòng nghỉ, anh Kĩ thuật trưởng bực tức nói:
Mai bảo Sếp xóa mẹ nó số đi, quen biết đéo gì cái kiểu này.
Anh Trợ lý bình thản cười:
Anh tính trước rồi, đợt này Sếp cho đi chơi là chính. Hai anh em Kĩ thuật ra Lilama, toàn bộ giấy tờ hồ sơ pháp lý, kể cả bản vẽ chi tiết khu vực xây nhà máy trong này anh thuê người làm rồi.
Anh Kĩ thuật trưởng ngắt lời:
Chênh cốt gốc, đội khối lượng đất san lấp lên là đền ốm nghe chửi cả tháng đấy anh ạ.
Anh Trợ lý tiếp lời:
Thế thì mới cần anh em Kĩ thuật vào đây kiểm tra, check hàng. Không mình anh đi là đủ rồi.
Anh Trợ lý từ tốn nói tiếp:
Long ở đây giữ bản cứng và trút file mềm sang máy tính xách tay, còn 3 anh em bắt xe ra Cần Thơ chơi xả stress. Có ai có ý kiến gì thì nói!


Tôi gật đầu. Tôi hiểu vị trí loong toong, điếu đóm của mình, chỉ xin xong việc thì về đợi trước ở thị xã Trà Vinh, tiện thể thăm người bà con xa. Việc ra Cần Thơ gạo trắng nước trong chơi hai ngày tôi thừa biết cũng chẳng phải chợ chìm, chợ nổi hay canh điên điển, lẩu cá bè đuôi xanh, đuôi đỏ gì. Là chuyện đ... ụ địch, b... ướm v... ú chơi gái miền Tây.
Tự nhiên anh Phó Giám đốc hóp bụng, hít sâu nghiêm nét mặt, thở dài đập bàn nói:
Không được! Các anh đem tiền công ty đi chơi bời hoang phí. Sếp dù gì cũng là bố tôi, cha con thủ túc tình thâm, đáng lí ra phải... Thêm tiền!
Anh Kĩ thuật trưởng và anh Trợ lý ngồi cười như công nông lên dốc. Tôi nhăn mặt nhe răng, không hiểu mình vừa nghe thấy cái gì. Tôi thề trần đời chưa bao giờ gặp thằng nào ngựa mặt như thằng này. Nó tinh tinh đười ươi không thể chịu được. Sếp đúng là có phúc khi đẻ được thằng con Thùng Phá Sảnh mát lòng mát dạ, cũng không tự nhiên mà cả công ty gọi nó là Phá Giám Đốc.
Tôi ôm ba lô lên xe đò rong ruổi tìm về khóm 4 phường 8 thị xã Trà Vinh thăm dì Ba. Tôi cũng chẳng gọi trước vì biết chú và dì chắc giờ này vẫn bận việc dưới vườn, nghỉ mất công mất buổi, nhỡ việc ra. Vào tiệm trái cây nhà dì vừa lúc thằng Hai gánh đạp xe đi học về.

A anh Long! Để em gọi điện bảo mẹ Ba! Năm nay nó cũng lớp 8, lớn lắm rồi, chỉ có cái lưng vẫn dài như ngày nào. Chính vì cái lưng dài như đòn gánh nên được gọi là Hai gánh. Trưa muộn mới nghe thấy tiếng xe chở hoa quả của vợ chồng dì Ba dưới vườn về. Cơm xong nghỉ ngơi chút là vợ chồng dì lại xuống vườn cho kịp đợt thu mua. Tôi vẫn giữ thói quen lấy gáo múc nước cho dì rửa tay như ngày dì chưa lấy chồng.


Dì làm lấy sống hay lấy chết đấy
Mày toàn nói linh tinh thôi


Giọng nói của dì vào trong này lâu cũng không còn giữ được nữa. Tôi cứ thấy buồn, một nỗi buồn vu vơ, mơ hồ. Dù bận bịu dì Ba vẫn không quên dặn thằng Hai gánh chiều được nghỉ ở nhà thì dẫn tôi đi chơi quanh quanh. Chiều chưa kịp mát, thằng Hai đã xin phép cô Lụa ngoài tiệm trái cây rồi ngồi sau yên xe, bắt tôi đèo nhong nhong đi chơi. Dưới những bóng cây, đạp một vòng mới thấy tiệm cây trái dì Ba được đặt ở một vị trí rất đẹp, nằm ở trung tâm thị xã, xung quanh là bộ ba thuộc quần thể du lịch Ao bà Om, chùa Âng và Bảo tàng văn hóa Khmer. Du khách qua lại thăm quan thắng cảnh, các công trình văn hóa, kiến trúc Khmer đông đúc. Vì đằng nào thì dì và chú cũng tối muộn mới về, hai anh em quyết định rẽ vào một quán Bún nước lèo xì xụp ăn uống. Bún nước lèo là một thức đặc sản của Trà Vinh. Món bún của người Khmer được nấu từ mắm bò hóc và nhiều loại cá khác, ăn kèm với các loại rau sống và chả giò chiên, thịt heo quay. Với người Trà Vinh khi xa quê hương, bún nước lèo như là sợi dây để nhắc họ nhớ về quê hương.
Tôi vừa ăn vừa nói:
Anh vẫn thích mắm bò hóc dì Ba làm nhất, dì biết anh không ăn được cay nên hay bớt tỏi, ớt cho thêm thính thơm. Cốt mắm cá dì ủ thì là nhất rồi.
Thằng nhỏ cười buồn buồn:
Cũng lâu lắm rồi em chưa được ăn bún nước lèo mẹ Ba làm.
Hai anh em ăn xong thì ra Ao bà Om chơi. Ao bà Om hay còn có cái tên gọi khác là Ao Vuông, đang vào mùa khô nên dưới ao những bông sen hồng, súng đỏ tỏa hương thơm ngát. Không khí rất mát mẻ, trong lành vì bao bọc xung quanh trên bờ ao có đến vài trăm cây cổ thụ, phần nhiều là cây sao, cây dầu hàng trăm năm tuổi, có rễ trồi lên trên mặt đất thành những hình thù rất kỳ quái.
 
Last edited:
Lỗ ban thất hào

II

Đến nay, người dân Trà Vinh vẫn không biết chính xác Ao Bà Om hình thành từ khi nào nhưng có rất nhiều truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác nói về Ao Bà Om. Trong đó, có một câu chuyện được nhiều người nhắc đến nhất.
Theo lời kể, lúc bấy giờ, vùng đất Trà Vinh hằng năm cứ đến mùa hạn thì nước ngọt rất khan hiếm. Ruộng rẫy khô cằn, cây cỏ vàng úa. Đời sống bà con vùng đất này lầm than khôn cùng. Một ông hoàng trấn trong vùng bèn quy tụ bà con lại để đào ao giữ nước ngọt.
Cùng lúc đó, trong vùng xảy ra một vụ tranh cãi khó giải quyết: đàn ông và đàn bà, ai phải đi cưới ai? Ai phải chịu mọi phí tổn trong lễ cưới? Ông hoàng trấn nhân dịp này chia ra hai bên nam nữ tổ chức một cuộc thi đào ao. Ao bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì sẽ thắng cuộc, bên thua sẽ phải đi cưới. Trời vừa tắt nắng, hai bên chia nhau đào ao. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om, một phụ nữ Khmer chỉ huy, thấy không thể kình được sức đàn ông nên bên nữ dùng kế: Họ vừa đào vừa ca múa để các chàng bỏ việc mà chạy sang rình xem. Nửa đêm, bà Om cho chặt một cây tre thật dài, treo ngọn đèn lồng rồi đem cắm ở hướng Đông. Theo giao hẹn là khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc, khi bên nam thấy ngọn đèn trên cao tưởng là sao Mai nên họ rủ nhau về nghỉ. Trong lúc đó bên nữ đào đến sáng và xong việc trước. Bên nam thua cuộc trong sự “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om.
Nơi đây cũng là nơi diễn ra các lễ, hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ hàng năm như Chôl-chnăm-thmây, Sen Đôn ta, Ok-om-bok…
Hai anh em đến thăm khuôn viên chùa Âng thì trời cũng đã chợp tối. Chùa Angorajapuri
hay Chùa Âng mang kiến trúc Phật giáo Nam tông Khmer với màu vàng đặc trưng. Chùa Khmer thường được xây dựng trên một khu đất rộng, bao bọc bởi những hàng cây dầu, cây thốt nốt hay rừng tràm xanh tươi. Ở mỗi ngôi chùa Khmer, chính điện được xây theo hướng Đông - Tây với quan niệm Đức Phật luôn ngự ở phía Tây nhìn về hướng Đông mà ban phúc lộc, cứu độ chúng sinh. Nóc chùa được thiết kế theo tổng thể hình tam giác cân, phía trước có hình tượng Đức Phật và hộ giá bởi rắn Naga hai bên. Mái chùa có ba cấp, mỗi cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau, không có tháp nóc. Ở bốn góc nóc mái chính điện được trang trí hình tượng bốn đuôi rồng uyển chuyển, mềm mại. Biểu tượng rắn Naga uốn lượn được xây dựng ở hai bên lối lên xuống cửa chính điện. Ngôi chính điện cũng là nơi luôn có hình tượng chim thần Krud nâng đỡ mái chùa.
Khi chờ thằng Hai ra lấy xe đạp, trong tờ mờ tối vắng vẻ, tôi cứ có cảm giác có bước chân ai đó phía sau lưng mình đang từ xa tiến lại gần. Với những người thị lực kém như tôi được trời thương bù lại cho một thính giác nhanh nhạy và rất bén. Tôi hoàn toàn cảm nhận được đó là tiếng bước chân rất nhẹ chạm xuống nền đất, nhẹ đến mức như không hề phát ra tiếng động, một đôi chân với cổ chân rất dẻo và linh hoạt, tiếp đất bằng xương bàn ngón phía trước và xương bàn ngón thứ nhất, gân Achilles (gân Asin gót chân) rất khỏe, lưu trữ năng lượng đàn hồi vượt ngưỡng người bình thường (cót đàn hồi ước đoán trên 40 J), là một vận động viên hoặc một người học võ. Thằng Hai lấy xe ra ngang tầng mắt cũng là lúc cái bóng đen đó vừa đi tới.
Thằng nhỏ cúi đầu lễ phép chào:
Con chào ông Sáu!
Tôi nheo mắt định thần nhìn cho rõ. Thật không thể tin được là một ông cụ già dáng người thanh mảnh trong bộ bà ba đen, chân đi dép rọ, tóc bạc râu dài, tóc búi sau đầu nhìn rất từng trải, phong trần.
Ừ ông chào con mẹ Ba!
Tôi cũng cúi đầu chào ông theo phải phép rồi đạp xe đèo thằng Hai về. Về nhà hai anh em lại mải việc mâm cơm dọn bếp nên tôi cũng quên, làm biếng nhắc hỏi chuyện ông Sáu. Ăn cơm, dọn dẹp xong, dì chú vào phòng nghỉ, tiếng dì gọi điện thoại cho mẹ tôi cười nói vui vẻ vọng ra đến ngoài hiên, thằng Hai lên phòng học bài rồi ngủ luôn còn tôi nằm ngoài võng, đu đưa xem lại tài liệu đến khuya. Tiếng dì Ba vọng ra nhắc:
Muộn rồi đấy, tắm táp rồi đi nghỉ đi Long
Nhớ khóa cổng nghe
Tôi vâng dạ rồi sắp quần áo đi tắm. Lúc tắm nghe như có tiếng bước chân lộc cộc đi lại lẫn trong tiếng nước chảy từ vòi sen. Chả lẽ là thằng Hai, rõ ràng lúc lên lấy quần áo đi tắm nó đang ngủ rất say mà. Tiếng bước chân dần dần xa xa rồi biến mất trong thanh vắng. Cũng có lẽ chỉ là ảo giác.
Tắm xong ra thấy cửa chính mở, chạy ra hiên cái cổng chốt trong chưa kịp khóa đang mở một bên cánh, lên phòng thằng Hai ngủ thì cửa mở không thấy nó đâu. Tôi vội vàng gõ cửa đánh thức chú dì. Mặt dì Ba toát lên vẻ lo lắng, chú bình tĩnh trấn an:
Chắc nó lại bị mộng du dắt ra cái chùa hoang cạnh ao Bà Om rồi.
Sau khi khóa kĩ cửa nả, ba người loang loáng trong ánh đèn pin đi bộ ra khu ao Bà Om, vừa đi vừa đảo mắt tìm xung quanh các thùng vũng, bụi cây, đám cỏ. Ra đúng đến khu tàn tích của một ngôi chùa cổ thấy thằng Hai đang nằm ngủ say trong đó. Nó nằm cạnh một bức tường được phủ kín những hình vẽ nguệch ngoạc kì lạ. Trên đường về, tôi cõng thằng nhỏ vẫn đang ngủ say trên lưng nghe chú dì nói chuyện. Đây không phải lần đầu thằng Hai bị thế này. Trước đây có thời gian nó mộng du nhiều phải khóa cổng, khóa cửa. Có người nói gia đình dì Ba bị kẻ xấu dùng bùa lỗ ban làm khổ thằng Hai con dì. Cũng đã đi cúng giải bùa mất không ít tiền, thằng Hai ít bị hơn nên chú dì tưởng đã khỏi hẳn. Ai ngờ hôm nay lại tái lại. Tôi hỏi chú:
Chú có rõ ông Sáu không ạ?
Ông Sáu Minh à? Ông ấy vốn quê ở An Giang, là người học võ vùng Bảy Núi, ổng cũng biết làm bùa lỗ ban cứu người nhưng hôm đưa thằng Hai sang thì ông Sáu bảo không phải bị bỏ bùa đừng cúng làm gì phí tiền. Nhưng dì thương con tật bệnh thì phải vái tứ phương thôi cháu. Nhỡ đâu phải thầy phải thuốc thì là cái may.
Về phòng, tôi nằm cạnh thằng bé đang say giấc mà không thể nào ngủ nổi. Trong đầu tôi cứ lan man suy nghĩ. Những kí hiệu như một dạng chữ tượng hình. Nó hoàn toàn có nghĩa nhưng tôi không thể hiểu. Chẳng lẽ nó là một dạng phù chú, một loại bùa lỗ ban thực thụ. Đây cũng không phải lần đầu tôi được nghe chuyện người học võ biết làm bùa lỗ ban. Sao chuyện đánh đấm lại liên quan đến bùa lỗ ban được. Có quá nhiều thắc mắc trong tôi lúc này mà tâm trí lại rơi vào cảnh gà không lối thoát. Gần sáng mới chợp mắt, đầu óc trống rỗng được lát thì nghe trong không gian im ắng bỗng có tiếng đám trẻ cười khúc khích như đang trong trường học. Tiếng trẻ nhỏ vui đùa ầm ĩ, những tiếng cười vui vẻ, giòn tan. Một giọng nói trẻ con không phân biệt được là con trai hay con gái:
Tại Hai ngày càng ham chơi biếng học nên phải chịu phạt thôi.
Nghe thấy tiếng nói, tôi giật mình mà mở mắt. Sáng vợ chồng dì xuống vườn từ mờ sáng. Nhà còn tôi với thằng Hai, cô Liễu bán cây trái, trông nom ngoài tiệm cũng vừa đến. Trước khi thằng Hai đi học, tôi gạn hỏi:
Trước Hai có thân với bạn nào mà bạn ấy mất rồi không?
Thằng Hai không hề lấy làm lạ khi nghe tôi hỏi, nó lắc đầu trả lời:
Không anh ạ. Trước mẹ Ba cũng hay hỏi em vậy.
Thằng Hai đi học, tôi cũng xin phép cô Lụa ra phố ăn sáng rồi tha thẩn rong chơi. Ngồi bên quán ăn, nhâm nhi cốc trà lá dưới tấm mái che trong không gian thoáng mát, quang người. Trời đương nắng chợt đổ mưa ào ào. Những bước chân vội vàng tìm chỗ trú.
Ai về thành phố mưa rơi
Đợi chờ một chút nắng thời bừng lên
Mưa chợt đến rồi chợt đi, hờn giận vu vơ như người yêu tới tháng, tạnh hạt tôi lang thang theo từng vệt nước đọng lại định ra Bảo tàng Văn hóa Khmer nhưng không hiểu nhầm đường lạc bước kiểu gì ra lại ao Bà Om, trước mắt tôi lại là những gốc sao, gốc dầu cổ thụ, đội rễ trồi lên những hình thù kì dị. Tôi giật nảy khi trước mặt rễ cây tạo hình như đầu thần Bayon bốn mặt. Ngay sau là lối dẫn ra khu hoang tích của ngôi chùa Khmer nơi thằng Hai mộng du đi tới. Mọi thứ đã rõ ràng, không còn nghi vấn gì nữa.
 

Attachments

  • IMG_20200806_160321.jpg
    IMG_20200806_160321.jpg
    364.6 KB · Views: 191
Last edited:
Lỗ ban thất hào

III

Sự tích ao Bà Om, đàn ông đào ao tròn nên hình tròn tượng trưng cho đàn ông, phụ nữ đào ao vuông nên hình vuông tượng trưng cho phụ nữ, dấu cộng tối giản để đánh lừa, không để lộ phương hướng, nó chính là dấu sinh tượng trưng cho sự sống, mũi tên là dòng thời gian. Tôi mau bước chân ra phố mua ít tiền vàng cho người đã khuất rồi trở lại. Thực ra những mũi tên trên dưới song song hướng giống nhau là để đánh lừa. Nó là một bài toán hình học dành cho trẻ nhỏ xét tính quy luật của chuyển động. Đề bài đặt ra là: Dãy ngang hàng trên có ba hình, chọn một trong năm hình ở dãy ngang hàng dưới để hoàn thành dãy ngang ở hàng trên sao cho phù hợp quy luật chuyển động. Quy luật của chuyển động ở đây là mỗi lần mũi tên sẽ dịch chuyển một góc vuông 90° ngược chiều kim đồng hồ, hình vuông tô kín và hình vuông trống không tô màu sẽ giữ nguyên vị trị, còn hình tròn và dấu cộng sẽ đổi vị trí cho nhau. Hình cần tìm sẽ là hình cuối cùng của dãy ngang hàng dưới. Khi lắp vào hàng trên ta sẽ được một thông tin muốn truyền đi đã được mã hóa là: Ngược dòng thời gian tìm về quá khứ, có một cô bé và một cậu bé hay chơi cùng với nhau. Dấu cộng hay dấu sinh cùng hình tròn tượng trưng cho nam giới luôn chuyển động qua lại cho biết cậu bé vẫn còn sống, còn hai hình vuông tượng trưng cho nữ giới, một hình vuông tô kín một hình vuông không tô màu biểu thị âm dương giữ nguyên vị trí, chúng bất động cho biết cô bé là người đã khuất, không còn tồn tại trên đời nữa rồi. Cậu bé kia chính là thằng Hai còn cô bé kia tên là Bông, một cô bé thông minh, thích toán và giỏi toán. Hai đứa có lẽ học cùng nhau lớp 5 trong một khoảng thời gian chỉ biết là rất ngắn mà tôi cũng không xác định được là một tuần hay một tháng.
Vì sao tôi đoán ra tên cô bé? Thực ra chẳng có dạng bùa lỗ ban hay bùa đốt tre nào cả. Chữ S hình như con rắn thực ra là số 5, vòng xoáy ốc loằng ngoằng chính là số 6. Là một dạng giản đồ toán tuổi thơ cho học sinh lớp 5 với bài toán cổ xưa tìm hai số khi biết hai hiệu số:
Tang tảng lúc trời mới rạng đông
Rủ nhau đi hái mấy quả bông
Mỗi người năm quả thừa năm quả
Mỗi người sáu quả một người không

Bài toán cổ này tam sao thất bản thành rất nhiều loại quả bòng, cam, na nhưng nguyên gốc là quả bông. Nên tôi dám chắc tên cô bé là Bông.
Một kiểu kí tên đậm chất toán, đầy IQ của cô bé cho đoạn thông tin được mã hóa theo quy luật hình học phía trên. Có lẽ cô bé mắc bệnh hiểm nghèo và biết mình không thể sống thêm được nữa, những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời viết ra những dòng kí tự này.
Để giải bài toán này các bạn hay đặt x là số người rồi từ đề bài ta có: 5x+5 = 6(x-1) giải ra được số người =11 (người) số quả =60 (quả)
Nhưng một em học sinh lớp 5 chưa hề biết đặt x vẫn sẽ giải được bài toán trên một cách thông minh bằng giản đồ trên đưa về bài toán tìm hai số khi biết hai hiệu số. Lấy hiệu số có giá trị lớn hơn chia cho hiệu số có giá trị nhỏ hơn.
Mỗi người hái 6 quả hơn mỗi người hái 5 quả = 6-5=1 quả
Mỗi người hái đủ 6 quả số bông sẽ hơn mỗi người hái đủ 5 quả= 6+5=11 quả. Đơn giản là mỗi người hái thêm 1 quả thì thêm được số quả là 11 quả. Vậy có tất cả 11 người
Ta có số người =11/1 =11 (người)
Số bông = 60 (quả)
Tôi vừa đốt tiền vàng vừa nói chuyện một mình:
Anh là anh thằng Hai, Bông học giỏi quá, Hai ham chơi vừa dốt vừa lười. Nhưng thực ra vẫn còn cách giải khác Bông ạ. Mỗi người 5 quả thừa 5 quả nghĩa là số quả bông chia hết cho 5, mỗi người 6 quả một người không thì số quả bông cũng chia hết cho 6. Suy ra số quả bông chia hết cho cả 5 và 6. Những số như thế là 30, 60, 90... Bằng phương pháp thử chọn ta cũng có kết quả số bông =60 quả, số người =11 người. Toán trẻ con nó đầy sáng tạo, nhiều hướng chẳng dập khuôn máy móc như người lớn Bông nhỉ.
Nói đến đây chợt một viên ngói mái vỡ rơi xuống nền đất khô khốc trong thanh vắng. Sau cơn mưa nắng lại vàng tươi, tia sáng lọt qua xuyên xuống không gian u tối bên trong ngôi chùa hoang phế. Lấp loáng trong phổ nắng từng hạt bụi chậm chạp lơ lửng. Tôi rùng mình, bên tai như có tiếng cười trong trẻo, theo luồng sáng đôi mắt như thấy một linh hồn nhỏ đang bay lên trời rồi tan biến. Chẳng hiểu sao mà nước từ mắt chảy dài trên mặt, tay đưa ngang lau nước mắt, quệt qua sống mũi vẫn còn cay cay, sụt sùi. Chẳng hiểu sao mà thằng Hai không thể nhớ ra bé Bông. Có bước chân đi vào, bóng đổ dài ngay trước mặt, tôi ngoảnh đầu lại. Là ông Sáu.
Cái Bông nó đi rồi à cháu?
Vâng ông ạ.
Tôi theo ông Sáu đi dạo quanh ao Bà Om, dưới những tán cây, chậm rãi từng bước nghe ông nói chuyện:
Bông là một cô bé rất thông minh nhưng không may mắc bệnh ung thư, phải nghỉ học sớm, sự sống lay lắt tính ngày. Đợt ấy nó thèm có bạn bè, xin được đến trường nhưng trong lớp chẳng ai muốn chơi với nó ngoài thằng Hai. Được đúng một ngày thì Bông trở bệnh nặng không đi học nổi nữa. Đó cũng là lí do vì sao thằng Hai không thể nhớ. Thời gian ngắn quá lại với một đứa trẻ ba mẹ bận làm ăn, suốt ngày ở nhà một mình không có người nói chuyện như thằng Hai. Hình trên bức tường là ông vẽ lại theo tờ giấy khi Bông được bố mẹ đưa đi hóng mát quanh ao Bà Om làm rơi. Ông vẽ thêm một số hình bùa lành cho trẻ con người lớn sợ đỡ vào phá. Mỗi lần thằng Hai cúp học ham chơi là nó đều bị mộng du cái Bông dắt đi cho sợ. Về không dám tái phạm nữa. Con bé chỉ có ý tốt không làm hại gì thằng Hai.
Tôi hỏi ông Sáu:
Cháu nghe mọi người gọi ông là ông Sáu Minh, nhạn trắng vùng Bảy núi, một đá chết trâu. Có thiệt không hả ông?
Ông Sáu cười:
Người ta nói quá lên rồi.
Tôi tiếp tục vặn hỏi:
Cháu không rõ về bùa lỗ ban. Cháu không hiểu sao học võ cũng dùng bùa lỗ ban, chữa bệnh hay hại người cũng lại là bùa lỗ ban. Sao nó đa năng thần kì thế ạ?
Ông Sáu không trả lời nữa mà bảo:
Cháu đi với ông về Võ đường rồi sẽ rõ.
Tôi theo ông Sáu về võ đường nhỏ của ông. Ngoài sân cạnh vườn chuối, đám thanh thiếu niên đang tập võ, tiếng hô to dứt khoát, khí thế dõng dạc, quyền cước đều tăm tắp. Nhìn thế đánh thấy rất giống quyền Bình Định các đòn bốc, vét, xà tấn thấp, đánh tứ cửa, công thủ đoản đòn, đảo đầu hồi mã. Nhưng cũng có thêm đòn chỏ, vít tay, miết của võ Miên. Vào trong gian thờ ông Sáu lấy ra một cuốn sách cũ đã ố màu, mối gặm có tên Thất sơn Thần quyền. Ông rót nước mời tôi rồi vừa uống trà vừa giãi bày:
Thất sơn quyền còn được gọi là quyền thề, quyền ma. Quy định của người học Thất sơn quyền là ẩn mình, không được lộ diện trừ bất khả kháng. Giờ xã hội văn minh rồi cũng không ai đem thứ đậm chất ma quỷ mê tín này dạy cho đám trẻ. Chỉ dạy võ Bình Định kèm một vài thế võ Miên để rèn luyện thân thể, tự vệ khi bị áp sát tay không.
Đầu thế kỷ XX ở Lục tỉnh Nam Bộ vẫn thường tổ chức những cuộc thượng đài đấu võ tự do. Những trận đấu sinh tử kỳ, phải ký kết sống chết, đặt quan tài hai bên, dù không ai cố ý đánh chết đối thủ nhưng quyền cước thì không có mắt. Trận giao đấu tốn nhiều giấy mực của các ký giả thể thao miền Nam lúc ấy là trận Hoàng Thọ, đệ tử của võ sư Hoàng Sơn (môn phái Thất Sơn Võ Đạo) đấu với võ sĩ Tinor (môn phái Trà Kha) vào năm 1973 trong Đại hội Võ thuật tại Sài Gòn. Tinor là võ sĩ Lào được báo chí đặt cho biệt danh Cọp bay bởi chiêu song cước. Nhiều võ sĩ đã phải đo ván bởi cú đá bay nhanh như chớp và chính xác như công thức của võ sĩ này.
Trận trước, Cọp bay Tinor thi đấu với võ sĩ Dương Văn Me (sau này là võ sư Huỳnh Tiền). Khi mới vào kẻng, võ sĩ Dương Văn Me chưa kịp chuẩn bị, Cọp bay Tinor đã bay người tung cú đá từ phía sau. Dương Văn Me bị gãy xương sườn, trọng tài xử thua. Dưới khán đài, một cuộc ẩu đả xảy ra giữa hai phe cổ động viên. Bất phục, võ sĩ Hoàng Thọ nhảy lên võ đài thách đấu, các đại lão võ sư cả hai phía chấp nhận để vãn hồi trật tự dưới khán đài. Do đó là trận thách đấu nên được ban tổ chức thu xếp vào ngày cuối cùng và nằm ngoài giải đấu.
 
Last edited:
Lỗ ban thất hào

IV

Khi võ sĩ Hoàng Thọ và Cọp bay Tinor thượng đài, ai cũng ái ngại cho Hoàng Thọ vì anh chỉ là một võ sĩ chưa tên tuổi lại thấp hơn Cọp bay Tinor một cái đầu. Vào hiệp 1, cọp bay Tinor xông lên áp đảo Hoàng Thọ vào góc đài. Chờ Hoàng Thọ lúng túng trong góc chết, Cọp bay Tinor tung một cú đá thốc từ dưới bụng lên. Hoàng Thọ dính đòn bật ngửa. Ai cũng tưởng Hoàng Thọ nằm vĩnh viễn trước cú đá bạt sơn của võ sĩ phái Trà Kha. Không ngờ Hoàng Thọ tung mình đứng lên, mặt đỏ au, mắt trợn ngược, tóc tai dựng đứng, tay chân vung đánh loạn xạ không theo một bài bản nào.
Cọp bay Tinor vừa chống đỡ vừa lùi ngược. Hoàng Thọ thét một tiếng rồi vung chân đá thẳng. Cú đá đâm thẳng vào mạng sườn, Tinor gục xuống đầu hàng, được đưa về võ quán ở Lào để điều trị rồi chết sau đó vài tháng. Một cú đá mang lực khủng khiếp làm gãy xương sườn và dập nát nội tạng. Hoàng Thọ trở nên nổi tiếng với bài Thần quyền giáp chiến của Thất Sơn Võ Đạo. Thất Sơn quyền nổi tiếng vang danh từ đó.
Sư tổ của Thất sơn thần quyền là cụ Võ Văn Đoan hay còn gọi là Chàng Lía, quê nội cụ ở Phù Ly, Phù Mỹ, Bình Định, quê ngoại cụ tại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, Tuy Viễn nay là Tây Sơn, Bình Định. Cụ đứng đầu khởi nghĩa nông dân chống triều đình thế kỉ XVIII. Học trò xuất sắc của Chàng Lía có cụ Cử Đa, đi thi võ thời Thiệu Trị đắc quan trạng. Năm 1859 Pháp chiếm Nam kỳ lục tỉnh, cụ Cử Đa bị giặc Pháp truy lùng gắt gao, phải giả làm nhà sư điên trốn lên núi Đen. Nhiều chí sĩ, nghĩa sĩ đã tụ quân kháng chiến cứu nước ở vùng Bảy Núi, tức Thất Sơn nay thuộc Châu Đốc tỉnh An Giang. Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân chỉ có binh khí thô sơ và lòng quả cảm. Những người chỉ huy phải sử dụng đến vũ khí tâm linh để tiếp thêm sức mạnh cho binh sĩ. Võ phái Thất Sơn Thần Quyền ra đời từ đó. Nhắc đến Thất Sơn Thần Quyền cần phải nhắc đến Nam Cực Đường do Đại sư Bảy Do lập từ đầu thế kỷ XX. Nam Cực Đường mang vỏ bọc là ngôi chùa nhỏ thờ Phật trên núi nhưng thực ra là nơi đào tạo nghĩa quân kháng Pháp. Tướng Pháp nhiều lần lên khó dễ: Chùa có ông Phật tao mới cho thờ. Đại sư phải cho đắp tượng Ông Phật mới yên. Năm 1917, quân Pháp cài nội gián vào Nam Cực Đường, điệp trong điệp mà bao vây bắt Đại sư Bảy Do đày ra Côn Đảo. Năm 1926, tại nhà lao Côn Đảo, Đại sư Bảy Do cắn lưỡi cho máu chảy đến chết. Dù quyền và thuật của Thất sơn đã mai một nhưng không phải không còn người kế thừa. Vào năm 1957, người dân sinh sống dưới chân núi Sam Châu Đốc, An Giang vẫn còn thấy một đạo sĩ gầy, râu tóc bạc phơ, tu luyện trong rừng sâu trên đỉnh núi. Không ai biết thân thế, tên tuổi thật của ông. Chỉ thỉnh thoảng gặp và thấy ông không bao giờ rời lưng ngựa. Ông trông rất ốm yếu nhưng lại cưỡi ngựa không yên cương. Dốc núi gập ghềnh đá, ông phải có sức mạnh hơn người mới có thể cưỡi ngựa lên đỉnh xuống vồ. Vì thế, người dân địa phương gọi đùa là ông Đạo Ngựa.
Một lần dong ngựa xuống núi đổi rau củ lấy gạo, bắt gặp một toán cướp dùng súng uy hiếp người dân, ông xuống ngựa can thiệp, bị toán cướp xông vào vây đánh. Một loáng ông đánh gục tất cả rồi lại lên ngựa về núi. Quyền cước không có gì thần sài quỷ quái nhưng rất nhanh, mạnh và hiểm. Thoăn thoắt như cắt vồ mồi, như đoán trước tình thế mà đi trước một bước, dao chưa kịp đâm, súng không kịp nổ đã thấy đám cướp lăn gục xuống đất chẳng biết là đã chết hay bất tỉnh. Nhiều thanh niên thán phục rủ nhau lên núi tìm ông xin học võ nhưng không ai tìm được nơi trú ẩn của ông. Tuy nhiên, có một người thanh niên quyết tâm tìm ông cho được. Người thanh niên này bò lên đỉnh núi Sam tìm nơi ngồi thiền lâm râm khấn: Khi nào gặp được sư phụ mới chịu xuống núi. Sau hai ngày chịu nắng mưa, đói khát giữa rừng sâu núi thẳm, người thanh niên ấy ngất xỉu. Khi tỉnh lại thì thấy mình nằm trong một hang động. Kể từ ngày đó, người thanh niên ấy trở thành đệ tử chân truyền của Đại sư Đạo Ngựa. Ngoài anh ra còn có một tiểu đồng tên Ba giúp ông Đạo Ngựa nhang khói. Trong những ngày thọ đạo, người thanh niên ấy mới biết sư phụ mình là đệ tử kế thừa chưởng môn Thất Sơn Thần Quyền của Nam Cực Đường do Đại sư Bảy Do lập.
Học được gần 1 năm, đã hết phần "dương công" chuẩn bị bước sang phần "âm công", người thanh niên ấy xin về nhà giỗ cha. Khi trở lại núi Sam, người thanh niên không tài nào tìm được hang động cũ. Nghĩ rằng, sư phụ muốn lẩn tránh mình, người thanh niên ấy đành lạy tạ hư không rồi xuống núi. Từ ngày đó cũng không ai còn thấy bóng dáng ông Đạo Ngựa đâu nữa. Người thanh niên ấy chính là lão võ sư Hoàng Sơn, là sư phụ của võ sĩ Hoàng Thọ.
Ông Sáu nhấp ngụm trà rồi nói tiếp:
Vùng Bảy núi là nơi hội tụ linh khí trời đất. Giữa một vùng đồng bằng trù phú gồ lên bảy ngọn núi bao quanh. Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) cao nhất, núi Sam tâm linh nhất, núi Ông Két bậc thang, núi Ngọa Long Sơn dài nhất, núi Tượng có chứng tích Pôn pốt, núi Cô Tô có dấu tích Phụng Hoàng, núi Nước thấp nhất lụt ngập đến đỉnh. Người ta hay nói Ngậm ngải tìm trầm, lên núi Cấm săn rắn hổ mây. Nhưng thực chất những ai biết thuật độn mộc, dùng được lỗ ban thất hào đều chọn đi Ngọa Long Sơn, nơi có thảm động thực vật phong phú từ cổ xưa, nơi có dầu, gõ mật, căm xe tuổi đời lên tới cả nghìn năm.
Ông Sáu vừa nói tới đây chợt có thanh niên tập võ ngoài sân hớt hải chạy vào:
Thầy ơi anh Năm Hùng lại bị mở mắt rồi.
Ông Sáu Minh vội lấy vài tờ giấy đỏ có chữ 敵軍 (dạng giản thể 敌军 _quân địch) rồi chạy ra, tôi cũng chạy ra theo ngay sau. Một cảnh tượng khó diễn tả được cho đúng. Một thanh niên như lên cơn điên dại, tay chân khua khoắng lung tung, cào cấu như đàn bà con gái đánh nhau giữa đường giữa chợ. Quăng mình xuống đất rồi lại bật lên. Tay chân thân người liên tục chuyển động, anh em đồng môn xung quanh không thể nào nắm lấy hay giữ lại được. Ông Sáu kẹp vội những tờ giấy đỏ vào thân cây chuối trong vườn rồi thét to. Anh thanh niên quay sang ánh mắt trừng trừng nhìn, lao băng băng vào bụi chuối trong vườn tấn công những cây có giấy đỏ. Lúc này những bước chạy, chuyển động của anh ta hoàn toàn có hồn, một đòn đá Karate trực diện rất thuần thục, chân trái nhấn trụ chân phải tạo thế lên cót từ phía sau, nhấn lấy đà đạp thẳng. Cây chuối đầu tiên đổ xụp. Đá đâm kiểu này trông thì nhẹ nhưng sát thương là cực kỳ lớn. Anh ta tiến đến mục tiêu tiếp theo với một cú đá vòng cầu Muay Thái với tốc độ ra đòn nhanh không nhìn kịp. Cú đá Muay Thái không chỉ đơn thuần là chuyển động tạo lực. Các võ sĩ thường bắt đầu bằng cách lấy gót chân làm trụ rồi xoay thân trên và cơ thân trên để tăng tốc và dồn toàn bộ trọng lượng thân trên vào cú đá. Trong những cú đá này trọng điểm là tốc độ. Một người học võ Bình Định lại đang trong tình trạng bất bình thường không thể nào nắm được điểm then chốt của một môn võ khác và có tốc độ khủng khiếp như thế này được. Lực đá quá mạnh khiến cây chuối thứ hai đổ gục mà vẫn dư lực văng chân khiến người ngã nhào xuống. Ngay lập tức anh ta thu mình lại giấu thế, nén toàn bộ cơ thể lại như lò xo, tay trái chống xuống đất làm trụ dồn cả trọng lượng cơ thể vào đòn đá tấn công mục tiêu tiếp theo. Là Capoeira kĩ thuật tạo ra cú đá có tỉ lệ lực và vận tốc chuẩn công thức F=m.a. Cây chuối thứ ba đổ gục. Khi lưng anh ta vừa chạm xuống đất mọi người xông đến, giữ chặt tay chân, ông Sáu lấy nước đổ vào đầu:
Nhắm mắt vào! Bình tĩnh. Thở đều lên con. Bình tĩnh. Thở đều
Một lúc sau thì mọi chuyện bình thường trở lại. Ông Sáu vào gian thờ thắp nén hương lên ban, vái tạ Phật bà Quan âm, Tổ sư. Xong xuôi ngồi nói chuyện với tôi, nét mặt ông buồn, không giấu được tiếng thở dài:
Thằng Năm Hùng cũng khổ. Sinh không hợp thời. Nó hợp với các võ tướng ngày xưa. Đền miếu thờ các ngài khu này được trông nom cẩn thận nên rất linh, các ngài hay về ngự, thi thoảng lại lôi thằng Năm ra tập luyện làm gương. Làm trai phải luôn sẵn sàng sức khỏe, võ thuật để ra chiến trường bảo vệ đất nước. Nhưng thời bây giờ người ta chuộng động trí hơn động tay động chân. Quan võ lại thất sủng hơn quan văn. Năm Hùng là người được chọn nhưng vẫn chưa kiềm tỏa được sức mạnh được ban.
 
Last edited:
Lỗ ban thất hào

V

Thất sơn quyền mang tính biến, khó lường, phi quy ước, ra đòn với sức mạnh bản năng, dựa trên khai mở thần thức. Thần thức được nhắc đến ở đây là một dạng mắt sao chép kĩ thuật của môn võ khác. Nó hoàn toàn có thể nắm được, hiểu được để sử dụng khi ổn định được 7 chakra trong cơ thể tại các vị trí bộ phận sinh dục, rốn, bụng, ngực, họng, hốc trán, đỉnh đầu trả lời cho các câu hỏi ta là ai, ta cảm thấy gì, ta làm gì, ta yêu gì, ta nói gì, ta hiểu gì khi nhập định. Các vị trí chakra này thực tế rất khó kiểm soát vì ngay từ chakra số 1 bộ phận sinh dục là thứ không thể giảm trừ, làm vậy là trái bản năng gốc của con người nên được thay bằng thuật độn mộc lỗ ban. Cuộc sống bình thường xin được sống như người bình thường không trái đạo đức lương tâm, khi thực sự không còn cách nào khác mới tạo thức gọi thần về hộ thân giúp đỡ. Vì vậy Thất sơn quyền gồm cả quyền và thuật. Người học đến đủ thì vừa là võ sĩ vừa là đạo sĩ. Dân tình hay gọi mỉa là biết đánh võ, vẽ bùa thêm nghề lang băm bốc thuốc cứu người. Thằng Năm Hùng lại còn quá trẻ để học Lỗ ban. Mỗi lần thế này tâm can ta ray rứt lắm.
Tôi thắc mắc:
Sao anh Năm Hùng lại chưa thể học huyền thuật hả ông?
Ông Sáu đưa mắt nghiêm nghị sang nhìn tôi:
Vì ta rất sợ những kẻ trong người có Neak như cháu.
Tôi giật mình:
Neak? Là Nagaraja?
Ông Sáu gật đầu:
Ừ là Rồng. Rồng Khmer có nhiều tên gọi khác nhau. Rồng một đầu Neak Sê-să là loài rồng được hình thành từ những hạt bụi của vũ trụ, trường tồn mãi mãi và chỉ sống ở cõi tiên, thường được đặt trên nóc chánh điện. Nó là biểu tượng của “sự còn lại” của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ sau khi đã bị hủy diệt. Đó cũng là biểu tượng của chiến thắng, của hạnh phúc.
Rồng ba đầu Neak Kol-lă-pă, được sinh ra ở khoảng giữa của cõi Thiên và cõi Người. Rồng này sống ở đáy biển. Đối với người Khmer, thì rồng ba đầu là sự tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Phật, Pháp, Tăng). Đầu ở giữa tượng trưng cho Phật Thích Ca, bên phải đại diện cho Pháp và bên trái tượng trưng cho Tăng. Nó cũng là biểu tượng của sự ràng buộc trong mối quan hệ chồng, vợ và con cái.
Rồng năm đầu Neak Ă-non-tă cũng được sinh ra từ những hạt bụi của vũ trụ, trường tồn mãi mãi và cũng chỉ sống ở cõi tiên. Nó tượng trưng cho năm vị Phật trong thế gian. Nó còn là biểu tượng của Ngũ giới (không trộm cắp, không sát sanh, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu) cũng là biểu tượng của thân, xúc, tuệ, vật chất và tâm.
Rồng bảy đầu Neak Meach-chă-linh. Ra đời từ đáy giếng Hê-ranh-nhes, là loài luôn đem lại nguồn sống hạnh phúc cho con người, che chở con người khỏi bị ngập úng trong biển nước khi bị lũ lụt. Chính loài Neak Mach-chă-linh này đã cuộn mình thành bệ ngồi và dùng đầu làm thành “chiếc ô” che cho đức Phật khi Ngài tọa thiền. Vì thế rồng bảy đầu được coi như một hộ pháp đắc lực của đức Phật Thích-ca Mâu Ni. Để ghi nhớ, người Khmer đã lấy tên của nó để đặt tên cho bảy ngày trong tuần, là: A-tít (Mặt Trời) tương ứng Chủ Nhật, Chăn (Mặt Trăng) tương ứng Thứ Hai, Ang-kea (Sao Hỏa) Thứ Ba, Púth (Sao Thủy) Thứ Tư, Prô-hos (Sao Mộc) Thứ Năm, Sóc (Sao Kim) Thứ Sáu và Său (Sao Thổ) Thứ Bảy.
Nó cũng là sự tượng trưng cho bảy vị thần cai quản bảy đại dương, bảy núi ngọc lớn trong vũ trụ.
Rồng chín đầu Neak Va-so-ky, là loài rồng của cõi trên, của thần linh. Là biểu tượng của quyền năng, sức mạnh thiêng và sự trường tồn của vũ trụ, là sự tượng trưng cho thế giới cực lạc. Đó là sức mạnh của tia chớp ở hướng Đông, sức mạnh của những điệu múa thiêng ở hướng Tây, quyền năng tối thượng của Luật trời ở hướng Nam, sức mạnh của cải vật chất và cái đẹp ở hướng Bắc, sức mạnh của lửa ở hướng Đông Nam, sức mạnh của sự hủy diệt bởi lửa (sự đốt cháy, thiêu rụi mọi vật) ở hướng Đông Bắc, quyền lực của thế giới ma quỷ ở hướng Tây Nam, sức mạnh của gió ở hướng Tây Bắc và một thứ sức mạnh, quyền lực của đấng cai quản, bảo vệ muôn loài ở hướng trung tâm.
Rồng có số đầu chẵn rất ít được nói đến, vì đó là tạo tác của Visnu, là biểu tượng của sự sống và cái chết. Và cháu hay Năm Hùng đều mang trong mình những Neak có số đầu chẵn, chứa đựng nỗi buồn và sự đau khổ. Ta chần chừ không truyền huyền thuật cho Năm Hùng vì Lỗ ban là độn mộc thuật rất tàn khốc. Cũng vì Neak trong người nó làm ta nhớ đến Thi Cướp. Một trong những người con xuất chúng của Thất sơn quyền, vượt hẳn mọi người về tài năng, trí tuệ nhưng lầm lạc.
Ông Sáu xoa xoa quyển sách cũ đã ố vàng mối xông trong lặng thing, không gian im ắng quá đủ để nghe cả tiếng mọt gỗ kẽo kẹt não nề bên khung cửa cũ. Rồi ông mở lòng:
Thi là kẻ có trí não nhanh nhậy bao bọc trong một thân thủ đủ thể đủ chất để học võ. Thân thể rất lười tập luyện, hay đóng vai bao cát, đối thủ cho anh em, bạn bè tập luyện chứ ít khi dùng nhiều sức động tay chân. Có anh Trưởng tràng thấy Thi ngồi nhiều hơn đứng châm biếm:
Thứ lười nhác võ ngồi
Thi câng mặt thách thức:
Tôi thách anh ăn được tôi đấy
Đang đứng vào thế, anh Trưởng tràng liền vung chân đá một cú thị uy, đe nẹt đàn em hỗn hào. Không thể ngờ Thi đã đoán được trước, co giò đỡ rồi dùng kĩ thuật nhập thân tiến thẳng về phía chân anh Trưởng tràng vừa đỡ được đòn vừa đẩy đối thủ mất trụ lùi lại, nhanh như chớp tiến thêm nửa bước khóa luôn khớp tay bẻ gập ra sau đồng thời đá khụy chân trụ đối phương. Khi Thi chùng gối hạ người xuống ở thế thấp thì mặt anh Trưởng tràng đã áp sát đất, một tay bị khóa gập sau lưng. Đây cũng là khi Sư phụ bắt đầu thấy lo lắng. Đó hoàn toàn là các động tác của môn võ khác. Cú co giò đỡ của Muay Thái chuyển tiếp sang là các kĩ thuật của Aikido được thực hiện rất nhuần nhuyễn như đã tập luyện rất nhiều lần. Irimi nhập thân tiến thẳng hoặc chéo về phía trước, chuyển động xoay hướng Tenkan - chuyển hướng đà tấn công của đối phương rồi khóa khớp và đẩy. Ông thừa hiểu Thi đã nắm được tinh hoa của Thất sơn quyền. Nhưng không rõ mắt sao chép là do đầu óc am hiểu nhanh nhẹn mà có hay đã mở thần thức. Mở và kiểm soát được thần thức ở mức này xưa nay chỉ có thầy Đạo Ngựa. Ông vẫn nửa tin nửa ngờ. Đến khi Thi một mình cầm dao đợi trên cầu Đá, lùa một đám 8 thằng thanh niên xăm trổ chạy bán sống bán chết, nhìn hỏa hận trong ánh mắt Thi ông mới vỡ lẽ đồ đệ của mình đã tự đọc hết Thất sơn thần quyền và trong người Thi có Neak mở thần thức, một con Neak của sự chết chóc mà đàng ngòai hay gọi là Thao Thiết một trong những Long sinh cửu phẩm. Khi Thi bị cho xuống núi, đuổi khỏi Đường cũng là lúc đầu giải phóng, xã hội rất nhiễu nhương. Với cách thức hoạt động độc lập, tự chọn và giao ước cho mình một luật rừng riêng, cái tên Thi Cướp bắt đầu nổi danh ở những vùng kinh tế mới từ ngày đó. Rất nhiều kẻ muốn săn lùng, thử tài và lấy mạng của Thi Cướp. Khi đang uống bia trong một quán cỏ ven đường, có một đôi nam nữ mặc đồ lính quân lực việt nam cộng hòa, đi giày da đen cao cổ, quần áo màu thằn lằn, nam kính đen, nữ tóc ngắn vào ý đồ chí chơi Thi Cướp. Trong tiếng nhạc màu vàng chầm chậm:
Quán mơ xinh xinh lặng lẽ
Mưa tí tách bên hiên nghe như ngàn lời não nề
Tay vàng, môi vàng đùa theo làn khói
Thuốc thơm khói thơm bay lên trời cao lôi cuốn theo bao sầu đau
Thi quan sát quanh mình, một băng ghế gỗ dài đúng tầm chân, một chiếc ghế nhựa đúng tầm tay. Ngay lập tức chân đá băng ghế trôi về ống đồng tên đeo kính, tay cầm ghế nhựa phang thẳng vào lưng ả đàn bà dáng đàn ông. Hành động rất nhanh, dứt khoát khiến hai kẻ kia bị phủ đầu mà không kịp trở tay. Khi loay hoay đứng được dậy thì Thi Cướp đã ẩn mất chỉ nghe thấy tiếng chốt súng đã vào đạn, rulo côn xoay, một tiếng nổ đanh mùi thuốc súng. Cảnh cáo.
Trong một cuộc thách đấu, gặp một đối thủ múa đôi côn sắt bay vun vút, Thi nhận ra điểm yếu của thứ vũ khí này, chỉ xin mượn một cây đòn gánh. Khi đối phương vào trận vẫn đang thủ thế chờ phản đòn, Thi sử dụng một kĩ thuật mà bóng đá hay gọi là chuyền không cần nhìn, mắt chăm chú nhìn vào vai phải đối thủ chân phải giả bộ tiến về khoảng không phía trước nhưng tay trái lại đâm thẳng đầu đòn gánh xuống bàn chân đối thủ. Tốc độ động tác rất nhanh khiến đối thủ bất ngờ đau đớn bỏ côn khụy gối mà xin thua.
 
Last edited:
Lỗ ban thất hào

VI

Thi có lối sống rất giống thanh niên hiện đại bây giờ. Một lối sống bản thể tối thượng, không xét đến đạo đức và không bao giờ cho phép mình chậm hơn người khác.
Ông Sáu trầm tư rồi lảng qua chuyện khác:
Thôi chuyện đã qua không nên nhắc nhiều. Cháu có biết tại sao nóc chùa Khmer lại có hình /\ tam giác không?
Tôi đã nghĩ ra nhưng giọng vẫn ngập ngừng, không chắc chắn:
Ý ông nói đến là... Tam giác vũ trụ?
Ông Sáu tiếp lời:
Ta không biết những thứ cao xa ấy. Chỉ biết nó tượng trưng cho điểm co, điểm phẳng và điểm nở của vũ trụ. Nó giải thích cho câu hỏi Phật Thích Ca nhập niết bàn đi về đâu? Là đi vào điểm nở, tới và trở thành sự sống của một vũ trụ mới. Nó giống như việc rời bỏ Trái đất ngày một chật chội ô nhiễm đến làm sự sống của một hành tinh mới, phát rộng mầm sống dù chỉ trong hình hài sơ khai của mảnh vụn thiên thạch, cái nấm phóng xạ. Còn con người ở điểm phẳng tồn tại rồi mất đi, những linh hồn cố chấp lại tụt về phần đáy là điểm co hỗn độn của vũ trụ.
Tôi chăm chú nghe rồi nhớ lại bài viết của người thầy già đáng kính làm việc tại viện Vật lý nguyên tử cũng đã từng nói qua về mô hình Tam giác này.
Phương trình Friedman được suy ra từ phương trình Einstein. Rồi chia 2 vế cho H mũ 2 ta được: 1 = w[m] +w[/\] +w[k]. Tam giác vũ trụ được xây dựng nhằm biểu diễn quá khứ, hiện tại và tương lai của vũ trụ. Ví trí tương ứng tại một thời điểm của vũ trụ trên tam giác được xác định nhờ :
  • có bao nhiêu vật chất trong vũ trụ ( khối lượng m)
  • dãn nở chậm dần hay tăng dần (hằng số vũ trụ /\ )
  • vũ trụ cong hay phẳng ( độ cong k)
Các mô hình (model) từ trên xuống dưới : Hằng số vũ trụ (/\CDM), Mô hình mở (OCDM), Mô hình chuẩn (SCDM).
w[m] , w[/\] , w[k] = tỷ số khối lượng, năng lượng chân không và độ cong đối với mật độ tới hạn.
Ho =thông số Hubble.
Tuổi (age ) tính bằng 10 ^9 năm.
Đường nằm ngang đi qua /\CDM (trên hình ghi chữ FLAT ) ứng với vũ trụ phẳng và phân chia vũ trụ mở (open, phía trên) và vũ trụ đóng (closed, phía dưới).Đường song song với cạnh trái của hình tam giác đi qua OCDM và SCDM sẽ phân chia vũ trụ dãn nở mãi mãi (w[/\]>0,phía phải) với vũ trụ co lại (w[/\]< 0 , phía trái).
Các giá trị ứng với SCDM sẽ là w[m]=1,w[/\]= w[k]=0
Còn ứng với OCDM là w[m]=0,25 w[/\]=0 w[k] =0,75.
Clusters = Low redshift --> low-density universe (vũ trụ mật độ thấp )
SNe=intermediate redshift --> accelerating universe (vũ trụ dãn nở gia tốc)
CMB = high redshift --> flat universe (vũ trụ phẳng )
Ba vùng này tương giao tại mô hình phẳng /\CDM (w[m]=0,25, w[/\] =0,75 ,w[k]=0).
Sử dụng phương pháp tam giác vũ trụ có thể mô tả được trạng thái vũ trụ ở mọi thời điểm trong quá khứ , hiện tại và lý thú hơn cả là tiên đoán được trạng thái tương lai của vũ trụ (w[m] -->0 và w[/\]-->1 ,vũ trụ phẳng dãn nở).
Khi trà đã nguội, chuyện đã nhạt ông Sáu cho tôi xem sách bùa Lỗ ban. Nó cũng chẳng khác gì những quyển sách Lỗ ban trôi nổi được rao bán khắp nơi đậm mùi u mê, lừa gạt như đốt bùa chữa hóc xương, cầm máu,... Nhưng khi chia tay gia đình dì Năm, cùng anh em công ty về đến Sài Gòn vô tình bắt gặp một chuyện tôi mới vỡ lẽ ông Sáu còn giấu tôi rất nhiều về Lỗ ban thất hào.
Khi sắp đồ về dì Năm đùm cho tôi nhiều thứ đến nỗi cầm không nổi. Gặp lại anh em công ty ăn bớt cho không ít. Trên xe tay Trợ lý Giám đốc vừa nhóp nhép vừa đem cho khắp xe:
Có thằng em vừa trúng vườn cây trái độ chục tỉ. Mọi người cùng ăn chia vui lấy may.
Giọng khốn nạn thì khỏi tả, mấy bố vừa đi vừa bàn tán chuyện chơi gái hôm trước:
Con của anh ngon thế
Hôm qua em bo hơi nhiều
Chết mẹ thành ra phá giá quá
Về đến thành phố Hồ Chí Minh ra đến sân bay thì chuyến bay của chúng tôi chả biết book cái kiểu gì delay hơn 3 tiếng. Ba ông kia rủ nhau trong lúc chờ đợi đi thử gói mát xa Vua của Hòn ngọc Viễn Đông xem nó thế nào, có sướng cái thằng người không. Và như một thói quen, bỏ tôi lại một mình muốn làm gì thì làm. Toàn thứ dở người, tiền đi cho gái trẻ cởi truồng trườn bò lên người thì có mà tiền đi một chuyến máy bay Quốc dân thì không. Lại vin lí do về công tác phí khó thanh toán. Tôi cũng chẳng hơi đâu ngồi lù lù mấy tiếng ở sân bay, ra gọi xe ôm đi một vài phố gần gần chỗ có nhiều bóng cây, cà phê vỉa hè ngồi chơi chơi. Bắt gặp một hàng sách bày la liệt bên đường, thấy cũng nhiều sách Tử vi bói toán, Mơ mộng linh tinh, lật ra thì thấy có cuốn Lỗ Ban không đầu không đuôi, phù chú vẽ vời đầy công nghiệp. Ông bán sách đột nhiên bảo:
Cứ mua cuốn đó đi rồi sẽ tìm thấy cái cần tìm.
Chả hiểu sao tôi lại tin lời mồi chài thô kệch đó, rút ví trả tiền rồi cho sách vào ba lô chả buồn giở ra đọc trang nào.
Làm cốc cà phê đá vỉa hè 10 đồng ngồi nhâm nhi bên bóng mát, ngắm nhìn cuộc sống trôi. Giật nảy mình khi nghe thấy ngay đằng trước tiếng hai người Trung Quốc nói chuỵên với nhau:

少年时在温州打工,认识一帮四川的工友。他们里面有个四十多岁的人,很老实,少言寡语人也很好。据说他就会鲁班书,有人吃鱼鱼刺卡了嗓子,找到他,他会用一碗清水,用张草纸画个符咒烧了在水碗里。人喝了,鱼刺就化了,立马不痛了。他的老乡说,他还会止血,有人的手指扎破了,流着血。他过去念念有词,一会就不流血了……听四川的工友说他们那里有个人结婚,新郎的一个朋友给他开玩笑,要他请客,不然让他洞房不成。新郎知道是开玩笑没理他。晚上上了床,只要脱了衣服刚要爬到新娘身上,就会大便就要拉出来的感觉。披上衣服跑到厕所蹲下,就没有便急的感觉了。就这样,一晚上折腾了好几次,事也没办成。第二天一早,新郎夹着两条烟去敲这伙计的门,答应过天请客吃饭。他笑着说,把门后面有个玉米芯,扔到大街上就好了。

Người đang nói hồi trẻ đi làm công ở Ôn Châu, quen một anh bạn cùng làm người Tứ Xuyên. Trong nhà anh này có một người đàn ông hơn 40, tính cách tốt, thành thực trầm mặc kiệm lời và biết Lỗ ban. Có người ăn cá hóc xương ở cổ đến nhờ chữa, anh ta đốt bùa trên bát nước trắng cho uống thì hết hóc hết đau. Ngoài ra còn biết niệm chú cầm máu. Có đôi vợ chồng mới cưới, cô dâu đùa cợt người đàn ông này, anh ta bảo phải mời anh ta đến nhà ăn một bữa, bằng không đừng nghĩ đến chuyện động phòng. Cô dâu cho là trò đùa lờ đi không để ý. Đêm đến vợ nằm hơ hớ trên giường, chồng hễ cứ tụt quần áo trèo lên người vợ là lại có cảm giác đau bụng đi ngoài, mặc quần áo vào ra đến nhà vệ sinh thì hết. Một đêm lăn qua vật lại đến mấy lần, chuyện quan hệ vợ chồng muốn lắm mà không được. Sáng sớm hôm sau, cô dâu phải kẹp nách hai cây thuốc sang gõ cửa mời người đàn ông kia qua ăn cơm. Người này cười nói, cửa phía sau có cái đọt ngô, đem vứt ra ngoài đường là được.
Dù hóng hớt nghe nhưng tôi không cho là phải. Thế kỉ bao nhiêu rồi mà vẫn nghe thấy những chuyện thế này. Lại từ miệng mấy anh hàng xóm tốt bụng. Chốc lát hai người họ đi, đánh rơi trên ghế một cuốn sổ nhỏ màu đen. Chắc nhét vào túi sau đít quần bị trôi ra. Tôi tò mò mở ra xem. Thất kinh giây lát rồi gấp lại, gọi đuổi theo trả lại. Họ cám ơn rồi vội vàng mà cầm lại cuốn sổ. Tôi vừa đi được ba bốn bước tai vẫn đủ nghe tiếng thì thào nói nhỏ:
他身上有条龙,很小的,还没开。
Trên người anh ta có Long, vẫn còn nhỏ, chưa khai mở.
Trước giờ tôi vẫn đinh ninh thứ phù chú kia cũng sẽ có cơ chế giống người Thảo nguyên thờ Totem hay bất cứ huyền thuật nào. Nó phải có Cột Tổ. Thứ tôi mở ra nhìn thấy trong cuốn sổ tay nhỏ là ghi chép về nghi thức tạo và thờ Cột Tổ của Lỗ ban thất hào.
 

Attachments

  • IMG_20200813_003547.jpg
    IMG_20200813_003547.jpg
    276.8 KB · Views: 142
  • IMG_20200813_003620.jpg
    IMG_20200813_003620.jpg
    351.8 KB · Views: 136
  • IMG_20200813_003602.jpg
    IMG_20200813_003602.jpg
    276.6 KB · Views: 136
Last edited:
Lỗ ban thất hào

VII

Lỗ Ban (507-444 TCN) họ Công Du, tên Ban là người nước Lỗ sống trong thời đầu Chiến Quốc, một trong những thợ thủ công có kĩ thuật tinh xảo bậc nhất, cũng là một nhà sáng chế phát minh thiên tài trong lịch sử Trung Quốc. Theo Sơn Đông thông chí và Mặc Tử sách: Lỗ Ban từ phía nam nước Lỗ di chuyển đến nước Sở, gặp phải quân Việt đánh Sở. Lỗ Ban tạo ra câu cường tên gọi khác là câu cự, một loại vũ khí có mũi nhọn thêm móc câu, giúp quân Sở kéo lại tiêu diệt được thuyền quân Việt. Sở đánh Tống. Lỗ Ban thiết kế thang mây vân thê giúp quân Sở đánh thành. Dụng cụ chuyên chở xe rùa bánh gỗ tại những nơi địa hình địa thế khó khăn. Phát minh kỳ bí, đáng chú ý và gây tranh cãi nhất của Lỗ Ban chính là ghép gỗ thành chim gọi là mộc thước hay mộc diên đưa người bay lượn được trên không trung. Lỗ Ban bị Mặc Tử gọi vào chất vấn, gọi đây là thứ phát minh tai hại. Cho đến tận ngày nay, vẫn tồn tại hai luồng ý kiến về con Mộc Điểu của Lỗ Ban. Một bên phủ nhận cho rằng đây là phương thức dùng tâm linh huyền bí để giao tiếp với kẻ ngu dốt. Thực chất Mộc Diên chỉ là con diều to kẻ hoa thêm lá để dọa người thời mông muội. Một bên Ăn ốc nói mò phức tạp hóa vấn đề vẽ lại các hệ thống cơ quan, bánh răng, khí động lực học cho Mộc Điểu, ôm cả máy bay về là sáng chế của Trung Quốc trong khi bản thảo gốc của Lỗ Ban không giữ lại được, đã bị thiêu hủy. Vốn liếng còn lại chỉ là một câu chuyện truyền miệng hư hư thực thực nhuốm màu mê tín.
Chuyện xưa kể lại, Lỗ Ban đầu óc hơn người, âm dương thông thuật, đôi tay nghệ tinh, rất giỏi nghề làm mộc, hay được mời đi làm xa dựng nhà trổ cửa. Lại toàn việc của vua, chúa, quận hầu là những thứ không thể đừng. Vợ ở nhà đang kỳ thai nghén vì thương nhớ, lo lắng nên Công Du đã xin thần tạo ra một con mộc điểu, nửa đêm ngồi trên lưng mộc điểu gán chú niệm phù bay về nhà gặp vợ, sáng sớm hôm sau lại lên lưng mộc điểu bay quay trở lại chỗ làm. Việc bay lượn xưa nay chỉ có thần tiên trong mơ tưởng. Ai cũng khao khát, vợ Công Du cũng không ngoài lẽ thường đó. Công Du vì quá yêu ái mà đã dạy cho vợ biết bí chú cưỡi thần điểu. Thật không may vào một lần đang một mình trên lưng Mộc Điểu cảnh sắc ngao du giữa không trung thì người vợ trở dạ, máu huyết chảy ra. Là máu huyết phụ nữ lại đang kì sinh nở như một thứ uế phù vấy lên làm chim thần mất hết linh phép mà đâm nhào xuống đất. Lỗ Ban mất cả vợ cả con trong một ngày. Phẫn uất tột cùng, Lỗ Ban dần trở thành một Mục Niệm Sư. Sách Lỗ Ban được chia ra thành quyển thượng, quyển hạ, ngoài phần kĩ thuật về xây dựng gỗ, bố trí phong thủy có thêm phần cấm thuật.
Điều tôi không thể ngờ nhất chính là thiết kế của Mộc Diên lại nằm ngay trong những dòng phù chú gọi thần chứa đựng đầy nỗi đau của Mục Niệm Sư Lỗ Ban.
Trong Ngũ hành tương sinh Thủy sinh Mộc, hạt mưa tưới tắm cho cây xanh tốt . Bao quanh chúng ta phần lớn là nước, nước từ biển cả, sông ngòi, hồ đập, thác nước, khe suối. Một nguồn năng lượng Thủy khổng lồ khi im lặng bí ẩn lúc gào thét cuốn trôi.
Vũ 雨 hạt mưa rơi tiểu hổ 小虎 có đôi lời 小口 bộc bạch 白
Vũ 雨 hạt mưa cuốn trôi đi máu huyết tanh hôi 腥 thanh tẩy niệm phù
Vũ 雨 hạt mưa cuốn trôi đi nỗi đau mất vợ con nguyệt 月 nhục 肉
Vũ 雨 hạt mưa cuốn trôi đi con quỷ 鬼 bên dốc 坡 núi 山
Vũ 雨 hạt mưa cuốn trôi đi chiếc xe 车 tự hành 行 đối xứng hai bên 耳
Những dòng chữ này chẳng có gì ma quái, nó chỉ nhắc lại tai nạn xưa động thai khi đang bay lượn giữa khoảng không của vợ Công Du Ban. Thứ Heavy Ban gọi là chiếc xe đối vũ như cánh diều, tự hành có dây đeo đối xứng hai bên nách, lại xuất phát ở vị trí trên dốc núi cao =>chúng ta hoàn toàn có thể hiểu nó chính là một dạng dù lượn khung xương gỗ cánh vải dạng cơ bản. Có lẽ Công Du Ban khi sáng chế ra đã có các pha để thử nghiệm kĩ lưỡng, nhưng tai nạn không may vẫn xảy đến, lại chính với vợ ông khi đang mang thai. Ông đã bộc bạch chính con quỷ ở vách núi đã làm hại vợ ông. Con quỷ ấy không gì khác chính là khao khát bay lượn chinh phục bầu trời trong người vợ đã mất của ông.
Đây cũng là lí do thỏa đáng nhất lí giải tại sao Mặc Tử cũng là một rân chơi công nghệ thời đó lại gọi Lỗ Ban vào chất vấn, gọi thứ phát minh của Lỗ Ban là tai hại. Mặc Tử đồng ý chép lại trong sử sách Lỗ Ban tạo Mộc Diên bay ba ngày ba đêm quanh thành nhưng bắt Lỗ Ban thiêu hủy ngay lập tức thiết kế của dù lượn Mộc Điểu. Từ khi vợ con mất Lỗ Ban luôn cảm thấy cô đơn trống trải và dần đi sâu, phát bộc sợi dây thông thuật âm dương.
Bùa Lỗ Ban bản chất không hề xấu như chúng ta hay nghe kể như nhà người này người kia bị bỏ bùa lỗ ban vào xà nhà người đau ốm, làm ăn lụi bại. Nó là một dạng bùa lành được gắn vào xà nhà bảo vệ gia chủ bình an, cầu phúc cầu lộc. Duy chỉ có nghi thức cột Tổ ban đầu là hơi tỉ mẩn, có phần phức tạp tốn kém.
Nghi thức Cột Tổ
Thức 1 Khai sơn chặt cây
Nhà xưa chủ yếu làm bằng gỗ, phần quan trọng nhất là kèo, cột, xà nhà và cổng cửa. Nhưng lên rừng lấy gỗ không phải cây nào cũng chặt được. Muốn chặt phải báo dấu, làm lễ rất trọng xin Thổ địa, Xuyên thiên Quan phủ, Bản cảnh Sơn vương, Quảng mục Tôn thần, Tứ miếu Bách thần, truyền tấu đến Ngọc Hoàng Đại đế, Vân Thị phu nhân, Sư Phụ Sư Công, Tiên Chị Tiên Em Đại ngàn. Ngay cả đến Non trước Núi sau, Sơn phải Cốc trái, Nam nữ linh hồn vất vưởng cô quả cũng được lễ rất trọng. Đây là lễ to hơn Chúng sinh nhưng cao hơn Chúng sinh, mời tạo quan hệ, được càng nhiều càng không sót càng tốt. Điều đặc biệt của thức này là một con gà luộc được cúng riêng cho Hắc mã vẽ trên giấy, nghênh kính mời riêng Thổ địa nơi chặt cây. Sau này có rất nhiều thứ thay thế. Như ông Đạo Ngựa không mấy khi rời lưng ngựa cũng là một cách.
Thức 2 Giả Sơn
Giả sơn hay còn gọi là đắp non bộ. Thường tạo phía trước cửa nhà, trong khuôn viên sân trước. Quan chức chơi non bộ phần lớn có đồ gỗ chứa lỗ ban trong nhà, thường đặt ẩn ở án thờ và có hầm chôn rượu. Hũ rượu sẽ được chôn dưới đất trước một khoảng thời gian, khi làm lễ Giả sơn thì đào lên Ba cạn mãn rượu mà nói lớn lễ nghi không trọng cốt tấm lòng xin tiền tài tư gia an vị, phong hỏa nhất hướng, xin thiên địa nhật nguyệt thời giờ chứng cho. Giả sơn để linh hồn cây cối nhập kèo cột nhà cảm thấy được coi trọng, là thành viên trong nhà, không lạc lõng, chán nản mà bỏ đi. Giả sơn khi thư địa chỉ cần chính xác vị trị nơi ở. Tôi đã từng đi thi công nhà cho một cán bộ cấp to. Thiếu mộc thì khuân cây chay to bự trồng sau nhà, giàn thiên lý leo bám từ bờ rào vào lan can. Thiếu sơn ông cho đắp non bộ, thiếu thủy cho khoan giếng rồi đổ đất làm cái vườn nhỏ bảo lấy nước trồng rau ăn chơi, thiếu hỏa thì bếp từ bếp ga tuy vẫn dùng nhưng vẫn có một bếp củi than nhỏ, thi thoảng vào vẫn thấy lửa liu riu. Sốc nhất là thiếu kim ông ấy đánh luôn một cái thang máy trông không khác gì gậy như ý dựng xuyên 4 tầng căn biệt thự. Không gian cầu thang bộ thành ra chật vanh và dốc, mỗi lần đi lại, leo muốn há mồm. Đến giờ tôi vẫn không quên lôi cả nhà thằng bán thang máy ra tế, khi nó dùng cái thủ đoạn âm dương ngũ hành này để bán thang máy. Từ 1 bản vẽ nhà mà từ lúc bắt đầu đến hoàn thiện thành ra 20 bản, nhiều lúc đến thằng vẽ cũng không biết đâu là chính đâu là phụ thì mọi người cũng hiểu ức chế và áp lực thế nào. Khi ông về hưu, nhiều người chê cười phong thủy âm dương thế mà cũng có giữ được ghế thêm năm nào đâu. Trên nóc mái, ông ấy ngồi cười nửa đùa nửa thật nói với tôi: ngồi đúng chỗ, hạ cánh an toàn đúng quy trình thì còn mong thêm gì ở trời đất.
 

Attachments

  • davinci60.gif
    davinci60.gif
    236 KB · Views: 117
  • IMG_20200723_074142.jpg
    IMG_20200723_074142.jpg
    140.7 KB · Views: 104
  • IMG_20200723_074513.jpg
    IMG_20200723_074513.jpg
    100.7 KB · Views: 110
Last edited:
Lỗ ban thất hào

VIII

Thức 3 Nội mật sự thiết hương án
Một tờ phù cho người xin cát lợi thông thường sẽ có cáo Ngũ phương vải Ngũ sắc và khóa Long thần.
Ngũ phương: Đông - Tây - Nam - Bắc - Trung tâm
Ngũ sắc: Hắc - Bạch - Thanh - Hoàng - Điều
Đều đo lấy giá trị một thước hai, bên cạnh là giao ước có Dưỡng có Cấm. Thường Dưỡng Tứ Pháp: Vân - Vũ - Lôi - Điện hoặc Vân - Vũ - Phong - Lôi xin các Vương các Thần ở núi ở biển ngự các Cung cho khỏe mạnh, nạn qua bệnh khỏi. Thường Cấm giao kèo với Quỷ hoặc Dưỡng Quỷ giam cầm trên núi đạo đặt quẻ Cấn cho nuốt bệnh dịch khi cần.
Khóa Long thần cần ghi rõ hướng đặt để Tiền tài Châu ngọc cần bảo vệ.
Tờ phù này còn một tiếng sáo gọi hồn chỉ đạo sĩ nuôi ma dưỡng quỷ hay dùng với cái tên Ngũ phương linh đồng, khi đốt tạo âm bản trên tro giấy thì được coi là ứng.
Các thức khác như An khởi thủy hay còn gọi là Kết long, Khởi thủy hay Dẫn long rồi Xin xà, Điểm xà, Lên xà, Thanh vòng, Trấn nội đường, Thiết tường, Định Cửa tài, Khai Cửa tài tôi xin không kể lể thêm. Như đã nói bản chất Lỗ ban chú là Thiện chú nhưng rất ít người tạo một lễ Cột Tổ lớn như thế tạo sợi dây liên kết với khắp cõi thần tiên ma quỷ chỉ để xin bình yên, hạnh phúc. Dã tâm của con người là không thể đo đếm. Đến cõi Cực lạc còn thấy Quỷ Thần đứng hai vai. Có Thiện thần ắt sẽ có Ác thần. Lỗ Ban khi viết xong Cấm thuật cũng đã chia rõ hai nửa Chính Tà trong ông. Rất nhiều kẻ đâm sâu vào nỗi đau Lỗ ban sửa chữ Thủy thành chữ Quỷ xiết vào bi kịch mất vợ con của Công Du để mượn Tà thức tạo mối liên kết với Ác thần. Trong các Cấm thuật Độn mộc có các thuật đáng nói sau:


Định căn pháp. Các ngón tay chuyển động bắt quyết để khởi động các chakra trên người, miệng niệm phù khiến đối phương cứng họng đứng im bất động.


Hạp hạp thủy. Hay còn gọi là bùa yêu. Phù này sơ khai là rải bùa ngã tư đường Long Thái nhờ ma đường quỷ chợ làm cho người bước qua có tình ý với mình. Lợi bất cập hại. Sau thủ đoạn đến mức dùng cả lông, móng, tóc, kinh nguyệt phụ nữ, tinh dịch đàn ông làm vật tín dẫn “hormone tình yêu” là oxytocin và "ham muốn tình dục" dopamine. Nhưng thuật nối duyên của Công Du thực chất là một kiểu kết giới Tình người duyên ma của Mục niệm sư nối duyên Liêu trai giữa người sống với người chết. Chứ không hề ngon và lành như thứ nước hoa kích dục với phù chú Mỹ nữ cởi đồ trong mấy cuốn sách công nghiệp gắn mác Quyển hạ Cấm thuật Lỗ ban kinh.


Nối sinh mệnh. Dẫn kéo dài thêm sự sống. Người áp dụng thuật này đầu tiên chính là Gia Cát Lượng. Khổng Minh Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10 tháng 4 năm Tân Dậu. Mệnh Vô chính diệu an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm) cả hai cùng hợp chiếu về mệnh. Cách “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng ư kim diện”. Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua một đấng quân vương mà thôi. Chưa kể Cung mệnh của ông có sao Hữu Bật Tả Phù, cộng với Long Trì Phượng Các ở cung Thiên Di và hóa quyền tại Cung tài nên Gia Cát Lượng là người tinh thông nhiều vấn đề và có uy quyền thực sự, có tài thuyết phục người khác. Gia Cát Lượng là người mệnh Mộc cung Kim, khắc nhau nên đoản thọ không thể sống lâu.
Trước khi mất, khi xem Thiên tượng ông cũng biết được vận mình đã hết nhưng vì muốn sống thêm để phò tự nhà Hán thống nhất thiên hạ, nên Gia Cát Lượng đã lập đàn độn mộc xin thêm dương thọ nối sinh mệnh nhưng đúng vào thời khắc cuối cùng thì ngọn nến bản mệnh bị tắt do Ngụy Diên chạy vào trướng, gió thổi lùa vào mà tắt, vì vậy mà ông không thể sống thêm được nữa.
Người sau dùng cấm thuật nối sinh mệnh thành công chính là Thần cơ Dự toán Lưu Bá Ôn. Nhưng khi vượt qua thêm một giáp với bao lần chết hụt, về già ông vẫn bị bỏ thuốc độc ý đồ thuốc chết. Đang đau ốm tuổi già ông than thở: "Nhân sinh khó tránh thiên mệnh, thế sự suy vi nhân vô thập toàn" rồi buông tay quyết chí đi về cõi thiên thu lánh sự thời gian gian.
Thiêu bính ca của Lưu Bá Ôn chỉ cần vẻn vẹn 20 năm sau để thành sự thật. Những thay đổi trong cục diện chính trị nhà Minh đã trở thành minh chứng cho thấy tiên tri của Lưu Bá Ôn quả thực ứng nghiệm. Thiêu Bính Ca đã dự đoán chính xác hàng loạt sự kiện như chiến dịch Tĩnh nan, sự biến Thổ Mộc Bảo, Minh Anh Tông phục vị, nạn hoạn quan, Lý Tự Thành khởi nghĩa, Sùng Trinh tự vẫn, Ngô Tam Quế đầu hàng quân Thanh.
Ví dụ:
Câu "tám nghìn quỷ nữ" (八千女鬼) khi ghép Hán Tự lại sẽ tạo thành chữ "Ngụy" (魏), ám chỉ hoạn quan Ngụy Trung Hiền hãm hại trung lương, khiến triều đình đại loạn.
Hay như câu "mộc hạ nhất đầu liễu, mục thượng nhất đao nhất mâu đinh" có thể ghép lại thành ba chữ "Lý Tự Thành".
Tương tự như vậy, câu "bình an trấn thủ hảo quế hoa" có chữ "quế" trong tên của Ngô Tam Quế.


Ẩn thân pháp. Thuật này gắn với cuộc đấu giữa 2 đồng môn lỗ ban một ác một thiện tại Vu Khê. Kẻ tà dâm dùng thuật này vấy bẩn gần 400 cô gái, bị một đồng môn dùng Ngũ lôi hỏa thiêu chết. Ẩn thân thật ra không phải là phép khiến phụ nữ nhìn ta như vô hình rồi dở trò dâm dục. Đúng ra cảnh giới của nó là thuật ẩn tam hồn. Đã học Lỗ ban trước sau cũng có kẻ truy vết, ẩn hồn là việc bất khả kháng. Để khi ngay cả bị truy vào 3 cõi Ngục Nhân Thiên ứng với 3 thức Tàng Hiện Thần trong 3 thời Quá Hiện Tương cũng không ai ngoài chính ta biết chân thân chân hồn thực sự ở đâu.


Cửu khí bì đại Thiên. Chính là thứ người học võ hay dùng. Gia tăng tốc độ, sức mạnh, sức chịu đựng trong đối đấu như một dạng doping tinh thần


Chiêu xà kiện phòng. Một trong những kĩ thuật bậc cao trong Cấm thuật. Gọi đàn rắn thường là hổ mang khi ngồi bao bọc che chở cho mình như am thờ án phòng. Một kĩ thuật đồng dạng nhưng thấp hơn Đức Phật rất nhiều lần vì rắn quấn quanh bảo vệ Đức Phật là rắn thần bảy đầu.


Cột Tổ như một thứ mã nguồn mở mặc sức kẻ đời sau sáng tạo theo ý mình nên ta mới thấy xuất hiện đủ các loại bùa chú có hình hài nhi, yêu nữ, chuộng quỷ nét phù loằng ngoằng dây rốn. Khi chúng được dùng vào việc xấu rất khó giải ngay vì không thể xác định Cột Tổ của kẻ phù ở đâu để thanh giải, cũng không biết loại Lỗ ban được dùng là gì, nó nuôi gì vẽ gì ứng gì, Chân thân còn hay đã ẩn. Chờ đến lúc kẻ xấu bị Lỗ ban vật ngược thì mình được vạ má cũng sưng. Nhưng tôi vẫn muốn nói chi tiết về cách niệm giải uế chú trên Cột Tổ
念解秽咒
Niệm giải uế chú
天地自然,稂气分散,洞中虚空,晃郎大玄,八方威神,使我自然,灵宝符命,普告九天,乾罗胆罗,动罡太玄,斩妖伏邪,杀鬼万千,山中神咒,元始王文,持诵一遍,却鬼元年,惊憾五山狱,八海之神魔速首,待为我真,凶秽消散,道气长存,急急如律令。
Thiên địa Tự nhiên, Lang vĩ khí phân tán, Xuyên trung Giả không, Hoảng lang Đại huyền, Bát phương Uy thần, để Ta Tự nhiên, Linh Ngọc Phù mệnh, Thiện báo Cửu thiên,
Càn La Đảm La, Động Canh Thái Huyền, Trảm Yêu Phục Tà, Sát Quỷ muôn hình vạn trạng, Sơn Trung Thần Phù, Khởi nguyên Văn vương, Trì tụng một lượt, lùi quỷ Nguyên niên, Kinh hám Ngũ sơn ngục, Bát hải chi Thần ma Tốc thủ, Chờ ta mà chứng, Uế khí Tiêu tan, Đạo khí Trường tồn, mau mau như Pháp lệnh.
 

Attachments

  • IMG_20200813_004214.jpg
    IMG_20200813_004214.jpg
    197 KB · Views: 114
Last edited:
Tâm sự vớ vẩn
Chưa kịp chào tháng Cô hồn thì các bạn Cô hồn đã dứ mình hết hồn. Rất nhiều người thắc mắc về cánh cổng Âm dương mở những ngày tháng 7 âm lịch. Thực ra mỗi tháng thả nét bút làm cái lễ nhỏ cúng sao giải hạn kiến bò quanh những ngọn nến hộ mệnh, rắc gạo muối trong đêm vắng, tiếng chuột đục vách khoèn khoẹt, tiếng gió rít như cào xé, đập mạnh vào khung cửa xếp cũng đủ để ta cảm nhận ma đường quỷ chợ có hay không. Nhưng tháng 7 người ta nghĩ đến ma quỷ nhiều nên nó dựa vào chính niềm tin, sự sợ hãi ấy mà xuất hiện nhiều hơn. Càng ngày cánh cổng Âm dương càng hiện đại và tối giản. Chỉ là một cánh cửa lớn màu đen đột ngột xuất hiện ngay trước đầu bạn trong giấc ngủ nhưng lại mang đến sự sợ hãi đến cùng cực lẫn trong tiếng ú ớ ở cổ họng bạn phát ra giống khi bị bóng đè, sâu thẳm hút hồn vía bạn vào. Đi sâu hơn sẽ thấy một cái chợ đủ dạng yêu ma che đậy trong hình hài con người trong không gian u tối màu xám. Tiếng một con ma nữ đang tâm sự đi lừa tình của một kẻ chân thành, lừa tiền của một kẻ giàu có lấy làm vui. Cũng có những than thở ước vọng không thành của bậc cha mẹ bị bỏ trôi qua hoài niệm về những đứa con hư hỏng. Cũng có những cô bé cậu bé mượn dáng hình người thân bạn tạo ảo giác đánh lừa chính bạn. Khi tỉnh giấc cảm thấy gan ruột khô rát tâm trí âm u. Có một điều người ta ít để ý là Cửa Âm ti mở thì Cửa Thiên đường cũng mở. Thấp thoáng những vùng đất ánh sáng lấp lánh, không khí trong lành là những công trình kiến trúc hiện đại chứ chẳng hề cổ xưa cũ kĩ như ta vẫn hay nghĩ.
 

Attachments

  • FB_IMG_1597829354143.jpg
    FB_IMG_1597829354143.jpg
    367.5 KB · Views: 110
Tâm sự vớ vẩn
Chưa kịp chào tháng Cô hồn thì các bạn Cô hồn đã dứ mình hết hồn. Rất nhiều người thắc mắc về cánh cổng Âm dương mở những ngày tháng 7 âm lịch. Thực ra mỗi tháng thả nét bút làm cái lễ nhỏ cúng sao giải hạn kiến bò quanh những ngọn nến hộ mệnh, rắc gạo muối trong đêm vắng, tiếng chuột đục vách khoèn khoẹt, tiếng gió rít như cào xé, đập mạnh vào khung cửa xếp cũng đủ để ta cảm nhận ma đường quỷ chợ có hay không. Nhưng tháng 7 người ta nghĩ đến ma quỷ nhiều nên nó dựa vào chính niềm tin, sự sợ hãi ấy mà xuất hiện nhiều hơn. Càng ngày cánh cổng Âm dương càng hiện đại và tối giản. Chỉ là một cánh cửa lớn màu đen đột ngột xuất hiện ngay trước đầu bạn trong giấc ngủ nhưng lại mang đến sự sợ hãi đến cùng cực lẫn trong tiếng ú ớ ở cổ họng bạn phát ra giống khi bị bóng đè, sâu thẳm hút hồn vía bạn vào. Đi sâu hơn sẽ thấy một cái chợ đủ dạng yêu ma che đậy trong hình hài con người trong không gian u tối màu xám. Tiếng một con ma nữ đang tâm sự đi lừa tình của một kẻ chân thành, lừa tiền của một kẻ giàu có lấy làm vui. Cũng có những than thở ước vọng không thành của bậc cha mẹ bị bỏ trôi qua hoài niệm về những đứa con hư hỏng. Cũng có những cô bé cậu bé mượn dáng hình người thân bạn tạo ảo giác đánh lừa chính bạn. Khi tỉnh giấc cảm thấy gan ruột khô rát tâm trí âm u. Có một điều người ta ít để ý là Cửa Âm ti mở thì Cửa Thiên đường cũng mở. Thấp thoáng những vùng đất ánh sáng lấp lánh, không khí trong lành là những công trình kiến trúc hiện đại chứ chẳng hề cổ xưa cũ kĩ như ta vẫn hay nghĩ.
tôi may mắn, ngủ chưa bao giờ bị bóng đè, hay mấy thứ tương tự, kể cả mơ thấy ng âm báo mộng luôn, có 1 lần duy nhất mơ thấy mẹ nyc đã mất thôi, do suy nghĩ về cô nhiều quá, ngày nghĩ đêm mơ
 
thím pianito ơi drop rồi à thím
Rất xin lỗi thím vì không thể rep tin ngay, có lẽ là lỗi thông báo của voz. Vì tháng cô hồn em gặp một số trục trặc nhỏ. Em vẫn đang viết và tìm thêm một số tư liệu. Thím chờ một hai ngày nữa sẽ có phần mới nhé
 
Back
Top