thảo luận Truyện trinh thám các thím thích là gì?

NCTaka

Member
Thím nào mê truyện trinh thám vào đây chia sẻ đi nào.
Trước đây em hay đọc truyện của Agatha Christie nhất còn những tác giả khác thì đọc 1-2 bộ thôi.
Gần đây nhất em có đọc Thánh giá rỗng của Higashino Keigo thấy cuốn này có vẻ nghiêng về tâm lý hơn là trinh thám.
Nhân tiện thì gần đây các thím đang đọc bộ nào cho e một vài cái tên và review ngắn gọn để em tìm đọc nhé :love:.
 
Thím nào mê truyện trinh thám vào đây chia sẻ đi nào.
Trước đây em hay đọc truyện của Agatha Christie nhất còn những tác giả khác thì đọc 1-2 bộ thôi.
Gần đây nhất em có đọc Thánh giá rỗng của Higashino Keigo thấy cuốn này có vẻ nghiêng về tâm lý hơn là trinh thám.
Nhân tiện thì gần đây các thím đang đọc bộ nào cho e một vài cái tên và review ngắn gọn để em tìm đọc nhé :love:.
Mình có lẽ cũng đã đọc tất cả các cuốn của Agatha Chris rồi.
Nếu mê phong cách truyện của bà í thì mình nghĩ bạn nên đọc Connan Doyle, Sherlock Holmes í, đọc hết tất cả các cuốn càng tốt. Mình rất thích cuốn Thung Lũng Khủng Khiếp, bạn rảnh thì đọc thử nha.
Còn rất nhiều tiểu thuyết trinh thám hiện đại mà mình đọc rồi và thấy hay, như Kẻ Nhắc Tuồng, Đồng Đạo, ...
Higashino Keigo thì đúng là nghiêng về tâm lý hơn. Điểm đặc biệt của tiểu thuyết Nhật là tuyến nhân vật dày đặc, tuy hơi mệt cho não nhưng theo dõi được thì cũng rất đỉnh.
Trung thì có những cuốn Tâm lý tội phạm cũng tuyệt, trước đây mình rất thích văn hóa Trung Hoa nên đọc cũng nhiều, nhưng thật ra về độ logic, văn phong trinh thám thì Trung Quốc cảm giác hơi truyện hóa cả về nhân vật và nội dung.
Mình đọc nhiều lắm nhưng cũng khá lâu rồi. Nếu bạn thích thì mình sẽ giới thiệu dần từng cuốn cho. :spiderman:
 
gần đây nổi lên Tử Kim Trần, đọc thử đi

Tử Kim Trần mình phát hiện ra ông này xong thì ngấu nghiến luôn serie của ổng.
Đêm Trường Tăm Tối, cái tên thôi nghe đã rất hay rồi.
Mưu Sát, tuy nội dung rất điện ảnh nhưng cũng rất logic chứ không hề giả trân.
Đứa Trẻ Hư, đọc để rồi rùng mình.
....
Hayyyy
:spiderman:
 
thích trinh thám cổ điển kiểu thằng thám tử bị thả vô 1 cái ngôi biệt thự,lâu đài mà hung thủ giả ma giết ng thôi
 
Trinh thám cổ điển Agatha có cuốn giết người hàng loạt đầu tiên là chuỗi án mạng abc rất hay. Nội dung rất bất ngờ. Thủ pháp là giấu chiếc lá trong một rừng cây. So với các cuốn sau thì cuốn này ra đời trc lại hay hơn đám sau. Sát nhân thách đấu cảnh sát, một tên tâm thần phân liệt, hay là một thiên tài. Cái kết sẽ khiến các bác vô cùng thỏa mãn chứ ko nhảm nhí như đám giết người hàng loạt của hậu bối.
zFNuZTA.png
 
Trinh thám cổ điển Agatha có cuốn giết người hàng loạt đầu tiên là chuỗi án mạng abc rất hay. Nội dung rất bất ngờ. Thủ pháp là giấu chiếc lá trong một rừng cây. So với các cuốn sau thì cuốn này ra đời trc lại hay hơn đám sau. Sát nhân thách đấu cảnh sát, một tên tâm thần phân liệt, hay là một thiên tài. Cái kết sẽ khiến các bác vô cùng thỏa mãn chứ ko nhảm nhí như đám giết người hàng loạt của hậu bối.
zFNuZTA.png
hình như cuốn này cũng là kim chỉ nam cho mấy cuốn trinh thám xu hướng "giết người hàng loạt" sau này luôn.Mấy cuốn thuần trinh thám phá mấy vụ án seria killer toàn nghi vấn hung thủ giả điên để cố tình giết 1 nạn nhân chính nào đấy,mục đích che đậy động cơ vs mối quan hệ.
 
hình như cuốn này cũng là kim chỉ nam cho mấy cuốn trinh thám xu hướng "giết người hàng loạt" sau này luôn.Mấy cuốn thuần trinh thám phá mấy vụ án seria killer toàn nghi vấn hung thủ giả điên để cố tình giết 1 nạn nhân chính nào đấy,mục đích che đậy động cơ vs mối quan hệ.
Đúng rồi Agatha chuyên gia tiên phong thử nghiệm. Thủ pháp cuốn này độc báo. Khi hung thủ lại ở cạnh bên thám tử từ đầu tới cuối . Cuốn này đúng nghĩa là muốn dấu 1 chiếc lá hãy giấu vào rừng cây. Nghi can x cũmg học thủ pháp này. Cuốn này hay cái là giết nhiều người vô tội trc để dấu vụ án thật tạo chuỗi liên hoàn có chủ đích.
YHs5f6H.png
. Mình thích thủ pháp gây án hơn đám điên sát thủ liên hoàn sau này hơn.

Văn phong Agatha tạo nhìu vụ án không ngờ đám hậu bối học theo rất nhiều.
uq1dgnk.png
 
Mình có lẽ cũng đã đọc tất cả các cuốn của Agatha Chris rồi.
Nếu mê phong cách truyện của bà í thì mình nghĩ bạn nên đọc Connan Doyle, Sherlock Holmes í, đọc hết tất cả các cuốn càng tốt. Mình rất thích cuốn Thung Lũng Khủng Khiếp, bạn rảnh thì đọc thử nha.
Còn rất nhiều tiểu thuyết trinh thám hiện đại mà mình đọc rồi và thấy hay, như Kẻ Nhắc Tuồng, Đồng Đạo, ...
Higashino Keigo thì đúng là nghiêng về tâm lý hơn. Điểm đặc biệt của tiểu thuyết Nhật là tuyến nhân vật dày đặc, tuy hơi mệt cho não nhưng theo dõi được thì cũng rất đỉnh.
Trung thì có những cuốn Tâm lý tội phạm cũng tuyệt, trước đây mình rất thích văn hóa Trung Hoa nên đọc cũng nhiều, nhưng thật ra về độ logic, văn phong trinh thám thì Trung Quốc cảm giác hơi truyện hóa cả về nhân vật và nội dung.
Mình đọc nhiều lắm nhưng cũng khá lâu rồi. Nếu bạn thích thì mình sẽ giới thiệu dần từng cuốn cho. :spiderman:
Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ thì đúng là hay, trừ phần Tâm nguyện cuối cùng với Ánh sáng thành phố ra thì đọc ổn. Thím nói đúng và dùng từ khá ổn là văn phong của các tác gia TQ đều “truyện hoá”, “điện ảnh hoá” tác phẩm của mình. Ngoài ra, Tử Kim Trần thì m chỉ đọc được cuốn Đêm trường tăm tối, 2 cuốn Mưu sát và Sự trả thù hoàn hảo khá giống nhau, Đứa trẻ hư thì dễ đoán. Đặc điểm trong cách viết của Tử Kim Trần là sự lặp lại các ý quá nhiều, cảm giác như đọc đi đọc lại một đoạn hết lần này tới lần khác.

Keigo đọc các tuyến nhân vật dày đặc, chồng chéo nhưng Nhật Bản nó vẫn là cái gì đó đẳng cấp hơn nhiều so với TQ. TQ phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh dị và biến thái để câu chuyện thêm sức cuốn hút, còn Nhật Bản chỉ thuần dựa vào sự logic, plot twist đúng thời điểm, nên đọc rất dễ chấp nhận.

Tiểu thuyết trinh thám cổ điển như thím nêu nó ko chỉ mang yếu tố phá án đơn thuần mà nó còn lồng ghép các yếu tố bối cảnh lịch sử, xã hội đương thời rất hay, đọc cảm giác như hình dung lại 1 giai đoạn trong lịch sử, thấy nó sướng sướng.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ thì đúng là hay, trừ phần Tâm nguyện cuối cùng với Ánh sáng thành phố ra thì đọc ổn. Thím nói đúng và dùng từ khá ổn là văn phong của các tác gia TQ đều “truyện hoá”, “điện ảnh hoá” tác phẩm của mình. Ngoài ra, Tử Kim Trần thì m chỉ đọc được cuốn Đêm trường tăm tối, 2 cuốn Mưu sát và Sự trả thù hoàn hảo khá giống nhau, Đứa trẻ hư thì dễ đoán. Đặc điểm trong cách viết của Tử Kim Trần là sự lặp lại các ý quá nhiều, cảm giác như đọc đi đọc lại một đoạn hết lần này tới lần khác.

Keigo đọc các tuyến nhân vật dày đặc, chồng chéo nhưng Nhật Bản nó vẫn là cái gì đó đẳng cấp hơn nhiều so với TQ. TQ phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh dị và biến thái để câu chuyện thêm sức cuốn hút, còn Nhật Bản chỉ thuần dựa vào sự logic, plot twist đúng thời điểm, nên đọc rất dễ chấp nhận.

Tiểu thuyết trinh thám cổ điển như thím nêu nó ko chỉ mang yếu tố phá án đơn thuần mà nó còn lồng ghép các yếu tố bối cảnh lịch sử, xã hội đương thời rất hay, đọc cảm giác như hình dung lại 1 giai đoạn trong lịch sử, thấy nó sướng sướng.

via theNEXTvoz for iPhone
cực kỳ đồng ý với bác điểm này,trình thám Tàu được cái nhiều và đa dạng nhưng nó như một bản chất lượng thấp hơn của bọn nhật vậy.

Một phần nữa là do yếu tố chính trị nữa,trinh thám tàu thật khó mà viết về các thám tử Tư,vì bản chất ko thể giao việc trị an cho một nhóm cá thể tư nhân,dù chỉ là truyện giả.Trong khi bên nhật thì dễ xuất hiện các thám tử tư hơn,cốt truyện đặc sắc hơn,thằng nhật từ những năm rất dài sau minh trị có xu hướng tây hóa nên dễ xuất hiện các chi tiết hấp dẫn như các toàn nhà cổ,lâu đài kiểu tây cổ xưa rùng rợn.

Còn Tàu thì dính phải một khoảng thời gian dài nội loại rối ren,thời kỳ đấy lo sống qua ngày còn chưa xong,mà trinh thám cổ điển thì bọn nó hay hạn chế viết về thời đương đại do khoảng cách công nghệ quá lớn.Ở thời hiện đại với gg map,camera lắp đầy đường,phương tiện truyền thông tận răng,phương pháp điều tra khoa học soi từng li từng tí rất khó để tái hiện một câu chuyện về một ngôi biệt thư ma ám heo hút hoàn chỉnh được.
 
Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ thì đúng là hay, trừ phần Tâm nguyện cuối cùng với Ánh sáng thành phố ra thì đọc ổn. Thím nói đúng và dùng từ khá ổn là văn phong của các tác gia TQ đều “truyện hoá”, “điện ảnh hoá” tác phẩm của mình. Ngoài ra, Tử Kim Trần thì m chỉ đọc được cuốn Đêm trường tăm tối, 2 cuốn Mưu sát và Sự trả thù hoàn hảo khá giống nhau, Đứa trẻ hư thì dễ đoán. Đặc điểm trong cách viết của Tử Kim Trần là sự lặp lại các ý quá nhiều, cảm giác như đọc đi đọc lại một đoạn hết lần này tới lần khác.

Keigo đọc các tuyến nhân vật dày đặc, chồng chéo nhưng Nhật Bản nó vẫn là cái gì đó đẳng cấp hơn nhiều so với TQ. TQ phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh dị và biến thái để câu chuyện thêm sức cuốn hút, còn Nhật Bản chỉ thuần dựa vào sự logic, plot twist đúng thời điểm, nên đọc rất dễ chấp nhận.

Tiểu thuyết trinh thám cổ điển như thím nêu nó ko chỉ mang yếu tố phá án đơn thuần mà nó còn lồng ghép các yếu tố bối cảnh lịch sử, xã hội đương thời rất hay, đọc cảm giác như hình dung lại 1 giai đoạn trong lịch sử, thấy nó sướng sướng.

via theNEXTvoz for iPhone
Tử Kim Trần ko hiểu sao đọc em lại thấy dáng dấp của Đông Lào trong đó nên cảm giác gần gũi hơn Lôi Mễ haha. Nói Chung Nhật dù mấy bộ Trinh Thám hay tâm lý, tình cảm, giọng văn đều có 1 cái gì đó rất đỉnh, rất hiện đại. Kiểu nó vừa Tây lại vừa Á Đông chứ ko rặt Á Đông như Tàu. Chỉ có cái là tuyến nhân vật nhiều quá, mà tên lại khó nhớ nữa nên để theo dõi được cũng phải vận não tí :D
 
Thám Tử Kindaichi
Tác giả não quá to toàn cho nhân vật nghĩ ra những thủ đoạn cực kỳ phức tạp như tập Vụ Án Trên Tàu Du Lịch.
Dám đi sâu vào những chủ đề h.i.ế.p d.â.m,loạn luân...
Cảm giác mấy thằng Tổ Chức Áo Đen trong Conan mang tính là tinh hoa quốc tế nhưng IQ còn chẳng bằng bọn tội phạm thường dân trong Kindaichi.
 
Thám Tử Kindaichi
Tác giả não quá to toàn cho nhân vật nghĩ ra những thủ đoạn cực kỳ phức tạp như tập Vụ Án Trên Tàu Du Lịch.
Dám đi sâu vào những chủ đề h.i.ế.p d.â.m,loạn luân...
Cảm giác mấy thằng Tổ Chức Áo Đen trong Conan mang tính là tinh hoa quốc tế nhưng IQ còn chẳng bằng bọn tội phạm thường dân trong Kindaichi.
Xưa có con bé học chung chửi Conan ăn cắp vụ án cô dâu không đầu của bộ Kindaichi. Tôi đọc thì thấy cũng giống thật. Tôi cũng thích Kindaichi hơn vì tình tiết, không khí thật hơn, u ám hơn, Conan tôi cứ thấy bần bần cùi cùi kiểu trẻ con tdn :cautious:
 
Tâm lý tội phạm của Lôi Mễ thì đúng là hay, trừ phần Tâm nguyện cuối cùng với Ánh sáng thành phố ra thì đọc ổn. Thím nói đúng và dùng từ khá ổn là văn phong của các tác gia TQ đều “truyện hoá”, “điện ảnh hoá” tác phẩm của mình. Ngoài ra, Tử Kim Trần thì m chỉ đọc được cuốn Đêm trường tăm tối, 2 cuốn Mưu sát và Sự trả thù hoàn hảo khá giống nhau, Đứa trẻ hư thì dễ đoán. Đặc điểm trong cách viết của Tử Kim Trần là sự lặp lại các ý quá nhiều, cảm giác như đọc đi đọc lại một đoạn hết lần này tới lần khác.

Keigo đọc các tuyến nhân vật dày đặc, chồng chéo nhưng Nhật Bản nó vẫn là cái gì đó đẳng cấp hơn nhiều so với TQ. TQ phụ thuộc nhiều vào yếu tố kinh dị và biến thái để câu chuyện thêm sức cuốn hút, còn Nhật Bản chỉ thuần dựa vào sự logic, plot twist đúng thời điểm, nên đọc rất dễ chấp nhận.

Tiểu thuyết trinh thám cổ điển như thím nêu nó ko chỉ mang yếu tố phá án đơn thuần mà nó còn lồng ghép các yếu tố bối cảnh lịch sử, xã hội đương thời rất hay, đọc cảm giác như hình dung lại 1 giai đoạn trong lịch sử, thấy nó sướng sướng.

via theNEXTvoz for iPhone
Ở một góc nhìn khác tôi lại thấy Lôi Mễ khai thác tốt khía cạnh tâm lý nhân vật, và ở mặt này những tác giả truyện trinh thám khác đã làm không tốt. Tôi nhớ thời tôi còn nhỏ vừa nhai xong một cuốn của Dan Brown rồi đọc qua Lôi Mễ, nói thật với anh cảm tưởng của tôi lúc đó như mới từ vùng rừng rú hoang sơ bước chân vào thành phố, cả khói xe cũng làm tôi hạnh phúc :shame:
 
Back
Top