thảo luận Truyện trinh thám các thím thích là gì?

Tôi mới đọc qua mấy cuốn trinh thám của nổi tiếng thì có nhận xét như sau.
  • Keigo: Đây là tác giả đầu tiên, như một bác đã chia sẻ ở trên, thì sẽ có 2 ngạch chính là trinh thám thuần hoặc là truyện tâm lí. Bác này ở VN thấy xuất bản khá nhiều cuốn, tuy nhiên được đánh giá là viết không đều tay, có những cuốn rất hay nhưng có những cuốn thì lại không được hay cho lắm, tất nhiên thì đó cũng là cảm nhận của riêng từng người.
    Các tác phẩm mà mình đã đọc và thấy là hay, đáng tiền mua: Phía sau nghi can X, Bạch dạ hành, Ác ý, Tiệm tạp hoá Namiya
  • Edogawa Ranpo: Bác này thì trinh thám nhưng theo hướng kinh dị, tâm lí, chủ yếu viết truyện ngắn. Mình thì không đánh giá cao trinh thám của bác này lắm, mà truyện của bác cuốn hút mình bởi yếu tố tâm lí, ma mị, còn về trinh thám thì thấy nó không gay cấn, thường là đáp án được mở ra rất nhanh. :v cơ mà bác này rất hay có kiểu viết plot twist chồng plot twist, đại loại sẽ là: đưa ra suy luận X, nhưng sau đó lại đưa ra một suy luận Y bẻ lại suy luận X, cả 2 suy luận đều có sự hợp lí riêng của nó, và thi thoảng sẽ để người đọc tự phán đoán xem là suy luận nào mới là suy luận đúng. À mà bác này còn có truyện chưa viết xong nhưng nhà xuất bản vẫn xuất bản. Đọc mà tức
    Các tác phẩm mình đã đọc (thưc ra thì có lẽ là tất cả những cuốn theo mình biết của bác này rồi): Tuyển tập truyện của Edogawa Ranpo (trong này có 1 truyện ngắn chưa viết hết nhưng vẫn được cho vào), Gã hề địa ngục, Chiếc ghế người, Dấu vết của quỷ.
  • Tử Kim Trần: Đây là tác giả mình đánh giá khá cao, mình đã ngồi đọc 1 mạch hết 5 tác phẩm mà được coi là hay nhất của ông. Nếu mà "Phía sau nghi can X" được đánh giá rất cao về plot twist thì mình thấy là vẫn còn thua các tác phẩm của Tử Kim Trần về mặt này. Truyện của Tử Kim Trần thường xuyên có plot twist khi vén màn để cho thấy độ cao tay và đầu óc của hung thủ.
    Nhưng mà có 1 cái mà mình khá là cấn về truyện của Tử Kim Trần (và có vẻ là cũng xảy ra đối với các tác phẩm của Lôi Mễ, dù mình chưa có đọc tác phẩm nào của tác giả này) đó là sẽ có những lúc mà cảnh sát tìm hung thủ bằng cảm giác, tức là dù không có chứng cứ nhưng sẽ khoá chặt 1 người mà cảnh sát cho là hung thủ và đi tìm chứng cứ để chứng minh người này là hung thủ. :/ mình đọc nhiều lúc thấy cực kì phản logic về việc này. Vì truyện của Tử Kim Trần thường là sẽ cho người đọc biết trước hung thủ là ai, nên sẽ rất hay xảy ra tình trạng là, dù hung thủ có chứng cứ ngoại phạm tốt như thế nào, thậm chí là hoàn hảo, thì cảnh sát lúc nào cũng sẽ kiểu: Ồ, chứng cứ ngoại phạm hoàn hảo, nhưng mà mình cứ có cảm giác người này là hung thủ, và cứ tiếp tục điều tra họ. Trong khi đối với các nhân vật khác mà có chứng cứ ngoại phạm là họ sẽ bỏ qua luôn và không điều tra nữa. Nó sẽ rất ảo ma ở những chi tiết đó, kiểu không cần biết nhưng nhân vật chính bảo ai là hung thủ thì chắc chắn sẽ là người đó vậy.
    Các tác phẩm mình đã đọc, tất cả mình đều thấy hay nha: Đêm trường tăm tối, Đứa trẻ hư, Tội lỗi không chứng cứ, Mưu sát, Sự trả thù hoàn hảo.
  • Conan Doyle: Mình đã đọc hết series về Sherlock Holmes. Để nói về cảm nhận cá nhân của mình thì, các truyện làm mình ấn tượng bởi sự suy luận sắc bén của Sherlock Holmes cùng với sự logic của nó, nhưng không làm mình cảm giác "đã", "thoả mãn" cho lắm.
  • Chan Ho Kei: Mới đọc cuốn 13.67 của bác này, nếu ai là fan của Sherlock Holmes thì mình highly recommend đọc nha. đọc mình thấy có nét gì đó khá là giống Sherlock Holmes
  • Lôi Mễ: mình thấy nhiều người rcm Lôi Mễ, cá nhân mình đã đọc 2 cuốn của Lôi Mễ là Độc giả thứ 7 và Đề thi đẫm máu thì phải thú thật là mình đã phải cố gắng rất nhiều để không drop, nhất là Đề thi đẫm máu. Cả 2 cuốn trinh thám rất chi là ảo ma, kiểu nhân vật chính bảo vậy thì nó là vậy đấy. Cá nhân mình thì có vẻ không hợp Lôi Mễ lắm, chắc sẽ không tìm đọc thêm cuốn nào của tác giả này nữa.
 
Last edited:
-manga: Q.E.D
-sách chữ:
  • trinh thám cổ điển: Người đàn bà trong đêm của Cornell Woolrich, Gói thuốc lá của cụ Thế Lữ
  • trinh thám hiện đại: nghi can X của Keigo (Nhật), lửa thiêu rừng hạnh của Tùng Ưng (Tàu), vị khách chủ nhật của Thomas Kanger (Thuỵ Điển)
 
-manga: Q.E.D
-sách chữ:
  • trinh thám cổ điển: Người đàn bà trong đêm của Cornell Woolrich, Gói thuốc lá của cụ Thế Lữ
  • trinh thám hiện đại: nghi can X của Keigo (Nhật), lửa thiêu rừng hạnh của Tùng Ưng (Tàu), vị khách chủ nhật của Thomas Kanger (Thuỵ Điển)
Trinh thám cố điển và trinh thám hiện đại khác nhau ở điểm nào vậy thím?
 
Trinh thám cố điển và trinh thám hiện đại khác nhau ở điểm nào vậy thím?
khác nhau nhiều thứ lắm nhưng tựu chung lại 2 điểm chính: thời đại và tiến bộ kỹ thuật. ví dụ đơn giản nhất, ta có một vụ án xâm hại td. ngày xưa chỉ có thể biết nạn nhân bị cưỡng bức qua các chi tiết bên ngoài như quần áo xộc xệch, lõa thể, có vết thương do xô xát... nhưng ngày nay có thể lấy dịch thể, máu, mẩu da, sợi tóc,... còn sót lại bên trong, hoặc trên cơ thể để test dna, khoanh vùng đối tượng rồi đưa lệnh yêu cầu những kẻ tình nghi đi test xem có cùng là 1 người không.
 
Hôm qua vừa đọc thám tử kindaichi xong , nhưng mà là kindaichi kosuke nhân vật thám tử trong trinh thám của yokomizo seishi. Truyện của yokomizo đúng kiểu trinh thám cổ điển chứ ko lân la sang phần tâm lý như là higashino. Tiếc là ông này ít ebook quá, tìm được mỗi 2 cuốn là đảo ngục môn và rìu, đàn, cúc.
Gửi xin ít ebook đi bạng.
 
Tôi mới đọc qua mấy cuốn trinh thám của nổi tiếng thì có nhận xét như sau.
  • Keigo: Đây là tác giả đầu tiên, như một bác đã chia sẻ ở trên, thì sẽ có 2 ngạch chính là trinh thám thuần hoặc là truyện tâm lí. Bác này ở VN thấy xuất bản khá nhiều cuốn, tuy nhiên được đánh giá là viết không đều tay, có những cuốn rất hay nhưng có những cuốn thì lại không được hay cho lắm, tất nhiên thì đó cũng là cảm nhận của riêng từng người.
    Các tác phẩm mà mình đã đọc và thấy là hay, đáng tiền mua: Phía sau nghi can X, Bạch dạ hành, Ác ý, Tiệm tạp hoá Namiya
  • Edogawa Ranpo: Bác này thì trinh thám nhưng theo hướng kinh dị, tâm lí, chủ yếu viết truyện ngắn. Mình thì không đánh giá cao trinh thám của bác này lắm, mà truyện của bác cuốn hút mình bởi yếu tố tâm lí, ma mị, còn về trinh thám thì thấy nó không gay cấn, thường là đáp án được mở ra rất nhanh. :v cơ mà bác này rất hay có kiểu viết plot twist chồng plot twist, đại loại sẽ là: đưa ra suy luận X, nhưng sau đó lại đưa ra một suy luận Y bẻ lại suy luận X, cả 2 suy luận đều có sự hợp lí riêng của nó, và thi thoảng sẽ để người đọc tự phán đoán xem là suy luận nào mới là suy luận đúng. À mà bác này còn có truyện chưa viết xong nhưng nhà xuất bản vẫn xuất bản. Đọc mà tức
    Các tác phẩm mình đã đọc (thưc ra thì có lẽ là tất cả những cuốn theo mình biết của bác này rồi): Tuyển tập truyện của Edogawa Ranpo (trong này có 1 truyện ngắn chưa viết hết nhưng vẫn được cho vào), Gã hề địa ngục, Chiếc ghế người, Dấu vết của quỷ.
  • Tử Kim Trần: Đây là tác giả mình đánh giá khá cao, mình đã ngồi đọc 1 mạch hết 5 tác phẩm mà được coi là hay nhất của ông. Nếu mà "Phía sau nghi can X" được đánh giá rất cao về plot twist thì mình thấy là vẫn còn thua các tác phẩm của Tử Kim Trần về mặt này. Truyện của Tử Kim Trần thường xuyên có plot twist khi vén màn để cho thấy độ cao tay và đầu óc của hung thủ.
    Nhưng mà có 1 cái mà mình khá là cấn về truyện của Tử Kim Trần (và có vẻ là cũng xảy ra đối với các tác phẩm của Lôi Mễ, dù mình chưa có đọc tác phẩm nào của tác giả này) đó là sẽ có những lúc mà cảnh sát tìm hung thủ bằng cảm giác, tức là dù không có chứng cứ nhưng sẽ khoá chặt 1 người mà cảnh sát cho là hung thủ và đi tìm chứng cứ để chứng minh người này là hung thủ. :/ mình đọc nhiều lúc thấy cực kì phản logic về việc này. Vì truyện của Tử Kim Trần thường là sẽ cho người đọc biết trước hung thủ là ai, nên sẽ rất hay xảy ra tình trạng là, dù hung thủ có chứng cứ ngoại phạm tốt như thế nào, thậm chí là hoàn hảo, thì cảnh sát lúc nào cũng sẽ kiểu: Ồ, chứng cứ ngoại phạm hoàn hảo, nhưng mà mình cứ có cảm giác người này là hung thủ, và cứ tiếp tục điều tra họ. Trong khi đối với các nhân vật khác mà có chứng cứ ngoại phạm là họ sẽ bỏ qua luôn và không điều tra nữa. Nó sẽ rất ảo ma ở những chi tiết đó, kiểu không cần biết nhưng nhân vật chính bảo ai là hung thủ thì chắc chắn sẽ là người đó vậy.
    Các tác phẩm mình đã đọc, tất cả mình đều thấy hay nha: Đêm trường tăm tối, Đứa trẻ hư, Tội lỗi không chứng cứ, Mưu sát, Sự trả thù hoàn hảo.
  • Conan Doyle: Mình đã đọc hết series về Sherlock Holmes. Để nói về cảm nhận cá nhân của mình thì, các truyện làm mình ấn tượng bởi sự suy luận sắc bén của Sherlock Holmes cùng với sự logic của nó, nhưng không làm mình cảm giác "đã", "thoả mãn" cho lắm.
  • Chan Ho Kei: Mới đọc cuốn 13.67 của bác này, nếu ai là fan của Sherlock Holmes thì mình highly recommend đọc nha. đọc mình thấy có nét gì đó khá là giống Sherlock Holmes
  • Lôi Mễ: mình thấy nhiều người rcm Lôi Mễ, cá nhân mình đã đọc 2 cuốn của Lôi Mễ là Độc giả thứ 7 và Đề thi đẫm máu thì phải thú thật là mình đã phải cố gắng rất nhiều để không drop, nhất là Đề thi đẫm máu. Cả 2 cuốn trinh thám rất chi là ảo ma, kiểu nhân vật chính bảo vậy thì nó là vậy đấy. Cá nhân mình thì có vẻ không hợp Lôi Mễ lắm, chắc sẽ không tìm đọc thêm cuốn nào của tác giả này nữa.
:beauty:
 
em xin 1 vài tên truyện thể loại kinh dị như: "Chuyến xe bus cuối ngày số 13" hay truyện "Kẻ thủ thi".....
Nhân tiện truyện Kẻ thủ thi (kẻ canh xác) trước em đang đọc hay quá mà mới tới chap 300 mấy thì ko thấy dịch nữa, trên mạng toàn convert rất khó đọc, bác nào có thì share em với, em rất vô cùng đội ơn ngàn lần.
 
Mới đọc hết 2 cuốn "Khúc ca tú cầu của ác quỷ" và "Thôn tám mộ" của Yokomizo Seishi, thế là hết 5 cuốn được IPM phát hành rồi. Tử Kim Trần cũng đọc được 3 cuốn Truy tìm dấu vết, Sự trả thù hoàn hảo với lại Đêm trường tăm tối, đang dở 2 cuốn nữa mà hơi lười mãi vẫn chưa đọc xong :cold:
 
đã đọc full bộ Sherlock Holmes, thấy ổng giỏi nhưng mà vẫn ko thấy được cuốn lắm, vẫn thiếu thiếu 1 cái gì đó.
 
Trinh thám châu Á ngoài Nhật thì recommend 2 tác giả tier A: Chan Ho Kei - hongkong và Tử Kim Trần - tàu khựa.
Còn các thể loại Chu Hạo Huy, Lôi Mễ, Tần Minh, Na Da, Sái Tuấn,... thì mình xếp ở tier B thôi.
Lôi Mễ tier B thì ạ thím, thím đọc hết tác phẩm của Lôi Mễ chưa ?
 
Fen stan truyện Nhật vậy. Có thể giới thiệu cho mình vài bộ đc ko. Keigo mình mới đọc phần đầu của tạp hóa namiya, xem phim chuyển thể bộ nghi can X, bạch dạ hành cá nhân thấy bình thường
Y0fXstC.png


via theNEXTvoz for iPhone
Ác Ý, cuộc diễu hành thầm lặng nhé
 
cuốn sherlock holmes thấy hay nhất là thung lũng kinh hoàng, cuốn này ko nói về holmes nhiều mà kể về một người đàn ông tham gia vào băng cướp khét tiếng, đến đoạn cuối plot twist đọc sướng v, chỉ tiếc là bị Moriaty nhắm đến thì biết kết cục như nào r.
 
đã đọc full bộ Sherlock Holmes, thấy ổng giỏi nhưng mà vẫn ko thấy được cuốn lắm, vẫn thiếu thiếu 1 cái gì đó.
sherlock holmes là trinh thám đời đầu, phân tích như ổng plot hole với suy diễn chủ quan đầy ra, nhưng thời đấy như vậy là đỉnh lắm rồi. Đọc trinh thám hiện đại nhiều quay lại đọc truyện ổng thì thấy thiếu thiếu là phải
 
Lôi Mễ tier B thì ạ thím, thím đọc hết tác phẩm của Lôi Mễ chưa ?
lôi mễ chắc do truyện lão hơi kịch, thích drama nội dung kiểu phim truyền hình, làm nv chính ngu phế đột xuất nên nhiều người không thích, thêm vào đó các quyển sau đề thi đẫm máu lôi mễ càng sa đà vô tâm lý xã hội. Chứ mình thấy văn phong lão viết chắc tay, diễn đạt câu chuyện cực kỳ trôi chảy, là điều quan trọng để hình thành sức hấp dẫn cho bất kỳ tiểu thuyết loại nào. Đọc lôi mễ xong đọc nhiều tác giả khác đúng kiểu éo vào, éo hiểu thằng tác giả đó đang truyền tải cái mẹ gì luôn.

Trinh thám cố điển và trinh thám hiện đại khác nhau ở điểm nào vậy thím?
trinh thám cổ điển đi theo quy chuẩn như mấy truyện sherlock holmes, poirot, conan, kindaichi ông và cháu....mô týp thám tử vô tình tới nơi đó hoặc được mời, nơi đó xảy ra án mạng, xuất hiện các nghi can và thám tử đi điều tra hung thủ trong các nghi can đó. Nhân vật thám tử thường được mô tả tài tình, dị biệt và gần như toàn là dân làm tư, là dân cựu hoặc không thuộc lực lực hành pháp như công an, cảnh sát. Thường trinh thám cổ điển do các tác giả cũ viết hoặc lấy bối cảnh cũ kỹ từ các năm 80,90 đổ về trước để tô đậm không khí ảm đạm cũng như sự hạn chế của công nghệ thời đại mới có cớ cho đám thám tử tư múa võ mồm.

Trinh thám hiện đại thì các vụ án đa dạng hơn, ngoài các vụ án theo kiểu giết người-tra án-phá án thuần túy thì còn các vụ án như bắt cóc, tống tiền, án hình sự, dân sự, án tham nhũng, các câu chuyện hay pha vào các yếu tố tâm lý xã hội như lôi mễ, tử kim trần, keigo. Nhân vật chính giờ đa phần sẽ thuộc lực lượng hành pháp do thời hiện đại công nghệ phát triển, mấy trò tố mồm suôn của đám thám tử tư ko còn hiệu lực nữa.


Nói chung bác thấy 1 tác phẩm trinh thám có 1 thằng thám tử éo phải cảnh sát, công an, tới 1 nơi và xảy ra án mạng, từ đâu nhảy ra 1 đống nhân chứng, thằng thám tử đi lòng vòng tra án, cảnh sát địa phương thì toàn đần độn vô dụng hoặc kém tài hơn thằng thám tử thì đó chính là trinh thám cổ điển
 
lôi mễ chắc do truyện lão hơi kịch, thích drama nội dung kiểu phim truyền hình, làm nv chính ngu phế đột xuất nên nhiều người không thích, thêm vào đó các quyển sau đề thi đẫm máu lôi mễ càng sa đà vô tâm lý xã hội. Chứ mình thấy văn phong lão viết chắc tay, diễn đạt câu chuyện cực kỳ trôi chảy, là điều quan trọng để hình thành sức hấp dẫn cho bất kỳ tiểu thuyết loại nào. Đọc lôi mễ xong đọc nhiều tác giả khác đúng kiểu éo vào, éo hiểu thằng tác giả đó đang truyền tải cái mẹ gì luôn.


trinh thám cổ điển đi theo quy chuẩn như mấy truyện sherlock holmes, poirot, conan, kindaichi ông và cháu....mô týp thám tử vô tình tới nơi đó hoặc được mời, nơi đó xảy ra án mạng, xuất hiện các nghi can và thám tử đi điều tra hung thủ trong các nghi can đó. Nhân vật thám tử thường được mô tả tài tình, dị biệt và gần như toàn là dân làm tư, là dân cựu hoặc không thuộc lực lực hành pháp như công an, cảnh sát. Thường trinh thám cổ điển do các tác giả cũ viết hoặc lấy bối cảnh cũ kỹ từ các năm 80,90 đổ về trước để tô đậm không khí ảm đạm cũng như sự hạn chế của công nghệ thời đại mới có cớ cho đám thám tử tư múa võ mồm.

Trinh thám hiện đại thì các vụ án đa dạng hơn, ngoài các vụ án theo kiểu giết người-tra án-phá án thuần túy thì còn các vụ án như bắt cóc, tống tiền, án hình sự, dân sự, án tham nhũng, các câu chuyện hay pha vào các yếu tố tâm lý xã hội như lôi mễ, tử kim trần, keigo. Nhân vật chính giờ đa phần sẽ thuộc lực lượng hành pháp do thời hiện đại công nghệ phát triển, mấy trò tố mồm suôn của đám thám tử tư ko còn hiệu lực nữa.


Nói chung bác thấy 1 tác phẩm trinh thám có 1 thằng thám tử éo phải cảnh sát, công an, tới 1 nơi và xảy ra án mạng, từ đâu nhảy ra 1 đống nhân chứng, thằng thám tử đi lòng vòng tra án, cảnh sát địa phương thì toàn đần độn vô dụng hoặc kém tài hơn thằng thám tử thì đó chính là trinh thám cổ điển
Trinh thám hiện đại của Tây phương thì có bộ nào nên đọc thím gợi ý giúp e :D
 
Trinh thám hiện đại của Tây phương thì có bộ nào nên đọc thím gợi ý giúp e :D
mình thích đọc bọn tàu vs nhựt là chính vì bối cảnh hai thằng này giống mình lại hay có kiểu tradegy past, diệt môn. Còn trinh thám hiện đại âu mẽo thì phải đi chung với serial killer, thriller mới hấp dẫn chứ ba cái tâm lý xã hội, trinh thám hình sự của chúng nó sure kèo éo vô người việt mình được. Truyện âu mẽo trinh thám hay thì nhiều nhưng mình chỉ đọc mấy quyển được mua về chuyển tiếng việt vì hơi dốt tiếng anh, vài seri mình biết như

Seri Hannibal của thomas harris, gồm các quyển rồng đỏ, sự im lặng của bầy cừu, hannibal báo thù. Serial killer kèm tâm lý tội phạm biến thái. Mấy quyển đầu hay, còn quyển Hannibal báo thù đọc cho biết kết cục của mấy nhân vật chứ nó là truyện tâm lý tội phạm chứ éo phải trinh thám, mà cảm nhận bản thân thì quyển cuối cũng éo hay.

Seri giáo sư robert langdon đi phá các vụ án, tìm kho báu có liên quan tới tôn giáo, thuyết âm mưu về chúa của dan brown, thiên thần và ác quỷ, mật mã da vinci, hỏa ngục, biểu tượng thất truyền, nguồn cội. Truyện lão này hay nhất là lúc đi giải mã các thuyết âm mưu về lịch sử con người, là lúc phá án, còn ba cái hung thủ thì hơi nhạt vì mô týp lặp đi lặp lại không có gì bất ngờ. Đọc mấy quyển đầu là mấy quyển sau biết hung thủ là ai luôn vì mô týp y như vậy, nhưng ngta vẫn theo dõi vì giai đoạn phá án hấp dẫn, nhất là ai thích lịch sử.

Cô gái có hình xăm rồng của Stieg Larsson, viết về các vụ án bí ẩn không được điều tra hoặc bị giấu nhẹm, bị các thế nực thù địch dùng media lấp liếm. Vừa trinh thám phá án vừa kiểu trinh thám hình sự dù hai nhân vật chính éo có ai là cảnh sát, đọc rất hay và hồi hộp nhưng lão Larsson cá nhân mình thấy văn phong viết hơi chán, có thể do người dịch.

Seri trinh thám của Jeffery Deave, hồi xưa có cuốn kẻ tầm xương khá nổi, sau nxb dịch thêm mấy cuốn như thập tự ven đường, chiếc ghế trống....cũng khá nhiều, lão này chuyên về serial killer, tâm lý biến thái tội phạm. Có điều viết nhiều quá nên chất lượng không đều mấy cuốn mình kể đọc ok chứ mấy cuốn khác có màu sắc trinh thám hình sự, chính trị. Nhưng điểm chung là lão này chuyên về kiểu đề tài giật gân nên đọc giải trí rất khá
 
mình thích đọc bọn tàu vs nhựt là chính vì bối cảnh hai thằng này giống mình lại hay có kiểu tradegy past, diệt môn. Còn trinh thám hiện đại âu mẽo thì phải đi chung với serial killer, thriller mới hấp dẫn chứ ba cái tâm lý xã hội, trinh thám hình sự của chúng nó sure kèo éo vô người việt mình được. Truyện âu mẽo trinh thám hay thì nhiều nhưng mình chỉ đọc mấy quyển được mua về chuyển tiếng việt vì hơi dốt tiếng anh, vài seri mình biết như

Seri Hannibal của thomas harris, gồm các quyển rồng đỏ, sự im lặng của bầy cừu, hannibal báo thù. Serial killer kèm tâm lý tội phạm biến thái. Mấy quyển đầu hay, còn quyển Hannibal báo thù đọc cho biết kết cục của mấy nhân vật chứ nó là truyện tâm lý tội phạm chứ éo phải trinh thám, mà cảm nhận bản thân thì quyển cuối cũng éo hay.

Seri giáo sư robert langdon đi phá các vụ án, tìm kho báu có liên quan tới tôn giáo, thuyết âm mưu về chúa của dan brown, thiên thần và ác quỷ, mật mã da vinci, hỏa ngục, biểu tượng thất truyền, nguồn cội. Truyện lão này hay nhất là lúc đi giải mã các thuyết âm mưu về lịch sử con người, là lúc phá án, còn ba cái hung thủ thì hơi nhạt vì mô týp lặp đi lặp lại không có gì bất ngờ. Đọc mấy quyển đầu là mấy quyển sau biết hung thủ là ai luôn vì mô týp y như vậy, nhưng ngta vẫn theo dõi vì giai đoạn phá án hấp dẫn, nhất là ai thích lịch sử.

Cô gái có hình xăm rồng của Stieg Larsson, viết về các vụ án bí ẩn không được điều tra hoặc bị giấu nhẹm, bị các thế nực thù địch dùng media lấp liếm. Vừa trinh thám phá án vừa kiểu trinh thám hình sự dù hai nhân vật chính éo có ai là cảnh sát, đọc rất hay và hồi hộp nhưng lão Larsson cá nhân mình thấy văn phong viết hơi chán, có thể do người dịch.

Seri trinh thám của Jeffery Deave, hồi xưa có cuốn kẻ tầm xương khá nổi, sau nxb dịch thêm mấy cuốn như thập tự ven đường, chiếc ghế trống....cũng khá nhiều, lão này chuyên về serial killer, tâm lý biến thái tội phạm. Có điều viết nhiều quá nên chất lượng không đều mấy cuốn mình kể đọc ok chứ mấy cuốn khác có màu sắc trinh thám hình sự, chính trị. Nhưng điểm chung là lão này chuyên về kiểu đề tài giật gân nên đọc giải trí rất khá
Tàu Nhật thì có những bộ nào khuyến nghị thím nhỉ
 
Back
Top