Từ nào viết đúng chính tả?

tách ra đọc xem dấu ở âm nào là biết, vd: "thú-y" vs "thu-ý", thấy đặt dấu ở cuối hợp lí hơn, còn "hỏ-i" vs "ho-ỉ" rõ ràng phải đặt dấu ở "o" r :boss:
nick xà đâu
BdgiW7R.png
 
Các thím cho em hỏi từ "Xóa" & "Xoá" thì từ nào viết đúng chính tả vậy. :)
tương tự như từ "Huỷ" & "Hủy" "Thuý" & "Thúy" :D
Tra google thấy loạn xạ hết hầu như là tỉ lệ 40-60%.:burn_joss_stick: Ko biết từ nào là đúng, từ nào sai nữa. Nếu chỉ có một trong hai từ viết đúng, thì tại sao nhiều người lại viết sai như vậy?
Thớt dịch quá mua phải đá kém chất lượng à
Viết kiểu méo nào ko dc
Chính tả là
Bỏ dấu sai như hỏi THÀNH ngã ngã THÀNH hỏi chứ ko phải là bỏ dấu sai chổ
 
tách ra đọc xem dấu ở âm nào là biết, vd: "thú-y" vs "thu-ý", thấy đặt dấu ở cuối hợp lí hơn, còn "hỏ-i" vs "ho-ỉ" rõ ràng phải đặt dấu ở "o" r :boss:
@@ giờ còn đéo biết đánh vần nữa luôn. đéo hiểu giáo dục cải tiến cải lùi kiểu cc gì nữa.
 
Đặt dưới âm chính thôi.
Ví dụ tài và toà. Gõ telex auto trả đúng mà có phải chỉnh gì đâu.
 
Nếu từ Huỷ là sai, thì thím thử search google từ "Huỷ" đi nhớ bỏ vào dấu ngoặc kép để tìm chính xác sẽ thấy có cả triệu kết quả. Ko lẽ cô giáo lớp 1 nghỉ dạy đi lấy ck nhiều vậy ah. :big_smile:
do cái bộ gõ nó sai chứ liên quan mẹ gì cô giáo hả thằng ngố. Bảng mã có 2 loại là có sẵn và tổ hợp, dẫn đến có 2 cách bỏ dấu
 
Cách cũ thì bỏ dấu theo lối thẩm mỹ, cân xứng: xóa, hủy, thúy nhưng nhìn lại thì thấy ko theo quy tắc, định nghĩa nào. Nếu dấu đặt ở nguyên âm đầu, vậy thì tại sao hòa hoãn mà ko phải là hòa hõan, quỵ lụy mà ko phải là qụy lụy.

Cách mới thì bỏ dấu theo cách âm ở đâu, dấu ở đó xoá, huỷ, thuý (âm ở a, y, y). Hoà hoãn vì âm ở a, quỵ luỵ vì âm ở y.
 
Đọc ho ỉ
thực ra mấy vần/tiếng ai, oi,... chỉ có "a", "o",... là âm chính nhé thím, còn i là bán nguyên âm, là âm kết thúc, nên cố tình thêm thanh dấu vào sẽ khiến âm i này bị "nặng" hơn và tách ra làm 1 tiếng khác k nối liền với âm chính đc​
http://www.erdmanns.he-webpack.de/pdf/CaoXuanHao020706.pdf
Theo cách đánh dấu thanh quen dùng, người ta đặt nó ở trên (hay ở dưới, nếu là dấu nặng) nguyên âm được coi là quan trọng nhất trong âm tiết. Kể từ năm 1962, các lớp tiểu học ở miền Bắc nước ta đều đã học cách phân chia âm tiết ra thành 4 thành tố như sau:​
1. Thuỷ âm (hay Âm đầu)
2. Âm đệm (hay Tiền chính âm).
3. Chính âm (hay Âm chính)
4. Chung âm (hay Âm cuối)

2. Trong tiếng Anh, [a:i], [a:u}, [o:u] là những nguyên âm đôi chân chính, vì nó được phân bố như bất cứ một nguyên âm dài nào, chẳng hạn so sánh [sa:in} (sign) và [si:n] (seen), [foul] (foul) và [fu:l} (fool) – chẳng hạn cả hai đều có thể được phân bố trước phụ âm cuối và sau phụ âm đầu. 3. Trong tiếng Việt, [a:i] không phải là một nguyên âm đôi, vì đó là một tổ hợp gồm hai yếu tố khác hẳn nhau về chức năng và cương vị cấu trúc:
a. [a:] trong [a:i] (trong những tiếng (từ) có thể phiên âm thành [ta:i, tha:i, ma:i, ba:i, da:i, sa:i, fa:i, ca:i, a:i, ka:i, a:i, ha:i, /a:i]) là một âm đoạn mà nếu bỏ đi thì những từ này không thể thành tiếng được. Ðó là một chính âm, là thành tố duy nhất có thể tự nó làm thành một tiếng.
b. trong [a:i] là một thành tố kết thúc âm tiết: sau nó không còn có thể ghi thêm một chữ cái nào nữa. Ðó là một chung âm.​
còn mấy vần/tiếng oa, oe,... thì "o" là bán nguyên âm đc kí hiệu là /w/ nên âm chính tương ứng sẽ là các nguyên âm a,e,... và đặt dấu ở đấy là phù hợp vs cách phát âm :)
nick xà đâu
BdgiW7R.png
nơi đảo xa r thím
Keaa7zY.gif
 
thực ra mấy vần/tiếng ai, oi,... chỉ có "a", "o",... là âm chính nhé thím, còn i là bán nguyên âm, là âm kết thúc, nên cố tình thêm thanh dấu vào sẽ khiến âm i này bị "nặng" hơn và tách ra làm 1 tiếng khác k nối liền với âm chính đc​

còn mấy vần/tiếng oa, oe,... thì "o" là bán nguyên âm đc kí hiệu là /w/ nên âm chính tương ứng sẽ là các nguyên âm a,e,... và đặt dấu ở đấy là phù hợp vs cách phát âm :)

nơi đảo xa r thím
Keaa7zY.gif
À, cái đám ai oi này nó như là nguyên âm đôi, t quên cái nguyên âm đôi. U wờ, i dờ.
 
À, cái đám ai oi này nó như là nguyên âm đôi, t quên cái nguyên âm đôi. U wờ, i dờ.
e tìm hiểu chương trình của các cháu bây h thì tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi thực thụ là /iê/, /uô/, /ươ/, viết là iê (iê, yê, ia, ya), uô (uô, ua), ươ (ươ, ưa), còn đám u, o, i, y đứng cuối (ngay sau nguyên âm khác) là bán nguyên âm hết đó, k phải âm chính nên k mang dấu đc :confident:
 
e tìm hiểu chương trình của các cháu bây h thì tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi thực thụ là /iê/, /uô/, /ươ/, viết là iê (iê, yê, ia, ya), uô (uô, ua), ươ (ươ, ưa), còn đám u, o, i, y đứng cuối (ngay sau nguyên âm khác) là bán nguyên âm hết đó, k phải âm chính nên k mang dấu đc :confident:
À ý t nói bản chất âm cuối của nó giống như nguyên âm đôi trong tiếng Anh, chứ k nói nó chính là nguyên âm đôi. Tại hồi đầu cũng cmt là đọc tách thử xem vì hai thằng u và o trong hủy và xoá căn bản là wờ, mà quên đi âm i sẽ thành dờ, dờ này cũng là bán nguyên âm trong tiếng Anh.. rờ wờ dờ. Dờ này trong tiếng Anh thường là y(j), để ý mấy người thuyết minh đọc Yoga là i dô ga (âm i nhẹ). Nên khi dờ này kết hợp với en(n), eo (l), em(m) nó sẽ nối thành dờn, dờm, dồ(như ông kia nói đó, thêm phụ âm đuôi nữa, đọc nhẹ mấy dờn, dờm, dồ nhẹ khoảng 20% là được, ví dụ line(lai dờn), time(tai dờm), nhưng thường ngta nói nhanh hơn nữa nó thành "ìn" hoặc "mm" thôi)...vì nối nhanh âm e sẽ thành âm ơ(ə)...əl, ən, əm. Còn tiếng Việt mình nó là âm tách biệt nên ai oi sẽ k có phụ âm đuôi đi sau.
Ý mình về bản chất nó giống nhau, tại fen nhắc bán nguyên âm nên mình mới nhớ, vì quy tắc cái miệng nó giống nhau mà, tiếng này tiếng nọ nó khác chỗ chữ cái quy vào đó một tí thôi.
 
39 post, toàn bọn không biết dùng google. Lên wiki seach “Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ” đọc rồi đóng topic dùm em nha mấy anh.
 
Back
Top