Văn học Việt Nam, đây có phải lý do khiến người Việt không sâu sắc?

Status
Not open for further replies.
Trích:

Paul Giran – Tham biện, Phụ trách công việc Hành chính dân sự của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1901

Tổng kết, không có khả năng quan niệm những ý tưởng quá trừu tượng, tinh thần của họ chỉ có thể vận dụng được khi có sự hiện diện của những chủ thể có thực, người An Nam không có năng lực để cảm nhận những cảm nghĩ quá phức tạp.

Tất cả bắt nguồn từ dân trí thấp thôi bác ạ, không phải do đặc tính nhân chủng học, từ khi biết chữ, có chữ và biết học biết đọc, dân trí nước mình chắc chắn đã cải thiện so với trước kia rất rất nhiều.

Nhìn vào mớ Hài nhảm gameshow zootuber thì đúng thật

Gửi bằng vozFApp

Htrc tôi có lập thread về hài nhảm showbiz nhưng bị xóa topic rồi, để hôm nào tôi lập lại với một thái độ hòa hoãn hơn mong mod bỏ qua cho để ae vozer có nhiều góc nhìn về vấn đề này.
 
Tất cả bắt nguồn từ dân trí thấp thôi bác ạ, không phải do đặc tính nhân chủng học, từ khi biết chữ, có chữ và biết học biết đọc, dân trí nước mình chắc chắn đã cải thiện so với trước kia rất rất nhiều.
Không chỉ VN nói riêng mà nhìn sang TQ, các nước Đông Dương. Đặc điểm chung giai đoạn này trở về trước Giai cấp thống trị áp dụng tư tưởng Ngu dân để trị nên dẫn tới dân trí thấp là đương nhiên.
Mình đồng ý với quan điểm của bạn là phải cải cách, thay đổi nhanh chóng ngay từ bây giờ, phải đồng bộ và bắt đầu từ trên xuống không phải dưới lên.
Nhưng làm thế nào thì mình chịu, dân đen mà.
Nếu mà có con hy vọng dạy dỗ được các bé tốt nhất có thể.
 
Trích:

Paul Giran – Tham biện, Phụ trách công việc Hành chính dân sự của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1901

Tổng kết, không có khả năng quan niệm những ý tưởng quá trừu tượng, tinh thần của họ chỉ có thể vận dụng được khi có sự hiện diện của những chủ thể có thực, người An Nam không có năng lực để cảm nhận những cảm nghĩ quá phức tạp.

Ông Paul đi trước thời đại hơi xa. 44 năm sau mới ứng lời, hay lỗi tại dân An Nam cảm nhận?

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
 
Biết chữ là tiếp cận được được tri thức, cơ bản chúng ta mới xoá mù chữ đc mấy chục năm.
Coi như là được mấy chục năm tiếp cận đc tri thức, tiếp cận văn hoá văn minh. So với mấy trăm năm hay cả nghìn năm của các nước khác rõ ràng là thua thiệt rất nhiều. Thế nên khi thấy thua thiệt so với nước ngoài đừng quá buồn.
Coi như chúng ta có xuất pháp điểm thấp đi, ngày nay giáo dục có vai trò to lớn với mọi mặt của cuộc sống, giáo dục tốt truyền thông tốt thì văn hoá sẽ được phát triển.
 
mình cũng khá thích chủ đề này. Văn hóa và văn học Vn, bản sắc và những đặc trưng của Vn thì đang dần mai một. Dạo gần đây cũng có tham gia 1 số page và group trên face. Nhưng nhìn chung các nhóm, page hoạt động còn manh mún nên cũng chưa sâu. Và theo mình quan sát thì số lượng người trẻ quan tâm thực sự và đầu tư tìm hiểu về cái mà bác chủ thớt nói không nhiều lắm.
Không biết định hướng bác chủ thớt định làm như nào ạ? Nếu sau này bác cần, em cũng xin 1 chân tài hèn sức mọn vào team :)
 
Ông Paul đi trước thời đại hơi xa. 44 năm sau mới ứng lời, hay lỗi tại dân An Nam cảm nhận?

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 7 bằng vozFApp
Người thời đó ko thông mjnh hơn hiện tại đâu, bớt ảo
 
Giáo dục là ngành cốt lõi của một Quốc Gia, nhưng nhìn vào thực trạng thì Giáo Dục Việt Nam đang cực kỳ kém. Bản thân VN có rất nhiều tác phẩm văn học hay và mang tính nhân văn cao, nhưng việc lựa chọn phù hợp để sử dụng nó vào việc giáo dục, định hướng cho học sinh để hình thành bản sắc thì hoàn toàn không có. Với mình thì tất cả các bài Văn bản ở các chương trình các cấp học đều rất hay. Nhưng các bài kiểm tra Văn, tập làm văn hay gì đó để chấm điểm thì dường như đều vô giá trị
 
Trích:

Paul Giran – Tham biện, Phụ trách công việc Hành chính dân sự của Phủ Toàn quyền Đông Dương năm 1901

Tổng kết, không có khả năng quan niệm những ý tưởng quá trừu tượng, tinh thần của họ chỉ có thể vận dụng được khi có sự hiện diện của những chủ thể có thực, người An Nam không có năng lực để cảm nhận những cảm nghĩ quá phức tạp.

Thời đó 90% thất học. 10% còn lại thì bị ảnh hưởng của nho giáo, suốt ngày ngâm thơ hay học thuộc lòng tứ thư ngũ kinh. Không có nền tảng khoa học và đầu óc đậm chất hủ nho, thì làm sao con người có thể suy nghĩ sâu sắc được.

VN mặc dù không có nền khoa học lâu đời, không phải ông lớn trong khoa học, nhưng chỉ cần vài chục năm tiếp nhận khoa học phương tây, đã cho ra đời vài nhà khoa học có tên tuổi như Ngô Bảo Châu (toán), Đàm Thanh Sơn (lý)...

Cho nên không thể nói tư chất người VN không tốt.
 
Người Việt có tác phẩm văn học nào? Có những nhân sĩ nào có ảnh hưởng cũng như những tác phẩm có giá trị theo các anh nghĩ? Ai biết cùng chia sẻ vào đây được không?

Biết mỗi Truyện Kiều - Nguyễn Du là có đóng góp cho nền văn học thế giớ

Gửi từ OPPO A37f bằng vozFApp
 
Việc nhỏ cần làm là dũng cảm bỏ bớt những cái kiểm duyệt phim, sách phức tạp đi. Rất khó để nghĩ lớn làm lớn nếu lúc nào cũng lo bị cắt bị xén đủ kiểu.
Việc nhỏ cần làm thứ 2 là bỏ tư duy giáo điều khi dạy học. Nhất là môn văn. Phải làm sao khuyến khích học sinh nêu ra quân điểm về vấn đề, học cách chấp nhận và tôn trọng các quan điểm khác nhau của các em và định hướng cho các em, chứ ko phải là áp đặt.
Những điều này giúp tạo ra những thế hệ tự tin, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm hơn. Chính từ đó mà ý thức hệ mới của VN sẽ nảy sinh.
Túm lại, chúng ta ko thể mơ đến sự phát triển văn hoá nếu thế hệ ta, thế hệ sau đều chỉ chăm chăm vào những gì cha ông để lại.
 
Xưa mình có follow một bác cũng dựa vào ngôn ngữ và văn học để giải thích vì sao ng việt thiếu sâu sắc.

Anh có đang copy ko. Nếu có cho tôi xin lại link fb nhé. K phải để làm anh bẽ mặt mà theo tôi nhớ là cả series cực hay nên muốn theo dõi lại.
 
Không chỉ VN nói riêng mà nhìn sang TQ, các nước Đông Dương. Đặc điểm chung giai đoạn này trở về trước Giai cấp thống trị áp dụng tư tưởng Ngu dân để trị nên dẫn tới dân trí thấp là đương nhiên.
Mình đồng ý với quan điểm của bạn là phải cải cách, thay đổi nhanh chóng ngay từ bây giờ, phải đồng bộ và bắt đầu từ trên xuống không phải dưới lên.
Nhưng làm thế nào thì mình chịu, dân đen mà.
Nếu mà có con hy vọng dạy dỗ được các bé tốt nhất có thể.

Có khi thế thật , cuốn “ nỗi buồn chiến tranh “ mãi mới đc phổ biến là hiểu
 
thôi, dặn lòng ko chõ mõm vào, mà ko kìm dc. Nên trc tiên xin lỗi thím thớt, vì mình lại vào "ném đá" mà ko tranh luận nhé.

Thím lại lo chuyện ruồi bu. Mình cảm thấy những vấn đề thím nên là quá tầm lí luận của thím, thím có cái nhìn hơi phiến diện, đơn giản hóa vấn đề. Thím cũng ko có đưa ra dc giải pháp cụ thể nào cho các 'vấn đề' này, thành ra giống như là than vãn hơn là bàn luận.

Cả 2 thớt thím đều đưa ra những tiền giả định rằng ''người VN ko sâu sắc'', và "lòng tự tôn dân tộc đã mất hoặc suy thoái". Trc tiên thì thím phải chứng minh rằng những tiền giả định đó là đúng đã, và căn cứ vào những tiêu chuẩn nào để đưa ra những nhận xét như vậy. Sau đó thì mới triển khai gì thêm thì triển, nhưng thím ko làm như thế.

Thôi xin lỗi thím lần nữa, cái này cũng quá tầm tranh luận của mình, nên ko ý kiến nhiều. Mình thấy thím viết bài có tâm thật, nhưng như đã nói, nó hơi quá tầm. Và cứ nhìn mà xem, nói mẹ thẳng, rất ít cmt có giá trị trong thớt này.

----

TK 21 rồi, thời thế cũng khác xa 20 thế kỉ trc, thế giới như 1 cái làng lớn, sự giao lưu hội nhập hay hòa nhập - tùy cách gọi - là 1 yếu tố khách quan ko thế bỏ qua khi nhìn nhận về mấy vấn đề như thím đã đề cập.
 
thôi, dặn lòng ko chõ mõm vào, mà ko kìm dc. Nên trc tiên xin lỗi thím thớt, vì mình lại vào "ném đá" mà ko tranh luận nhé.

Thím lại lo chuyện ruồi bu. Mình cảm thấy những vấn đề thím nên là quá tầm lí luận của thím, thím có cái nhìn hơi phiến diện, đơn giản hóa vấn đề. Thím cũng ko có đưa ra dc giải pháp cụ thể nào cho các 'vấn đề' này, thành ra giống như là than vãn hơn là bàn luận.

Cả 2 thớt thím đều đưa ra những tiền giả định rằng ''người VN ko sâu sắc'', và "lòng tự tôn dân tộc đã mất hoặc suy thoái". Trc tiên thì thím phải chứng minh rằng những tiền giả định đó là đúng đã, và căn cứ vào những tiêu chuẩn nào để đưa ra những nhận xét như vậy. Sau đó thì mới triển khai gì thêm thì triển, nhưng thím ko làm như thế.

Thôi xin lỗi thím lần nữa, cái này cũng quá tầm tranh luận của mình, nên ko ý kiến nhiều. Mình thấy thím viết bài có tâm thật, nhưng như đã nói, nó hơi quá tầm. Và cứ nhìn mà xem, nói mẹ thẳng, rất ít cmt có giá trị trong thớt này.

----

TK 21 rồi, thời thế cũng khác xa 20 thế kỉ trc, thế giới như 1 cái làng lớn, sự giao lưu hội nhập hay hòa nhập - tùy cách gọi - là 1 yếu tố khách quan ko thế bỏ qua khi nhìn nhận về mấy vấn đề như thím đã đề cập.

Thật ra mình có ý định riêng và thực hiện nó theo cách của mình, bởi vì cộng đồng chưa có sự quan tâm nên mình lập luận, đặt vấn đề ra trước để mọi người thảo luận theo hướng góc nhìn cá nhân, sau đó mới đến việc giải quyết vấn đề như thế nào.

Quy trình của mình ntn: Nhận thức được vấn đề ở đâu, kêu gọi cộng đồng chung tay để làm một điều gì đấy, bắt đầu làm như thế nào, vì những điều này nó lớn quá không thể làm một mình nổi nên mình đang tìm những người có tâm huyết để chung sức.

Hôm trước cũng có bác bảo mình là làm "cách mạng" gì đấy mà không có phương hướng cụ thể, thật ra mình ko định làm cách mạng hay điều gì tương tự chỉ muốn gợi dậy một phong trào yêu thích và phục dựng văn hóa, bản sắc dân tộc, và mình cần những chủ đề gây quan tâm, tranh luận, sau đó sẽ tìm những người cùng chí hướng để bắt đầu làm những điều lớn hơn, bắt đầu từ những điều nhỏ. Một ngọn lửa bé cũng có thể thiêu cháy khu rừng mà, hoặc là nếu ko thắp sáng cả khu rừng thì mình vẫn muốn giữ nngọn lửa ấy cháy riêng một góc không bao giờ lụi tàn.

Mình còn soạn sẵn mấy cái thread như thế này rồi, cứ vài bữa thread nào loãng là mình lại quăng cái khác lên, đủ thứ vấn đề linh tinh thập cẩm, cả trong lẫn ngoài nước, hôm qua vừa bị xóa mất thread mà vui nhất là có người ib hỏi thread đó đâu để họ đọc, cốt để mọi người bắt đầu quan tâm hơn đến những điều mà mình nghĩ là quan trọng với đất nước, mình cũng tìm được mấy thím đang có đề tài nghiên cứu về văn hóa Việt thảo luận cùng, một số thím ở bên Mỹ và có đề tài nghiên cứu theo hướng học thuật nữa, cực kỳ tâm huyết và mình mong khi nào thím ấy hoàn thành sẽ public lên để ae voz cùng tham khảo.

Nói chung mình không quan trọng việc mọi người có ý kiến trái chiều, càng nhiều ý kiến đóng góp các tốt, quan trọng là gợi dậy sự quan tâm đến đất nước, có những thảo luận mang tính xây dựng, vì có nhiều người vào đọc nhưng ko để lại bình luận, có lẽ, sự xuất hiện của những cái thread ntn, dù không có giá trị tham khảo, mình mong nó vẫn sẽ để lại điều gì đấy trong tâm trí khi họ lướt qua cái voz này với những topic nosex, giải trí hay chuyện trò linh tinh, thì cứ vào coi như đổi gió thôi bác ạ.
 
Thời đó 90% thất học. 10% còn lại thì bị ảnh hưởng của nho giáo, suốt ngày ngâm thơ hay học thuộc lòng tứ thư ngũ kinh. Không có nền tảng khoa học và đầu óc đậm chất hủ nho, thì làm sao con người có thể suy nghĩ sâu sắc được.

VN mặc dù không có nền khoa học lâu đời, không phải ông lớn trong khoa học, nhưng chỉ cần vài chục năm tiếp nhận khoa học phương tây, đã cho ra đời vài nhà khoa học có tên tuổi như Ngô Bảo Châu (toán), Đàm Thanh Sơn (lý)...

Cho nên không thể nói tư chất người VN không tốt.

Chính xác bác ạ, người Việt có rất nhiều người giỏi, nhưng chỉ đến khi chữ Nôm ra đời thì mới có nhiều tác phẩm để thể hiện, ghi chép lại những tâm tư suy nghĩ ấy. Hai nữa vì dân chúng thất học nhiều nên những tác phẩm ấy dù được viết ra nhưng ko được phổ biến rộng rãi nên ý thức về những điều này còn hạn chế, bây giờ có chữ viết rồi, chỉ trong thế kỷ này thôi nó hội tụ rất nhiều yếu tố cần và đủ để người Việt dần dần từng bước phục dựng lại mọi thứ và xây dựng lên những điều tốt đẹp hơn.

Nhấn mạnh một lần nữa: Người Việt không chỉ biếtđánh nhau, mà họ còn rất sáng tạo, đời sống tâm hồn, triết học của người Việt cũng vô cùng thăng hoa, chẳng hề thua kém gì dân tộc nào.

Nhưng vì không có chữ viết, văn hóađứt gẫy nhiều lần nên chúng cứ mai một dần, bây giờ trách nhiệm là làm sao cộngđồng chung tay góp sức khôi phục nó từ những mảnh ghép còn xót lại.
 
Xưa mình có follow một bác cũng dựa vào ngôn ngữ và văn học để giải thích vì sao ng việt thiếu sâu sắc.

Anh có đang copy ko. Nếu có cho tôi xin lại link fb nhé. K phải để làm anh bẽ mặt mà theo tôi nhớ là cả series cực hay nên muốn theo dõi lại.

Không bác ơi, cái này là tự mình viết.
jmEBCky.gif
 
Chính xác bác ạ, người Việt có rất nhiều người giỏi, nhưng chỉ đến khi chữ Nôm ra đời thì mới có nhiều tác phẩm để thể hiện, ghi chép lại những tâm tư suy nghĩ ấy. Hai nữa vì dân chúng thất học nhiều nên những tác phẩm ấy dù được viết ra nhưng ko được phổ biến rộng rãi nên ý thức về những điều này còn hạn chế, bây giờ có chữ viết rồi, chỉ trong thế kỷ này thôi nó hội tụ rất nhiều yếu tố cần và đủ để người Việt dần dần từng bước phục dựng lại mọi thứ và xây dựng lên những điều tốt đẹp hơn.

Nhấn mạnh một lần nữa: Người Việt không chỉ biếtđánh nhau, mà họ còn rất sáng tạo, đời sống tâm hồn, triết học của người Việt cũng vô cùng thăng hoa, chẳng hề thua kém gì dân tộc nào.

Nhưng vì không có chữ viết, văn hóađứt gẫy nhiều lần nên chúng cứ mai một dần, bây giờ trách nhiệm là làm sao cộngđồng chung tay góp sức khôi phục nó từ những mảnh ghép còn xót lại.
Trước khi nói về đứt gãy văn hoá thì chứng minh nó từng tồn tại đi đã. :boss:
Một vài đốm sáng rời rạc không làm nên bầu trời đêm đâu :boss:
 
Trước khi nói về đứt gãy văn hoá thì chứng minh nó từng tồn tại đi đã. :boss:

Tôi mừng là sau bao nhiêu topic thì bác vẫn quan tâm và vào thảo luận cùng, chứng tỏ trong bác có một sự quan tâm không hề nhẹ đến những vấn đề này, đất nước ai cũng như bác thì sẽ không có @Quốc Trưởng Ếch Xanh phải tâm tư vì gameshow, showbiz, youtuber nhảm tràn lan.

Còn đứt gẫy ở đây ý tôi ám chỉ không còn dạng văn bản lưu trữ nhưng nó vẫn được chứa đựng bên trong đời sống của người Việt, dù còn cái xác đấy, nhưng đã mất đi cái hồn.

Ví dụ tinh thần hiếu học, lễ giáo của người Hà Nội, vì tôi sinh ra và lớn lên ở đây, nên tôi chỉ biết và đề cập đến nó chứ không phải các vùng đất khác không có nét đẹp văn hóa riêng ((ở đây tất nhiên là nói đến những gia đình vẫn giữ văn hóa ấy chứ không phải đại đa số)) những người Hà Nội luôn giáo dục con cái về tầm quan trọng của việc học cũng như giữ gìn phép tắc, đối nhận xử thế một cách nhẹ nhàng nhất, chẳng hạn từ nhỏ bố mẹ tôi luôn dẫn tôi đi xin chữ đầu năm và gia đình tôi vẫn giữ truyền thống ấy đến tận bây giờ, nhưng chúng chỉ tồn tại dưới dạng truyền thống gia đình, văn hóa, nếp sống địa phương chứ không có ai ghi chép lại nó cụ thể, à là người Hà nội như thế nào, người Hà nội đậy con ra sao, hoặc xin chữ với tinh thần như thế nào, nếp sống "Thanh Lịch" nó ra làm sao?

Thành ra bây "Thanh Lịch" chỉ còn cái tiếng, chứ văn hóa ấy thì mai một rồi, vì đâu ai biết "Thanh Lịch" nó như thế nào thông qua văn bản, tất cả chỉ là sự truyền miệng, giáo dục từ đời này qua đời kia, đứt quãng một đời coi như tất cả giá trị mất hết.

Giờ có nhiều người hiểu nhầm hoặc không nhận thức rõ nên vẫn đi xin chữ nhưng là để cầu tài, cầu lộc và may mắn, chỉ còn lại cái cặn chứ cái tinh hoa nhất là tinh thần hiếu học thì mất đi, vì vậy người ta đi xin chữ nhưng vẫn lười học, vì vậy nhận thức rõ nét văn hóa, là nối lại cái đứt gẫy mà tôi đề cập. Ở mọi địa phương trên khắp cả nước có cả trăm những nét đẹp văn hóa như thế, điều quan trọng là cần cả cộng đồng đóng góp, phục dựng và đưa nó trở lại cuộc sống vì nó là những điều gần gũi nhất với con người rồi.
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top