Vozer đi qua ghé lại cho em xin 1 ý tưởng với!

Nghe audio không thể bằng đọc sách được, có lẽ là do quỹ thời gian hạn hẹp nên người ta muốn đa nhiệm nhất có thể thôi. :canny:

via theNEXTvoz for iPhone
Hồi c3 t toàn ăn mì tôm rồi đọc sách giải trí nè mậy. Cứ mỗi bát mì 1 quyển sách.Phê gì đâu. Toàn sách hay. Xong đợt tháng 6 vừa rồi có ông anh khóa trên xin, t cũng cho hết. Vì sách với t giá trị khi nó được qua tay nhiều ng bạn yêu quý của t.
Mà lớn rồi, có tiền toàn làm thứ khác. Sách cũng chẳng mua nữa @@ Giờ quý ai thì tặng sách thôi.
 
Góc học tập!


Chào các bác^^ . Vozer em biết không chỉ có nhiều kinh nghiệm cuộc sống mà kiến thức về khoa học cũng vô cùng đa dạng nữa, nay mạn phép em được lên đây xin nhờ các vozer chỉ giáo.

Em đang làm 1 đề tài nghiên cứu khoa học này, muốn xin các vozer trên thông thiên văn ,dưới tường địa lý 1 ý kiến để cho bài luận của em thêm phong phú và hoàn thiện hơn ^^

Đề tài là:

“Trong bối cảnh văn hoá NGHE, NHÌN lên ngôi như hiện nay, VĂN HỌC với tư cách là “nghệ thuật ngôn từ” dường như không còn nhiều sức hấp dẫn đối với công chúng?”

- Hãy làm rõ nhận định trên?

Các bác thấy em chọn đề tài này có hợp thực trạng không ạ, và mỗi người cho em xin 1 chút ý tưởng để nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn .Em xin cảm ơn!

via theNEXTvoz for iPhone
Nghe Nhìn khi đéo nào chẳng lên ngôi phải không các bạn trẻ? Tựu chung lại đều là cảm nhận. Tuy nhiên chỉ dừng lại ở cảm nhận thôi thì chưa đủ, có những khoảnh khắc, những rung động, những ồn ào cần phải được ghi lại, văn học với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, khi đó là công cụ tốt nhất để biểu đạt, thể hiện, và truyền tải cảm hứng ấy.

Mở bài đấy
 
Hồi c3 t toàn ăn mì tôm rồi đọc sách giải trí nè mậy. Cứ mỗi bát mì 1 quyển sách.Phê gì đâu. Toàn sách hay. Xong đợt tháng 6 vừa rồi có ông anh khóa trên xin, t cũng cho hết. Vì sách với t giá trị khi nó được qua tay nhiều ng bạn yêu quý của t.
Mà lớn rồi, có tiền toàn làm thứ khác. Sách cũng chẳng mua nữa @@ Giờ quý ai thì tặng sách thôi.

Vl 1 bát 1 quyển, mi đọc ngôn tình or self-help rẻ tiền à? :waaaht:

Mình đọc sách nghiêm túc thì chia ra 3 loại chính:

- Sách dạy kĩ năng (cách tư duy, sắp xếp công việc, hùng biện…): loại này nhanh nhất, mỗi ngày tập trung thì đọc cỡ 100 trang.

r4uXo0q.jpg


- Sách hàn lâm (tâm lý học, triết học,…): ngày cố lắm được 30 trang.

20210e6e5e99-f306-473c-9c65-89db65b693f7.png


- Sách chuyên môn: Có khi cả tháng đọc chưa xong 1 quyển.

ni7RUyI.jpg


Mấy quyển kiểu lịch sử, dẫn luận, hồi kí, tiểu thyết cổ đại,… thì đọc lướt dữ lắm cũng 1 ngày/ quyển. :sweat:







via theNEXTvoz for iPhone
 
Góc học tập!


Chào các bác^^ . Vozer em biết không chỉ có nhiều kinh nghiệm cuộc sống mà kiến thức về khoa học cũng vô cùng đa dạng nữa, nay mạn phép em được lên đây xin nhờ các vozer chỉ giáo.

Em đang làm 1 đề tài nghiên cứu khoa học này, muốn xin các vozer trên thông thiên văn ,dưới tường địa lý 1 ý kiến để cho bài luận của em thêm phong phú và hoàn thiện hơn ^^

Đề tài là:

“Trong bối cảnh văn hoá NGHE, NHÌN lên ngôi như hiện nay, VĂN HỌC với tư cách là “nghệ thuật ngôn từ” dường như không còn nhiều sức hấp dẫn đối với công chúng?”

- Hãy làm rõ nhận định trên?

Các bác thấy em chọn đề tài này có hợp thực trạng không ạ, và mỗi người cho em xin 1 chút ý tưởng để nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn .Em xin cảm ơn!

via theNEXTvoz for iPhone
Muốn cho bài dài ra thì nêu sơ về lịch sử của văn học, văn học nước nhà, rồi điểm qua thời nay văn hóa nghe nhìn là cái giống gì, lên ngôi ra sao.
Tiếp theo là thím phải nêu: trước đây văn học có sức hút như thế nào, tại sao nay lại không còn hấp dẫn. Mà hình như đề tài đặt như thế là không ổn. Đáng lẽ không có dấu chấm hỏi. Và làm rõ là làm rõ nhận định nào, nhận định rằng văn học không còn hấp dẫn hay vẫn còn hấp dẫn. Đặt đề tài phải đặt cho chuẩn đã.
Muốn nhận định cho đúng thì phải có lập luận, có số liệu chứng minh. Khoa học thì không nói chơi, nói chơi thì đừng làm khoa học. Ví dụ, theo khảo sát 1000 người trong độ tuổi thừ 18 đến 60, có bao nhiêu người thích văn học, bao nhiêu người thích nghe nhìn, bao nhiêu người chỉ thích văn học mà không thích nghe nhìn, bao nhiêu người chỉ thích nghe nhìn mà không thích văn học, bao nhiêu người thích hay ghét cả hai....Đấy là phần số liệu.
Có một kiểu khác là số lượng tác phẩm văn học xuất bản trong xxx năm qua tăng hay giảm bao nhiêu, cho thấy xu hướng nhiều hay ít tác phẩm văn học được xuất bản thể hiện một phần sức hấp dẫn đối với công chúng.
Đây là đề tài về việc văn học có còn hấp dẫn như xưa không, không phải chứng minh văn học có hấp dẫn (so với các loại hình khác không). Tất nhiên để giải thích sự suy giảm hấp dẫn (mà chắc thế thật) có thể nêu ra nhiều nguyên nhân, trong đó có việc người ta sống vội vã hơn, hình thức giải trí nhanh gọn, chớp nhoáng phù hợp hơn.
Nhưng sau tất cả, con người cũng tìm về văn học, vì ngôn ngữ (cùng với lao động) là thứ khiến cho loài người là người, khác với những loài động vật khác
Rt7E8tX.png
 
Góc học tập!


Chào các bác^^ . Vozer em biết không chỉ có nhiều kinh nghiệm cuộc sống mà kiến thức về khoa học cũng vô cùng đa dạng nữa, nay mạn phép em được lên đây xin nhờ các vozer chỉ giáo.

Em đang làm 1 đề tài nghiên cứu khoa học này, muốn xin các vozer trên thông thiên văn ,dưới tường địa lý 1 ý kiến để cho bài luận của em thêm phong phú và hoàn thiện hơn ^^

Đề tài là:

“Trong bối cảnh văn hoá NGHE, NHÌN lên ngôi như hiện nay, VĂN HỌC với tư cách là “nghệ thuật ngôn từ” dường như không còn nhiều sức hấp dẫn đối với công chúng?”

- Hãy làm rõ nhận định trên?

Các bác thấy em chọn đề tài này có hợp thực trạng không ạ, và mỗi người cho em xin 1 chút ý tưởng để nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn .Em xin cảm ơn!

via theNEXTvoz for iPhone
Đặt đề tài nghe cũng văn vở hay đấy. :look_down::look_down:
 
Vl 1 bát 1 quyển, mi đọc ngôn tình or self-help rẻ tiền à? :waaaht:

Mình đọc sách nghiêm túc thì chia ra 3 loại chính:

- Sách dạy kĩ năng (cách tư duy, sắp xếp công việc, hùng biện…): loại này nhanh nhất, mỗi ngày tập trung thì đọc cỡ 100 trang.

r4uXo0q.jpg


- Sách hàn lâm (tâm lý học, triết học,…): ngày cố lắm được 30 trang.

- Sách chuyên môn: Có khi cả tháng đọc chưa xong 1 quyển.

ni7RUyI.jpg


Mấy quyển kiểu lịch sử, dẫn luận, hồi kí, tiểu thyết cổ đại,… thì đọc lướt dữ lắm cũng 1 ngày/ quyển. :sweat:







via theNEXTvoz for iPhone

Vl 1 bát 1 quyển, mi đọc ngôn tình or self-help rẻ tiền à? :waaaht:

Mình đọc sách nghiêm túc thì chia ra 3 loại chính:

- Sách dạy kĩ năng (cách tư duy, sắp xếp công việc, hùng biện…): loại này nhanh nhất, mỗi ngày tập trung thì đọc cỡ 100 trang.

r4uXo0q.jpg


- Sách hàn lâm (tâm lý học, triết học,…): ngày cố lắm được 30 trang.

20210e6e5e99-f306-473c-9c65-89db65b693f7.png


- Sách chuyên môn: Có khi cả tháng đọc chưa xong 1 quyển.

ni7RUyI.jpg


Mấy quyển kiểu lịch sử, dẫn luận, hồi kí, tiểu thyết cổ đại,… thì đọc lướt dữ lắm cũng 1 ngày/ quyển. :sweat:







via theNEXTvoz for iPhone
Thế đọc chậm mới là đọc nghiêm túc à. 1 quyển sách t đọc không dưới 3 lần. Đây là hai q gần nhất
2021203b884f-1a80-49da-bce6-cc113126f726.jpg
 
Thế đọc chậm mới là đọc nghiêm túc à. 1 quyển sách t đọc không dưới 3 lần. Đây là hai q gần nhất
2021203b884f-1a80-49da-bce6-cc113126f726.jpg

Tuỳ loại sách, có sách cần tập trung thấm từng câu từng chữ, có sách đọc lướt để cảm cái chất văn của tác giả. Nhưng ăn 1 bát mì đọc 1 quyển sách là xạo lol nhé, gạch nè.
vote_ban.png


via theNEXTvoz for iPhone
 
Đông Lào là nước có nhiều thằng xạo lol nhất thế giới nhưng lại có rất nhiều thằng tin vào điều đó. Chính vì thế mà lều báo hay giật tít định hướng vì có khối thằng tin.

-Còn cuộc sống đời thường 90% mở đầu câu chuyện là đm, đm và đkm. Tình huống nào cũng có đm trong đó.
 
Nghe nhìn cũng có cái hệ quả của nó và văn học vẫn có góc riêng của nó. Ko hẳn là văn mà phương thức biểu diễn bằng ngôn ngữ sẽ luôn có 1 chỗ đứng ko thể thay thế đâu.
 
Muốn cho bài dài ra thì nêu sơ về lịch sử của văn học, văn học nước nhà, rồi điểm qua thời nay văn hóa nghe nhìn là cái giống gì, lên ngôi ra sao.
Tiếp theo là thím phải nêu: trước đây văn học có sức hút như thế nào, tại sao nay lại không còn hấp dẫn. Mà hình như đề tài đặt như thế là không ổn. Đáng lẽ không có dấu chấm hỏi. Và làm rõ là làm rõ nhận định nào, nhận định rằng văn học không còn hấp dẫn hay vẫn còn hấp dẫn. Đặt đề tài phải đặt cho chuẩn đã.
Muốn nhận định cho đúng thì phải có lập luận, có số liệu chứng minh. Khoa học thì không nói chơi, nói chơi thì đừng làm khoa học. Ví dụ, theo khảo sát 1000 người trong độ tuổi thừ 18 đến 60, có bao nhiêu người thích văn học, bao nhiêu người thích nghe nhìn, bao nhiêu người chỉ thích văn học mà không thích nghe nhìn, bao nhiêu người chỉ thích nghe nhìn mà không thích văn học, bao nhiêu người thích hay ghét cả hai....Đấy là phần số liệu.
Có một kiểu khác là số lượng tác phẩm văn học xuất bản trong xxx năm qua tăng hay giảm bao nhiêu, cho thấy xu hướng nhiều hay ít tác phẩm văn học được xuất bản thể hiện một phần sức hấp dẫn đối với công chúng.
Đây là đề tài về việc văn học có còn hấp dẫn như xưa không, không phải chứng minh văn học có hấp dẫn (so với các loại hình khác không). Tất nhiên để giải thích sự suy giảm hấp dẫn (mà chắc thế thật) có thể nêu ra nhiều nguyên nhân, trong đó có việc người ta sống vội vã hơn, hình thức giải trí nhanh gọn, chớp nhoáng phù hợp hơn.
Nhưng sau tất cả, con người cũng tìm về văn học, vì ngôn ngữ (cùng với lao động) là thứ khiến cho loài người là người, khác với những loài động vật khác
Rt7E8tX.png

Uci thím em cảm ơn nha. Em sửa lại tên đề tài cho chuẩn rồi ạ

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tuy nhiên ý tưởng hay đó. Mình cũng vẽ ra 1 vài luận điểm trong nội dung bạn có thể nghĩ đến:
1. Sự lên ngôi của văn hoá nghe nhìn
2. Những khó khăn của văn chương trong bối cảnh mới
  • Nhu cầu thưởng thức văn chương thuần tuý bị thu hẹp vì “không phù hợp với thời đại”
  • Xuất hiện hàng loạt các thể loại mới, hoặc chuyển thể quy mô lớn hàng loạt thể loại thành bộ phận của các nghệ thuật hiện đại hơn (như tiểu thuyết thành kịch bản phim, thơ thành lời nhạc…)
  • Nhà văn vốn là người sáng tạo nghệ thuật trở nên đa dụng hơn và trở thành thành viên không thể thiếu trong ê kip sản xuất nghệ thuật (biên kịch, nhạc sĩ, thậm chí là creative director). Giải thưởng Nobel Văn học được trao cho 1 nhạc sĩ vài năm trước chính là 1 trong những cách thừa nhận “vai trò mới” của các nhà văn đó.
  • Văn chương thuần tuý cũng thay đổi cực lớn theo nhiều hướng tiếp cận đa dạng, chia làm 2 nhánh là tiếp cận nghệ thuật nghe nhìn và tự tách biệt ra khỏi xu hướng chung.
3. Những bước chuyển mình của văn chương như là một nghệ thuật về ngôn ngữ
- Văn chương dần tạo ra các đặc điểm mới theo hướng dễ dàng chuyển thể sang điện ảnh hơn, trong đó Harry Potter, Maze Run hay hàng loạt các lightnovel là ví dụ.
+ Chuyển dịch theo hướng “hữu hình hoá” hơn thay vì “ước lệ hoá” như trước
+ Tập trung vào các câu chuyện hành động thay vì mô tả sâu vào diễn biến tâm lý
+ Phát triển trở lại kết cấu chương - hồi để hộ trợ đội ngũ sản xuất
+ Tinh giảm bớt sự sâu sắc trong câu chữ để hướng tới việc giúp độc giả dễ tiếp nhận hơn, từ đó tránh gây khó hiểu khi tái thể hiện bằng hình ảnh hoặc âm thanh (phim, nhạc)
- Thoát ly phim nhạc để thu mình thành một dòng riêng, xoáy vào những giá trị nghiền ngẫm sâu sa về mặt câu chữ, hoặc các ý tưởng siêu hình để thu hút độc giả, nhưng lại gây thêm khó khăn cho điện ảnh đến mức họ không thể tái hiện (Murakami).
 
Tuy nhiên ý tưởng hay đó. Mình cũng vẽ ra 1 vài luận điểm trong nội dung bạn có thể nghĩ đến:
1. Sự lên ngôi của văn hoá nghe nhìn
2. Những khó khăn của văn chương trong bối cảnh mới
  • Nhu cầu thưởng thức văn chương thuần tuý bị thu hẹp vì “không phù hợp với thời đại”
  • Xuất hiện hàng loạt các thể loại mới, hoặc chuyển thể quy mô lớn hàng loạt thể loại thành bộ phận của các nghệ thuật hiện đại hơn (như tiểu thuyết thành kịch bản phim, thơ thành lời nhạc…)
  • Nhà văn vốn là người sáng tạo nghệ thuật trở nên đa dụng hơn và trở thành thành viên không thể thiếu trong ê kip sản xuất nghệ thuật (biên kịch, nhạc sĩ, thậm chí là creative director). Giải thưởng Nobel Văn học được trao cho 1 nhạc sĩ vài năm trước chính là 1 trong những cách thừa nhận “vai trò mới” của các nhà văn đó.
  • Văn chương thuần tuý cũng thay đổi cực lớn theo nhiều hướng tiếp cận đa dạng, chia làm 2 nhánh là tiếp cận nghệ thuật nghe nhìn và tự tách biệt ra khỏi xu hướng chung.
3. Những bước chuyển mình của văn chương như là một nghệ thuật về ngôn ngữ
- Văn chương dần tạo ra các đặc điểm mới theo hướng dễ dàng chuyển thể sang điện ảnh hơn, trong đó Harry Potter, Maze Run hay hàng loạt các lightnovel là ví dụ.
+ Chuyển dịch theo hướng “hữu hình hoá” hơn thay vì “ước lệ hoá” như trước
+ Tập trung vào các câu chuyện hành động thay vì mô tả sâu vào diễn biến tâm lý
+ Phát triển trở lại kết cấu chương - hồi để hộ trợ đội ngũ sản xuất
+ Tinh giảm bớt sự sâu sắc trong câu chữ để hướng tới việc giúp độc giả dễ tiếp nhận hơn, từ đó tránh gây khó hiểu khi tái thể hiện bằng hình ảnh hoặc âm thanh (phim, nhạc)
- Thoát ly phim nhạc để thu mình thành một dòng riêng, xoáy vào những giá trị nghiền ngẫm sâu sa về mặt câu chữ, hoặc các ý tưởng siêu hình để thu hút độc giả, nhưng lại gây thêm khó khăn cho điện ảnh đến mức họ không thể tái hiện (Murakami).
Anh cũng theo chuyên ngành văn ạ?
 
Note thêm là nếu bạn học 1 bà cô hoặc ông thầy sĩ cuồng ảo tưởng sức mạnh về văn chương thì cũng nên thêm 1 đoạn kể lể rằng văn chương với tư cách là nghệ thuật ngôn ngữ sẽ không bao giờ chết, nó vẫn tạo ra những giá trị đặc biệt mà không một nghệ thuật nghe nhìn nào so sánh được, trong đó quan trọng nhất là:
  • Sự nghiền ngẫm về mặt câu chữ và sức sáng tạo trong suy nghĩ người đọc là thứ mà không một bộ phim hay điệu nhạc nào tái hiện được. Đó là lý do hầu hết các nhân vật trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết luôn khiến người xem thất vọng.
  • Những mô tả nội tâm độc đáo, tức là thành tựu thi pháp thế kỷ 20 là thứ mà điện ảnh vẫn chưa thể tái hiện được. Và với những giá trị nhân văn sâu sắc ở đó, văn chương sẽ tiếp tục là một nghệ thuật không thể chối bỏ trong bất kỳ biến động nào của xã hội
 
Note thêm là nếu bạn học 1 bà cô hoặc ông thầy sĩ cuồng ảo tưởng sức mạnh về văn chương thì cũng nên thêm 1 đoạn kể lể rằng văn chương với tư cách là nghệ thuật ngôn ngữ sẽ không bao giờ chết, nó vẫn tạo ra những giá trị đặc biệt mà không một nghệ thuật nghe nhìn nào so sánh được, trong đó quan trọng nhất là:
  • Sự nghiền ngẫm về mặt câu chữ và sức sáng tạo trong suy nghĩ người đọc là thứ mà không một bộ phim hay điệu nhạc nào tái hiện được. Đó là lý do hầu hết các nhân vật trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết luôn khiến người xem thất vọng.
  • Những mô tả nội tâm độc đáo, tức là thành tựu thi pháp thế kỷ 20 là thứ mà điện ảnh vẫn chưa thể tái hiện được. Và với những giá trị nhân văn sâu sắc ở đó, văn chương sẽ tiếp tục là một nghệ thuật không thể chối bỏ trong bất kỳ biến động nào của xã hội

Thầy em là TS chuyên ngành lí luận văn học lun ạ. Hay đó anh. Em cảm ơn nhiều nha🥰


via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top