Vụ cháy hơn 200 mô tô tang vật tại Tánh Linh, Bình Thuận: Ai phải bồi thường?

4 More Years

Senior Member

(PLO)- Cần xác định chủ xe có mua bảo hiểm hay không, loại bảo hiểm là gì và nguyên nhân của vụ cháy để biết chính xác ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường, trong vụ cháy xe tang vật ở Công an huyện Tánh Linh (Bình Thuận).


Như PLO đã thông tin, Công an tỉnh Bình Thuận đang điều tra vụ cháy tại kho xe tang vật tại khuôn viên trụ sở Công an huyện Tánh Linh, vào chiều tối ngày 9-3.

Theo thông tin ban đầu, có khoảng hơn 200 mô tô là tang vật vi phạm hành chính cất giữ trong kho xe tang vật đã bị thiêu rụi.

Đại tá Lê Thành Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường vụ cháy chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và điều tra làm rõ vụ cháy lớn tại kho xe tang vật.

cong-an-huyen-tanh-linh.jpg
Vụ cháy kho xe tang vật trong khuôn viên trụ sở Công an Tánh Linh. Ảnh PP.
Sau vụ cháy, vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là ai sẽ phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu có xe vi phạm bị cháy?

Về vấn đề này, theo Điều 9 Nghị định 138/2021 (quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu) thì người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.

Tuy nhiên, để có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại (BTTH) trong vụ cháy này, chủ sở hữu xe cần có biên bản tạm giữ xe vi phạm, tình trạng xe, đời xe để xác định giá trị tài sản bị thiệt hại... Trường hợp không thỏa thuận được về mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện ra tòa án giải quyết theo luật định.

Vấn đề mấu chốt là xác định chủ xe có mua bảo hiểm hay không, loại bảo hiểm là gì và nguyên nhân của vụ cháy để biết chính xác ai sẽ là người có trách nhiệm bồi thường.

Theo quy định hiện hành, chủ xe cơ giới như ô tô, mô tô hai bánh… phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS).

Theo Điều 5 Nghị định 03/2021 thì phạm vi BTTH khi mua bảo hiểm bắt buộc TNDS gồm: Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra; thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.

Ngoài bảo hiểm bắt buộc TNDS, chủ xe cơ giới còn có thể mua thêm bảo hiểm vật chất xe. Đây là hình thức bảo hiểm tự nguyện và sẽ bồi thường cho chủ xe cơ giới trong một số trường hợp như xe bị va chạm gây hư hỏng, mất cắp…

Trong trường hợp xảy ra sự kiện được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) sẽ bồi thường cho bên được bảo hiểm (chủ xe cơ giới) theo hợp đồng và có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà DNBH đã bồi thường do người thứ ba gây ra theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Cạnh đó, khoản 1 Điều 49 Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng quy định: Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và DNBH đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho DNBH.

Như vậy, theo các quy định hiện hành thì quyền yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm (chủ xe cơ giới) được chuyển cho DNBH để tiến hành yêu cầu người thứ ba có lỗi trong việc gây ra thiệt hại bồi hoàn sau khi DNBH đã thanh toán cho người được bảo hiểm.

Trong vụ cháy bãi giữ xe vi phạm thuộc Công an huyện Tánh Linh quản lý, nếu chủ xe cơ giới có mua bảo hiểm xe thì cần phân biệt đó là bảo hiểm bắt buộc hay bảo hiểm tự nguyện.

Trường hợp chủ xe cơ giới chỉ mua bảo hiểm bắt buộc TNDS thì không ảnh hưởng gì đến trách nhiệm BTTH của người gây thiệt hại (người có trách nhiệm trực tiếp quản lý xe hoặc người có lỗi gây ra đám cháy). Bởi lẽ đối với loại bảo hiểm này, DNBH chỉ BTTH cho bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

Điều này có nghĩa là Công an huyện Tánh Linh (hoặc người gây ra đám cháy) sẽ trực tiếp BTTH cho các chủ xe trong trường hợp này.

Còn đối với trường hợp chủ xe có mua thêm bảo hiểm vật chất xe (bảo hiểm tự nguyện) thì chủ xe yêu cầu DNBH bồi thường cho mình. Sau khi DNBH đã trả tiền bồi thường cho chủ xe, DNBH sẽ có quyền yêu cầu Công an huyện Tánh Linh (hoặc người có lỗi gây ra đám cháy) bồi hoàn cho mình khoản tiền đã bồi thường trước đó.

Lưu ý thêm là trường hợp thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng thì DNBH là đơn vị phải bồi thường cho chủ xe cơ giới. DNBH không có quyền yêu cầu người có trách nhiệm trực tiếp quản lý xe bồi hoàn do người này không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại nên được miễn trừ trách nhiệm BTTH.
 
Giả sử mỗi cái moto là 3tr đi cho nó rẻ rách, thì 200 cái là 600tr rồi....rồi ông nào sẽ bồi thường số tiền ấy. Hay là người dân tới đòi thì hạch sách làm khó bằng thủ tục hành chính rườm rà. :angry:
 
Chủ yếu định giá tài sản bao nhiêu thôi. Chứ cuối cùng vẫn là lấy tiền ngân sách ra đền nó việc éo gì phải bùng các anh để bị kiện cáo phiền hà ra. :embarrassed: :embarrassed:
 
Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.
Nếu bồi thường thì lấy tiền túi của người kí quyết định, bảo quản, hay là tiền ngân sách vậy ae luật sư online?
 
Trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ và người bảo quản tang vật được mô tả chi tiết trong 8 dòng, còn lại là 80 dòng đổ thừa cho anh Bảo hiểm :look_down:

Về vấn đề này, theo Điều 9 Nghị định 138/2021 (quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu) thì người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.
 
Nếu bồi thường thì lấy tiền túi của người kí quyết định, bảo quản, hay là tiền ngân sách vậy ae luật sư online?
Nguyên tắc của tổ chức / pháp nhân thì cứ lấy của tổ chức/pháp nhân trước. Rồi sau đó tổ chức/pháp nhân sẽ khởi kiện người trực tiếp gây ra sau.

Ví dụ anh ăn nhà hàng về bị ải chỉa thì anh kiện đòi nhà hàng đó thanh toán viện phí trước, sau đó nhà hàng tính lại với đầu bếp (nếu đầu bếp sai)
 
Trách nhiệm của người ra quyết định tạm giữ và người bảo quản tang vật được mô tả chi tiết trong 8 dòng, còn lại là 80 dòng đổ thừa cho anh Bảo hiểm :look_down:
Tám dòng, nhưng nó cụ thể. Và cụ thể là tiền, và ; hoặc cả tiền cả tù. Đổi tám dòng này cho thằng bảo hiểm, mấy chục dòng kia cho thằng conan anh có chịu không? :shame:
 
Tóm tắt: ông nào gây cháy thì đền cho ông tịch thu phương tiện, ông tịch thu phương tiện đền cho bảo hiểm, bảo hiểm chi trả cho ông đang bị thu xe.

Nếu ko tìm ra được ông nào gây cháy thì khả năng cao đại gia dân chịu :shame:
 
Dkm, mọi khi cái bảo hiểm là thứ phế vật, giờ lôi vào nhanh thế. Thế xe không có bảo hiểm thì ai đền, hay đè chủ xe ra phạt tiếp vì không có Bh:shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top