Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết: Đã phát hiện trục trặc trước khi xảy ra tai nạn

Status
Not open for further replies.
Hơi nước đó bạn. Chính vì vậy nên tui mới tưởng khè vô áo thì sẽ ướt, giống như bạn đưa tờ giấy vô vòi ấm nc sôi thì nó sẽ ướt nhẹp. Tuy nhiên, hơi nước từ nồi hơi là hơi quá nhiệt (>150 độ c) nên chỉ làm áo thẳng như ủi thôi chứ k ẩm tí nào cả (tui rờ thử cả trăm cái áo len vậy rồi nhe)
Thường các nồi hơi nhỏ như tầm 1-40 tấn/h toàn là sản xuất hơi bão hòa thôi bác. Lò hơi thường ở các công ty giặt là, bia, NPK thì chỉ sản xuất hơi bão hòa thôi do nhu cầu nhiệt độ ở thiết bị sử dụng không cao . Lò hơi muốn sản xuất hơi quá nhiệt sẽ phải có thêm bộ superheater sẽ đắt hơn thông thường, nên thường chỉ thấy ở các nhà máy phân bón đạm, DAP, nhiệt điện, đường mía cơ bác ạ.
 
Tôi cũng cấp 5-6 lò hơi cho mấy cái khách sạn rồi, cũng chưa hiểu sao cái lò hơi kia nổ được, chưa rõ nguyên nhân gì
Cái lò như bọn tôi cấp cho khách sạn thì là áp suất thiết kế là 12 bar (174 PSI), van và công tắc áp suất cũng giống thím đa số set ở 100 psi, có những con van an toàn set ở 3 Bar ~50 PSI.
Van an toàn sao lại thấp hơn c tắc áp suất vậy bạn? Vậy khi đạt 50psi van xả hết hơi sao?
Hầu hết đều theo thứ tự: khi đạt as quy định (100psi)c tắc as hoạt động trước, bơm dầu sẽ mất điện, lò k cháy nữa, as sẽ giảm dần, khi <80psi, c tắc lại đóng điện chạy tiếp. Nếu vì lý do nào đó mà ctac k ngắt điện làm cho lò vẫn cháy, as vẫn tăng đến 120psi thì van an toàn sẽ bung. Van này khi bung sẽ kêu rất lớn và as sẽ nhanh chóng bị tụt xuống, cn sẽ nhấn nút dừng khẩn cấp để ngắt điện rồi tìm cách sửa sau.
 
Hồi mới ra trường đi làm bảo dưỡng suốt công nhận anh em làm chủ quan quá. Mà chủ quan có hệ thống, ai cẩn thận có khi còn bị cười cợt.
Hi vọng sau này toàn đất nc thay đổi chú trọng sức khoẻ nlđ hơn
Tui đã gặp 3 người (thợ máy hẳn hoi) ở 3 địa phương khác nhau. 3 người này sd máy nén khí (air compressor) nhiều năm mà chưa từng kéo van an toàn và chưa từng xả nước đáy bình. Tới khi tui kêu xả nước thì còn hỏi ngược: ủa, bơm hơi làm gì có nước? Kéo van an toàn chi vậy? tui bảo cứ làm đi thì xả nc màu đỏ chạch và sệt như cháo, còn van an toàn thì mục nát lò xo luôn!Ôm trái bom nhiều năm mà tới cái cơ bản vậy cũng k biết, bó tay luôn.
 
Tui đã gặp 3 người (thợ máy hẳn hoi) ở 3 địa phương khác nhau. 3 người này sd máy nén khí (air compressor) nhiều năm mà chưa từng kéo van an toàn và chưa từng xả nước đáy bình. Tới khi tui kêu xả nước thì còn hỏi ngược: ủa, bơm hơi làm gì có nước? Kéo van an toàn chi vậy? tui bảo cứ làm đi thì xả nc màu đỏ chạch và sệt như cháo, còn van an toàn thì mục nát lò xo luôn!Ôm trái bom nhiều năm mà tới cái cơ bản vậy cũng k biết, bó tay luôn.
Van an toàn thì sao mà kéo được ba - kéo tay được thì áp thấp tè nó xả rồi thì làm gì nữa :D van mở nó xả nước là van tay xả đáy (drain valve).
 
Van an toàn thì sao mà kéo được ba - kéo tay được thì áp thấp tè nó xả rồi thì làm gì nữa :D van mở nó xả nước là van tay xả đáy (drain valve).
Thường là nó sẽ có một con Van bi đóng mở, một con van điện từ + bo mạch điều khiển nếu là cụm xả đáy tự động
 
Van an toàn sao lại thấp hơn c tắc áp suất vậy bạn? Vậy khi đạt 50psi van xả hết hơi sao?
Hầu hết đều theo thứ tự: khi đạt as quy định (100psi)c tắc as hoạt động trước, bơm dầu sẽ mất điện, lò k cháy nữa, as sẽ giảm dần, khi <80psi, c tắc lại đóng điện chạy tiếp. Nếu vì lý do nào đó mà ctac k ngắt điện làm cho lò vẫn cháy, as vẫn tăng đến 120psi thì van an toàn sẽ bung. Van này khi bung sẽ kêu rất lớn và as sẽ nhanh chóng bị tụt xuống, cn sẽ nhấn nút dừng khẩn cấp để ngắt điện rồi tìm cách sửa sau.
Tôi nhầm chút, con 3 bar nó ở bộ economiser
 
Hồi mới ra trường được công ty bố trí làm giám sát thi công, nhắc mấy ông công nhân bên tổ đội làm cho công ty về mấy vấn đề như mang dây an toàn đúng, luôn dùng dây toàn khi làm việc từ 2 m trở lên, đội nón bảo hộ cài dây nón dưới cằm... còn bị chửi làm màu & nó dọa đánh. Sau này thấy thì chụp hình gửi zalo cho tổ trưởng tụi nó để tự nhắc nhau - chứ không dám nhắc, sợ tới khi về nó đứng ở cổng công trường chờ :D :D :D
Haha mấy anh giám sát an toàn công trình như anh thì ở đâu cũng bị ghét, Mỹ Nhật Việt đâu cũng thế. Bọn OSHA ở Mỹ bị chửi như chó thành running joke luôn. Ngay cả ở Nhật chỗ tôi quản lý ngày trước mỗi lần có người về giám sát công trình là anh em lại mặt nhăn như khỉ. Nó bỏ về là mấy thằng Nhật kêu lôi muối ra ném xả xui.

Không phủ nhận cứ chăm chăm làm đúng theo quy trình an toàn thì nhiều cái phiền phức và đôi khi vô nghĩa thật. Nhưng những cái liên quan tới mạng sống con người thì thừa còn hơn thiếu.

Trước tôi tham gia một cái presentation của bên Mitsubishi Heavy Industries về việc thi hành quy trình ATLĐ thì nó nói thế này: Một công trình thực hiện đúng 100% quy trình ATLĐ vốn mất 1 năm để hoàn thành thì sẽ chỉ mất 9 tháng nếu bỏ hết mấy quy trình ATLĐ. Chi phí tiết kiệm được từ 3 tháng chênh lệch đó dư đủ để trả tiền đền bù/bồi thường cho công nhân bị tai nạn vì không tuân thủ quy trình ATLĐ. Một công ty đặt lợi nhuận lên trên mạng sống con người sẽ chọn phương án thứ hai.
 
Thường là nó sẽ có một con Van bi đóng mở, một con van điện từ + bo mạch điều khiển nếu là cụm xả đáy tự động
Rồi gắn sensor (transmitter) trong bồn để khi có nước sẽ điều khiển mở van hả anh?.
Phức tạp tới vậy thì tôi chưa từng gặp trong thực tế, thường họ gắn dưới là van tay hoặc cái auto drain valve (tôi thiết kế thì sẽ là auto drain valve) hoặc ông nào cầu kỳ lắm thì gắn loại auto drain valve có timer để xả định kỳ thôi :D:D:D
 
Haha mấy anh giám sát an toàn công trình như anh thì ở đâu cũng bị ghét, Mỹ Nhật Việt đâu cũng thế. Bọn OSHA ở Mỹ bị chửi như chó thành running joke luôn. Ngay cả ở Nhật chỗ tôi quản lý ngày trước mỗi lần có người về giám sát công trình là anh em lại mặt nhăn như khỉ. Nó bỏ về là mấy thằng Nhật kêu lôi muối ra ném xả xui.

Không phủ nhận cứ chăm chăm làm đúng theo quy trình an toàn thì nhiều cái phiền phức và đôi khi vô nghĩa thật. Nhưng những cái liên quan tới mạng sống con người thì thừa còn hơn thiếu.

Trước tôi tham gia một cái presentation của bên Mitsubishi Heavy Industries về việc thi hành quy trình ATLĐ thì nó nói thế này: Một công trình thực hiện đúng 100% quy trình ATLĐ vốn mất 1 năm để hoàn thành thì sẽ chỉ mất 9 tháng nếu bỏ hết mấy quy trình ATLĐ. Chi phí tiết kiệm được từ 3 tháng chênh lệch đó dư đủ để trả tiền đền bù/bồi thường cho công nhân bị tai nạn vì không tuân thủ quy trình ATLĐ. Một công ty đặt lợi nhuận lên trên mạng sống con người sẽ chọn phương án thứ hai.
Bên IT thì team cybersecurity cũng bị coi như vật cản vậy đó.
Cho đến khi got hac*ed thì lại lôi team cybersec ra tế thần.
Quy trình bảo mật thì chê rườm rà, bypass làm tắt cho nhanh, mở cổng mở port truy cập trực tiếp từ Internet chứ không chịu dùng VPN
 
Rồi gắn sensor (transmitter) trong bồn để khi có nước sẽ điều khiển mở van hả anh?.
Phức tạp tới vậy thì tôi chưa từng gặp trong thực tế, thường họ gắn dưới là van tay hoặc cái auto drain valve (tôi thiết kế thì sẽ là auto drain valve) hoặc ông nào cầu kỳ lắm thì gắn loại auto drain valve có timer để xả định kỳ thôi :D:D:D
Cần gì transmitter anh, dùng 1 con van điện từ khí nén (compressed air solenoid valve) + set time chu kỳ trên board điều khiển là được.
Về mặt nguyên lý, cái anh nói với cái tôi nói là giống nhau.
 
Luật lá (đặc biệt là khâu thực hiện) như lol lại đổ thừa dân. Dân Nhật, Sing,.... cũng là luật pháp rèn nên chứ không phải tự nhiên sinh ra cái ý thức :go:
Chính xác, tui k hiểu tại sao ở xứ ta cứ hay có kiểu đổ thừa cho ý thức người dân, họ quên hay k biết rằng Ý thức hệ mới là cái quyết định xã hội đó như thế nào, Ở các nước phát triển thì bộ máy chính quyền tốt thì sẽ làm luật tốt, luật tốt thì rèn ý thức người dân
 
Tui đã gặp 3 người (thợ máy hẳn hoi) ở 3 địa phương khác nhau. 3 người này sd máy nén khí (air compressor) nhiều năm mà chưa từng kéo van an toàn và chưa từng xả nước đáy bình. Tới khi tui kêu xả nước thì còn hỏi ngược: ủa, bơm hơi làm gì có nước? Kéo van an toàn chi vậy? tui bảo cứ làm đi thì xả nc màu đỏ chạch và sệt như cháo, còn van an toàn thì mục nát lò xo luôn!Ôm trái bom nhiều năm mà tới cái cơ bản vậy cũng k biết, bó tay luôn.
thường máy nén khí, máy bơm xe, bơm xịt rửa xe công nghiệp (chứ không phải máy xịt rửa xe chạy điện dân dụng cá nhân nha)
cũng có van áp suất, van an toàn, bên dưới bình khí nén sẽ có van ốc vặn xả nước, khi không khí bơm vào nén một thời gian sẽ có nước

Tui cũng nhắc xả giúp mấy ông sửa xe lề đường rồi, có người chịu nghe mình nói thì còn được, xả ra nước màu nâu đỏ gạch rỉ sét là biết lâu rồi không xả, sét ăn mòn thành bình luôn.

nhưng cũng một số người thì cười cười không sao, xả rồi, rách việc, vừa xả hôm trước xong...... nhiều chuyện, bao đồng, đi chỗ khác...

nhà tui cũng từng làm dịch vụ bơm vá xe, nên mấy máy né khí tui kỹ lắm rất kỹ, kiểm tra hoài...

p/s mấy ông đi bơm sửa xe mà thấy máy nén khí thì đứng xa tí nha, nhiều chỗ sửa vá xe lề đường cả mấy năm nó chưa kiểm tra van an toàn áp suất, hay xả nước đáy bình đâu. Xui xui gặp đúng lúc thì bùm

Mấy nồi áp suất kiểu này nấu ngon nhưng cũng nguy hiểm lắm, van áp suất ngày xui xui nó bị nghẹt cặn thức ăn, bã đóng cứng (do lười không vệ sinh kỹ, làm biếng vệ sinh), làm không nhảy van, nấu lâu lâu quá áp là bùm.
noi-ap-suat-teka-8l.jpg
 
Last edited:
trạm giặt cũng có lò hơi hả thím, bỏ mẹ thế này đi phải né ra mới được
Các bên làm giặt công nghiệp thôi thím (các bên là chuyên giặt cho nhà hàng , khách sạn, số lượng cực lớn,...)
 
Tai nạn trong ngày nghỉ Lễ lại nhớ hồi làm DHL. Chú manager người Ấn Độ chân ướt chân ráo tới thay thế thằng cũ qua nước khác, ngay dịp chuẩn bị Tết cổ truyền. Chú vênh váo tuyên bố "Lễ riêng của bọn bây thôi, chứ DHL là tập đoàn toàn cầu, hàng hoá vẫn phải chuyển phát nhanh nên tụi bây vẫn phải đi làm". HR nhắc nhẹ "lương cao nghen anh, x3 cũng thốn đó, chưa kể phụ cấp theo ngày", chú nẹt "Lễ riêng thì làm đéo gì phải trả tiền ngoài giờ cho tụi nó", ý chú là Lễ chung như 1/1 thì mới trả x3, mà tính ra thì đúng là nguyên năm chỉ có cái Lễ chung này thôi. HR lại nhắc nhẹ "mình đang làm việc trên đất VIệt Nam là phải theo lề thói luật pháp Việt Nam quy định nghen anh, chính phủ nói Lễ là Lễ, cho nghỉ là cho nghỉ, anh muốn ngườita làm trong ngày Lễ cứ theo quy chuẩn x3, mà thậm chí phải đạt được thoả thuận người ta chịu làm nữa". Chú nghe pháp luật chú rén :baffle:
 
chỗ khách sạn mình nó giặt luôn mà =((
Khách sạn lớn hay nhỏ, khách sạn lớn thường nó sẽ đầu tư chuyên nghiệp, dùng bồn nhập đầy đủ các thiết bị kiểm soát, an toàn,... còn khách sạn nhỏ, lò hơi nội VN tự chế, quy trình vận hành, bảo hành bảo trì không có, thì né nó ra thím ạ
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top