Vụ thu hoạch bội thu ở Mỹ khiến nguồn cung bắp toàn cầu dư thừa

Xmen_pro

Senior Member

Nông dân Mỹ đang thu hoạch vụ bắp có thể lớn thứ ba từ trước đến nay. Vụ bắp bội thu sẽ làm căng thẳng năng lực lưu trữ của Mỹ, kéo giá của loại ngũ cốc được giao dịch nhiều nhất trên thế giới đi xuống do nguồn cung dư thừa . Giá bắp giảm cũng có thể gây áp lực giảm giá lên các ngũ cốc khác như lúa mì, đậu nành.​

Bắp được thu hoạch ở một trang trại gần Waverly, bang Minnesota, Mỹ. Ảnh: State Journal Register


Giá bắp giảm sẽ mang lại lợi ích cho những khách hàng mua bắp để làm thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol. Nhưng điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của nông dân Mỹ, những người sẽ tăng công suất dự trữ bắp với hy vọng có nhu cầu mới từ xuất khẩu hoặc từ thị trường nội địa.

“Vào cuối tháng 6, tôi thậm chí còn không chắc liệu vụ bắp có khả quan hay không. Nhưng mưa đúng thời điểm, giống và thiết bị trồng trọt tốt hơn đã giúp chúng tôi thành công”, Steve Pitstick, người có trang trại bắp rộng hơn 2.000 hecta ở bên ngoài vùng ngoại ô Chicago, bang Illinois, chia sẻ.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), khi vụ bắp thu hoạch xong và tất cả bắp được giao khách hàng và nhà xuất khẩu theo cam kết trước đó, số bắp còn lại trong các nhà kho ở Mỹ sẽ vượt quá số lượng tồn kho trong bảy năm qua.

Khi vụ thu hoạch mới bắt đầu vào năm 2024, lượng bắp tồn kho ở Mỹ có thể tăng thêm 50% so với đầu năm nay, đáng dấu mức tăng nguồn cung lớn nhất trong một năm trong gần hai thập niên. Nguồn cung đó sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá bắp quốc tế trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago

Giá bắp đang hướng xuống gần mức thấp nhất trong ba năm vào thời điểm giá một số lương thực khác như gạo vẫn trong đà tăng giá do nguồn cung thắt chặt, làm dấy lên lo ngại lạm phát.

Brazil, nhà xuất khẩu bắp hàng đầu, cũng trồng diện tích bắp kỷ lục. Vì vậy, thị trường bắp toàn cầu, vốn thắt chặt trong nhiều năm, đang đứng trước nguy cơ dư thừa lần đầu tiên kể từ trước đại dịch Covid-19. Gần đây, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu bắp từ Brazil, làm giảm nhu cầu đối với bắp xuất khẩu của Mỹ. Theo ước tính của Refinitiv dựa trên dữ liệu vận chuyển hàng hải, nhập khẩu bắp từ Mỹ của Trung Quốc đạt khoảng 240.000 tấn trong tháng 8, giảm so với gần 1,5 triệu tấn một năm trước đó. Trong khi đó, nhập khẩu bắp từ Brazil của nước này tăng từ 0 lên khoảng 580.000 tấn trong cùng tháng. Khoảng cách này đã nới rộng trong tháng 9, lên khoảng 1,22 triệu tấn từ Brazil, so với khoảng 70.000 tấn từ Mỹ.

Giá bắp kỳ hạn ở Chicago giảm xuống dưới 5 đô la/bushel vào cuối tháng 8 và vẫn giảm kể từ đó. Hôm 19-9, giá bắp giảm xuống dưới 4,7 đô la/bushel, mức thấp nhất kể từ tháng 12-2020. Chỉ 16 tháng trước, giá bắp đạt mức cao nhất trong một thập niên khi chiến tranh ở Ukraine làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực Biển Đen.

Stephen Nicholson, nhà chiến lược toàn cầu về ngũ cốc và hạt có dầu của ngân hàng Rabobank, nói: “Tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến thị trường bắp gặp khó khăn trong vài năm tới”.

Bắp là loại ngũ cốc có lượng giao dịch lớn nhất thế giới. Tình trạng dư thừa nguồn cung bắp có thể nhanh chóng gây áp lực giảm giá đối với lúa mì, đậu nành và các ngũ cốc khác. USDA dự báo nguồn cung bắp của Mỹ sẽ tăng 55% lên 2,11 tỉ bushel (mỗi bushel tương đương 25,4 kg) trong niên vụ 2023-2024, khiến dự trữ bắp toàn cầu lên mức cao nhất trong 5 năm vào tháng 9-2024.

Khách hàng mua bắp sẽ được hưởng lợi. Ngành chăn nuôi gà của Mỹ sẽ chi tiêu ít hơn cho bắp làm thức ăn gia cầm sau nhiều năm lợi nhuận kém, khiến các nhà máy chế biến gia cầm đóng cửa.

“Tôi lạc quan tin rằng chi phí thức ăn gia cầm sẽ dễ quản lý hơn trong thời gian tới”, Bill Roenigk, nhà tư vấn ngành chăn nuôi gà, nói.

Cal-Maine Foods , nhà sản xuất trứng lớn nhất Mỹ, cho biết chi phí thức ăn cho mỗi chục quả trứng được sản xuất giảm 10,5% trong quí kết thúc vào ngày 2-9, chủ yếu do giá bắp giảm.

Nhưng giá thấp hơn làm giảm thu nhập của nông dân trồng bắp. Những nông dân Mỹ còn chỗ trống trong kho chứa ngũ cốc sẽ không bán lỗ vào mùa thu này, thay vào đó, họ sẽ dự trữ bắp với hy vọng giá sẽ phục hồi. Pitstick cho biết, ông có kế hoạch dự trữ toàn bộ số bắp mà ông chưa cam kết bán. Trong 10 năm qua, ông đã tăng gấp ba lần công suất lưu trữ bắp, lên khoảng 500.000 bushel.

Tuy nhiên, lãi suất tăng khiến việc dự trữ bắp trở nên tốn kém và rủi ro hơn. Một số người trồng bắp cần phải vay vốn để mở rộng các kho dự trữ trong khi chờ đợi giá bắp tăng trở lại. Nông dân Mỹ cũng đang đối mặt với chi phí cao về nhiên liệu và phân bón để sản xuất bắp. Thu nhập ròng từ các trang trại trồng trọt của Mỹ dự kiến sẽ giảm 23% vào cuối năm nay so với mức cao kỷ lục của năm ngoái.

 
Chắc nhiều quá hay sao mà mấy cái farm bắp gần nhà k thấy nó thu hoạch. Để chết khô r kéo xe tới cắt bỏ.
 
Nó làm nông nghiêp làm chơi ăn thật :eek:
Mấy nước chuyên canh nông nghiệp hít khói :rolleyes:
Đâu ra nông nghiệp Mỹ làm chơi, cơ giới hóa bậc nhất thế giới mà kêu làm chơi à. Nguồn giống chuyên nghiệp, thậm chí là biến đổi gen; phun thuốc bằng máy bay, thu hoạch bằng máy tự động hóa...chuyên canh nông nghiệp là nước Mỹ chứ nước nào dám so.
1% dân số làm nông mà sản lượng lớn như vậy thì siêu chuyên canh luôn rồi.
 
Nó làm nông nghiêp làm chơi ăn thật :eek:
Mấy nước chuyên canh nông nghiệp hít khói :rolleyes:
Làm chơi cục kít, thằng làm nông bên đó còn giàu hơn mấy thằng đại gia trong phố đi fer, bò,...
Mấy cái xe chuyên dụng làm nông đắt vcl đắt

Bù lại 1-2 cái máy làm trong 1 ngày bằng cả trăm thằng làm cả tuần, cả tháng
 
Muốn nhập khẩu hàng này về VN có khó ko nhỉ, bên bán có yêu cầu chỉ tiêu tiêu thụ ko. Vì mình nhập lẻ không đều.
Bác nào am hiểu môn này ko ạ
 
Ko biết con tôm VN ăn bắp GMO của Mỹ được ko nhỉ. Cá tra ăn cứt thì ăn bắp chắc ok.
 
Ko biết con tôm VN ăn bắp GMO của Mỹ được ko nhỉ. Cá tra ăn cứt thì ăn bắp chắc ok.
Không anh. Cá tra ăn cứt mềm mềm dễ nuốt với mùi thum thủm nó hấp dẫn. Còn bắp vừa cứng vừa thô nhạt nhẽo nó không thèm ăn. Có làm thì anh nên ăn bắp vào rồi ỉa ra trong cứt có hột bắp thì nó mới ăn hoặc lấy cứt trộn với bắp như kiểu câu cá vậy. :smile:
 
Chỉ 1.3% dân số Hoa Kỳ làm nông dân đủ nuôi toàn bộ hơn 300 triệu dân, thậm chí còn đủ nuôi luôn mấy chục nước nhập khẩu nông phẩm của Hoa Kỳ.
XE8gxo0.png
Nó trợ cấp mỗi năm vài chục tỉ đô,chứ sòng phẳng ra thì chưa biết ai ăn ai
zhtgdqQ.gif


1697947720056.png



bản chất của trợ cấp là tiêu diệt nền nông nghiệp của các nước nghèo hơn,nhằm mục đích bắt các nước phụ thuộc cái ăn,gần đây thì có TQ với Nga là đầu tư nhằm thoát khỏi vòng kim cô này
 
Last edited:
Nó trợ cấp mỗi năm vài chục tỉ đô,chứ sòng phẳng ra thì chưa biết ai ăn ai
zhtgdqQ.gif


View attachment 2140313


bản chất của trợ cấp là tiêu diệt nền nông nghiệp của các nước nghèo hơn,nhằm mục đích bắt các nước phụ thuộc cái ăn,gần đây thì có TQ với Nga là đầu tư nhằm thoát khỏi vòng kim cô này

Thế rồi mấy nước nghèo mà chính phủ trợ cấp nông dân thì tụi nó áp thuế chống bán phá giá. Đúng là lũ tư bản tiêu chuẩn kép

Gửi từ Samsung SM-G973F bằng vozFApp
 
Back
Top