Vua tiếng Việt lại bị bắt lỗi: Hể hả có giống hỉ hả?

4 More Years

Senior Member

Chương trình Vua tiếng Việt mùa 3 tập 3 phát sóng tối 15-3 trên VTV3 đang gây tranh cãi liên quan đến hai chữ 'hể hả' và 'hỉ hả'.​


Thí sinh Phan Quỳnh Vân xuất sắc vượt qua ba người chơi khác để vào vòng Soán ngôi - Ảnh chụp màn hình
Thí sinh Phan Quỳnh Vân xuất sắc vượt qua ba người chơi khác để vào vòng Soán ngôi - Ảnh chụp màn hình
Vượt qua ba người chơi khác, thí sinh Phan Quỳnh Vân (33 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên dịch viên) một mình bước vào vòng Soán ngôi (giống như trò chơi giải ô chữ).
MC Xuân Bắc cho biết trước đó, Vua tiếng Việt mùa 3 chưa tìm ra chủ nhân ngai vàng ở vòng này, chương trình đang chờ đợi, đang mong muốn có người soán ngôi.

"Hể hả" và "hỉ hả" là một?​

Trong vòng này, ở hàng ngang thứ hai, có tổng cộng bốn chữ cái.
Chương trình đưa ra gợi ý hai chữ cái là "H" và "Ả" và cho biết, đây là một tính từ, thể hiện sự "vui vẻ biểu lộ ra bên ngoài vì được như ý".

Rất nhanh chóng, thí sinh đưa ra câu trả lời là "hỉ hả". Tuy nhiên, đáp án mà chương trình đưa ra là "hể hả". Phan Quỳnh Vân ra về với phần thưởng 5 triệu đồng.

Tuy nhiên, có khán giả phát hiện "hỉ hả" và "hể hả" là hai từ có nghĩa tương đương nhau.

"Tôi nghĩ hội đồng cố vấn nên hội ý và chấp nhận từ đồng nghĩa này, nên để cô ấy thắng cuộc", khán giả này cho hay.

Vị khán giả này cũng đặt dấu hỏi về vai trò của ban cố vấn trong trường hợp này, đồng thời đề nghị chương trình "xem lại và đặc cách xử thắng cho cô ấy" vì "rất xứng đáng".

Đáp án "hỉ hả" trong chỗ trống của Phan Quỳnh Vân khác với đáp án của chương trình Vua tiếng Việt - Ảnh chụp màn hình
Đáp án "hỉ hả" trong chỗ trống của Phan Quỳnh Vân khác với đáp án của chương trình Vua tiếng Việt - Ảnh chụp màn hình

Không nên đóng khung một đáp án​

Vậy "hể hả" hay "hỉ hả" mới đúng? Hay cả hai đều đúng?


Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998), trang 418, từ "hể hả" được giải nghĩa là "vui vẻ biểu lộ ra bên ngoài vì được như ý". Chẳng hạn: Nói cười hể hả; Xong việc, mọi người hể hả ra về.

Tiếp tục tra từ "hỉ hả" ở trang 420, từ điển ghi "như hể hả".

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, 1998 giải thích về hai từ "hỉ hả" và "hể hả" - Ảnh: ĐẬU DUNG
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, 1998 giải thích về hai từ "hỉ hả" và "hể hả" - Ảnh: ĐẬU DUNG

Trả lời Tuổi Trẻ Online ngày 16-3, PGS.TS Tạ Văn Thông (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho hay "hể hả" và "hỉ hả" là hai từ đồng nghĩa.

Tuy nhiên, do cấu tạo nguyên âm "i" ở đây nên khi đọc lên, "hỉ hả" không biểu lộ mạnh mẽ ra ngoài như từ "hể hả".

"Nếu tôi ngồi ở ban cố vấn, tôi vẫn chấm câu trả lời của thí sinh này đạt yêu cầu", ông phát biểu.

Trong tiếng Việt, hiện tượng đồng nghĩa rất phong phú. Ông Thông dẫn ví dụ, "mẹ", "u", "má", "mạ"… đều chỉ mẹ; hoặc "chết", "toi", "tử"… đều chỉ cái chết.

Theo ông, ban cố vấn chương trình Vua tiếng Việt không nên đưa ra một đáp án đóng khung, sẽ rất thiệt thòi cho thí sinh.

Ông Thông cũng lưu ý thêm khi xảy ra trường hợp dạng này, trước khi công bố đáp án, chương trình và ban cố vấn nên hội ý kỹ càng, thậm chí tham vấn các ý kiến bên ngoài nếu cần thiết.
 
Chương trình có sai sót là bình thường, cũng chả thấy ai dùng hỉ hả bao giờ, đã nghĩ được đến hỉ hả sao không nghĩ ra hể hả luôn cho rồi
 
tiếng việt thay đổi dần qua từng năm tháng, đc biến tấu, chế cháo nhiều nên đẻ ra lắm từ mới quái thai vcl
 
tiếng việt thay đổi dần qua từng năm tháng, đc biến tấu, chế cháo nhiều nên đẻ ra lắm từ mới quái thai vcl
Tiếng Việt là sinh ngữ mà fen.
Tiếng nói, ngôn ngữ của một dân tộc đại diện cho sự thay đổi, phát triển của dân tộc đó. Thế nên tiếng Việt còn phát triển tức là dân tộc Việt còn phát triển.
Khi mà chúng ta nhận ra tiếng Việt không còn đổi mới, không còn phát triển nữa, thì tức là dân tộc này đã gần đi đến hồi kết rồi.
 
Mấy ní cho hỏi Trộm vía là từ vùng nào vầy, xưa giờ có nghe ai nói đâu mà dạo này con dân nó nói nhiều ghê thế :amazed:
Từ trộm vía được sử dụng nhiều hơn ở miền bắc. Đây là cụm từ dùng để diễn tả sự đáng yêu, khỏe mạnh khi nói tới trẻ nhỏ.

Bên cạnh tục lệ đặt tên cho con xấu để xua đuổi ma quỷ, thời xa xưa còn có thường kêu “trộm vía” để khen những đứa bé. Tính từ này mang đậm văn hóa tâm linh, thể hiện hồn sắc con người Việt Nam nói riêng và người dân Á Đông nói chung.

Thực tế, từ trộm vía không có khái niệm cụ thể. Nhưng theo dân gian, con người gồm có tất cả bảy vía. Trẻ sẽ bị ốm đau, bệnh tật nếu như một trong bảy vía bị đụng chạm. Thông thường, trẻ mới sinh ra, vía còn rất yếu và cần được giữ gìn. Việc đặt từ “trộm vía” lên trước mỗi câu khen được coi như một lời xin phép với bề trên để tránh trường hợp người nói vía dữ nất át vía của trẻ.

Bên cạnh đó, theo quan niệm từ xưa, nếu tên đẹp sẽ dễ bị ma quỷ trêu và bắt thì việc khen một em bé nào xinh đẹp, chóng lớn một cách trực tiếp cũng được mọi người kiêng kị. Vì vậy, người lớn thường thêm từ trộm vía ở đằng trước để tránh lời nói thành điểm gở, cũng như đánh lạc hướng của ma quỷ là “phải vía”.
 
hay nghe ông bà nói từ này, mấy từ cổ này thì đúng hiện đại ít dùng, hiện đại dùng mấy cái từ ung thư như "trôn trôn" cm gì đấy :LOL:
Mà “trôn” xưa có nghĩa là “đít”. Cái trôn bát, miệng quan trôn trẻ :D
 
Từ trộm vía được sử dụng nhiều hơn ở miền bắc. Đây là cụm từ dùng để diễn tả sự đáng yêu, khỏe mạnh khi nói tới trẻ nhỏ.

Bên cạnh tục lệ đặt tên cho con xấu để xua đuổi ma quỷ, thời xa xưa còn có thường kêu “trộm vía” để khen những đứa bé. Tính từ này mang đậm văn hóa tâm linh, thể hiện hồn sắc con người Việt Nam nói riêng và người dân Á Đông nói chung.

Thực tế, từ trộm vía không có khái niệm cụ thể. Nhưng theo dân gian, con người gồm có tất cả bảy vía. Trẻ sẽ bị ốm đau, bệnh tật nếu như một trong bảy vía bị đụng chạm. Thông thường, trẻ mới sinh ra, vía còn rất yếu và cần được giữ gìn. Việc đặt từ “trộm vía” lên trước mỗi câu khen được coi như một lời xin phép với bề trên để tránh trường hợp người nói vía dữ nất át vía của trẻ.

Bên cạnh đó, theo quan niệm từ xưa, nếu tên đẹp sẽ dễ bị ma quỷ trêu và bắt thì việc khen một em bé nào xinh đẹp, chóng lớn một cách trực tiếp cũng được mọi người kiêng kị. Vì vậy, người lớn thường thêm từ trộm vía ở đằng trước để tránh lời nói thành điểm gở, cũng như đánh lạc hướng của ma quỷ là “phải vía”.
Trộm vía trong kinh doanh cũng có, khi người ta tự nói tới 1 cái gì đó kết quả đang tốt, thường nói "trộm vía ..."

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top