thắc mắc Trịnh Công Sơn có phải là nhạc sĩ overrated nhất Việt Nam

Thớt bn tuổi rồi? Nhiều năm sau, khi tâm hồn đã mệt nhoài, quay lại thớt này tôi nghĩ thím sẽ nở 1 nụ cười mỉm vì tuổi trẻ chăng?
Mỗi tầm tuổi là 1 gu âm nhạc, dạng kiểu khẩu vị thay đổi tăng dần vậy. Một ngày nào đó chắc sẽ cảm dc cái nỗi buồn man mác kỳ lạ trong nhạc trịnh.
Hồi cấp 3 thấy ông hay nghe bài cát bụi, cũng thắc mắc sao giai điệu chả có gì bắt tai, lời thì khó hiểu mà ông thích v? Ông bảo : " t nghe lời là chính, nhạc trẻ chúng m bây giờ chỉ có anh yêu em bộp toẹt, không còn tí chất thơ, chất tình, chiều sâu nào trong bài cả. Cái hay của nhạc ngày xưa là tả mà không tả, lời bài hát là lối ẩn dụ trong từng câu, mỗi tuổi mỗi người khi nghe lại cho ra một chiêm nghiệm khác nhau..."
Giờ nghe lại thấy hay thật.

Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy?
Ôi, cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi.
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?
Ôi, cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi?
Bao nhiêu năm làm kiếp con người chợt một chiều tóc trắng như vôi.
Lá úa trên cao rụng đầy, cho trăm năm vào chết một ngày.

Gửi từ Sao Hỏa bằng vozFApp
 
Thớt bn tuổi rồi? Nhiều năm sau, khi tâm hồn đã mệt nhoài, quay lại thớt này tôi nghĩ thím sẽ nở 1 nụ cười mỉm vì tuổi trẻ chăng?
Mỗi tầm tuổi là 1 gu âm nhạc, dạng kiểu khẩu vị thay đổi tăng dần vậy. Một ngày nào đó chắc sẽ cảm dc cái nỗi buồn man mác kỳ lạ trong nhạc trịnh.
Hồi cấp 3 thấy ông hay nghe bài cát bụi, cũng thắc mắc sao giai điệu chả có gì bắt tai, lời thì khó hiểu mà ông thích v? Ông bảo : " t nghe lời là chính, nhạc trẻ chúng m bây giờ chỉ có anh yêu em bộp toẹt, không còn tí chất thơ, chất tình, chiều sâu nào trong bài cả. Cái hay của nhạc ngày xưa là tả mà không tả, lời bài hát là lối ẩn dụ trong từng câu, mỗi tuổi mỗi người khi nghe lại cho ra một chiêm nghiệm khác nhau..."
Giờ nghe lại thấy hay thật.



Gửi từ Sao Hỏa bằng vozFApp

Thực ra âm nhạc thì phần nhạc mới là cái quan trọng, cốt lõi nhất, chứ phần lời chỉ là cái hời hợt bên ngoài thôi. Nếu khen lời nhạc hay thì đấy chỉ là khen cái "thơ” cái chất “văn học” của bài hát đó, đấy lại là 1 thể loại nghệ thuật khác, không phải âm nhạc

Cho nên TCS có thể là 1 nhà thơ giỏi, 1 nhà triết học sâu sắc, vẫn là 1 nghệ sĩ lớn chứ không phải là 1 nhạc sĩ xuất sắc. 1 nhạc sĩ xuất sắc, vĩ đại là 1 nhạc sĩ có thể thể hiện tư tưởng, cảm xúc của mình trong âm nhạc, và thuần túy âm nhạc hay là có sự đột phá, cách tân, tạo ra bước ngoặt của âm nhạc

:doubt:

Ông anh bạn nghĩ nghe nhạc Trịnh là sâu sắc, là hiểu đời. Nhưng giới trẻ giờ người ts có thể buổi sáng ngủ dậy nghe nhạc Sơn Tùng, nghe nhạc Cardi B nhưng tối mấy em lại đọc Lev Tolstoy , Frank Kafka, đọc thơ Puskin , xem phim của Tarkovsky thì sao

:doubt:
 
tác phẩm thì quan trọng hơn tác giả, nên trước nhất phải lấy một tác phẩm ra mà phân tích!
bài hát nào ngôn từ ngô nghê mà các em 14 tuổi có thể viết? sau đó mới nói được những vấn đề còn lại
chứ nói không không như thím thì mấy cháu nhi đồng coi vài trang zing là đã nói được rồi chẳng cần phải đăng kí acc voz đâu.
 
Nhạc Trịnh chắc chủ yếu ấn tượng ở phần lời còn nhạc thì cũng bình thương, ko hợp gu tôi, nhưng người ta ca ngợi "nhạc Trịnh" chứ ko phải "lời Trịnh", nên đánh giá ông này overrated :doubt:
 
Nhiều khi mình nói vui là âm nhạc nó giống cổ phiếu, nhu cầu và kỳ vọng tăng thì giá cũng tăng theo, đôi khi còn vượt xa giá trị thực tế của nó.
Nên với mình khi nghe nhạc, không cần biết thể loại nhạc, phong cách nhạc, miễn là nó làm cho tâm trạng người nghe đi theo chiều hướng tích cực theo chuẩn mực chung của xã hội thì đó là một thể loại nhạc "đáng nghe".

Cá nhân mình nghĩ nhạc TCS đâu đó cũng có hơi Overrated, giống như "âm nhạc của người tử tế" dạo gần đây vậy.

P/S : Chia sẻ của mình đến từ khía cạnh của người đang nghe"âm nhạc của lão điếc :rolleyes:"
 
Các cậu chê nhạc Trịnh bị "làm quá"? (Tôi dở TA nên nghĩ từ "overrated" là thế). Vậy cậu đã nghe được bao nhiêu bài? Các cậu lấy nhạc Trịnh so sánh với nhạc thị trường thì tôi cũng chỉ biết cười nhẹ cho qua.
Nếu các cậu muốn chứng minh thì tôi cho các cậu 1 ví dụ. Thử nghe bài "chỉ có ta trong cuộc đời" do cô Khánh Ly (những ns khác có cho các cậu cảm xúc hay ko thì tôi ko biết nhưng với tôi là ko) thể hiện nhé và tôi chỉ cần hỏi các cậu hiểu được gì qua những câu này

Đời vẽ tôi tên mục đồng,
Rồi vẽ thêm con ngựa hồng,
Từ đó lên đường phiêu linh ...

Đời vẽ trong tôi một ngày,
Rồi vẽ thêm đêm thật dài,
Từ đó tôi thề sẽ rong chơi ...

Cậu nào không hiểu cứ quote lại, tôi sẽ giải thích theo cảm nhận của tôi.

Nhạc Trịnh không phải mì ăn liền nên khó nghe và khó hiểu với những người trẻ nhưng cũng đừng chê bai hay so sánh với những loại nhạc "nghe rồi quên".

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 9 Pro bằng vozFApp
 
Thực ra âm nhạc thì phần nhạc mới là cái quan trọng, cốt lõi nhất, chứ phần lời chỉ là cái hời hợt bên ngoài thôi. Nếu khen lời nhạc hay thì đấy chỉ là khen cái "thơ” cái chất “văn học” của bài hát đó, đấy lại là 1 thể loại nghệ thuật khác, không phải âm nhạc

Cho nên TCS có thể là 1 nhà thơ giỏi, 1 nhà triết học sâu sắc, vẫn là 1 nghệ sĩ lớn chứ không phải là 1 nhạc sĩ xuất sắc. 1 nhạc sĩ xuất sắc, vĩ đại là 1 nhạc sĩ có thể thể hiện tư tưởng, cảm xúc của mình trong âm nhạc, và thuần túy âm nhạc hay là có sự đột phá, cách tân, tạo ra bước ngoặt của âm nhạc

:doubt:

Ông anh bạn nghĩ nghe nhạc Trịnh là sâu sắc, là hiểu đời. Nhưng giới trẻ giờ người ts có thể buổi sáng ngủ dậy nghe nhạc Sơn Tùng, nghe nhạc Cardi B nhưng tối mấy em lại đọc Lev Tolstoy , Frank Kafka, đọc thơ Puskin , xem phim của Tarkovsky thì sao

:doubt:
thì nhạc Trịnh đúng là sâu sắc còn gì? Còn anh bảo lời chỉ là phần hời hợt bên ngoài thì lại sai to. Tôi chưa thấy bài nào ( trừ nhạc thiếu nhi và không lời ) lời không ra gì mà người ta để trong lòng dc cả.

Cái vấn đề đây là nhạc hay mà lời không ra gì thì chóng quên, nghe catchy ban đầu rồi sớm biến mất. Còn lời hay mà nhạc tầm tầm bình thường khi thấm rồi lại ghi nhớ cực lâu, điển hình nhất là nhạc Phan Mạnh Quỳnh. Vậy theo anh thì phần lời có quan trọng không? Hay như a bảo là da lông hời hợt bên ngoài cho có? Bài hát làm nên chất thơ anh lại bảo là thuộc văn học không liên quan tới âm nhạc? Một bài hát bất hủ đi cùng năm tháng a nghĩ hoàn toàn nhờ nhạc là chính chứ lời không có tác dụng? A thử mở bài nhật ký của mẹ mà phát mỗi beat xem nó có hay dc không, k phải chứ lời nó thấm từng chữ chứ đừng bảo hay vì giai điệu???:doubt:
 
thì nhạc Trịnh đúng là sâu sắc còn gì? Còn anh bảo lời chỉ là phần hời hợt bên ngoài thì lại sai to. Tôi chưa thấy bài nào ( trừ nhạc thiếu nhi và không lời ) lời không ra gì mà người ta để trong lòng dc cả.

Cái vấn đề đây là nhạc hay mà lời không ra gì thì chóng quên, nghe catchy ban đầu rồi sớm biến mất. Còn lời hay mà nhạc tầm tầm bình thường khi thấm rồi lại ghi nhớ cực lâu, điển hình nhất là nhạc Phan Mạnh Quỳnh. Vậy theo anh thì phần lời có quan trọng không? Hay như a bảo là da lông hời hợt bên ngoài cho có? Bài hát làm nên chất thơ anh lại bảo là thuộc văn học không liên quan tới âm nhạc? Một bài hát bất hủ đi cùng năm tháng a nghĩ hoàn toàn nhờ nhạc là chính chứ lời không có tác dụng? A thử mở bài nhật ký của mẹ mà phát mỗi beat xem nó có hay dc không, k phải chứ lời nó thấm từng chữ chứ đừng bảo hay vì giai điệu???:doubt:

Chất thơ là thuộc văn học rồi, nó không phải cái cốt lõi của âm nhạc. Như nhạc của Mozart Beethoven có cần lời đâu mà vẫn có thể kiến tạo những cảm xúc mãnh liệt, trừu tượng đó thôi. Lấy ví dụ nữa như nhạc đương đại, như nhạc của Beach Boys, mà cụ thể như bài hát nổi tiếng nhất là Wouldn't it be nice, lời nhạc thì đơn giản, thậm chí là vui tươi, hạnh phúc nhưng chính sự kết hợp của giai điệu và hòa âm phối khí mà tạo nên phần nhạc buồn man mác, cái đó tạo nên cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng, đó chính là âm nhạc ở trạng thái thăng hoa, dùng phần âm thanh để diễn tả cảm xúc, là điểm nhấn của bài hát. TCS nổi tiếng ở chất thơ, lãng du, trừu tượng của phần lời, mang tính văn học nhiều hơn là âm nhạc

Văn học hay lời nhạc chỉ có thể khơi dậy những cảm xúc diễn tả bằng lí trí, phần có ý thức, bị giới hạn của ngôn ngữ, phải qua sự diễn giải của ngôn ngữ của tư duy, thế nó mới hời hợt. Còn cái làm nên sự đặc biệt của âm nhạc là nó khơi gợi những cảm xúc, truyền đạt những ý tưởng của con người trực tiếp nhất, gần với phần vô thức nhất, cũng như điện ảnh cái làm nên sự đặc biệt của nó với các loại hình nghệ thuật khác là quay phim. Tại sao Vương Gia Vệ, Tarkovsky, Kubrick, David Lean hay Malick được nhiều fan điện ảnh coi là những đạo diễn vĩ đại nhất vì dùng ngôn ngữ điện ảnh để truyền tải cảm xúc, ý tưởng của mình.

TCS là dùng ngôn ngữ của văn học để biểu hiện, cho nên không thể coi TCS là 1 nhạc sĩ xuất chúng, mà chỉ có thể là 1 nhà tư tưởng, triết học hay nhà thơ lớn thôi.

1 ví dụ nho nhỏ cho bạn dễ hiểu này: Bạn nghe 1 bài hát từ hồi nhỏ mà bố bạn hay mở, bạn từng rất thích. 30 năm sau có thể bạn quên sạch phần lời, 1 người khác đọc lời cho bạn thì bạn không thể nhớ, nhưng chỉ cần vài giây đầu của bản nhạc đó được phát là bạn có thể nhớ ra ngay. Âm nhạc là ăn vào tiềm thức, vào phần vô thức của con người, do vậy mới nói trong âm nhạc, phần nhạc mới là phần quan trọng nhất, chứ không phải phần lời.

Hay bạn thử cho 1 người Thụy Điển 1 công dân Nam Phi nghe nhạc Trịnh xem họ cảm nhận sao. Họ làm sao hiểu tiếng Việt mà biết nó sâu sắc cỡ nào. Lời nhạc lúc đó chỉ là 1 mớ âm thanh vô nghĩa.

Chứ 1 bài hát có phần nhạc hay, độc đáo, sáng tạo thì dù có bạn ở đâu đi nữa, đến từ nền văn hóa nào, thì cũng vẫn sẽ cảm nhận được cái hay của nó. Như tôi tiếng Nhật chọ trẹ được vài chữ mà nghe City Pop vẫn thấy hay. :doubt:
 
Last edited:
Chất thơ là thuộc văn học rồi, nó không phải cái cốt lõi của âm nhạc. Như nhạc của Mozart Beethoven có cần lời đâu mà vẫn có thể kiến tạo những cảm xúc mãnh liệt, trừu tượng đó thôi. Lấy ví dụ nữa như nhạc đương đại, như nhạc của Beach Boys, mà cụ thể như bài hát nổi tiếng nhất là Wouldn't it be nice, lời nhạc thì đơn giản, thậm chí là vui tươi, hạnh phúc nhưng chính sự kết hợp của giai điệu và hòa âm phối khí mà tạo nên phần nhạc buồn man mác, cái đó tạo nên cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng, đó chính là âm nhạc ở trạng thái thăng hoa, dùng phần âm thanh để diễn tả cảm xúc, là điểm nhấn của bài hát. TCS nổi tiếng ở chất thơ, lãng du, trừu tượng của phần lời, mang tính văn học nhiều hơn là âm nhạc

Văn học hay lời nhạc chỉ có thể khơi dậy những cảm xúc diễn tả bằng lí trí, phần có ý thức, bị giới hạn của ngôn ngữ, phải qua sự diễn giải của ngôn ngữ của tư duy, thế nó mới hời hợt. Còn cái làm nên sự đặc biệt của âm nhạc là nó khơi gợi những cảm xúc, truyền đạt những ý tưởng của con người trực tiếp nhất, gần với phần vô thức nhất, cũng như điện ảnh cái làm nên sự đặc biệt của nó với các loại hình nghệ thuật khác là quay phim. Tại sao Vương Gia Vệ, Tarkovsky, Kubrick, David Lean hay Malick được nhiều fan điện ảnh coi là những đạo diễn vĩ đại nhất vì dùng ngôn ngữ điện ảnh để truyền tải cảm xúc, ý tưởng của mình.

TCS là dùng ngôn ngữ của văn học để biểu hiện, cho nên không thể coi TCS là 1 nhạc sĩ xuất chúng, mà chỉ có thể là 1 nhà tư tưởng, triết học hay nhà thơ lớn thôi.

1 ví dụ nho nhỏ cho bạn dễ hiểu này: Bạn nghe 1 bài hát từ hồi nhỏ mà bố bạn hay mở, bạn từng rất thích. 30 năm sau có thể bạn quên sạch phần lời, 1 người khác đọc lời cho bạn thì bạn không thể nhớ, nhưng chỉ cần vài giây đầu của bản nhạc đó được phát là bạn có thể nhớ ra ngay. Âm nhạc là ăn vào tiềm thức, vào phần vô thức của con người, do vậy mới nói trong âm nhạc, phần nhạc mới là phần quan trọng nhất, chứ không phải phần lời.

Hay bạn thử cho 1 người Thụy Điển 1 công dân Nam Phi nghe nhạc Trịnh xem họ cảm nhận sao. Họ làm sao hiểu tiếng Việt mà biết nó sâu sắc cỡ nào. Lời nhạc lúc đó chỉ là 1 mớ âm thanh vô nghĩa.

Chứ 1 bài hát có phần nhạc hay, độc đáo, sáng tạo thì dù có bạn ở đâu đi nữa, đến từ nền văn hóa nào, thì cũng vẫn sẽ cảm nhận được cái hay của nó. Như tôi tiếng Nhật chọ trẹ được vài chữ mà nghe City Pop vẫn thấy hay. :doubt:

Theo mình biết thì "nhạc sĩ" tiếng Anh là "song writer", còn Mozart Beethoven lại là "music composer" - nhà soạn nhạc. Song writer thì đương nhiên phải viết cả nhạc cả lời, nên bạn nói lời nhạc không phải cốt lõi âm nhạc là không đúng.
Thực ra coi như thế nào mình thấy cũng không quan trọng lắm, nhưng mà nếu TCS không thể coi là 1 nhạc sĩ xuất chúng thì chắc Bob Dylan cũng vậy.
TCS được mọi người gọi là Bob Dylan của VN do lời nhạc rất đặc biệt, mà Bob Dylan thì bạn search thử "Blowing in the wind" nghe thử là biết ông này sáng tác giai điệu ntn.
 
Theo mình biết thì "nhạc sĩ" tiếng Anh là "song writer", còn Mozart Beethoven lại là "music composer" - nhà soạn nhạc. Song writer thì đương nhiên phải viết cả nhạc cả lời, nên bạn nói lời nhạc không phải cốt lõi âm nhạc là không đúng.
Thực ra coi như thế nào mình thấy cũng không quan trọng lắm, nhưng mà nếu TCS không thể coi là 1 nhạc sĩ xuất chúng thì chắc Bob Dylan cũng vậy.
TCS được mọi người gọi là Bob Dylan của VN do lời nhạc rất đặc biệt, mà Bob Dylan thì bạn search thử "Blowing in the wind" nghe thử là biết ông này sáng tác giai điệu ntn.
Nó nói đúng mà, âm nhạc tại sao lại có sức lan toả mạnh như vậy, đó là nhờ phần nhạc chứ không phải phần lời, âm nhạc muốn được cả thế giới đón nhận thì phải đầu tư vào nhạc chứ không phải là lời.
Khen lời nhạc hay, ý nghĩa thì nó giống khen 1 bài thơ hay 1 bài văn hơn là khen 1 bài hát.

Những bài nhạc top view trên youtube hầu hết đều có phần lời chẳng ý nghĩa mấy, chủ yếu là nhạc bắt tai, không cần vietsub nghe vẫn thấy thích.
 
Theo mình biết thì "nhạc sĩ" tiếng Anh là "song writer", còn Mozart Beethoven lại là "music composer" - nhà soạn nhạc. Song writer thì đương nhiên phải viết cả nhạc cả lời, nên bạn nói lời nhạc không phải cốt lõi âm nhạc là không đúng.
Thực ra coi như thế nào mình thấy cũng không quan trọng lắm, nhưng mà nếu TCS không thể coi là 1 nhạc sĩ xuất chúng thì chắc Bob Dylan cũng vậy.
TCS được mọi người gọi là Bob Dylan của VN do lời nhạc rất đặc biệt, mà Bob Dylan thì bạn search thử "Blowing in the wind" nghe thử là biết ông này sáng tác giai điệu ntn.
Tây gọi là song writer còn ta gọi là nhạc sĩ, đơn giản là ko thể áp hoàn toàn định nghĩa Tây lông vào tiếng Việt dc. Với nhiều người trong đó có tôi, khi đánh giá một nhạc sĩ, phần nhạc quan trọng hơn lời, một bài hát trước hết nhạc phải hay rồi mới quan tâm đến lời, thuần túy muốn lời hay thì tôi đi đọc thơ, đọc truyện chứ chả nghe nhạc làm gì. Theo quan điểm này thì TCS ko đủ tiêu chuẩn của một nhạc sĩ giỏi. Còn theo quan điểm của bạn và nhiều người khác thì ông là nhạc sĩ xuất sắc, ok thôi. Nói chung mấy cá mỹ từ ca ngợi này chả có gì quan trọng, điều cốt lõi là hầu hết mọi người đều đồng ý rằng TCS viết lời hay còn nhạc thì tầm thường, vậy là đủ, ko còn gì mâu thuẫn cả
Tương tự với Bob Dylan, Bob may mắn hơn là dùng tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế, dễ viral hơn, còn nhạc Trịnh thì mãi chỉ ảnh hưởng với người Việt thôi, đó là hạn chế của người chơi hệ lời
Q8sGcLO.png
 
điều cốt lõi là hầu hết mọi người đều đồng ý rằng TCS viết lời hay còn nhạc thì tầm thường,
Cái này hoàn toàn sai bạn nhé, giai điệu nhạc TCS đơn giản chứ không tầm thường, không có hầu hết mọi người nào ở đây cả.
Bạn nói đúng là một bài hát trước hết nhạc phải hay rồi mới quan tâm đến lời, cho nên nếu nó tầm thường thì nó cũng chìm giống như cả đống bài nhạc phổ thơ mà không ai nghe thôi.
 
Back
Top