tin tức Christopher Nolan chia tay Warner Bros. sau 20 năm

Lúc đầu phim là nó đeo mặt nạ và đi lùi, nhưng sau khi tới được quá khứ đủ xa, nó sẽ đi qua cổng một lần nữa để về chiều thuận (là phần lớn diễn ra trong phim), lúc này không cần đeo nữa.

Nói đi cũng phải nói lại, nhiều tay review chê Tenet vì nói thiếu cảm xúc này nọ, đúng là như vậy thật, nhưng với một kịch bản quá phức tạp, việc hy sinh yếu tố cảm xúc là cần thiết. Người xem bình thường có hiểu mẹ gì đâu mà còn chỗ cho cảm với xúc. Việc nhân vật chính không có tên, mà chỉ được gọi là "nhân vật chính" đã thể hiện tầm nhìn đó của Nolan rồi.

Nhiều reviewer xem phim có hiểu mô tê gì đâu, lại ko thấy cảm xúc nên chê là đúng rồi. Chứ nếu xét riêng về tính logic của của kịch bản thì Tenet là siêu phẩm.

À, có một số reviewer chỉ ra những hạt sạn về mặt logic của phim như: chiếc kính vỡ của xe sẽ xuất hiện như thế nào khi nó bị vỡ trong chiều ngịch, thì mình nói luôn, đây không phải sạn mà nó là một dạng nghịch lý trong thế giới nghịch đảo và phải chấp nhận nó. Như kiểu vết kính vỡ sẽ bắt buộc phải xuất hiện khi chiếc xe xuất xưởng (trong chiều thuận) mà ko có cách nào tránh được.

Kiểu nghịch lý này cũng giống như nghịch lý ông nội trong việc du hành thời gian truyền thống, bạn sẽ ko thể nào giết được ông nội mình, dù làm cách nào đi nữa. Việc này là ko thể tránh khỏi và cũng không lý giải được.

Tóm lại, về mặt cảm xúc, người ta chê Tenet tôi không phản đối, vì từ đầu đạo diễn đã phải hy sinh nó cho kịch bản. Riêng về tính logic của kịch bản, tôi phải công nhận Tenet là một trong số những kịch bản cực kỳ phức tạp mà vẫn cực kỳ logic. Đối với tôi nó là kịch bản tốt nhất của Nolan cho đến hiện giờ

Tenet về logic vẫn nhiều lỗi lắm. cái lỗi kính vỡ tôi thấy rất khó chấp nhận. nhưng đúng là chừng mực nào đó phải chấp nhận, lý do gần giống như anh nói nhưng tôi muốn nói rõ ràng hơn. Vấn đề là lịch sử chỉ xảy ra một lần, và timeline là duy nhất. Nó đã xảy ra và nó sẽ phải xảy ra đúng như thế. Con người trong này không có ý chí tự do, kiểu ông main cũng không thể tự dưng nghĩ lại rồi thay vì rẽ trái thì lại rẽ phải được. Cho nên cái gì đã xảy ra là không có nghịch lý.

Xét về mặt kịch bản thì kịch bản 1 timeline rất khó viết. Tôi trân trọng những người viết time travel theo hướng này vì họ phải đầu tư công sức rất nhiều. Còn kiểu viết vũ trụ song song tôi cho là một dạng lười nhác vì không đủ khả năng xử lý conflict.
 
viết dài reply ngại vãi

1. tôi có hỏi theo anh TDK không xứng đáng #3 thì theo anh nó nên hạng bn. giờ anh bảo nó ngoài top 200 thì tôi không đồng ý.

2. phim đã đặt joker làm trung tâm để nổi rõ những khó khăn của batman, sự mâu thuẫn nội tâm giữa việc muốn làm hero nhưng lại là một kẻ outlaw. tôi không thấy có vấn đề gì cả.

3. anh bảo TDK hơn những phim SAH khác nhưng lại muốn nó cháy nổ hành động và nhân vật phải mạnh mẽ, múa võ ảo như SAH. tôi thấy nó vô lý vãi. tôi thấy cố nhét cảnh hành động vào như Inception hay Tenet mới là cái dở của Nolan.

4. TDK có rất nhiều triết lý sâu sắc. Tôi chỉ nói một cái tôi thích là SAH không phải là solution cho một xã hội hỗn loạn như Gotham, bởi vì Batman cũng chỉ là một kẻ outlaw. Solution phải đến từ luật pháp, và những người đứng trong ánh sáng. Tôi thấy càng ngày con người càng rơi vào sùng bái cá nhân và điều đó thật tệ hại.

5. Joker ngoài diễn xuất tốt, thoại hay (tôi thấy thoại hay thì anh lại cứ bảo là tỏ ra nguy hiểm thì chả biết giải thích thế nào) thì còn là một nhân vật được giới thiệu tốt. ban đầu chỉ đơn thuần là một tên kẻ cướp, một thằng trộm vì tiền, một kẻ ghét batman, cho tới chúng ta hiểu đó là một kẻ đơn thuần chỉ thích sự hỗn loạn, một đẳng cấp cao hơn của tội phạm. không có tư tưởng gì cũng là một loại tư tưởng.

6. Tôi thấy anh mới đang hiểu TDK theo nghĩa quá cực đoan. Trong lập luận của anh có rất nhiều lỗi logic.
  • Các cháu teen thích Joker không có nghĩa là người lớn không thích Joker, hay là Joker không phải nhân vật hay.
  • Joker cho thấy người như Harvey cũng có thể bị tha hoá. Với Joker thì đó chỉ là một little push thì có làm sao ?
  • Joker cho thấy là con người có mặt tối, không có nghĩa là con người chỉ có mặt tối.
  • Joker nó không phải là nói đạo lý vì nó có lên mạng nói cho mọi người nghe đâu. Nó chỉ nói với vài thằng xung quanh, nói như nói những điều quá bình thường hiển nhiên đúng, nói mà như không có gì đáng nói vì đáng lẽ bọn mày phải hiểu điều đó rồi.
1. Tôi có bảo nó ngoài hạng 200 đâu? Cái list nó bảo đấy chứ. Anh không đồng ý thứ hạng của TDK trong 2 list kia cũng như tôi không đồng ý thứ hạng 3 của TDK trong list imdb thôi. Đương nhiên ngoài 200 thì hơi thấp quá (Thực ra hình như còn ngoài 800), nhưng 3 thì cũng quá cao quá. Nó mà 30 thì tôi đã không sân si. Bao nhiêu tôi không biết nhưng chắc chắn không phải 3. Cả lịch sử điện ảnh bao nhiêu tuyệt tác hay cái phim hành động SAH nhét tí tư tưởng xã hội hời hợt vào cho đứng vị trí 3 thì quá lố lăng.
Nếu ai cảm thấy list liếc gì không quan trọng thì tôi sẽ không tranh luận chuyện đó nữa. (Với tôi nó quan trọng vì tôi tầm thường.)
2. Không liên quan tới comment của tôi.
3. Tôi đòi nó có nhiều cảnh bao giờ? Tôi bảo mấy cảnh hành động đánh đấm dở ẹc dù một trong những genre chính của nó là action. Cái này thì fan Nolan cũng công nhận chứ không chỉ tôi.
4. "Solution phải đến từ luật pháp, và những người đứng trong ánh sáng. Tôi thấy càng ngày con người càng rơi vào sùng bái cá nhân và điều đó thật tệ hại." Cả hai ý đều đúng nhưng không liên quan tới nhau. Việc bảo vệ hình ảnh cho The White Knight cũng là góp phần vào việc sùng bái cá nhân đấy. Thế nên tôi mới bảo mấy anh toàn kiểu nhét tư tưởng cao siêu vào TDK như học sinh cấp 2 phân tích văn. Mà kể cả đúng đi nữa cũng chả hiểu triết lý sâu sắc gì cái suy nghĩ hết sức bình thường ai cũng biết đó? Anh làm như ai xem phim hero cũng ước là ngoài đời cũng có outlaw hero để mình trông cậy không bằng.
Tôi mà giỏi văn tôi cũng ngồi phân tích về tư tưởng giết nửa thế giới để cứu người của Thanos thành một cái gì đó thâm sâu và triết lý.
5. " cho tới chúng ta hiểu đó là một kẻ đơn thuần chỉ thích sự hỗn loạn, một đẳng cấp cao hơn của tội phạm" Lại một kiểu nâng tầm: đơn thuần thích sự hỗn loạn = đẳng cấp cao hơn của tội phạm? Nghĩ ra một villain đơn thuần chỉ thích hỗn loạn thì bọn cấp 1 cũng nghĩ ra được.
6. Tôi nhắc tới việc mấy cháu teen vì tôi ghét nên tôi nhắc chứ đúng là nó không liên quan tới bản thân phim. Tuy nhiên tôi nhắc để cho thấy phim biết cách viết những dòng thoại dễ lòe mấy cháu teen đầu óc non nớt edgy, độ tuổi thích nổi loạn anti xã hội. Coi Joker là cái gì đó cool ngầu.
"Với Joker thì đó chỉ là một little push thì có làm sao ?" Ngụy biện rõ ràng. Với nó thì kệ nó chứ với tất cả mọi người thì hăm dọa mạng sống, bắt cóc giết người không phải little push. Và tôi không thấy Harvey không bị tha hóa.
"Joker cho thấy là con người có mặt tối, không có nghĩa là con người chỉ có mặt tối." Tôi nói thế à?
"nói như nói những điều quá bình thường hiển nhiên đúng, nói mà như không có gì đáng nói vì đáng lẽ bọn mày phải hiểu điều đó rồi." Nếu anh nghĩ suy nghĩ của Joker là bình thường, hiển nhiên thì tôi cũng thua.
Sùng bái cá nhân là anh đó. Đi ca ngợi cái thằng tội phạm thần kinh tư tưởng độc hại như Joker.
Tôi không bảo Joker là một character tệ chỉ vì nó là người xấu. Tôi thừa hiểu việc thích nhân vật villain trong phim truyện chứ. Bản thân tôi cũng thích nhiều villain. Nhưng nghĩ bọn nó đúng, tâng bốc, ca ngợi tư tưởng của bọn nó là chuyện khác.
//Không liên quan nhưng tôi thấy fan của Joker giống fan của Rick trong Rick and Morty. Ngưỡng mộ tài năng của nhân vật nên thành ra ngưỡng mộ cả tư tưởng và suy nghĩ, mà không hiểu rằng suy nghĩ và tư tưởng của nhân vật đó cực kỳ toxic và mất dạy, không đáng để mà ngưỡng mộ.
 
Last edited:
Tenet về logic vẫn nhiều lỗi lắm. cái lỗi kính vỡ tôi thấy rất khó chấp nhận. nhưng đúng là chừng mực nào đó phải chấp nhận, lý do gần giống như anh nói nhưng tôi muốn nói rõ ràng hơn. Vấn đề là lịch sử chỉ xảy ra một lần, và timeline là duy nhất. Nó đã xảy ra và nó sẽ phải xảy ra đúng như thế. Con người trong này không có ý chí tự do, kiểu ông main cũng không thể tự dưng nghĩ lại rồi thay vì rẽ trái thì lại rẽ phải được. Cho nên cái gì đã xảy ra là không có nghịch lý.

Xét về mặt kịch bản thì kịch bản 1 timeline rất khó viết. Tôi trân trọng những người viết time travel theo hướng này vì họ phải đầu tư công sức rất nhiều. Còn kiểu viết vũ trụ song song tôi cho là một dạng lười nhác vì không đủ khả năng xử lý conflict.
Câu chuyện du hành thời gian trong cùng 1 dòng thời gian (kể cả Tenet hay các kiểu du hành truyền thống) thì việc ko có tự do ý chí là điều băt buộc rồi. Nó phải chịu nghịch lý ông nội, tức là các nhân vật khi quay về quá khứ luôn phải hành động theo một kịch bản mà timeline đó định sẵn mà không thể nào thay đổi được (không thể nào giết ông nội mình). Nhân vật chính trong Tenet cũng thế, không phải anh ta muốn quay lại quá khứ thế nào cũng được mà nó chỉ là các hành động không ý chí do timeline đó đã định sẵn. Trong phim có thể hiểu như sau, ở hiện tại phe chính diện đã chiến thắng, nhân vật chính biết chuyện này chắc chắn đã xảy ra và không thể thay đổi được, nhưng anh ta vẫn phải lội về quá khứ và làm các hành động của mình để đảm bảo các sự kiện sẽ xảy ra (dù thực tế có muốn không xảy ra cũng không được)

Chuỗi các sự kiện này tưởng chừng là do ý chí tự do của các nhận vật, nhưng không hề, nó đã được timeline định sẵn và các nhân vật buộc phải vận hành như vậy. Bạn có thể coi đây là một nghịch lý rất khó chấp nhận, nhưng ở phương diện triết học người ta sẽ chỉ cần phủ nhận tự do ý chí là xong. Nghĩa là trong dòng thời gian xác định, không có bất cứ ai có tự do ý chí cả. Nếu có thì là do chúng ta tự tưởng tượng ra thôi.

PS: cũng vì những dạng nghích lý này mà theo mình là chuyện du hành về quá khứ trong cùng 1 time về mặt thực tế sẽ không bao giờ xảy ra. Vì suy cho cùng, bản thân một thực thể có nhân thức (như loài người) lại phải đi phủ nhận chính nhận thức (tự do ý chí) của mình là một điều không tưởng. Và đây mới là hạt sạn nhất trong các kịch bản du hành thời gian. Dĩ nhiên, còn nếu ta chấp nhận nó thì phải chịu các nghịch lý đi kèm.
 
Last edited:
Post bài này để cho thấy một khi đã cuồng thì một phim giải trí vớ vẩn cũng nâng tầm triết lý lên được thế nào.
Đọc xong thấy Avengers triết lý sâu sắc ghê. Xứng đáng 8.4 trên imdb!
Avengers và khi dòng phim giải trí tự nâng tầm bằng triết lý sống

TTO - Ẩn trong siêu phẩm điện ảnh Avengers: Infinity War (Cuộc chiến vô cực) của Marvel Studios là một nan đề đạo đức hết sức thú vị. Sau đây là phân tích của nhà phê bình David Roberts trên trang Vox.​

Avengers và khi dòng phim giải trí tự nâng tầm bằng triết lý sống - Ảnh 1.

Thanos muốn tiêu diệt một nửa vũ trụ để cứu những người còn lại - một kế hoạch hết sức lớn lao
Cũng là câu hỏi quen thuộc trong các câu chuyện về siêu anh hùng: Một mạng sống đáng giá bao nhiêu so với… nhiều mạng sống? Thay vì câu trả lời dễ dàng, Infinity War bắt khán giả rời khỏi rạp trong sự băn khoăn, nghi ngờ.
Ngay từ đầu phim, câu chuyện dẫn dắt giúp khán giả hiểu rằng nhân vật phản diện Thanos có trong tay một viên đá vô cực, hắn muốn gom đủ bộ để có sức mạnh tiêu diệt một nửa sự sống trong vũ trụ - để cứu một nửa còn lại khỏi sự diệt vong. Hết sức đơn giản.




00:02:19


Trailer phim Avengers: Infinity war - Cuộc chiến vô cực
Một trong những viên đá vô cực nằm trong đầu của Vision. Khi biết kế hoạch của Thanos, Vision đề nghị Phù thủy Đỏ (Scarlet Witch) tiêu hủy nó, và có thể cũng đồng thời giết anh. Captain America (Steve Rogers) thấy vậy ngăn cản: "Chúng ta không trao đổi mạng sống".
Câu nói ngắn đó chứa đựng một trong những tranh cãi lâu đời nhất trong triết học.
Một bên, chúng ta có quan điểm đạo nghĩa của Captain America - lý thuyết gắn liền với triết gia người Đức Immanuel Kant. Nói đơn giản, Kant cho rằng chúng ta không thể "hi sinh người khác vì một mục đích lớn hơn", kể cả mục đích đó nhằm để tránh tất cả cùng diệt vong.
Bên còn lại, chúng ta có quan điểm thực dụng của Thanos - ủng hộ bởi các triết gia như Jeremy Bentham và John Stuart Mill. Trường phái này chủ trương mục đích cuối cùng nên là điều tốt đẹp nhất dành cho số đông, chứ không phải cá nhân.
Avengers và khi dòng phim giải trí tự nâng tầm bằng triết lý sống - Ảnh 3.
Quyết định cứu Vision của nhóm Avengers đã dẫn đến một nửa vũ trụ bị Thanos giết chết
Thật ra, cả hai quan điểm đều "kỳ cục" nếu đi đến cùng của logic. Kant nói không chỉ anh không thể giết 1 người để cứu 2 người, anh thậm chí không thể nói dối 1 người để cứu 2 người!
Trong khi đó, triết gia đương đại Peter Singer - một đại diện bên còn lại - khiến nhiều người nổi khùng vì đẩy chủ nghĩa thực dụng đi quá xa, chẳng hạn ông cho rằng giết trẻ sơ sinh bị dị tật nặng là một việc làm đúng.
Kế hoạch của Thanos đơn thuần là thực dụng, nhưng nó không phi lý đến mức để coi thường.
Lịch sử con người cũng có những sự kiện diệt vong tương tự. Chẳng hạn sau Thế chiến thứ 2, các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản và Đức đều trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế bền vững dù chịu những mất mát lớn trước đó.
Thanos lập luận rằng một nửa dân số vũ trụ còn sống sẽ tiếp cận được gấp đôi số tài nguyên so với vũ trụ chật chội trước đó, và các thế hệ sau sẽ hạnh phúc hơn ông bà chúng. Tất nhiên, sự sống sẽ tiếp tục sinh sôi, nảy nở và đến lúc nào đó Thanos phải tiếp tục làm điều đó (giết bớt một nửa).
Đáng chú ý, trong Infinity War, không ai thật sự tranh cãi với Thanos. Khi hắn trình bày kế hoạch với cô con gái nuôi Gamora, cô gái chỉ phản ứng: "Ông bị điên rồi!". Nhưng có thật Thanos điên không?
Đây là nút thắt quen thuộc trong phim về các nhân vật anh hùng: Có nên hi sinh mạng sống vì mục đích cao cả hơn? Vì dám để các siêu anh hùng thất bại nên bộ phim Avengers: Infinity War đã rất thành công.
Avengers và khi dòng phim giải trí tự nâng tầm bằng triết lý sống - Ảnh 4.
Siêu anh hùng cũng có những giằng xé nội tâm như người bình thường
Captain America và đồng đội đã đưa ra một lựa chọn đạo đức là "không trao đổi mạng sống". Quyết định này đã dẫn đến kết thúc một thảm họa: Vô số sinh mạng biến mất khỏi vũ trụ sau cái búng tay của Thanos.
Vision cuối cùng cũng chết, lựa chọn "không trao đổi mạng" có xứng đáng? Nhóm Avengers có thể đã cứu được hàng ngàn tỉ sinh mạng nếu họ giết Vision ngay khi vừa biết được kế hoạch của Thanos.
Trong cảnh cuối, Steve Rogers chỉ biết ngồi bệt trên đất và than: "Ôi Chúa ơi".
Phim ảnh ít khi làm vậy. Phim bom tấn siêu anh hùng càng không khi nào làm vậy. Infinity War vô hình trung đã nâng tầm phim giải trí lên một cấp độ mới, "người lớn" và sâu sắc hơn.
Nhưng sẽ không đơn giản cho ai chịu trách nhiệm viết kịch bản phần tiếp theo: Làm sao để hóa giải bi kịch của phần trước một cách hợp lý, không rẻ tiền và vẫn khiến khán giả thỏa mãn về mặt cảm xúc?
 
trả lời anh mất tg vl. uh nếu anh đồng ý nó nằm top 30 thì tôi nghĩ cũng k cần p tranh luận nữa. tôi đã nói là phim đứng top so sánh với nhau khó vl.
tôi không sùng bái Joker gì nhé, tôi thấy đó là nhân vật hay vì qua đó ta thấy được mặt yếu của Batman, vậy thôi. Joker nó anti social nhưng suy nghĩ nó nhất quán. anh có thể gọi nó là thái nhân cách nhưng không thể nói nó thần kinh. anh bảo nó độc hại thì nó cũng là anh áp quan điểm cá nhân của anh thôi, còn tôi thấy xã hội có người nghĩ thế này thế kia là bình thường. tôi không ngưỡng mộ joker nhưng tôi cho là xã hội nên chấp nhận sự tồn tại của những người suy nghĩ như joker.

có dịp nào gặp nhau nch trực tiếp tốt hơn (hi vọng sớm thôi), vì tôi thấy tôi và anh quan điểm khác nhau ở gần như mọi thứ lol.
 
Tenet về logic vẫn nhiều lỗi lắm. cái lỗi kính vỡ tôi thấy rất khó chấp nhận. nhưng đúng là chừng mực nào đó phải chấp nhận, lý do gần giống như anh nói nhưng tôi muốn nói rõ ràng hơn. Vấn đề là lịch sử chỉ xảy ra một lần, và timeline là duy nhất. Nó đã xảy ra và nó sẽ phải xảy ra đúng như thế. Con người trong này không có ý chí tự do, kiểu ông main cũng không thể tự dưng nghĩ lại rồi thay vì rẽ trái thì lại rẽ phải được. Cho nên cái gì đã xảy ra là không có nghịch lý.

Xét về mặt kịch bản thì kịch bản 1 timeline rất khó viết. Tôi trân trọng những người viết time travel theo hướng này vì họ phải đầu tư công sức rất nhiều. Còn kiểu viết vũ trụ song song tôi cho là một dạng lười nhác vì không đủ khả năng xử lý conflict.
Đã quyết làm thì cố cho nó đến nơi đến chốn, còn thấy khó quá, sức ko làm dc thì bỏ đi, đừng tạo ra sản phẩm chất lượng thấp rồi đổ cho khó. Xem gần hết phim Nolan thì tôi đánh giá lão ko thể lên hàng xuất sắc dc, đơn giản vì ko cho thấy sự chỉn chu trong công việc, nhiều tình tiết bị cho là phụ thì lão làm bôi bác cho xong, điển hình như video quần chúng đấm nhau thím nào post trên kia, quá giả tạo, tôi ko tin một đạo diễn lớn lại chấp nhận để cảnh tệ hại như vậy trong phim của mình
d6gqaQL.png
 
vậy còn cái lúc con kate nó giết thằng sator trên thuyền rồi thì làm sao mọi chuyện diễn ra được nhỉ,vì thằng sator đã chết rồi mà???
vẫn chưa hiểu chỗ này á
Bạn có thể lên google tìm đọc thứ đã diễn ra trong phim, chứ kiểu này tụi này giải thích cái này xong rồi bạn lại hỏi cái khác à.

Nói chung, thằng Sator bị con Kate bắn chết thực ra là từ tương lai lội về. Thằng chồng lội về trước, con vợ lội theo sau, đến nơi thì con vợ bắn chết thằng chồng
 
Phim của Nolan thấy được Memento,Inception với Insomnia xem rất hay còn các phim còn lại như Batman Trilogy,Tenet,Dunkirk... xem tạm được.
 
Phim của Nolan thấy được Memento,Inception với Insomnia xem rất hay còn các phim còn lại như Batman Trilogy,Tenet,Dunkirk... xem tạm được.
insomnia hay dễ hiểu, các film còn lại phải xem thật tập trung mới nắm bắt đc tình tiết
 
Chuẩn Vozer chê những thứ nổi tiếng để nâng tầm thượng đẳng rồi :)) xem phim chắc éo hiểu đc bao nhiêu, éo cảm nhận được bao nhiêu đâu nhưng cứ chê đã :)).
Thứ nhất là SAH không có nghĩa là không deep, không có nghĩa là chỉ giải trí. Riêng cái đống cốt truyện, nhân vật của bọn Gotham comic đã đủ ngang ngửa với các cuốn tiểu thuyết rồi, bên Marvel t thấy có cốt truyện của Logan, X men deep không kém.
Thứ 2 là việc chê sản phẩm thị trường và khen những thứ ít người biết đéo làm các bạn ngầu lên đâu :LOL:) Trc có thằng chửi nhau kêu Marvel rác, rồi lấy 2001 a space odyssey ra sủa câu "xem đi mà cảm nhận độ đẳng cấp" :)))))))))))) Cháu bé thấy phim đc xếp hàng kiệt tác, deep, triết lý các kiểu, nhưng sure kèo bản thân cháu bé xem đéo nổi con phim đâu mà :))))))
 
Back
Top