kiến thức Thớt giải đáp ngữ pháp - từ vựng tiếng Anh cơ bản-nâng cao

Hiện tại mình chưa có vì chưa xong giáo án :sweat: Sau này có mình sẽ thông báo trên voz sau :sure:
Kính chào toàn thể các vozer đang vật lộn với Eng lịch :byebye:
Giới thiệu sơ qua về bản thân: mình hiện đang là 1 anh giáo tự do, học chuyên TA từ bé (c3 PTCNN, đh FTU HN), lớn lên làm giáo dục + dịch thuật :sure: Nên mình tự tin là mình khá hiểu về ngôn ngữ này cũng như lý do mà nó đánh vật người học :ah:

Trong tương lai mình có dự định mở lớp riêng dạy chuyên về ngữ pháp + từ vựng, đang xây dựng dần giáo án. Nay mình lập thớt này làm chỗ tiếp nhận và trả lời mọi câu hỏi liên quan đến ngữ pháp và từ vựng, một là để trợ giúp mn, hai là để thu thập những vấn đề mà mn hay gặp trước từng chủ điểm, ba là để xem cách giải thích của mình đã đủ hợp lý và dễ hiểu chưa.

Cách tiếp cận về ngữ pháp của mình như sau:
  • Không dựa trên các "quy tắc" hay phân loại thường in trong sách, vì chúng không đủ hoặc không đúng.
  • Hoàn toàn dựa trên ý nghĩa, sắc thái nội tại của cấu trúc ngữ pháp đó.
  • Hoàn toàn dựa trên góc nhìn, cảm quan của người nói.

Cách tiếp cận về từ vựng của mình như sau:
  • Hạn chế trung gian tiếng Việt, nói cách khác, không dịch.
  • Tập trung hiểu nghĩa của từ tiếng Anh, nói cách khác, hình ảnh mà từ đó mang lại. Nói cách khác nữa: chính là tư duy tiếng Anh.

Nếu bạn có những thắc mắc kiểu như:
  • Hoàn thành vs hoàn thành tiếp diễn khác nhau như nào ?
  • Sao lúc thì ngta dùng quá khứ đơn lúc thì dùng quá khứ hoàn thành ?
  • Sao dấu hiện nhận biết thì A trong thực tế lại còn đi với cả thì B ?
  • Sao rõ là câu gián tiếp mà có lúc lại không lùi thì ?
  • Phân biệt come vs go, say tell talk speak...
Thì bạn đã vào đúng topic rồi đó :sure:

Ngoài ra các bạn cố gắng tránh những câu hỏi kiểu như:

Q: Chỗ này dịch như nào, dịch đúng chưa, sao dịch thế ?
A: Còn dịch là còn phụ thuộc tiếng Việt, đừng dịch nữa coi.

Q: Nên cày từ kiểu gì ?
A: Kiểu gì cũng đc, trừ kiểu học thuộc lòng nghĩa tiếng Việt.

Q: Làm sao để giỏi nghe nói đọc viết ?
A: Có vốn ngữ pháp + từ vựng + phát âm tốt thì mới áp dụng tốt 4 kỹ năng đó đc.

Q: Làm sao để giỏi giao tiếp ?
A: Vẫn là câu trả lời trên nhưng kèm thêm sự tự tin.

Q: Mất bao lâu để tăng band ?
A: Tùy. Tùy band hiện tại, tùy độ chăm, tùy phương pháp...

Q: Nên học ở đâu ?
A: Tui ko biết. À có, sau này tui mở lớp thì thử học tui xem.
Rất mong nhận đc nhiều câu hỏi từ mn :sweet_kiss:
Chào bác, nghe bác nói rất hay.

Q: Chỗ này dịch như nào, dịch đúng chưa, sao dịch thế ?
A: Còn dịch là còn phụ thuộc tiếng Việt, đừng dịch nữa coi.

Không dịch thì làm sao ta biết nghĩa có từ đó mà tìm ảnh, bác đọc thấy 1 từ mới thì làm sao mình biết nghĩa từ đó để mà hiểu ạ. Em là newbie, mong bác giải đáp. (Đơn thuần là thắc mắc chứ em k có ý phản bác bác cái gì nghen)
 
2 câu hỏi của bác có thể tóm gọn lại: phân biệt giữa các thì đơn và các thì hoàn thành.

Để phân biệt được thì mình đi từ sắc thái nội tại của 2 loại thì này:
  • Đơn: đơn thuần nói đến hành động A tại thời điểm B
  • Hoàn thành: có 1 trong 2 sắc thái:
a. Nhấn mạnh sự tồn tại của hành động A xảy ra trước thời điểm B
VD: I have been to China. By last year I had never been there. I hope next year I will have visited that country again.
b. Nhấn mạnh sự liên tục của hành động A xảy ra trước kéo dài đến thời điểm B. "Hoàn thành tiếp diễn" thực ra chính là một cấu trúc thuộc sắc thái này.
VD: I have been here since 2000. Before then, I had been living in Da Nang.

Tức là:
  • Xài thì đơn khi chỉ đơn thuần muốn kể về 1 hành động A, không cần nhấn mạnh gì thêm
  • Xài thì hoàn thành khi muốn nhấn mạnh sự tồn tại hoặc sự liên tục của hành động A trước thời điểm B.

Tóm lại, với mình:
  • Không có thì hoàn thành tiếp diễn. Nó chỉ là 1 phần của hoàn thành.
  • Dùng quá khứ đơn hay quá khứ hoàn thành hay gì chăng nữa, hoàn toàn phụ thuộc vào ý của người nói.

Nói cách khác, cùng là tình huống ở trên, người khác hoàn toàn có thể nói là:
I have been here since 2000. Before then, I lived in Da Nang.

Nhưng ý của người ta sẽ hơi khác mình một chút. Mình muốn nhấn mạnh là trước năm 2000, mình sống liên tục ở Đà Nẵng (ko chạy đi nơi khác). Còn người kia chỉ đơn thuần muốn nói là hắn từng sống ở ĐN thôi (có chạy đi nơi khác ko thì ko biết).
Còn vấn đề nào khác thì bác cứ hỏi dần đi :dribble: Mình lập topic còn mong đc hỏi nhiều cơ mà
Cảm ơn thím
Cho e hỏi Thêm về vị trí đứng của các từ trong câu, lâu lâu e gặp 1 câu rất là dài mà không biết nó ghep với nhau như thế nào? Trong khi chỉ toàn học S+ V Or S+V+O,
Ý em muốn hỏi là
  • chủ ngữ có thể là loại từ gì?
  • Liên từ, trạng từ, mạo Từ, giới Từ,Danh Từ, động Từ, Tính từ có vị trí ntn so với nhau và so Với chủ ngữ, Động từ
 
Chào bác, nghe bác nói rất hay.

Q: Chỗ này dịch như nào, dịch đúng chưa, sao dịch thế ?
A: Còn dịch là còn phụ thuộc tiếng Việt, đừng dịch nữa coi.

Không dịch thì làm sao ta biết nghĩa có từ đó mà tìm ảnh, bác đọc thấy 1 từ mới thì làm sao mình biết nghĩa từ đó để mà hiểu ạ. Em là newbie, mong bác giải đáp. (Đơn thuần là thắc mắc chứ em k có ý phản bác bác cái gì nghen)
Trước hết bác cần phân biệt giữa 2 phạm trù "dịch" và "tra" :sure:

Có rất nhiều cách và công cụ để "tra" nghĩa của từ, trong đó có việc sử dụng từ điển Anh-Việt. Mình không phản đối cách này, miễn là sau khi tra nghĩa tiếng Việt cần phải phân tích cả hình ảnh, ý nghĩa của từ tiếng Việt đó để thực sự hình dung được từ tiếng Anh kia đang nói đến cái gì, hành động gì, tính chất gì, v.v...

Q&A ở trên của mình đang ám chỉ hiện tượng "dịch" cả cụm, cả câu, cả đoạn khi chưa thực sự hiểu từng từ, từng cấu trúc ngữ pháp, chưa xâu chuỗi được câu chuyện. Làm như thế dần sẽ bị phụ thuộc vào tiếng Việt. Mặt khác, khi đã thực sự hiểu từ, ngữ pháp và câu chuyện thì cũng... không cần dịch sang tiếng Việt làm gì nữa (trừ khi làm biên dịch).
 
Cảm ơn thím
Cho e hỏi Thêm về vị trí đứng của các từ trong câu, lâu lâu e gặp 1 câu rất là dài mà không biết nó ghep với nhau như thế nào? Trong khi chỉ toàn học S+ V Or S+V+O,
Ý em muốn hỏi là
  • chủ ngữ có thể là loại từ gì?
  • Liên từ, trạng từ, mạo Từ, giới Từ,Danh Từ, động Từ, Tính từ có vị trí ntn so với nhau và so Với chủ ngữ, Động từ
Vị trí của các loại từ với nhau thì vô vàn lắm, với các cấu trúc thường thấy thì sách cũng nói nhiều rồi còn các cấu trúc nhỏ lẻ thì bác phải đọc nhiều gặp nhiều thì mới phát hiện thêm và nhớ đc :doubt:

Ở đây mình sẽ trả lời các vị trí cơ bản của loại từ dựa trên chức năng của chúng nhé:

1. Danh từ: chỉ chủ thể thực hiện hoặc bị tác động bởi hành động
2. Động từ: chỉ hành động, trạng thái của chủ thể
-> N và V rất hay bám lấy nhau

3. Tính từ: chỉ tính chất của chủ thể -> rất hay bám vào N, thường là ngay trước N hoặc sau động từ to be.

4. Trạng từ: chỉ mức độ của tính chất hoặc cách thức của hành động -> rất hay bám vào Adj hoặc V, thường là trước Adj hoặc trước/sau V.

5. Mạo từ: cho biết chủ thể được xác định hay ko xác định -> chỉ bám vào N, cụ thể là trước N.

6. Liên từ: nối giữa 2 thông tin cùng trường nghĩa -> bám lấy 2 từ cùng loại (vd: giữa 2 danh từ - dogs and cats). Thậm chí là giữa 2 mệnh đề, 2 câu luôn.

7. Giới từ: cho biết mối liên hệ giữa thông tin ở trước với chủ thể ở sau -> bám vào N, cụ thể là trước N.

Khi gặp câu dài, bác cần phân tích sườn câu (S-V), tra nghĩa của các từ + loại của từ đó, hiểu ý của câu rồi tự đúc kết thành công thức cho riêng mình.

Nâng cao hơn thì chủ ngữ có thể là đại từ (he, she), danh từ thường, danh động từ (V-ing), mệnh đề và vài cấu trúc nhỏ lẻ khác (to V)...
 
Vị trí của các loại từ với nhau thì vô vàn lắm, với các cấu trúc thường thấy thì sách cũng nói nhiều rồi còn các cấu trúc nhỏ lẻ thì bác phải đọc nhiều gặp nhiều thì mới phát hiện thêm và nhớ đc :doubt:

Ở đây mình sẽ trả lời các vị trí cơ bản của loại từ dựa trên chức năng của chúng nhé:

1. Danh từ: chỉ chủ thể thực hiện hoặc bị tác động bởi hành động
2. Động từ: chỉ hành động, trạng thái của chủ thể
-> N và V rất hay bám lấy nhau

3. Tính từ: chỉ tính chất của chủ thể -> rất hay bám vào N, thường là ngay trước N hoặc sau động từ to be.

4. Trạng từ: chỉ mức độ của tính chất hoặc cách thức của hành động -> rất hay bám vào Adj hoặc V, thường là trước Adj hoặc trước/sau V.

5. Mạo từ: cho biết chủ thể được xác định hay ko xác định -> chỉ bám vào N, cụ thể là trước N.

6. Liên từ: nối giữa 2 thông tin cùng trường nghĩa -> bám lấy 2 từ cùng loại (vd: giữa 2 danh từ - dogs and cats). Thậm chí là giữa 2 mệnh đề, 2 câu luôn.

7. Giới từ: cho biết mối liên hệ giữa thông tin ở trước với chủ thể ở sau -> bám vào N, cụ thể là trước N.

Khi gặp câu dài, bác cần phân tích sườn câu (S-V), tra nghĩa của các từ + loại của từ đó, hiểu ý của câu rồi tự đúc kết thành công thức cho riêng mình.

Nâng cao hơn thì chủ ngữ có thể là đại từ (he, she), danh từ thường, danh động từ (V-ing), mệnh đề và vài cấu trúc nhỏ lẻ khác (to V)...
cảm ơn thím:)
Cho em hỏi thêm về Gerund và to infinitive
Tại sao lại phải thêm ING và to như vậy nhỉ? Cái này nhất thiết phải học thuộc Hả thím?
 
cảm ơn thím:)
Cho em hỏi thêm về Gerund và to infinitive
Tại sao lại phải thêm ING và to như vậy nhỉ? Cái này nhất thiết phải học thuộc Hả thím?
Gerund và To V là 2 cách để biến đổi ngữ nghĩa của động từ, khiến chúng ko còn giống hoàn toàn với V gốc nữa :sure: Thường thì:

- Gerund: biến động từ -> danh từ.
VD: I like smoking chứ không phải I like smoke. Vì đã thích thì phải thích 1 thứ gì đó (chủ thể) trong khi smoke lại là hành động.
- To V: chỉ mục đích của hành động đằng trước
VD: I stop to smoke. Ý là tôi dừng xe để tôi làm điếu thuốc.

Đây là 2 trường hợp bác hoàn toàn có thể tự suy luận trong câu mà ko cần học thuộc gì cả.

Ngoài ra thì V-ing và To V còn hay xuất hiện trong các cấu trúc cố định thì bác sẽ cần nhớ từng cấu trúc. Vẫn có logic (sao cái này dùng V-ing mà cái kia dùng to V) để mình dễ suy luận, nhưng đó là phạm trù khác với vấn đề bác đang hỏi :sure:
 
Last edited:
Gerund và To V là 2 cách để biến đổi ngữ nghĩa của động từ, khiến chúng ko còn giống hoàn toàn với V gốc nữa :sure: Thường thì:

- Gerund: biến động từ -> danh từ.
VD: I like smoking chứ không phải I like smoke. Vì đã thích thì phải thích 1 thứ gì đó (chủ thể) trong khi smoke lại là hành động.
- To V: chỉ mục đích của hành động đằng trước
VD: I stop to smoke. Ý là tôi dừng xe để tôi làm điếu thuốc.

Đây là 2 trường hợp bác hoàn toàn có thể tự suy luận trong câu mà ko cần học thuộc gì cả.

Ngoài ra thì V-ing và To V còn hay xuất hiện trong các cấu trúc cố định thì bác sẽ cần nhớ từng cấu trúc. Vẫn có logic (sao cái này dùng V-ing mà cái kia dùng to V) để mình dễ suy luận, nhưng đó là phạm trù khác với vấn đề bác đang hỏi :sure:
(each hole has been drilled to fit a certain nut shape) thím xem hộ em vd như câu này thì được chia ở hiện tại hoàn thành và drilled là bị động hả thím
 
(each hole has been drilled to fit a certain nut shape) thím xem hộ em vd như câu này thì được chia ở hiện tại hoàn thành và drilled là bị động hả thím
Hiện tại hoàn thành (sắc thái 1) + bị động + to V chỉ mục đích đó bác :sure: Bị khoan sao cho để nhét vừa cái bu lông :sure:
 
Hiện tại hoàn thành (sắc thái 1) + bị động + to V chỉ mục đích đó bác :sure: Bị khoan sao cho để nhét vừa cái bu lông :sure:
:big_smile::big_smile: cho em hỏi về mạo từ luôn đi bác
- sự khác nhau giữa các mạo từ? (a,an,the)
-khi nào thì dùng mạo từ? bắt buộc không? hay thích thì sài ko thì thôi?
-mong bác nói rõ hơn về cách dùng (the) e để ý nó dùng loạn quá
 
:big_smile::big_smile: cho em hỏi về mạo từ luôn đi bác
- sự khác nhau giữa các mạo từ? (a,an,the)
-khi nào thì dùng mạo từ? bắt buộc không? hay thích thì sài ko thì thôi?
-mong bác nói rõ hơn về cách dùng (the) e để ý nó dùng loạn quá
Để hiểu về mạo từ, trước hết cần hiểu về khái niệm danh từ xác định/không xác định. Phần này mình hay gọi là sát thủ ngữ pháp đối với người Việt.

Ví dụ tiếng Việt trước đi: Tôi có một con mòe (1). Con mòe ngoan lắm (2).

Ở câu (1), mình đang nói đến 1 con mòe chung chung, ko xác định. Kiểu như này:
flat,750x,075,f-pad,750x1000,f8f8f8.u1.jpg


Sang câu (2), lúc này mình đang nói đến con mòe cụ thể, xác định. Nó đây:
257926638_410167160663321_4188541108246487845_n.jpg


Khi ta nghĩ hoặc nói về chủ thể nào đó, đó hoặc là chủ thể xác định, hoặc là chủ thể không xác định.

Tiếng Việt không yêu cầu phải làm rõ phạm trù này trong câu nói, thích thì thêm các từ (ấy, đó, này, kia...), ko thích thì để trống cho người nghe tự đoán tự hiểu. Nhưng tiếng Anh thì khác. Khi nhắc đến chủ thể nào đó trong TA, ta cần làm rõ luôn cho đứa kia biết là mình đang nói đến chủ thể xác định hay không xác định, bọn Tây không tự đoán được đâu.

Nhưng làm rõ bằng cách nào ? Bằng cách sử dụng determiner (từ hạn định).
Các từ hạn định báo hiệu chủ thể xác định: the, this, that, my, your, sở hữu cách, v.v...
Các từ hạn định báo hiệu chủ thể không xác định: a/an, some, many, số đếm, v.v..., thậm chí có thể để trống luôn đối với chủ thể số nhiều hoặc chủ thể không đếm được.

Chú ý: không sử dụng nhiều hơn 1 determiner với mỗi chủ thể (danh từ) vì sẽ thành thừa (xài 2 từ cùng 1 chức năng). Đó là lý do chúng ta sẽ không bao giờ thấy the, this, that hay từ sở hữu đứng cạnh nhau.

Hình dung được phạm trù xác định/không xác định thì bác sẽ biết cần phải xài a/an/the khi nào rồi đó.
  • A/an: đứng trước chủ thể (danh từ) không xác định, số ít, không thích xài số đếm (one)
  • The: đứng trước chủ thể (danh từ) xác định, không thích xài this that, từ sở hữu...
Tóm lại: chủ thể là xác định hay không xác định, hoàn toàn tùy thuộc vào ý người nói. Bác thích xài a/an/the hay gì cũng đc, miễn là bác hiểu tại sao mình lại xài từ đó (hay ý của mình là gì).

Như câu tiếng Việt ở trên, tiếng Anh mình sẽ nói: I have a cat. The/That/My cat is good.
 

Attachments

  • flat,750x,075,f-pad,750x1000,f8f8f8.u1.jpg
    flat,750x,075,f-pad,750x1000,f8f8f8.u1.jpg
    15.1 KB · Views: 140
Last edited:
Để hiểu về mạo từ, trước hết cần hiểu về khái niệm danh từ xác định/không xác định :sure: Phần này mình hay gọi là sát thủ ngữ pháp đối với người Việt :angry:

Ví dụ tiếng Việt trước đi: Tôi có một con mòe (1). Con mòe ngoan lắm (2).

Ở câu (1), mình đang nói đến 1 con mòe chung chung, ko xác định. Kiểu như này:
View attachment 877018

Sang câu (2), lúc này mình đang nói đến con mòe cụ thể, xác định. Nó đây:
View attachment 877017

Khi ta nghĩ hoặc nói về chủ thể nào đó, đó hoặc là chủ thể xác định, hoặc là chủ thể không xác định.

Tiếng Việt không yêu cầu phải làm rõ phạm trù này trong câu nói, thích thì thêm các từ (ấy, đó, này, kia...), ko thích thì để trống cho người nghe tự đoán tự hiểu. Nhưng tiếng Anh thì khác. Khi nhắc đến chủ thể nào đó trong TA, ta cần làm rõ luôn cho đứa kia biết là mình đang nói đến chủ thể xác định hay không xác định, nó không tự đoán đc đâu.

Nhưng làm rõ bằng cách nào ? Bằng cách sử dụng determiner (từ hạn định).
Các từ hạn định báo hiệu chủ thể xác định: the, this, that, my, your, sở hữu cách, v.v...
Các từ hạn định báo hiệu chủ thể không xác định: a/an, some, many, số đếm, v.v... hoặc thậm chí có thể để trống luôn đối với chủ thể số nhiều.

Chú ý: không sử dụng nhiều hơn 1 determiner với mỗi chủ thể (danh từ) vì sẽ thành thừa (xài 2 từ cùng 1 chức năng). Đó là lý do chúng ta sẽ không bao giờ thấy the, this, that hay từ sở hữu đứng cạnh nhau :sure:

Hình dung được phạm trù xác định/không xác định thì bác sẽ biết cần phải xài a/an/the khi nào rồi đó.
  • A/an: đứng trước chủ thể (danh từ) không xác định, số ít, không thích xài số đếm (one)
  • The: đứng trước chủ thể (danh từ) xác định, không thích xài this that, từ sở hữu...
Tóm lại: chủ thể là xác định hay không xác định, hoàn toàn tùy thuộc vào ý người nói. Bác thích xài a/an/the hay gì cũng đc, miễn là bác hiểu tại sao mình lại xài từ đó (hay ý của mình là gì).

Như câu tiếng Việt ở trên, tiếng Anh mình sẽ nói: I have a cat. The/That/My cat is good.
cho em hỏi say talk speak tell cách dùng kiểu gì thế thím, dịch ra nghĩa cũng không khác nhau lắm :oops::oops:
 
cho em hỏi say talk speak tell cách dùng kiểu gì thế thím, dịch ra nghĩa cũng không khác nhau lắm :oops::oops:
Mình bảo rồi, còn dịch là còn ko thấy khác :sure:

Mình phân biệt say/tell vs speak/talk trước:
  • Say/tell: có sắc thái luồng thông tin 1 chiều (A nói cho B nghe)
  • Speak/talk: có sắc thái luồng thông tin 2 chiều (A và B nói cho nhau nghe)
Đó chính là lý do vì sao say/tell chỉ đi được với giới từ to, không đi được với with còn speak/talk lại được. To cũng là sắc thái 1 chiều còn with là sắc thái 2 chiều.

Phân biệt say vs tell:
  • Say: nhấn mạnh đến nội dung được nói (nói cái gì)
  • Tell: nhấn mạnh đến người nghe (nói cho ai nghe)
Thế nên khi dùng say, buộc phải đề cập đến nội dung được nói, không bắt buộc đề cập đến người nghe.
VD: He said (to me) that he was not home.

Tương tự, khi dùng tell, buộc phải đề cập đến người nghe, không bắt buộc đề cập đến nội dung được nói.
VD: He told me (that he was not home).

Talk vs speak thì nhìn chung là giống nhau, nhưng speak thì mang lại cảm giác nội dung được nói sẽ nghiêm túc/nghiêm trọng hơn talk. Ví dụ:
  • I like talking with my friends. Dùng speak không phù hợp.
  • I would like to speak with your manager. Dùng speak rất phù hợp, đặc biệt nếu định gặp quản lý để khiếu nại.
 
Last edited:
Hi bác, câu hỏi 4:
a) phân biệt boy vs a little boy?
b) best friend là bạn thân hay bạn thân nhất?
c) really funny / so funny / very funny khác nhau thế nào?
d) would like và want khác nhau ở chỗ nào?
e) sao ko nói là: I was a teacher, mà nói: I worked as a teacher?
f) I speak Korean và I can speak Korean khác nhau thế nào?
g) usually và often khác nhau ở chỗ nào? Nếu usually/normally = thường xuyên thì often có thể dịch là gì?
 
Mình bảo rồi, còn dịch là còn ko thấy khác :sure:

Mình phân biệt say tell vs speak talk trước nhá:
  • Say/tell: mang sắc thái luồng thông tin 1 chiều (A nói cho B nghe)
  • Speak/talk: mang sắc thái luồng thông tin 2 chiều (A và B nói cho nhau nghe)
Đó chính là lý do vì sao say/tell chỉ đi được với giới từ to, không đi được với with còn speak/talk lại được :sure:

Phân biệt say vs tell:
  • Say: nhấn mạnh đến nội dung được nói (nói cái gì)
  • Tell: nhấn mạnh đến người nghe (nói cho ai nghe)

Thế nên khi dùng say, buộc phải đề cập đến nội dung được nói, không bắt buộc đề cập đến người nghe.
VD: He said (to me) that he was not home.

Tương tự, khi dùng tell, buộc phải đề cập đến người nghe, không bắt buộc đề cập đến nội dung được nói.
VD: He told me (that he was not home)

Phân biệt talk vs speak:
Nhìn chung là giống nhau, nhưng có 1 sự khác biệt nhỏ: speak mang lại cảm giác nội dung được nói sẽ nghiêm túc/nghiêm trọng hơn talk.
VD1: I like talking with my friends (dễ hiểu)
VD2: I would like to speak with your manager (ngữ cảnh: tao có khiếu nại nên tao muốn nch với sếp bọn mày)

Ở trên là mình đang phân biệt 4 từ này trên trường nghĩa "nói chuyện" nhé. Ngoài ra mỗi từ còn có các nghĩa khác đặc trưng, chúng không liên quan đến nhau lắm nên mình không đề cập đến.
cảm ơn thím:haha:
cho em hỏi về tất cả các cách thêm đuôi vô là thành loại từ khác với, kiểu như:
V+v3/ed-> tính từ....
và tác dụng của các cách thêm đuôi ?
 
Mình bảo rồi, còn dịch là còn ko thấy khác :sure:

Mình phân biệt say tell vs speak talk trước nhá:
  • Say/tell: mang sắc thái luồng thông tin 1 chiều (A nói cho B nghe)
  • Speak/talk: mang sắc thái luồng thông tin 2 chiều (A và B nói cho nhau nghe)
Đó chính là lý do vì sao say/tell chỉ đi được với giới từ to, không đi được với with còn speak/talk lại được :sure:

Phân biệt say vs tell:
  • Say: nhấn mạnh đến nội dung được nói (nói cái gì)
  • Tell: nhấn mạnh đến người nghe (nói cho ai nghe)

Thế nên khi dùng say, buộc phải đề cập đến nội dung được nói, không bắt buộc đề cập đến người nghe.
VD: He said (to me) that he was not home.

Tương tự, khi dùng tell, buộc phải đề cập đến người nghe, không bắt buộc đề cập đến nội dung được nói.
VD: He told me (that he was not home)

Phân biệt talk vs speak:
Nhìn chung là giống nhau, nhưng có 1 sự khác biệt nhỏ: speak mang lại cảm giác nội dung được nói sẽ nghiêm túc/nghiêm trọng hơn talk.
VD1: I like talking with my friends (dễ hiểu)
VD2: I would like to speak with your manager (ngữ cảnh: tao có khiếu nại nên tao muốn nch với sếp bọn mày)

Ở trên là mình đang phân biệt 4 từ này trên trường nghĩa "nói chuyện" nhé. Ngoài ra mỗi từ còn có các nghĩa khác đặc trưng, chúng không liên quan đến nhau lắm nên mình không đề cập đến.
phân biệt giúp em bọn này với thím
grades vs point
home vs house
study vs learn
issue vs problem
start vs begin
team vs group
kid vs child
 
cảm ơn thím:haha:
cho em hỏi về tất cả các cách thêm đuôi vô là thành loại từ khác với, kiểu như:
V+v3/ed-> tính từ....
và tác dụng của các cách thêm đuôi ?
Cái này là phạm trù hậu tố (suffix), liệt kê tất cả thì rất dài và không có ý nghĩa lắm vì (1) chúng không có tính khái quát (không phải từ nào cũng áp dụng được) và (2) sẽ rất nhanh quên. Bác có thể google là ra 1 đống nhưng mình không khuyến khích làm thế. Thay vào đó, hãy cứ đọc thật nhiều, gặp thật nhiều từ mới rồi tự bác sẽ đúc kết được những hậu tố hay gặp và xu hướng nghĩa của chúng.

Riêng đối với V thì có logic sau mình đánh giá là khá tổng quát:
- Ving = tính từ chủ động
Ví dụ: bore -> boring, 1 bộ phim boring (nhàm chán) là 1 bộ phim dễ bore (gây chán) người xem
- Vii = tính từ bị động
Ví dụ: bore -> bored, 1 người xem bored (cảm thấy chán) là 1 người đang bị bộ phim ở trên bore (gây chán)
 
Hi bác, câu hỏi 4:
a) phân biệt boy vs a little boy?
b) best friend là bạn thân hay bạn thân nhất?
c) really funny / so funny / very funny khác nhau thế nào?
d) would like và want khác nhau ở chỗ nào?
e) sao ko nói là: I was a teacher, mà nói: I worked as a teacher?
f) I speak Korean và I can speak Korean khác nhau thế nào?
g) usually và often khác nhau ở chỗ nào? Nếu usually/normally = thường xuyên thì often có thể dịch là gì?
a. boy có thể dùng với nghĩa đen (bé tuổi) hoặc nghĩa bóng (có chút tuổi nhưng chưa trưởng thành), a little boy là nghĩa đen (bé tuổi + bé người).
b. bạn thân nhất
c. ko khác nhau
d. would like là cách nói lịch sự, sắc thái lịch sự này đến từ việc dùng động từ khuyết thiếu dạng quá khứ (would) + động từ nhẹ (like)
e. mình cần thêm ngữ cảnh cho case này
f. ko khác nhau
g. ở mức độ, tần suất của usually nhiều hơn often. Often thì người Việt hay dịch là "thường".
 
phân biệt giúp em bọn này với thím
grades vs point
home vs house
study vs learn
issue vs problem
start vs begin
team vs group
kid vs child
  • Point là điểm (thường là điểm số). Grade là xếp hạng thường đc quy đổi từ cái điểm đó (thường là chữ). Ví dụ: 8.5+ = A, 7.0+ = B, 5.5+ = C...
  • Home có thể là bất cứ nơi nào mình coi là "nhà", là nơi để "quay về", đó có thể là 1 cái house, có thể là 1 cái apartment, có thể là 1 túp lều...
  • Study ám chỉ những hành động bề nổi liên quan đến việc học mà chúng ta dễ thấy (đọc sách, làm bài, nghe giảng...). Learn ám chỉ việc chúng ta lĩnh hội được kiến thức từ những hành động đó (hoặc bất kỳ hành động nào khác).
VD: I studied English really hard but I couldn't learn anything.
Các cặp từ còn lại mình thấy ko có sự khác biệt rõ ràng
 
Back
Top