Thiền - chia sẻ với anh em những tri kiến của tui :)

Chắc là đánh đồng "thiểu dục" với "diệt dục" :giggle:

Đức Phật đã khẳng định : tu tại gia đạt mức tối đa A-na-hàm, bậc 3, không bao giờ đạt mức A-la-hán (giải thoát) như xuất gia
Không. Theo bộ Milindapanna trong Tiểu bộ, câu hỏi về quả vị, người tại gia vẫn chứng được Alahan, nhưng trong ngày đó phải xuất gia, nếu không mạng căn sẽ đứt.
Lý do là quả vị Alahan thì nặng nề, to lớn, còn phẩm mạo của người tại gia cư sĩ thì yếu ớt, không đủ để gánh vác . Ví như lấy cục đá đè lên ngọn cỏ
 
1. Thế nghiệp có đi theo thứ tự mà bạn vẽ ra không? Từ A đến B hay B'? Nó có cố định không mà A với B? Nếu không cố định thế nghiệp là hên xui à? Có bao nhiêu người làm ác nhiều đời, giờ đời con vẫn giaù có danh vong nhé, là do họ chưa dính vào hút hít nghiện ngập hay sao? Nếu từ đầu bạn nói về nghiệp có đi kèm với các biến số khác là do có sự tác động của các nghiệp khác nữa thì mình mới đồng ý được nhé.

2. Bạn theo Phật giáo để giải phóng tâm khỏi các khổ? Thế còn thân thì sao? Nghĩa là bạn chịu khổ thân để khỏe tâm à? Là bạn type thiếu hay là suy nghĩ sai? Bát chánh đạo có các nghi thức rửa tội khổ hạnh không mà bạn chỉ đề cập đến tâm mà không nói đến thân? Dòng bôi đen chỉ là quan điểm của bạn thôi, không phải của tất cả. Đối với bản thân tôi, 1 ác nghiệp trước hết sẽ có 5 yếu tố (đầy đủ hoặc không):

+ Không theo pháp luật quốc gia nơi cư trú. (thân tâm không an lạc).
+Lợi cho mình và hại cho người. (ích kỷ).
+Hại mình và lợi người. (ngu dốt).
+Hại cả 2. (ko còn gì để nói).
+(Không theo quy luật tự nhiên).

1 thiện nghiệp phải đủ 3 yếu tố:

+ Theo pháp luật nước sở tại. (an lạc cho thân và tâm).
+ Lợi mình và lợi người. (tốt đẹp).
+ (Theo quy luật tự nhiên).

_ Nếu 1 việc có lợi cho mình thì coi là thiện nghiệp, còn việc hại cho mình là ác nghiệp thì bạn có dễ dàng làm hại người khác để tốt cho bản thân ko?

3. Các trường hợp thừa tự tài sản không được xét ở đây, vì chúng không do các hành động hiện tại mang lại lợi ích. Chúng ta đang nói về các hành nghiệp trong hiện tại như tham ô, xã hội đen, vay nặng lãi...
HÌnh như bạn không đọc hoặc đọc nhưng ko chú tâm để hiểu những gì mình trả lời thì phải.
1 - Mình đã nói rõ quan điểm của mình cũng như giải thích nhân quả là xác định nhưng chúng ta không đủ dữ liệu và khả năng suy luận để đưa ra kết quả chính xác. Ví dụ của mình đưa ra nhằm miêu tả hình tượng sự tác động của nghiệp thôi mình cũng đã nói rõ, còn muốn phân tích thì bạn hãy đưa ra số liệu chi tiết và cụ thể nhé, chứ nói khơi khơi thì ko thể làm bằng chứng tranh luận được.
2 - Bạn rất thích kiểu tự suy diễn xong nhét chữ vào mồm người khác =) biểu hiện tẩu hỏa nhập ma nặng. Mình nói là khổ thân để khỏe tâm chỗ nào? Còn việc mình nói bát chánh đạo giúp giải phóng tâm khỏi các khổ thì đấy là tác dụng của nó theo mình nhận thấy thế thôi. Còn muốn khỏe thân thể thì đi tập thể dục, yoga... cho nó đúng nhân quả.
Phần khái niệm thiện ác mình nói rõ ràng hết rồi nó theo góc nhìn của bạn, tầm phát triển của tâm thức bạn ở đâu thì cái thiện ác nó cũng khác nhau. Như bạn hiện tại khái niệm thiện ác nó đang ở tầm 1 con người 1 công dân của 1 nước xác định. Ví như ở VN đá phò là ác còn sang Đan Mạch đá phò thì là thiện. Phạm trù này mình ko bàn thêm nhé ;)

3 - Bạn chưa hiểu ở chỗ nào? Mình đã nói rõ là giàu nghèo nó khác với thiện ác. Giàu có người tốt người xấu, nghèo cũng có người tốt người xấu. Hay bạn vẫn cho rằng con đường làm giàu duy nhất là tham ô, cho vay nặng lãi, xã hội đen.... Nếu thế mình ko có gì nói với bạn nữa ;)
 
Không. Theo bộ Milindapanna trong Tiểu bộ, câu hỏi về quả vị, người tại gia vẫn chứng được Alahan, nhưng trong ngày đó phải xuất gia, nếu không mạng căn sẽ đứt.
Lý do là quả vị Alahan thì nặng nề, to lớn, còn phẩm mạo của người tại gia cư sĩ thì yếu ớt, không đủ để gánh vác . Ví như lấy cục đá đè lên ngọn cỏ

Lại còn "phẩm mạo của người tại gia cư sĩ thì yếu ớt, không đủ để gánh vác" :feel_good: Có "phẩm mạo" mới chứng đắc A-la-hán ? :feel_good: Câu này mà dám đứng nói trước mặt chư Phật, Bồ Tát, A-la-hán chắc bị quở banh nóc :feel_good: Có biết thời Đức Phật có khối vị A-la-hán có vẻ bề ngoài hơi bị giang hồ không ? :giggle: Thậm chí có vị trước khi chứng đắc nghe xong bài pháp còn chả nổi cái gì (Châu-lợi-bàn-đặc), nói tế nhị là "kém thông minh"ấy; vậy "phẩm"của vị ấy kém thế thì chắc không chứng nổi A-la-hán ?

Đơn giản vì người tại gia CÓ BỔN PHẬN GIA VỤ PHẢI GÁNH VÁC nên vẫn phải nghiêng phần lớn về PHƯỚC, không thể buông bỏ hoàn toàn tài sản, vẫn phải thủ giữ. Người tu sĩ xuất gia mà còn cái tính đó như người tại gia thì cũng không chứng được A-la-hán, đừng tưởng đi tu là 100% chứng đâu

Cái "nặng nề, to lớn" của quả vị A-la-hán là gì thế ? Nghe như thành viên Bộ Chính Trị ấy nhỉ ??? "Trọng trách đè nặng trên vai chứng tôi, những người quyết định đường lối phát triển đất nước (thế giới)" à ? Thế ai trả lương cho các vị A-la-hán mà đòi hỏi trách nhiệm "nặng nề to lớn" nhỉ ? Nghe cứ như quan chức trên Thiên đình, như ông sấm bà chớp
 
Ai dạy thiền phải bỏ hết mấy cái bạn kể?
bro có thấy chữ "thấy" mình in đậm ko? đó là cảm nhận, suy nghĩ của những người xung quanh mình đối với mình khi mình đang dần thay đổi thế giới quan.

Còn nếu mình đã bỏ được hết như bro đang diễn thì nói làm gì nữa.

còn từ "buôn bỏ" trong đoạn 2 là không chấp cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của họ về mình, không chấp sự thất vọng, buồn rầu, bực bội của họ vì mình. Tuy nhiên điều này không dễ vì không khí gia đình, mqh sẽ không tốt, ảnh hưởng cả đến việc tu tập của mình.

Chủ thớt có gia đình rồi nên mình nghĩ đây là vđe bạn ấy đã giải quyết tốt và mình cần tham khảo.
 
Last edited:
Chắc là đánh đồng "thiểu dục" với "diệt dục" :giggle:

Đức Phật đã khẳng định : tu tại gia đạt mức tối đa A-na-hàm, bậc 3, không bao giờ đạt mức A-la-hán (giải thoát) như xuất gia
Đoạn này e chưa đọc. Nhưng mà với tư kiến của e, nếu thử suy lường về việc xuất gia hay tại gia trở thành cái ngưỡng đối với sự thăng tiến thì hơi thiếu thuyết phục. Mặc dù việc xuất gia là phi thường, có thể đặt hành giả vào môi trường thuận lợi hơn, nhưng việc tại gia cũng đặt ra nhiều thứ để hành giả trau dồi.
Em cũng biết một lão cư sĩ, người đến thọ giáo pháp bao gồm cả cư sĩ lẫn xuất gia trên 10.000. Lúc còn sống cũng có nhiều việc phi thường, lúc tịch, sau khi trà tỳ để lại hơn 1000 viên xá lợi.
 
bro có thấy chữ "thấy" mình in đậm ko? đó là cảm nhận, suy nghĩ của những người xung quanh mình đối với mình khi mình đanh dần thay đổi thế giới quan.

Còn nếu mình đã bỏ được hết như bro đang diễn thì nói làm gì nữa.
mình có thấy cái chữ thấy in đậm của bạn. Bạn phải nên thấy là cái chữ thấy đấy không nên để cho thấy mới trúng thật là thấy cái trúng. :sexy_girl:
 
Lại còn "phẩm mạo của người tại gia cư sĩ thì yếu ớt, không đủ để gánh vác" :feel_good: Có "phẩm mạo" mới chứng đắc A-la-hán ? :feel_good: Câu này mà dám đứng nói trước mặt chư Phật, Bồ Tát, A-la-hán chắc bị quở banh nóc :feel_good: Có biết thời Đức Phật có khối vị A-la-hán có vẻ bề ngoài hơi bị giang hồ không ? :giggle: Thậm chí có vị trước khi chứng đắc nghe xong bài pháp còn chả nổi cái gì (Châu-lợi-bàn-đặc), nói tế nhị là "kém thông minh"ấy; vậy "phẩm"của vị ấy kém thế thì chắc không chứng nổi A-la-hán ?

Đơn giản vì người tại gia CÓ BỔN PHẬN GIA VỤ PHẢI GÁNH VÁC nên vẫn phải nghiêng phần lớn về PHƯỚC, không thể buông bỏ hoàn toàn tài sản, vẫn phải thủ giữ. Người tu sĩ xuất gia mà còn cái tính đó như người tại gia thì cũng không chứng được A-la-hán, đừng tưởng đi tu là 100% chứng đâu

Cái "nặng nề, to lớn" của quả vị A-la-hán là gì thế ? Nghe như thành viên Bộ Chính Trị ấy nhỉ ??? "Trọng trách đè nặng trên vai chứng tôi, những người quyết định đường lối phát triển đất nước (thế giới)" à ? Thế ai trả lương cho các vị A-la-hán mà đòi hỏi trách nhiệm "nặng nề to lớn" nhỉ ? Nghe cứ như quan chức trên Thiên đình, như ông sấm bà chớp
Bạn nói có dẫn chứng kinh điển gì không hay chỉ do suy luận?

Nếu muốn biết có câu này không, bạn cứ tra gg sẽ rõ "Milandapanna việt dịch", bản kinh này nằm trong Tiểu Bộ kinh. Bản mình đang sử dụng có cả ngôn ngữ gốc Pali. Và Milindapanna được cả 2 bộ phái Theravada và Mahasangika công nhận là chánh tạng. Mình đang sử dụng quyển này trong thư viện nhưng không up hình lên vì không biết up ảnh.

Còn phẩm mạo người xuất gia là gì?

Người xuất gia có 2 đặc điểm về hình tướng và 32 điểm thuộc về tính cách

2 đặc điểm hình tướng: đầu cạo trọc, thân quấn y...đây là hình tướng của 1 vị Phật,

32 đặc tính: sống ly dục, ưa thích sự vắng vẻ, sống biết đủ, không tích trữ, thuận với giới, thuộc lòng kinh điển, đọc tụng giới bổn, thông thạo giới bổn, cho phép người khác xuất gia, cho phép người khác xuất gia lên bậc trên, duy trì Tam tạng thánh điển, truyền bá thánh điển...

Người tại gia do ngoại hình và tính cách không được đầy đủ như vậy nên gọi là yếu ớt.

Người đi tu không thể hoàn toàn 100% chứng đắc là 1 sự thật, nhưng người tại gia cho dù chứng đắc Alahan, khi gặp 1 người xuất gia bình thường, vẫn phải đứng lên kính lễ, vì 2 đặc tướng và 32 đặc tính kể trên.

Qủa vị Alahan tại sao lại cao thượng, nặng nề? Vì các ngài đã hiểu rõ tam tướng thế gian, tứ thánh đế, vận dụng được tứ vô lượng tâm, đầy đủ tứ thánh cần, biết rõ về 5 căn, sử dụng được 5 lực, sống bởi 6 pháp hòa thuận, biết rõ thất giác chi, thực hành trọn vẹn bát thánh đạo, nhuần nhuyễn 9 tầng thiền, tiêu diệt 10 tâm xấu ( kiếtsử): thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham Dục giới, tham Sắc giới, tham Vô sắc giới, nghi, mạn, trạo hối, si.

Nếu muốn biết rõ hơn, mình chia chẻ nhỏ ra nữa cho bạn. Bạn có ý kiến gì về các Alahan?

Người tại gia có bổn phận phải gánh vác, nhưng người xuất gia cũng có bổn phận phải gánh vác, và bổn phận này cao quý hơn; người tại gia có tài sản, người xuất gia cũng có tài sản, và tài sản của người xuất gia là cao quý hơn.

Tất cả lời nói này đều được viện dẫn có chứng cứ là bộ Milindapanna
 
Last edited:
HÌnh như bạn không đọc hoặc đọc nhưng ko chú tâm để hiểu những gì mình trả lời thì phải.
1 - Mình đã nói rõ quan điểm của mình cũng như giải thích nhân quả là xác định nhưng chúng ta không đủ dữ liệu và khả năng suy luận để đưa ra kết quả chính xác. Ví dụ của mình đưa ra nhằm miêu tả hình tượng sự tác động của nghiệp thôi mình cũng đã nói rõ, còn muốn phân tích thì bạn hãy đưa ra số liệu chi tiết và cụ thể nhé, chứ nói khơi khơi thì ko thể làm bằng chứng tranh luận được.
2 - Bạn rất thích kiểu tự suy diễn xong nhét chữ vào mồm người khác =) biểu hiện tẩu hỏa nhập ma nặng. Mình nói là khổ thân để khỏe tâm chỗ nào? Còn việc mình nói bát chánh đạo giúp giải phóng tâm khỏi các khổ thì đấy là tác dụng của nó theo mình nhận thấy thế thôi. Còn muốn khỏe thân thể thì đi tập thể dục, yoga... cho nó đúng nhân quả.
Phần khái niệm thiện ác mình nói rõ ràng hết rồi nó theo góc nhìn của bạn, tầm phát triển của tâm thức bạn ở đâu thì cái thiện ác nó cũng khác nhau. Như bạn hiện tại khái niệm thiện ác nó đang ở tầm 1 con người 1 công dân của 1 nước xác định. Ví như ở VN đá phò là ác còn sang Đan Mạch đá phò thì là thiện. Phạm trù này mình ko bàn thêm nhé ;)

3 - Bạn chưa hiểu ở chỗ nào? Mình đã nói rõ là giàu nghèo nó khác với thiện ác. Giàu có người tốt người xấu, nghèo cũng có người tốt người xấu. Hay bạn vẫn cho rằng con đường làm giàu duy nhất là tham ô, cho vay nặng lãi, xã hội đen.... Nếu thế mình ko có gì nói với bạn nữa ;)

1. Từ bài post đầu tiên của bạn, "nghiệp quả đơn giản là 1 tiến trình từ A-B-C-D"...và bạn không hề chỉ ra là còn có các khái niệm nghiệp thuận nghịch, nghiệp hỗ trợ nghiệp, nghiệp cản trở nghiệp, nghiệp cắt đứt nghiệp và mình bác bỏ điều này. Đọc kỹ lại đi. Sau này bạn mới đưa thêm vào các biến số, đúng không?

2. Những gì bạn viết ra thì mình hiểu ý bạn là như vậy, những gì bạn không viết thì mình hiểu là không có hoặc bạn không biết, hay bạn muốn mình phải hiểu những gì bạn không viết ra phải theo cách mà bạn hiểu? Bạn nói học tập theo bát thánh đạo để an lạc tâm, còn thân thì bạn có nói đến không? Bát thánh đạo an lạc về thân là gì? Bạn nói thử xem có đúng không?

3. Giau2 nghèo ảnh hưởng rất lớn đến thiện ác. Ví dụ: 1 người giàu đủ điều kiện để bố thí, làm từ thiện, học hành tử tế, nuôi dưỡng con cái đúng cách...còn người nghèo thì không đủ điều kiện như thế. Sao bạn lại nói chúng không liên quan? Giau2 có người tốt người xấu, đúng vậy, nhưng có 1 số người xấu vẫn giàu, tại sao? Bạn giải thích theo A-B-C-D của bạn đặt ra đi xem có nhân quả không?
 
1. Từ bài post đầu tiên của bạn, "nghiệp quả đơn giản là 1 tiến trình từ A-B-C-D"...và bạn không hề chỉ ra là còn có các khái niệm nghiệp thuận nghịch, nghiệp hỗ trợ nghiệp, nghiệp cản trở nghiệp, nghiệp cắt đứt nghiệp và mình bác bỏ điều này. Đọc kỹ lại đi. Sau này bạn mới đưa thêm vào các biến số, đúng không?

2. Những gì bạn viết ra thì mình hiểu ý bạn là như vậy, những gì bạn không viết thì mình hiểu là không có hoặc bạn không biết, hay bạn muốn mình phải hiểu những gì bạn không viết ra phải theo cách mà bạn hiểu? Bạn nói học tập theo bát thánh đạo để an lạc tâm, còn thân thì bạn có nói đến không? Bát thánh đạo an lạc về thân là gì? Bạn nói thử xem có đúng không?

3. Giau2 nghèo ảnh hưởng rất lớn đến thiện ác. Ví dụ: 1 người giàu đủ điều kiện để bố thí, làm từ thiện, học hành tử tế, nuôi dưỡng con cái đúng cách...còn người nghèo thì không đủ điều kiện như thế. Sao bạn lại nói chúng không liên quan? Giau2 có người tốt người xấu, đúng vậy, nhưng có 1 số người xấu vẫn giàu, tại sao? Bạn giải thích theo A-B-C-D của bạn đặt ra đi xem có nhân quả không?
1 - Nếu chỉ là như vậy thì ý hiểu của mình không mâu thuẫn gì với bạn do diễn đạt và câu chữ không đồng nhất thôi
2 - Nếu bắt bẻ câu chữ thì mình sẽ giải thích chứ còn kiểu nhét chữ vào mồm =) mình chịu bạn ạ. Không nhắc đến cơ thể thì auto là thân thể khổ ư? Bát chánh đạo với mình có tác dụng giải phóng tâm thì mình nói là giúp giải phóng tâm. Thân thể của mình tập thể dục là được rồi có cần báo cáo với bạn là mình tập những gì không?
3 - Thực sự như bạn nói thì còn tu tập làm gì nữa bạn? Người giàu đủ điều kiện làm từ thiện, học hành tử tế, nuôi dưỡng con cái đúng cách.... còn người nghèo thì không đủ điều kiện như thế!!! Thế thì Tất Đạt Đa nên làm hoàng tử giàu sang đi phát tiền cho dân nghèo chứ đi tu thành Như Lai làm gì nhỉ? Thế gian nhiều người như bạn bảo sao các sư bây giờ nhiều sư giàu sang trụy lạc là vậy. Chỉ cần như bạn học thuộc kinh sách hoặc lên google copy về mồm muôn đạo lý nhưng tâm 1 tí cũng không thông.
Muốn giàu có thì cứ gieo hạt kiếm tiền gặp cơ duyên là giàu chứ liên quan gì thiện ác bạn? Đối với bạn thế gian này cứ giàu sang là sung sướng rồi thì bạn tu tập làm gì? Hay vì bạn không cạnh tranh nổi với người nên yếm thế quay sang đi tu?
Còn muốn biết nhân quả ra sao bạn cứ nêu rõ ra người ấy là ai? Làm những việc gì bạn cho là ác những việc gì bạn cho là tốt, giờ người đấy thân thế nào? Tâm ra sao?..... ti tỉ cái nhân quả đan xen e rằng khó biết không bằng bạn tự xem bản thân mình nhân quả ra sao có lẽ khả thi hơn.
 
1 - Nếu chỉ là như vậy thì ý hiểu của mình không mâu thuẫn gì với bạn do diễn đạt và câu chữ không đồng nhất thôi
2 - Nếu bắt bẻ câu chữ thì mình sẽ giải thích chứ còn kiểu nhét chữ vào mồm =) mình chịu bạn ạ. Không nhắc đến cơ thể thì auto là thân thể khổ ư? Bát chánh đạo với mình có tác dụng giải phóng tâm thì mình nói là giúp giải phóng tâm. Thân thể của mình tập thể dục là được rồi có cần báo cáo với bạn là mình tập những gì không?
3 - Thực sự như bạn nói thì còn tu tập làm gì nữa bạn? Người giàu đủ điều kiện làm từ thiện, học hành tử tế, nuôi dưỡng con cái đúng cách.... còn người nghèo thì không đủ điều kiện như thế!!! Thế thì Tất Đạt Đa nên làm hoàng tử giàu sang đi phát tiền cho dân nghèo chứ đi tu thành Như Lai làm gì nhỉ? Thế gian nhiều người như bạn bảo sao các sư bây giờ nhiều sư giàu sang trụy lạc là vậy. Chỉ cần như bạn học thuộc kinh sách hoặc lên google copy về mồm muôn đạo lý nhưng tâm 1 tí cũng không thông.
Muốn giàu có thì cứ gieo hạt kiếm tiền gặp cơ duyên là giàu chứ liên quan gì thiện ác bạn? Đối với bạn thế gian này cứ giàu sang là sung sướng rồi thì bạn tu tập làm gì? Hay vì bạn không cạnh tranh nổi với người nên yếm thế quay sang đi tu?
Còn muốn biết nhân quả ra sao bạn cứ nêu rõ ra người ấy là ai? Làm những việc gì bạn cho là ác những việc gì bạn cho là tốt, giờ người đấy thân thế nào? Tâm ra sao?..... ti tỉ cái nhân quả đan xen e rằng khó biết không bằng bạn tự xem bản thân mình nhân quả ra sao có lẽ khả thi hơn.
1. Mình chấp nhận cách giải thích của bạn.

2. Chỉ có 3 loại cảm giác, sướng (lạc), khổ (khổ), không sướng không khổ (bất khổ bất lạc-trạng thái chỉ xuất hiện ở thiền cảnh) thuộc cơ thể. Nếu bạn không nhắc gì đến thân an lạc do thực hành bát thánh đạo thì mình sẽ tự động liệt nó vào khổ thọ. Hay còn loại cảm giác nào mình chưa biết nữa?
Thân an lạc nghĩa là không bị quấy nhiễu bởi các ác nghiệp đã tạo, ví như: không bị pháp luật đụng đến, không bị va chạm với các cảnh bất lợi...khỏe mạnh chỉ là 1 phần của sự an lạc này (là vô bệnh). Cái bạn nói đến chỉ là 1 phần nhỏ xíu thôi.

3. Mình không hề nói giàu sang là sung sướng, mình chỉ nói giàu sang là điều kiện thuận lợi. MInh2 cũng không hề nói là mình đi tu, bản thân mình chẳng có gì là không cạnh tranh nổi vs ai (2 bằng cử nhân, 1 thạc sĩ) và ngành nghề của mình liên quan đến học thuật. Học ra tiền thì mình không hề nghĩ học thuật là 1 điều gì đó loser yếm thế hay tẩu hỏa nhập ma kiểu gì cả? Bạn có thể giải thích tẩu hỏa nhập ma ko?

Sao bạn biết thái tử Tất đạt đa không bố thí, từ thiện? Bạn tìm hiểu 30 pháp Parami xem ngài bố thí, làm từ thiện thế nào? Bạn có tiền đi gieo hạt, nhưng có đầy người phá sản đấy thôi. Đợt tháng 1 có người vừa khoe mình là mới mở shop, được mấy ngày là dinh dịch, gần đây thì biết là mất hơn tỷ mấy, phải đóng cửa đợi. Ví dụ có thật đấy Bạn giải thích nhân quả kiểu bạn đi.
 
Last edited:
1. Mình chấp nhận cách giải thích của bạn.

2. Chỉ có 3 loại cảm giác, sướng (lạc), khổ (khổ), không sướng không khổ (bất khổ bất lạc-trạng thái chỉ xuất hiện ở thiền cảnh) thuộc cơ thể. Nếu bạn không nhắc gì đến thân an lạc do thực hành bát thánh đạo thì mình sẽ tự động liệt nó vào khổ thọ. Hay còn loại cảm giác nào mình chưa biết nữa?
Thân an lạc nghĩa là không bị quấy nhiễu bởi các ác nghiệp đã tạo, ví như: không bị pháp luật đụng đến, không bị va chạm với các cảnh bất lợi...khỏe mạnh chỉ là 1 phần của sự an lạc này (là vô bệnh). Cái bạn nói đến chỉ là 1 phần nhỏ xíu thôi.

3. Mình không hề nói giàu sang là sung sướng, mình chỉ nói giàu sang là điều kiện thuận lợi. MInh2 cũng không hề nói là mình đi tu, bản thân mình chẳng có gì là không cạnh tranh nổi vs ai (2 bằng cử nhân, 1 thạc sĩ) và ngành nghề của mình liên quan đến học thuật. Học ra tiền thì mình không hề nghĩ học thuật là 1 điều gì đó loser hay tẩu hỏa nhập ma kiểu gì cả? Bạn có thể giải thích tẩu hỏa nhập ma ko?

Bạn có tiền đi gieo hạt, nhưng có đầy người phá sản đấy thôi. Đợt tháng 1 có người vừa khoe mình là mới mở shop, được mấy ngày là dinh dịch, gần đây thì biết là mất hơn tỷ mấy, phải đóng cửa đợi. Ví dụ có thật đấy Bạn giải thích nhân quả kiểu bạn đi.
2 - Ko nhắc đến >> Auto khổ. Ok ;)
3 - Mình ko hiểu bạn nghiên cứu học thuật kiểu gì mà mình viết tiếng việt cho ban đọc bạn cũng ko hiểu nữa :v
Tẩu hỏa nhập mà là như bạn đấy mồm bô bô giáo lý nhưng tâm không thông đc tí giáo lý nào. Luận đạo phật nhưng tâm lúc nào cũng giàu sang mới là phúc thấy kẻ ác giàu thì ngửa mặt lên trời than. Mà mình cũng nghi ngờ không biết bạn nhận định thiện ác tốt xấu kiểu gì nữa đây ;)
Cứ đòi mình phải phân tích nhân quả ok đưa chi tiết ra mình dù ko phải phật nhưng cũng đủ logic để nói được hiện tại còn cụ thể tình hình thì ko nói được cứ khơi khơi thì tốt nhất bạn đi tìm thầy bói mà nghe. "=) Thằng này vừa khoe tôi lập shop gần đây mất mấy tỉ vì sao thế?" khéo thầy bói nó còn đập cho vào mặt vì hỏi như hạch
 
2 - Ko nhắc đến >> Auto khổ. Ok ;)
3 - Mình ko hiểu bạn nghiên cứu học thuật kiểu gì mà mình viết tiếng việt cho ban đọc bạn cũng ko hiểu nữa :v
Tẩu hỏa nhập mà là như bạn đấy mồm bô bô giáo lý nhưng tâm không thông đc tí giáo lý nào. Luận đạo phật nhưng tâm lúc nào cũng giàu sang mới là phúc thấy kẻ ác giàu thì ngửa mặt lên trời than. Mà mình cũng nghi ngờ không biết bạn nhận định thiện ác tốt xấu kiểu gì nữa đây ;)
Cứ đòi mình phải phân tích nhân quả ok đưa chi tiết ra mình dù ko phải phật nhưng cũng đủ logic để nói được hiện tại còn cụ thể tình hình thì ko nói được cứ khơi khơi thì tốt nhất bạn đi tìm thầy bói mà nghe. "=) Thằng này vừa khoe tôi lập shop gần đây mất mấy tỉ vì sao thế?" khéo thầy bói nó còn đập cho vào mặt vì hỏi như hạch
2. Đuong nhiên, bạn kể ra 1 cảm giác khác ngoài lạc và khổ xem? Ngoài lạc và khổ bạn còn tự rút ra gì nữa?

3. Mình không hề thấy người khác ác mà giàu là than, mình chỉ đưa ra ví dụ để phản bác quan điểm ABCD của bạn mà thôi.

Bản thân mình có câu trả lời, không cần thầy bói, nhưng ở đây mình chỉ muốn hỏi ý kiến của bạn thôi, vì bạn nói nghiệp quả rất đơn giản
 
Bạn nói có dẫn chứng kinh điển gì không hay chỉ do suy luận?

Nếu muốn biết có câu này không, bạn cứ tra gg sẽ rõ "Milandapanna việt dịch", bản kinh này nằm trong Tiểu Bộ kinh. Bản mình đang sử dụng có cả ngôn ngữ gốc Pali. Và Milindapanna được cả 2 bộ phái Theravada và Mahasangika công nhận là chánh tạng. Mình đang sử dụng quyển này trong thư viện nhưng không up hình lên vì không biết up ảnh.

Còn phẩm mạo người xuất gia là gì?

Người xuất gia có 2 đặc điểm về hình tướng và 32 điểm thuộc về tính cách

2 đặc điểm hình tướng: đầu cạo trọc, thân quấn y...đây là hình tướng của 1 vị Phật,

32 đặc tính: sống ly dục, ưa thích sự vắng vẻ, sống biết đủ, không tích trữ, thuận với giới, thuộc lòng kinh điển, đọc tụng giới bổn, thông thạo giới bổn, cho phép người khác xuất gia, cho phép người khác xuất gia lên bậc trên, duy trì Tam tạng thánh điển, truyền bá thánh điển...

Người tại gia do ngoại hình và tính cách không được đầy đủ như vậy nên gọi là yếu ớt.

Người đi tu không thể hoàn toàn 100% chứng đắc là 1 sự thật, nhưng người tại gia cho dù chứng đắc Alahan, khi gặp 1 người xuất gia bình thường, vẫn phải đứng lên kính lễ, vì 2 đặc tướng và 32 đặc tính kể trên.

Qủa vị Alahan tại sao lại cao thượng, nặng nề? Vì các ngài đã hiểu rõ tam tướng thế gian, tứ thánh đế, vận dụng được tứ vô lượng tâm, đầy đủ tứ thánh cần, biết rõ về 5 căn, sử dụng được 5 lực, sống bởi 6 pháp hòa thuận, biết rõ thất giác chi, thực hành trọn vẹn bát thánh đạo, nhuần nhuyễn 9 tầng thiền, tiêu diệt 10 tâm xấu ( kiếtsử): thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham Dục giới, tham Sắc giới, tham Vô sắc giới, nghi, mạn, trạo hối, si.

Nếu muốn biết rõ hơn, mình chia chẻ nhỏ ra nữa cho bạn. Bạn có ý kiến gì về các Alahan?

Người tại gia có bổn phận phải gánh vác, nhưng người xuất gia cũng có bổn phận phải gánh vác, và bổn phận này cao quý hơn; người tại gia có tài sản, người xuất gia cũng có tài sản, và tài sản của người xuất gia là cao quý hơn.

Tất cả lời nói này đều được viện dẫn có chứng cứ là bộ Milindapanna

Nếu bạn chỉ muốn ăn sẵn, buộc người ta phải đưa dẫn chứng cho bạn thì bạn đừng nên bước vào đạo Phật :feel_good: Thái tử Tất Đạt Đa được thấm nhuần đạo Bà-la-môn từ nhỏ, vì sao Ngài không nuốt và tiêu hoá cái mà đạo Ba-la-môn dọn sẵn mà suy tư, phản biện rồi tìm ra đạo Phật ? Giờ tui đưa ra đại 1 trang bất kỳ, đưa ra nguỵ Kinh có chi tiết Đức Phật phán rằng "cư sĩ tại gia chỉ đạt tối đa Thánh quả thứ 3" thì chắc bạn tin ngay và không đặt vấn đề nữa ? Hay là tiếp tục đặt vấn đề "không biết có đúng là Đức Phật nói vậy không ?" ? Chắc lúc đó bắt tui mượn cánh cửa thần kỳ của Doraemon tìm về quá khứ quay video lại thời điểm lúc Đức Phật nói ? :embarrassed: Tui nói thật tui CHÁN NHẤT là trao đổi với những người có tư tưởng lanh quanh như thế. Thay vì đi hỏi này hỏi nọ, bắt người ta chứng minh, sao bạn không tự tu tập trải nghiệm xem bạn là cư sĩ tại gia và chứng đạt Thánh quả thứ 4, lúc đó thực tế chứng minh thì bạn tha hồ chửi mấy thằng xạo lol nhét chữ vào miệng Phật :embarrassed:

Giờ tui bắt bẻ ngược lại bạn nè : bạn có chắc tác phẩm bạn đọc là KỂ LẠI ĐÚNG TỪNG CHI TIẾT KHÔNG THÊM KHÔNG BỚT các cuộc trao đổi của Mi-tiên đại sư không ? Chứng minh đi bạn :look_down:

Nhắc lần cuối : đạo Phật là phải TỰ TRẢI NGHIỆM, mọi lý thuyết chỉ là phương tiện. Đi mà nghiền ngẫm Kinh Ka-la-ma, Kinh Di Giáo, bốn điều mà vị Phật không thể làm được để mở mang
 
Hiểu để tự mình thấy bớt suy nfghix là đc rồi, chứ rao giảng ntn khác gì mua thêm mệt vào ng, lời gốc là x đến khi qua mồm các ông là yz thì ai nghe theo hoặc chính các ông tẩu hỏa nhập ma, xa rời thực tế ý. đọc sách của nxb uy tín là cách đúng đắn nhất, đừng chia sẻ gì cả, nhất là những thứ mang tính chất tẩy não như tôn giáo
TzCgPaI.jpg
 
Nếu bạn chỉ muốn ăn sẵn, buộc người ta phải đưa dẫn chứng cho bạn thì bạn đừng nên bước vào đạo Phật :feel_good: Thái tử Tất Đạt Đa được thấm nhuần đạo Bà-la-môn từ nhỏ, vì sao Ngài không nuốt và tiêu hoá cái mà đạo Ba-la-môn dọn sẵn mà suy tư, phản biện rồi tìm ra đạo Phật ? Giờ tui đưa ra đại 1 trang bất kỳ, đưa ra nguỵ Kinh có chi tiết Đức Phật phán rằng "cư sĩ tại gia chỉ đạt tối đa Thánh quả thứ 3" thì chắc bạn tin ngay và không đặt vấn đề nữa ? Hay là tiếp tục đặt vấn đề "không biết có đúng là Đức Phật nói vậy không ?" ? Chắc lúc đó bắt tui mượn cánh cửa thần kỳ của Doraemon tìm về quá khứ quay video lại thời điểm lúc Đức Phật nói ? :embarrassed: Tui nói thật tui CHÁN NHẤT là trao đổi với những người có tư tưởng lanh quanh như thế. Thay vì đi hỏi này hỏi nọ, bắt người ta chứng minh, sao bạn không tự tu tập trải nghiệm xem bạn là cư sĩ tại gia và chứng đạt Thánh quả thứ 4, lúc đó thực tế chứng minh thì bạn tha hồ chửi mấy thằng xạo lol nhét chữ vào miệng Phật :embarrassed:

Giờ tui bắt bẻ ngược lại bạn nè : bạn có chắc tác phẩm bạn đọc là KỂ LẠI ĐÚNG TỪNG CHI TIẾT KHÔNG THÊM KHÔNG BỚT các cuộc trao đổi của Mi-tiên đại sư không ? Chứng minh đi bạn :look_down:

Nhắc lần cuối : đạo Phật là phải TỰ TRẢI NGHIỆM, mọi lý thuyết chỉ là phương tiện. Đi mà nghiền ngẫm Kinh Ka-la-ma, Kinh Di Giáo, bốn điều mà vị Phật không thể làm được để mở mang
Mình ăn sẵn cái gì hả bạn? Mình đưa ra dẫn chứng là bộ kinh Milinda, nếu bạn đã biết về nó thì mình không cần nói nhiều về độ tin cậy. Thế giới đã công nhận là có Tam tạng thánh điển Pali và nó có độ chính xác cao, được các trường Phật học sử dụng như 1 giáo trình còn nguyên gốc ngôn ngữ Pali, còn dẫn chứng của bạn là gì khi nói người phật tử tại gia không chứng được Alahan?

Một Alahan phật tử tại gia nổi tiếng là ai bạn biết ko? Và người này có thật trong lịch sử.

Bạn chán caí gì mình không cần biết, mình chỉ biết bạn đang nói vu vơ không bằng chứng, còn nếu bạn thích đưa ra Ngụy kinh cũng được. Mình sẽ tự kiểm tra

Mình công nhận mình ko chứng quả Alahan được, nhưng mình có thể biết về vị ấy bằng các kiến thức được hệ phái Theravada giữ gìn qua nhiều thế hệ.

Mình tin vào các kinh tạng được lưu trữ qua các kỳ kết tập dựa trên 227 điều luật, trong đó có 1 điều luật là "không nói dối" của các vị ấy. Hay bạn muốn mình tin vào bạn?

Bốn điều Phật không làm được không liên quan đến cuộc tranh luận giữa mình với bạn
 
2. Đuong nhiên, bạn kể ra 1 cảm giác khác ngoài lạc và khổ xem? Ngoài lạc và khổ bạn còn tự rút ra gì nữa?

3. Mình không hề thấy người khác ác mà giàu là than, mình chỉ đưa ra ví dụ để phản bác quan điểm ABCD của bạn mà thôi.

Bản thân mình có câu trả lời, không cần thầy bói, nhưng ở đây mình chỉ muốn hỏi ý kiến của bạn thôi, vì bạn nói nghiệp quả rất đơn giản
3 - Bạn phản bác cái gì? Quan điểm của mình có khúc mắc gì với giàu nghèo hay thiện ác của bạn đâu? Nhân A thì sẽ ra quả B xác định thế thôi nguyên lý rất đơn giản. Đừng tự đặt ra nhân A chỉ 1 việc đơn lẻ gì đó vì bất kỳ việc A B C D gì cũng là 1 tổng hợp nghiệp tại thời điểm nhắc đến để dẫn đến kết quả tương ứng thế thôi. Còn về mặt ví dụ thì nếu bạn là người nghiên cứu học thuật và muốn mình phân tích thì cho ví dụ chi tiết rõ ràng đến mức gần như xác thực chứ đừng nói 1 câu mơ hồ sẽ chỉ dẫn đến tranh cãi giả định chả đi đến đâu.
Về vấn đề đọc kinh sách bạn nên tự đối chiếu thậm chí thực hành nếu muốn hiểu sâu chứ bàn về đạo phật mà lại nói người xuất gia cao quý hơn người tại gia, rồi bắt quy định hình tướng cạo đầu trọc thân quấn y mới chứng được đạo thì tiếc cho những kinh điển bạn đọc.
Đạo bất đồng mình không bàn thêm nữa
 
3 - Bạn phản bác cái gì? Quan điểm của mình có khúc mắc gì với giàu nghèo hay thiện ác của bạn đâu? Nhân A thì sẽ ra quả B xác định thế thôi nguyên lý rất đơn giản. Đừng tự đặt ra nhân A chỉ 1 việc đơn lẻ gì đó vì bất kỳ việc A B C D gì cũng là 1 tổng hợp nghiệp tại thời điểm nhắc đến để dẫn đến kết quả tương ứng thế thôi. Còn về mặt ví dụ thì nếu bạn là người nghiên cứu học thuật và muốn mình phân tích thì cho ví dụ chi tiết rõ ràng đến mức gần như xác thực chứ đừng nói 1 câu mơ hồ sẽ chỉ dẫn đến tranh cãi giả định chả đi đến đâu.
Về vấn đề đọc kinh sách bạn nên tự đối chiếu thậm chí thực hành nếu muốn hiểu sâu chứ bàn về đạo phật mà lại nói người xuất gia cao quý hơn người tại gia, rồi bắt quy định hình tướng cạo đầu trọc thân quấn y mới chứng được đạo thì tiếc cho những kinh điển bạn đọc.
Đạo bất đồng mình không bàn thêm nữa
@Sonoffreedom
Cho hỏi cả 2 ông luôn nhé:
Tại sao xuất gia phải cạo trọc quấn y??
Tại sao xuất gia không cần cạo trọc quấn y???
Tại thời điểm kinh điển viết ra những dòng đó, chắc chắn là có lý do riêng của nó mà bây h mình ko biết được. Bây h nó còn phù hợp hay không cũng ko biết. Nên vấn đề này ko biết dc ai đúng, ai sai đâu. Thích thế nào thì theo thế đó thôi :)

via theNEXTvoz for iPhone
 
@Sonoffreedom
Cho hỏi cả 2 ông luôn nhé:
Tại sao xuất gia phải cạo trọc quấn y??
Tại sao xuất gia không cần cạo trọc quấn y???
Tại thời điểm kinh điển viết ra những dòng đó, chắc chắn là có lý do riêng của nó mà bây h mình ko biết được. Bây h nó còn phù hợp hay không cũng ko biết. Nên vấn đề này ko biết dc ai đúng, ai sai đâu. Thích thế nào thì theo thế đó thôi :)

via theNEXTvoz for iPhone
Mình nói đến vấn đề chứng đạo: thì mình thấy không quan trọng về vẻ ngoài phải bắt buộc chấp nhất vào 1 hình tướng cố định. Còn về việc xuất gia hiện nay thì tùy theo quy định các trụ sở phật giáo thôi đa phần đều yêu cầu cạo trọc đấy là quy định của họ mình ko can dự.
 
3 - Bạn phản bác cái gì? Quan điểm của mình có khúc mắc gì với giàu nghèo hay thiện ác của bạn đâu? Nhân A thì sẽ ra quả B xác định thế thôi nguyên lý rất đơn giản. Đừng tự đặt ra nhân A chỉ 1 việc đơn lẻ gì đó vì bất kỳ việc A B C D gì cũng là 1 tổng hợp nghiệp tại thời điểm nhắc đến để dẫn đến kết quả tương ứng thế thôi. Còn về mặt ví dụ thì nếu bạn là người nghiên cứu học thuật và muốn mình phân tích thì cho ví dụ chi tiết rõ ràng đến mức gần như xác thực chứ đừng nói 1 câu mơ hồ sẽ chỉ dẫn đến tranh cãi giả định chả đi đến đâu.
Về vấn đề đọc kinh sách bạn nên tự đối chiếu thậm chí thực hành nếu muốn hiểu sâu chứ bàn về đạo phật mà lại nói người xuất gia cao quý hơn người tại gia, rồi bắt quy định hình tướng cạo đầu trọc thân quấn y mới chứng được đạo thì tiếc cho những kinh điển bạn đọc.
Đạo bất đồng mình không bàn thêm nữa

Bởi tui nói học Phật thì quan trọng nhất là HÀNH. Học cho lắm vào bê đi tranh cãi hơn thua, còn thực hành thì chả thấy. Người có thực hành họ lo nghiền ngẫm các khía cạnh mới, dữ liệu thông tin mới chứ rảnh đâu mà mới nghe đã nhảy soi sói lên tranh với cãi. Cái bệnh của mấy ông thực hành chả có mà cứ ôm lý thuyết khư khư tui còn lạ gì, vì CHÍNH BẢN THÂN TUI ĐÃ TRẢI QUA GIAI ĐOẠN ĐÓ. Chẳng trách mấy vị thiền sư nổi xung đốt sách đốt luôn tượng để đệ tử không còn suốt ngày cứ bám vào lý thuyết mà chẳng lo thực hành. Bản thân lý thuyết chẳng có lỗi gì hết, người ứng dụng sai thì bảo nó lỗi

Tui cố gắng khuyên đừng chăm chăm ôm 1 cục lý thuyết vì chưa chắc lý thuyết đó qua nhiều thế hệ là chuẩn, tam sao thất bổn lung tung, rồi mỗi người hiểu mỗi ý, tự do cắt xén thêm bớt tá lả. Cứ lẳng lặng áp dụng rồi sẽ nhận ra đâu là chân đâu là ngụy, như Kinh Ka-la-ma đã dạy. Cứ tự mà thực hành áp dụng trước, chỗ nào kẹt thì hỏi ngay chỗ đó thôi, rồi lại quay về mà tự chỉnh sửa, phải tự mà tìm con đường thì Nhận Thức mới phát triển, như Kinh Di Giáo đã dạy phải tự dựa vào bản thân song song với dựa vào Pháp. Khuyên thế mà vẫn cứng đầu cãi cố, tui ignore luôn
 
Back
Top