Thiền - chia sẻ với anh em những tri kiến của tui :)

Bạn ko nên lấy cái kiến thức của bạn ra để nhìn nhận những cái khác, nó dễ mất đi tính khách quan lắm. Cuộc đời thiên biến vạn hóa bạn ơi. :))
à không vấn đề kinh sách mình chưa bao giờ để ý, trăm người trăm ý quan tâm làm gì. mỗi người ôm cho mình cái chấp kiến riêng. mình cũng ko phải người phổ độ chúng sinh nên vẫn cứ lo ăn thịt uống rượu thì tốt hơn là đi tranh cãi.
còn về vấn đề thiền thì mình khuyên mọi người ko nên chủ quan là vì mọi người hay dễ lầm tưởng về nó, cho rằng nó không nguy hiểm. thực ra, thiền nếu như ko có thấy ko biết đúng cách rất dễ xảy ra vấn đề về cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần
 
Ý ông có phải là khi còn tham, sân, si,... thì sẽ khôg đánh giá được đúng mọi việc theo bản chất của nó, (vd: đang giận thì mọi thứ người khác làm đều là ko vừa ý) ko ông??
Lôi mấy cái gương ra bắt phải suy nghĩ quá, ko biết thế nào mới đúng nữa, nghe có vẻ cao siêu thật sự :))))

via theNEXTvoz for iPhone
ông nghĩ đứng rồi
tui lôi tấm gương cố gắng đơn giản hoá, dễ hiểu hơn. Ông nghe cao siêu là tui thất bại :)
 
Phù hợp gì đâu, quangtu thì bảo có thể có 3-4 nhân nữa, ông @niết bàn thì bảo chỉ có 2 nhân thôi. Rõ ràng là khác nhau r mà :))).
Giờ giả sử dùi gõ vào trống đi, gõ mạnh ra tiếng mạnh, gõ nhẹ thì tiếng nhẹ. Vậy đây là mấy nhân và mấy quả đây?

via theNEXTvoz for iPhone
Anh đọc hết các bài viết trong trang bát Chánh đạo, học các khái niệm thế nào là ngũ uẩn Chánh niệm, tứ đế. Lộ trình từ văn tư tu, các bài kinh như sau :kinh niệm xứ, kinh phạm công, kinh pháp môn căn bản. đại kinh sáu xứ. Anh tập trung vào được trung bộ kinh và tương ưng bộ kinh. Duyên khởi của các pháp là quan trọng nhất .:)
 
Sao lại nói ai thích quan tâm thì quan tâm? Ở đây mọi người đang bàn thế nào là nên thế nào là ko nên, ông nói câu đó chả khác gì bảo đóng thớt đi thích làm gì thì làm. Mày muốn giàu mà ko vất vả thì cứ canh nhà thằng nào giàu sơ hở vào mà trộm là dc. Và kết quả tiếp theo của chuỗi sự là kiện là giàu có, sung sướng. Nếu vậy là ko được r.
Bất kỳ nhân nào cũng sẽ cho ra quả, có những quả dễ nhận ra, có những quả nằm ở đó đợi đủ điều kiện mới phát ra. Cứ nghĩ đơn giản rồi làm những việc tà đạo thì cũng sẽ có ngày điều kiện đó tới thôi.

via theNEXTvoz for iPhone
Trong thiện có ác, trong ác có thiện. Phân biệt rạch ròi thiện ác ra là duy ý chí.
Giờ ông đem hết tài sản đi đóng quỹ từ thiện hết đi. Để tiền đủ ăn thôi. Xem thử có gặp quả thiện ko? Hay gia đình tan nát hết
 
Trong thiện có ác, trong ác có thiện. Phân biệt rạch ròi thiện ác ra là duy ý chí.
Giờ ông đem hết tài sản đi đóng quỹ từ thiện hết đi. Để tiền đủ ăn thôi. Xem thử có gặp quả thiện ko? Hay gia đình tan nát hết

Trong hộp diêm có sẵn lửa không?
 
Chưa lội hết topic này nhưng mình muốn chia sẻ để các bác có thể hiểu nhanh về "giác ngộ". Nếu các bác chịu khó đọc, đọc nhiều thì cũng có thể hiểu các mô tả về "giác ngộ". Tuy vậy, điều đó đòi hỏi các bác đọc mỗi ngày một chút một.

Có một cách nhanh, thú vị để các bác hiểu về "giác ngộ" là các bác mở xem phim Lucy, tên tiếng Việt là Lucy siêu phàm. Đây là một phim hành động, theo mình là có thể miêu tả về về một trạng thái "giác ngộ", dù không phải là hoàn hảo nhất.

Mở rộng ra, bác nào muốn tìm hiểu nhanh về đạo Phật, hay Niết bàn có thể xem phim tài liệu "Cuộc đời Đức Phật 2010" trên Youtube.
 
Tôi đọc Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt thì thấy nó viết có vẻ như kiểu truyện thần thoại, đem nhiều phép thần thông, pháp thuật với thần thánh vào. Ví dụ nó có cõi trời, có Đế Thích như Ngọc Hoàng, ko rõ ý đồ tác giả nhưng đọc truyện thấy hơi hơi giống Tây Du Ký. Lịch sử về Phật Thích Ca thì tôi có đọc, nhưng là những gì theo lịch sử chính thống ghi nhận chứ không giống truyện mà có yếu tố huyền ảo với thần thoại như này. Dù vậy cũng có vài truyện khá hay, nhưng mà nhiều chi tiết màu mè thêm yếu tố thần thánh, phép thuật thần thông quá. Có lẽ quyển Đường xưa mây trắng thì hay hơn vì xúc tích với dễ hiểu hơn.
 
Tôi đọc Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt thì thấy nó viết có vẻ như kiểu truyện thần thoại, đem nhiều phép thần thông, pháp thuật với thần thánh vào. Ví dụ nó có cõi trời, có Đế Thích như Ngọc Hoàng, ko rõ ý đồ tác giả nhưng đọc truyện thấy hơi hơi giống Tây Du Ký. Lịch sử về Phật Thích Ca thì tôi có đọc, nhưng là những gì theo lịch sử chính thống ghi nhận chứ không giống truyện mà có yếu tố huyền ảo với thần thoại như này. Dù vậy cũng có vài truyện khá hay, nhưng mà nhiều chi tiết màu mè thêm yếu tố thần thánh, phép thuật thần thông quá. Có lẽ quyển Đường xưa mây trắng thì hay hơn vì xúc tích với dễ hiểu hơn.
Hồi trước mình có đọc một quyển về cuộc đời đức Phật, kể theo dòng thời gian, có kèm theo các bài Kinh. Đa số các kinh làm nền tảng đều có, rất nhiều lợi ích. Mà hồi đấy mình vớ phải nên đọc như đọc truyện, mới thấy có nhiều điều mình nhận ra từ hồi nhỏ xíu.
 
Mình có nghe thầy Minh Niệm thuyết giảng và thấy thầy nói đại ý là nếu để gọi thầy 1 cách chính xác nhất thì gọi là "Hợp thể Minh Niệm". Nhân ý kiến của bác thì mình cũng hiểu thêm tại sao thầy lại nói vậy. Để tồn tại cái tôi như bác nói thì nó phải là 1 thể không tách rời tồn tại vĩnh hằng theo thời gian không bị hoại diệt mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Vậy quay lại bản thân chúng ta hiện tại là gì? Chúng ta đang là 1 con người. Con người là sinh vật tập hợp bởi các cơ quan, các tế bào, nhỏ hơn là các hạt nguyên tử, phân tử... Vậy thì khi chúng ta sống và phát triển các tế bào này liên tục sinh ra và chết đi, các hạt phân tử nguyên tử cũng liên tục kết hợp và rời khỏi như vậy chúng ta luôn sinh và chết, gộp vào rồi tác ra mỗi sát na thì cái gì là cái tôi A? Ở xã hội loài người chúng ta cần định danh vì vậy nên thầy Minh Niêm mới nói "Hợp thể Minh Niệm" là 1 tập hợp tế bào được đặt tên là Minh Niệm chứ không có cái tôi nào chuyển từ kiếp trước đến đây cả. Khi con người chết thì về bản chất không khác gì khi sống vẫn chỉ là sự gộp vào và tách ra của các phân tử, nguyên tử khác chăng khi đó hợp thể này không còn hoạt động ở trạng thái 1 con người nữa. Đừng bám vào "Hợp thể" để quy nó là cái tôi bởi vì nó luôn biến đổi nó đã gồm toàn bộ các tế bào, phân tử mới so với lúc đầu 1 con người được sinh ra. Cái khiến chúng ta nhận mình là cái tôi của quá khứ nó là trí nhớ chúng ta ghi nhớ lại như chủ thớt đã phân tích, trí nhớ chỉ là dữ liệu chứ không phải là cái tôi. Thế thì cái gì mới được xưng là cái tôi: Hiện tại mình cho rằng chỉ hạt nhỏ nhất không thể tách đôi và phá hủy mới có tư cách có cái tôi vĩnh hằng nếu nó có suy nghĩ ;) hoặc giả 1 thực thể bao gôm tất cả chúng ta bao gồm tất cả mọi thứ không thể thêm bớt. Có lẽ vì vậy mà có quan điểm cho rằng tất cả chúng ta là 1, toàn vũ trụ này là tôi.
Uk, cái tôi của t nói ở đây ko phải là trí nhớ, ý t nói là sự biến đổi đó là duy nhất, gọi nó là cái tôi, hay hợp thể minh niệm hay cái gì đi chăng nữa thì “nó cũng chỉ là nó thôi, tồn tại duy nhất và vô thường”, còn chúng ta gọi là gì cũng mang tính chất định danh.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Hồi trước mình có đọc một quyển về cuộc đời đức Phật, kể theo dòng thời gian, có kèm theo các bài Kinh. Đa số các kinh làm nền tảng đều có, rất nhiều lợi ích. Mà hồi đấy mình vớ phải nên đọc như đọc truyện, mới thấy có nhiều điều mình nhận ra từ hồi nhỏ xíu.
Tôi đang đọc đoạn đầu Kinh Trường Bộ, công nhận hơi đau đầu nhưng đang cố tách ý ra xem. Còn 6 cuốn Một cuộc đời, một vầng nhật nguyệt kia đọc chuẩn như truyện thần thoại, nhưng mà cũng hay. Nếu có thời gian thì xem nốt chứ trước tôi cũng đọc lịch sử Đức Phật rồi.
 
Tôi đọc Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt thì thấy nó viết có vẻ như kiểu truyện thần thoại, đem nhiều phép thần thông, pháp thuật với thần thánh vào. Ví dụ nó có cõi trời, có Đế Thích như Ngọc Hoàng, ko rõ ý đồ tác giả nhưng đọc truyện thấy hơi hơi giống Tây Du Ký. Lịch sử về Phật Thích Ca thì tôi có đọc, nhưng là những gì theo lịch sử chính thống ghi nhận chứ không giống truyện mà có yếu tố huyền ảo với thần thoại như này. Dù vậy cũng có vài truyện khá hay, nhưng mà nhiều chi tiết màu mè thêm yếu tố thần thánh, phép thuật thần thông quá. Có lẽ quyển Đường xưa mây trắng thì hay hơn vì xúc tích với dễ hiểu hơn.
Đọc hình dung hiểu thôi, chứ từ tập nó khác, 5 tiêu trí khi đọc kinh hôm bữa đấy cứ đem so sánh suy tư .
 
Tôi đang đọc đoạn đầu Kinh Trường Bộ, công nhận hơi đau đầu nhưng đang cố tách ý ra xem. Còn 6 cuốn Một cuộc đời, một vầng nhật nguyệt kia đọc chuẩn như truyện thần thoại, nhưng mà cũng hay. Nếu có thời gian thì xem nốt chứ trước tôi cũng đọc lịch sử Đức Phật rồi.
Anh đọc để Ý phần duyên khởi rất quan trọng, nó đánh vào thường kiến đoạn kiến của nhân loại,:smile: như vụ nhân trong quả hay nhân nào quả đấy nó là một loại thường kiến các a trên đây hay bàn .
 
Last edited:
Trong thiện có ác, trong ác có thiện. Phân biệt rạch ròi thiện ác ra là duy ý chí.
Giờ ông đem hết tài sản đi đóng quỹ từ thiện hết đi. Để tiền đủ ăn thôi. Xem thử có gặp quả thiện ko? Hay gia đình tan nát hết
Vậy mục đích của việc đem cho từ thiện đó là gì đây? Tham gì đây? Giúp người chăng, hay là để đạt được ko cần gì hết? Nếu mà mục đích là để đạt được cảnh giới ko cần gì hết thì mục đích đó cũng đã diệt ngay khi nó sinh ra rồi ông ơi :)))
Không cầu thì ko khổ vì cầu. Ko tham, ko sân, ko si thì ko thiện, ko ác.

via theNEXTvoz for iPhone
 
3 - Bạn phản bác cái gì? Quan điểm của mình có khúc mắc gì với giàu nghèo hay thiện ác của bạn đâu? Nhân A thì sẽ ra quả B xác định thế thôi nguyên lý rất đơn giản. Đừng tự đặt ra nhân A chỉ 1 việc đơn lẻ gì đó vì bất kỳ việc A B C D gì cũng là 1 tổng hợp nghiệp tại thời điểm nhắc đến để dẫn đến kết quả tương ứng thế thôi. Còn về mặt ví dụ thì nếu bạn là người nghiên cứu học thuật và muốn mình phân tích thì cho ví dụ chi tiết rõ ràng đến mức gần như xác thực chứ đừng nói 1 câu mơ hồ sẽ chỉ dẫn đến tranh cãi giả định chả đi đến đâu.
Về vấn đề đọc kinh sách bạn nên tự đối chiếu thậm chí thực hành nếu muốn hiểu sâu chứ bàn về đạo phật mà lại nói người xuất gia cao quý hơn người tại gia, rồi bắt quy định hình tướng cạo đầu trọc thân quấn y mới chứng được đạo thì tiếc cho những kinh điển bạn đọc.
Đạo bất đồng mình không bàn thêm nữa
Do bạn sai nên tôi phản bác 2 quan điểm này:
2. Nếu không phải khổ thì là sướng, không phải sướng thì là khổ. Bạn nói không phải, nếu đã nói thế thì đưa ra 1 loại cảm thọ khác xem (khong6 khổ không lạc không xét trong trường hợp này vì nó thuộc 1 phạm trù khác).

3. Bạn nói nhân quả rất đơn giản, có tiền mua hạt giống là giàu, nguyên văn thế. Mình đưa ra hoàn cảnh thực tế bên cạnh mình đấy, bạn giải thích đi.

Đó là chuyện cũ, còn đây là chuyện mới

Mình có căn cứ khi nói người xuất gia cao thượng hơn người tại gia, lý do khi muốn đi tu bắt buộc cạo đầu.

Nếu bạn múốn tranh luận thì chúng ta tiếp tục.
 
@Sonoffreedom
Cho hỏi cả 2 ông luôn nhé:
Tại sao xuất gia phải cạo trọc quấn y??
Tại sao xuất gia không cần cạo trọc quấn y???
Tại thời điểm kinh điển viết ra những dòng đó, chắc chắn là có lý do riêng của nó mà bây h mình ko biết được. Bây h nó còn phù hợp hay không cũng ko biết. Nên vấn đề này ko biết dc ai đúng, ai sai đâu. Thích thế nào thì theo thế đó thôi :)

via theNEXTvoz for iPhone
Đơn giản thôi, cạo trọc có 3 lý do:

1. Không mất thời gian cho việc chăm sóc tóc, vì truyền thốngcủa Balamon là rất coi trọng râu tóc vào thời điểm đó.

2. Tập quán của 1 ẩn sĩ là sống trong rừng, râu tóc không phù hợp.

3. Phân biệt với cư sĩ

Quấn y gồm 4 lý do:

1. Tiện lợi: có thể nhặt vải thừa ở bất cứ đâu: nghĩa địa, đống rác, vải quăng bỏ...đây gọi là y phấn tảo.

2. Phù hợp điều kiện sống nơi rừng núi, không phức tạp khi may các mảnh vải lại với nhau hoặc sửa chữa những y cũ rách.

3. Đa dụng: có thể dùng làm nhiều việc hơn 1 bộ quần áo như cuộn lại làm gối, mền.

4. Phân biệt với cư sĩ.

Việc bỏ đi mái tóc và y phục thế gian giúp người tu sĩ có thêm rất nhiều thời gian cho 2 việc: học tụng giáo lý và thực hành thiền tập.

Tất cả những điều trên phải được xét trong thời kỳ xa xưa, không phải bây giờ, và bộ y đó là bộ y mà hệ phái Theravada đang sử dụng, không phải y của hệ phái Bắc truyền.
 
Last edited:
Bởi tui nói học Phật thì quan trọng nhất là HÀNH. Học cho lắm vào bê đi tranh cãi hơn thua, còn thực hành thì chả thấy. Người có thực hành họ lo nghiền ngẫm các khía cạnh mới, dữ liệu thông tin mới chứ rảnh đâu mà mới nghe đã nhảy soi sói lên tranh với cãi. Cái bệnh của mấy ông thực hành chả có mà cứ ôm lý thuyết khư khư tui còn lạ gì, vì CHÍNH BẢN THÂN TUI ĐÃ TRẢI QUA GIAI ĐOẠN ĐÓ. Chẳng trách mấy vị thiền sư nổi xung đốt sách đốt luôn tượng để đệ tử không còn suốt ngày cứ bám vào lý thuyết mà chẳng lo thực hành. Bản thân lý thuyết chẳng có lỗi gì hết, người ứng dụng sai thì bảo nó lỗi

Tui cố gắng khuyên đừng chăm chăm ôm 1 cục lý thuyết vì chưa chắc lý thuyết đó qua nhiều thế hệ là chuẩn, tam sao thất bổn lung tung, rồi mỗi người hiểu mỗi ý, tự do cắt xén thêm bớt tá lả. Cứ lẳng lặng áp dụng rồi sẽ nhận ra đâu là chân đâu là ngụy, như Kinh Ka-la-ma đã dạy. Cứ tự mà thực hành áp dụng trước, chỗ nào kẹt thì hỏi ngay chỗ đó thôi, rồi lại quay về mà tự chỉnh sửa, phải tự mà tìm con đường thì Nhận Thức mới phát triển, như Kinh Di Giáo đã dạy phải tự dựa vào bản thân song song với dựa vào Pháp. Khuyên thế mà vẫn cứng đầu cãi cố, tui ignore luôn
Liên hiệp quốc công nhận là có Vesak, có Đức Phật, những gì ghi chép lại trong Trung Bộ kinh và Trường Bộ kinh gần như chính xác so với thời kỳ đó, và họ công nhận là có Tam tạng thánh điển.

Và bạn thì phản bác việc học tập này.

Câu hỏi Alahan tại gia chúng ta còn còn chưa giải quyết xong.

Mình khẳng định là có Alahan tại gia.
Còn bạn thì sao?
 
Đơn giản thôi, cạo trọc có 3 lý do:

1. Không mất thời gian cho việc chăm sóc tóc, vì truyền thốngcủa Balamon là rất coi trọng râu tóc vào thời điểm đó.

2. Tập quán của 1 ẩn sĩ là sống trong rừng, râu tóc không phù hợp.

3. Phân biệt với cư sĩ

Quấn y gồm 4 lý do:

1. Tiện lợi: có thể nhặt vải thừa ở bất cứ đâu: nghĩa địa, đống rác, vải quăng bỏ...đây gọi là y phấn tảo.

2. Phù hợp điều kiện sống nơi rừng núi, không phức tạp khi may các mảnh vải lại với nhau hoặc sửa chữa những y cũ rách.

3. Đa dụng: có thể dùng làm nhiều việc hơn 1 bộ quần áo như cuộn lại làm gối, mền.

4. Phân biệt với cư sĩ.

Việc bỏ đi mái tóc và y phục thế gian giúp người tu sĩ có thêm rất nhiều thời gian cho 2 việc: học tụng giáo lý và thực hành thiền tập.

Tất cả những điều trên phải được xét trong thời kỳ xa xưa, không phải bây giờ, và bộ y đó là bộ y mà hệ phái Theravada đang sử dụng, không phải y của hệ phái Bắc truyền.
Vậy nếu là bây giờ, sống trong thời đại này tại xã hội Việt Nam hiện tại thì mình như nào cho phải đây? Nếu thích hoặc thấy nó ảnh hưởng thì cạo đầu quấn y, còn thấy bth thì thôi ko theo có được hk?

via theNEXTvoz for iPhone
 
Vậy nếu là bây giờ, sống trong thời đại này tại xã hội Việt Nam hiện tại thì mình như nào cho phải đây? Nếu thích hoặc thấy nó ảnh hưởng thì cạo đầu quấn y, còn thấy bth thì thôi ko theo có được hk?

via theNEXTvoz for iPhone
Cái đó thì mình không biết, mình chỉ trả lời câu hỏi thôi, chứ không tư vấn được.
 
Cái đó thì mình không biết, mình chỉ trả lời câu hỏi thôi, chứ không tư vấn được.
Thật ra thì t cũng có câu trả lời cho riêng mình r. T hỏi ở đây cũng chỉ là để làm rõ quan điểm và biết đâu dc mở mang thêm gì đó hay hơn thôi. Tại cơ bản tranh luận là động lực cho phát triển mà. Nếu ông thấy gì đó là hay ho thì cứ chia sẻ nhé ^^

via theNEXTvoz for iPhone
 
Last edited:
Back
Top