Văn Hóa Việt: Làm thế nào để khôi phục lòng tự tôn Dân Tộc?

Đạo đức xã hội kém, niềm tin giữa người và người thấp thì hãy khoang nói đến tự tôn.
Thế nên chúng ta mới phải mạn đàm, hay cứ gọi là ngồi lê quán nước để tâm tư về những điều mà có thể ở thế hệ chúng ta hay con chúng ta chắc hẳn chưa cải thiện được nhưng điều đó không có nghĩa là đời cháu ta và các thế hệ sau sẽ không tốt lên. Ngay cả nước Mĩ hùng cường kia cũng đã phải trả giá bằng bao nhiêu sinh mạng trong trận nội chiến đẫm máu đó thôi.
Vậy chúng ta nên thờ ơ và nhìn đời con , đời cháu mình ngày càng tệ hơn thế hệ cha chú chúng nó?.
Văn hoá á đông hay phương tây, nét bản sắc nào cũng có cái đẹp và cái chưa đẹp ruêng uẩ nó. Ở tư bản đề cao sự tự do cá nhân khiến các thành ịeeen trong gia đình thiếu sự gắn kết như người châu Á. Còn người châu Á chúng ta hay phương đông nói riêng chịu sự chi phối của nho giáo từ ngàn xưa. Điều đó phần nào tạo ra sự chèn ép hay là áp lực với các thế hệ sau. Người trẻ khó được cái quyền chứng minh bản thân và nói những suy nghĩ cá nhân được ngừoi lớn công nhận. Trong mắt các tiền bối vẫn coi họ như trẻ con và từ đó làm lũ trẻ lụt dần ý chí.
Với sự giao thoa văn hoá trong thế giới ngày nay, sự thoáng hơn trong suy nghĩ của thế hệ cũ, cùng với đó là sự sáng tạo và tài năng của thế hệ sau đã giúp đưa tên tuổi Việt Nam ta lớn dần so với bạn bè quốc tế. Người Việt đang đân khẳng định “năng lực quốc gia” trên trường quốc tế.
Chúng ta cứ bỏ qua những mặt đen tối, những điều tiêu cực dễ khiến chúng ta trùng bước sang một bên đi. chỉ có một điều là người người đều với mong muốn là một người văn minh và bình đẳng với nhau thì dần xã hội sẽ tiến họi lên thôi. Có công an ắc sẽ có kẻ cắp, có quan niêm chính thì cũng sẽ có tham quan, nhưng chúng ta nên để ý chút là số lượng của những tham quan, những kẻ cắp kia có nhiều so với những người tốt, những người biết cư xử phải phép như chúng ta. Hãy cứ coi như là một đốm sâu mọt trên một cây đại thụ xanh ngút ngàn thôi.
chúng ta hãy nên nhìn vào mặt tích cực nhiều hơn thì bản thân sẽ suy nghĩ tích cực nhiều hơn. Điều
 
Bác thớt có ý tốt và có mục đích tốt, nhưng thật sự là kiến thức và diễn giải đều còn chưa thuyết phục và ở mức chung chung, làm người không hay ít tìm hiểu văn hóa đọc xong cũng cảm thấy chưa được mở mang. Tôi góp ý thế thôi chứ tôi không có nhu cầu tranh luận với bác nhé, hạng mục này thì mỗi người một ý có mà cãi nhau đến sáng mai :D Căn bản dân tộc Việt là một dân tộc "không triết học", tiếng việt cũng không phải là ngôn ngữ triết học và Việt Nam nói là một quốc gia lâu đời nhưng suốt nghìn năm đó cũng không hề có một nền tư tưởng chung nào cả :D

Cảm ơn góp ý của bác, thật sự khả năng diễn đạt của tôi ko được tốt lắm nhưng tôi nghĩ chắc chắn vấn đề này ko ít người quan tâm giống như tôi và có thể trong khi tôi lập cái thread này sẽ có nhiều người tham gia và có thể đưa ra góc nhìn, thậm chí tôi cũng mong mỏi nhiều người giỏi thực sự, có kiến thức vào chia sẻ để cùng nhau tìm ra một phương hướng gd nào đấy đúng đắn nhất cho thế hệ sau.

Mỗi ngày lên voz đọc các thread ma tuý, thread đánh bố, đánh anh nhiều rồi làm cái thread nghiêm túc tý cho mng đổi gió.
 
Tôi chia sẻ với thớt 1 chút.
Tôi từng có cơ hội sống ở xứ khác hơn 4 năm. Và tại đó tôi thấy đc cái gọi là niềm tin. Tại đó tôi đã bất ngờ với các việc đơn giản như:
  • đi siêu thị ko cần gửi giỏ.
  • đi siêu thị có thể tự tính tiền.
  • có vòi nước uống free, có chổ nướng bbq nơi công viên, mọi người xài xong cơ bản đều dọn dẹp. Ăn xong rác đa số đều ở đúng nơi.
  • chim chóc, thú nhỏ có thể tự do sống trong phố chung với người.
  • bạn có thể gọi điện thoại để đăng ký hầu hết các dịch vụ từ bảo hiểm, đến thanh toán thuế.
  • bạn có thể làm online giấy tờ, xin visa, rất hạn chế phải công chứng giấy tờ. Và công chứng là free và đa số do các cụ đã về hưu tự nguyện làm công ích.
  • shipper có thể để đồ trước cửa nhà bạn hoặc nơi đủ an toàn mà bạn yêu cầu.
  • Hay thật đơn giản tôi biết tôi phải xếp hàng nếu muốn đc phục vụ, và tôi tin là khi hàng tới lượt, tôi sẽ đc phục vụ.
Tất nhiên nơi đó vẫn có đầy đủ tệ nạn như trộm vặt, chôm chỉa, vẫn có người thất nghiệp, vô gia cư.
 
Last edited:
Thế nên chúng ta mới phải mạn đàm, hay cứ gọi là ngồi lê quán nước để tâm tư về những điều mà có thể ở thế hệ chúng ta hay con chúng ta chắc hẳn chưa cải thiện được nhưng điều đó không có nghĩa là đời cháu ta và các thế hệ sau sẽ không tốt lên. Ngay cả nước Mĩ hùng cường kia cũng đã phải trả giá bằng bao nhiêu sinh mạng trong trận nội chiến đẫm máu đó thôi.
Vậy chúng ta nên thờ ơ và nhìn đời con , đời cháu mình ngày càng tệ hơn thế hệ cha chú chúng nó?.
Văn hoá á đông hay phương tây, nét bản sắc nào cũng có cái đẹp và cái chưa đẹp ruêng uẩ nó. Ở tư bản đề cao sự tự do cá nhân khiến các thành ịeeen trong gia đình thiếu sự gắn kết như người châu Á. Còn người châu Á chúng ta hay phương đông nói riêng chịu sự chi phối của nho giáo từ ngàn xưa. Điều đó phần nào tạo ra sự chèn ép hay là áp lực với các thế hệ sau. Người trẻ khó được cái quyền chứng minh bản thân và nói những suy nghĩ cá nhân được ngừoi lớn công nhận. Trong mắt các tiền bối vẫn coi họ như trẻ con và từ đó làm lũ trẻ lụt dần ý chí.
Với sự giao thoa văn hoá trong thế giới ngày nay, sự thoáng hơn trong suy nghĩ của thế hệ cũ, cùng với đó là sự sáng tạo và tài năng của thế hệ sau đã giúp đưa tên tuổi Việt Nam ta lớn dần so với bạn bè quốc tế. Người Việt đang đân khẳng định “năng lực quốc gia” trên trường quốc tế.
Chúng ta cứ bỏ qua những mặt đen tối, những điều tiêu cực dễ khiến chúng ta trùng bước sang một bên đi. chỉ có một điều là người người đều với mong muốn là một người văn minh và bình đẳng với nhau thì dần xã hội sẽ tiến họi lên thôi. Có công an ắc sẽ có kẻ cắp, có quan niêm chính thì cũng sẽ có tham quan, nhưng chúng ta nên để ý chút là số lượng của những tham quan, những kẻ cắp kia có nhiều so với những người tốt, những người biết cư xử phải phép như chúng ta. Hãy cứ coi như là một đốm sâu mọt trên một cây đại thụ xanh ngút ngàn thôi.
chúng ta hãy nên nhìn vào mặt tích cực nhiều hơn thì bản thân sẽ suy nghĩ tích cực nhiều hơn. Điều
Có thượng tôn pháp luật chưa? Khi thượng tầng xã hội còn bối rối ko biết đâu là giá trị phải bảo vệ thì đừng đòi hỏi các peasants sẽ khác đi.
Trừ khi ...
 
Cái tít là tìm giải pháp, còn các anh thì sa đà vào lý luận, ngay cả anh thớt cũng đưa ra quan điểm chung chung, thiếu chiều sâu đôi khi còn chụp mũ người khác thì sao tìm ra giải pháp cho một vấn đề mang tính xã hội
OG0lsXv.png


Sent from POCOPHONE F1 via nextVOZ
 
Tôi chia sẻ với thớt 1 chút.
Tôi từng có cơ hội sống ở xứ khác hơn 4 năm. Và tại đó tôi thấy đc cái gọi là niềm tin. Tại đó tôi đã bất ngờ với các việc đơn giản như:
  • đi siêu thị ko cần gửi giỏ.
  • đi siêu thị có thể tự tính tiền.
  • có vòi nước uống free, có chổ nướng bbq nơi công viên, mọi người xài xong cơ bản đều dọn dẹp. Ăn xong rác đa số đều ở đúng nơi.
  • chim chóc, thú nhỏ có thể tự do sống trong phố chung với người.
  • bạn có thể gọi điện thoại để đăng ký hầu hết các dịch vụ từ bảo hiểm, đến thanh toán thuế.
  • bạn có thể làm online giấy tờ, xin visa, rất hạn chế phải công chứng giấy tờ. Và công chứng là free và đa số do các cụ đã về hưu tự nguyện làm công ích.
  • shipper có thể để đồ trước cửa nhà bạn hoặc nơi đủ an toàn mà bạn yêu cầu.
Tất nhiên nơi đó vẫn có đầy đủ tệ nạn như trộm vặt, chôm chỉa, vẫn có người thất nghiệp, vô gia cư.
Tất cả các điều trên bác chia sẻ đều là những điều chúng ta mong muốn cho các thế hệ con cái chúng ta được hưởng. Nhưng làm sao để được như vậy và mất bao lâu mới là cái chung ta đưa ra những ý kiến khách quan để bàn luận. Cũng vì mỗi người đều có một nhãn quan khác nhau với thế giới xung quanh nên điều đó càng làm thêm đa dạng ống kính thực tế mà tôi cũng như các bác đề cập trong topic này.
có bác gì trên kia chê bác thớt không đủ điều kiện để tranh luận về triết học nhưng bác ấy đi quá xa so với yêu cầu đầu tiên mà topic mở ra. Cái chung ta cần là giải pháp chứ không cần phê phán cá nhân hay vì xã hội nó đã vậy rồi,vô ích thôi. Hãy cứ cố gắng cải thiện đi, mỗi người một chút, mỗi thế hệ một chút, thế hệ này chưa làm được thì hế hệ sau sẽ nối tiếp làm theo. Hãy cứ như vậy mà làm thôi. Hãy cứ chia sẽ những hành động mà các bác cảm thấy nó tốt cho tư duy và tiềm năng phát triển của các thế hệ trẻ kế cận. Mọi người sẽ nghiên cứu và cùng suy ngẫm. Rồi khi mọi thứ đã đủ đầy chúng ta sẽ rút ra được công thức.
 
Bác thớt có ý tốt và có mục đích tốt, nhưng thật sự là kiến thức và diễn giải đều còn chưa thuyết phục và ở mức chung chung, làm người không hay ít tìm hiểu văn hóa đọc xong cũng cảm thấy chưa được mở mang. Tôi góp ý thế thôi chứ tôi không có nhu cầu tranh luận với bác nhé, hạng mục này thì mỗi người một ý có mà cãi nhau đến sáng mai :D Căn bản dân tộc Việt là một dân tộc "không triết học", tiếng việt cũng không phải là ngôn ngữ triết học và Việt Nam nói là một quốc gia lâu đời nhưng suốt nghìn năm đó cũng không hề có một nền tư tưởng chung nào cả :D
T đồng quan điểm trong các nước đồng văn ko tự dưng mà sử liệu văn hoá mình kém nhất:) tất cả là vì dân tộc này ko có triết học
 
Tất cả các điều trên bác chia sẻ đều là những điều chúng ta mong muốn cho các thế hệ con cái chúng ta được hưởng. Nhưng làm sao để được như vậy và mất bao lâu mới là cái chung ta đưa ra những ý kiến khách quan để bàn luận. Cũng vì mỗi người đều có một nhãn quan khác nhau với thế giới xung quanh nên điều đó càng làm thêm đa dạng ống kính thực tế mà tôi cũng như các bác đề cập trong topic này.
có bác gì trên kia chê bác thớt không đủ điều kiện để tranh luận về triết học nhưng bác ấy đi quá xa so với yêu cầu đầu tiên mà topic mở ra. Cái chung ta cần là giải pháp chứ không cần phê phán cá nhân hay vì xã hội nó đã vậy rồi,vô ích thôi. Hãy cứ cố gắng cải thiện đi, mỗi người một chút, mỗi thế hệ một chút, thế hệ này chưa làm được thì hế hệ sau sẽ nối tiếp làm theo. Hãy cứ như vậy mà làm thôi. Hãy cứ chia sẽ những hành động mà các bác cảm thấy nó tốt cho tư duy và tiềm năng phát triển của các thế hệ trẻ kế cận. Mọi người sẽ nghiên cứu và cùng suy ngẫm. Rồi khi mọi thứ đã đủ đầy chúng ta sẽ rút ra được công thức.
Giải pháp:
  • Minh bạch (về thuế, về ngân sách, về chính sách...)
  • Thượng tôn pháp luật.
  • Lương bổng phải đủ thậm chí dư sống cho hệ thống công quyền. (Tin giản bộ máy hành chính + tăng năng lực, năng suất của nhân viên)
  • cải cách giáo dục, về nội dung lẫn cách thức đánh giá giáo viên, học sinh.
  • phân bố nguồn lực, quy hoạch vùng, chiến lược về nhân sự, công nông thương nghiệp tương đối tốt.
....

Đẩy lùi đc tham nhũng (to tới vặt), tôi ko dùng từ loại bỏ mà dùng đúng từ đẩy lùi ý chỉ là ko tuyệt đối sạch nhưng nó ở 1 mức ko nhan nhản.

Những điều trên đc cải thiện thì dần dần bạn sẽ thấy đạo đức xã hội sẽ có tiến bộ. Niềm tin mới đc củng cố
 
Last edited:
T đồng quan điểm trong các nước đồng văn ko tự dưng mà sử liệu văn hoá mình kém nhất:) tất cả là vì dân tộc này ko có triết học

Đúng, nếu nhìn thẳng và nói thẳng ra là như thế, văn học còn ko có thì lấy đâu ra triết học, chỉ đến khi chữ Nôm ra đời thì mới có vài tác phẩm thế nhưng toàn dân và lớp hủ nho vẫn quay lưng, bảo thủ dù nó là sản phẩm của dân tộc, điều ấy đã khiến cha ông ta ko thể ghi chép lại tư tưởng, tinh túy, giá trị gì mà chúng chỉ xuất hiện bằng một sự tiếp nối mờ ảo, con cháu ko biết cha ông thật sự nghĩ gì, đây là sự thiệt thòi mà tôi đành nói thẳng.

nay có chữ quốc ngữ cũng là phương tiện giải phóng tinh thần, dân trí, là tiếng nói của người Việt được thể hiện ra một cách rộng rãi, nhưng những điều cha anh chưa làm được thì bh cta có điều kiện ấy, cta có chữ viết rồi, cta có tầng lớp trí thức tiếp cận văn hoá Á Âu rồi, nhưng những người thật sự quan tâm thì còn quá ít, tôi mong lập cái thread này để tìm những người có kiến thức văn hoá vào chia sẻ vì bản thân tôi đã nói tôi đói văn hoá Việt, tôi ít hiểu biết cha anh, tôi lạ lẫm với đất nước mình.

Nhưng có mấy ai chia sẻ điều gì về văn hoá mà luôn ủ dột, tranh luận yếm thế, trong đây chứa nhiều lớp trẻ có dân trí cao hơn mặt bằng chung nhưng ngay ở đây mà cta ko ý thức đc tầm quan trọng của văn hoá, k đi tìm giá trị cốt lõi, k vẽ lại một nền tảng triết học từ mảnh ghép mờ ảo của cha ông, thì đúng thật là vô vọng.
 
Tất cả di sản của người Việt thể hiện cho đời sống tinh thần của họ chỉ tồn tại trong nhưng văn hoá vô hình, vì ko có chữ viết, họ đã tìm cách lồng ghép nó vào những việc đời thường cho đến tín ngưỡng, tâm linh, âm nhạc, đây là những mảnh ghép còn xót lại thể hiện cho đời sống tinh thần của người Việt, tôi cố đi nhiều nơi để nghe các cụ giải thích về văn hoá bản địa, nó cũng đẹp lắm, thậm chí nếu biết quan tâm còn có thể nâng tầm giá trị nó lên thành Thiền Đạo hay Trà Đạo Nhật, nhưng too ko đủ khả năng diễn giải và ghi chép lại, cũng ko có chuyên môn và khả năng làm những việc lớn lao như thế, chỉ đơn giản là một người Việt khao khát văn hoá Việt, rồi đây các thế hệ ấy mất đi giới trẻ thì thờ ơ ko tiếp nối để nó cứ thế dần mai một, đi vào vết xe đổ của tiền nhân, con cháu lại tiếp tục đặt câu hỏi "ngoài đánh nhau cha ông ta làm gì? Sáng tạo những gì?"
 
Tất cả di sản của người Việt thể hiện cho đời sống tinh thần của họ chỉ tồn tại trong nhưng văn hoá vô hình, vì ko có chữ viết, họ đã tìm cách lồng ghép nó vào những việc đời thường cho đến tín ngưỡng, tâm linh, âm nhạc, đây là những mảnh ghép còn xót lại thể hiện cho đời sống tinh thần của người Việt, tôi cố đi nhiều nơi để nghe các cụ giải thích về văn hoá bản địa, nó cũng đẹp lắm, thậm chí nếu biết quan tâm còn có thể nâng tầm giá trị nó lên thành Thiền Đạo hay Trà Đạo Nhật, nhưng too ko đủ khả năng diễn giải và ghi chép lại, cũng ko có chuyên môn, chỉ đơn giản là một người Việt khao khát văn hoá Việt, rồi đây các thế hệ ấy mất đi giới trẻ thì thờ ơ ko tiếp nối để nó cứ thế dần mai một, đi vào vết xe đổ của tiền nhân, con cháu lại tiếp tục đặt câu hỏi "ngoài đánh nhau cha ông ta làm gì? Sáng tạo những gì?"
Anh thấy sự vô vọng của anh chưa? Anh có hoài bảo có ý muốn lưu giữ nhưng ko đủ sức và khả năng nếu chỉ 1 người. Nhưng những người đủ sức đủ khả năng để vận chuyển, lưu giữ thì lại chỉ ăn xổi ở thì, bo bo lo cho bản thân hay chỉ bày vẻ làm cho có... Thì anh hy vọng gì?

Tôi nói thẳng tôi rất thấm cái câu ngàn năm tăm tối của ông Reagan. Văn hoá Việt chưa chắc là đã ko từng tồn tại, nhưng chắc chắn chúng ta đang đánh mất nó. Tương lai là 1 đám lai căn mà thôi.

Người tâm huyết hả, có đó nhưng chỉ như nắm cát rời rạc, tại sao vậy vì để giữ cho thứ ngoại lai đáng kinh tởm "công bằng hơn" đc đời đời.
 
Anh thấy sự vô vọng của anh chưa? Anh có hoài bảo có ý muốn lưu giữ nhưng ko đủ sức và khả năng nếu chỉ 1 người. Nhưng những người đủ sức đủ khả năng để vận chuyển, lưu giữ thì lại chỉ ăn xổi ở thì, bo bo lo cho bản thân hay chỉ bày vẻ làm cho có... Thì anh hy vọng gì?

Tôi thấy những khó khăn nhưng tôi ko bi quan ủ dột, bản thân tôi sẽ là một sự tiếp nối đến con cái tôi, vợ tôi và tôi sẽ răn dậy nó phải tiếp nối đến cháu tôi, thành truyền thống gia đình tôi, tất cả con cháu nhà tôi từ nhỏ sẽ được giáo dục về niềm yêu thương đất nước trước khi chúng bắt đầu vùng vẫy với những gì chúng muốn, ít nhất trong cái thread này cũng có nhiều người cố gắng như thế, nếu ngày xưa các cụ cũng bỏ cuộc, ko cố gắng lưu trữ văn hoá với điều kiện khắc nghiệt như thế, cũng ko còn tôi, ko còn anh ngồi đây làm công dân của một nước độc lập
 
Giải pháp:
  • Minh bạch (về thuế, về ngân sách, về chính sách...)
  • Thượng tôn pháp luật.
  • Lương bổng phải đủ thậm chí dư sống cho hệ thống công quyền. (Tin giản bộ máy hành chính + tăng năng lực, năng suất của nhân viên)
  • cải cách giáo dục, về nội dung lẫn cách thức đánh giá giáo viên, học sinh.
  • phân bố nguồn lực, quy hoạch vùng, chiến lược về nhân sự, công nông thương nghiệp tương đối tốt.
....

Đẩy lùi đc tham nhũng (to tới vặt), tôi ko dùng từ loại bỏ mà dùng đúng từ đẩy lùi ý chỉ là ko tuyệt đối sạch nhưng nó ở 1 mức ko nhan nhản.

Những điều trên đc cải thiện thì dần dần bạn sẽ thấy đạo đức xã hội sẽ có tiến bộ. Niềm tin mới đc củng cố
đấy, anh web trẻ thơ lại bỏ qua những đóng góp như này

bản thân tôi là người đọc sử, tôi cũng đau đáu về văn hóa việt chứ

giờ tôi góp ý là cải cách thể chế, tam quyền phân lập, tự do tư tưởng, lập hội, báo chí, ngôn luận, in tẹc nét, mà có được gì không

bản thân tôi tự hào việt nam là 1 nước có bề dày truyền thống xâm lược, đồng hóa, tàn sát, sát nhập, nhưng mà thế có được nói ra không
 
Tôi thấy những khó khăn nhưng tôi ko bi quan ủ dột, bản thân tôi sẽ là một sự tiếp nối đến con cái tôi, vợ tôi và tôi sẽ răn dậy nó phải tiếp nối đến cháu tôi, thành truyền thống gia đình tôi, tất cả con cháu nhà tôi từ nhỏ sẽ được giáo dục về niềm yêu thương đất nước trước khi chúng bắt đầu vùng vẫy với những gì chúng muốn, ít nhất trong cái thread này cũng có nhiều người cố gắng như thế, nếu ngày xưa các cụ cũng bỏ cuộc, ko cố gắng lưu trữ văn hoá với điều kiện khắc nghiệt như thế, cũng ko còn tôi, ko còn anh ngồi đây làm công dân của một nước độc lập
Uhm tùy anh thôi.
Mà nói sao nhỉ nhìn góc độ nào đó thì thứ văn hoá hỗn tạp hiện giờ cũng là 1 loại quá độ của văn hoá. Các thế hệ con người bây h đã chọn lựa bỏ qua các giá trị mà họ cho là lỗi thời (theo đa số).
Ngoài ra, Cái này phản ánh 1 phần về sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật nữa. Nền văn hoá của anh đã ko đủ sức đưa cộng đồng của anh vươn lên nên nó sẽ bị những nền văn hoá mạnh hơn (nơi cộng đồng họ tốt hơn về kinh tế, kỹ thuật) đồng hoá.
 
Uhm tùy anh thôi.
Mà nói sao nhỉ nhìn góc độ nào đó thì thứ văn hoá hỗn tạp hiện giờ cũng là 1 loại quá độ của văn hoá. Các thế hệ con người bây h đã chọn lựa bỏ qua các giá trị mà họ cho là lỗi thời (theo đa số).
Ngoài ra, Cái này phản ánh 1 phần về sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật nữa. Nền văn hoá của anh đã ko đủ sức đưa cộng đồng của anh vươn lên nên nó sẽ bị những nền văn hoá mạnh hơn (nơi cộng đồng họ tốt hơn về kinh tế, kỹ thuật) đồng hoá.

Tôi đồng tình với những điều anh nói, chẳng phải ngẫu nghiên thanh niên Việt luôn có xu hướng ngả hoặc bám víu vào một cộng đồng có văn hoá, kỹ thuật tiến bộ hơn, tạm thời họ quay lưng với cả doanh nghiệp nội, vì một ngôi sao Hàn mà sẵn sàng miệt thị đồng bào mình như kẻ thù, bị "đồng hoá" rồi cũng phải chịu thôi.

Người Nhật trc kia cũng phải bỏ thầy Tầu mà học thầy Tây để phát triển nhưng song song với nó họ vẫn tìm cách trung hoà các giá trị làm nên bản sắc dân tộc, vẫn có ý thức dân tộc mãnh liệt.

Mình cứ học họ cũng được, quyển Khuyến Học tôi thấy là điển hình cho tư tưởng tinh hoa của một nước đồng văn mà người Việt nên học hỏi ở họ cách mà họ học.
 
Lòng tự hào dân tộc thì tôi xin phép không bàn vì lý do cá nhân

Nhưng vụ bảo tồn văn hoá Việt thì đôi khi tôi thấy phí phạm thời gian tiền của:
  • ca trù, cải lương .... những thứ này càng ít người thích vì lỗi thời, cố gắng ép con cháu mình thích, gìn giữ làm gì
  • bảo tồn nhà sàn: rất vô lý khi anh ở chung cư cao cấp rồi bắt người ta ở nhà gỗ

Vả lại, quan trọng nhất bây giờ là xã hội văn minh, ấm no, hạnh phúc. Còn mấy giá trị tinh thần kia tính sau
 
Lòng tự hào dân tộc thì tôi xin phép không bàn vì lý do cá nhân

Nhưng vụ bảo tồn văn hoá Việt thì đôi khi tôi thấy phí phạm thời gian tiền của:
  • ca trù, cải lương .... những thứ này càng ít người thích vì lỗi thời, cố gắng ép con cháu mình thích, gìn giữ làm gì
  • bảo tồn nhà sàn: rất vô lý khi anh ở chung cư cao cấp rồi bắt người ta ở nhà gỗ

Vả lại, quan trọng nhất bây giờ là xã hội văn minh, ấm no, hạnh phúc. Còn mấy giá trị tinh thần kia tính sau
Mình thì có chút không đồng quan điểm viiws bác ở khoản này.
ca trù, cải lương hay quan họ là nét đẹp văn hoá ở những vùng miền đặc thù của dân tộc ta. Có thế con bác không thích những thể loại này nhưng có thể mai mốt con tôi và con cái chả các bác khác không nghĩ vậy. Và để làm sao tụi nhỏ biết đến đất nước mình có những loại hình văn hoá như múa dối nước (rối) là trách nhiệm của bậc đi trước như chúng ta, như cái cách mà ba mẹ tôi đã cố gắng định hướng và khơi được niềm tự hào bản sắc văn hoá dân tộc. Mẹ tôi không phải dân Bắc Ninh nhưng tôi lớn lên trong lời du của bà bằng những điệu chèo, điệu hát quan họ. Còn Ba tôi , với ông con người ta lạ lắm. Ở thời bình người ta có thể bon chen nhau từng mét đất, từng con gà. Nhưng ra chiến tuyến thì đã quên hết tất thảy vì 2 chữ độc lập, tự do. Cái giá để đổi lại cho 2 chữ này là gì thì các bác đều biết.
Bảo tồn nhà sàn như bác nói nó hơi tối nghĩa. Nếu chúng ta không bảo tồn thì lấy đâu ra những tour về tây nguyên đại ngàn. Và kho nhắc về tây nguyên thì không thể không nhắc tới những bài hát của Bác Trần Tiến. Nó là giá trị tinh thần giúp chúng ta quên đi những lo toan trước mắt để khơi được cái tinh thần yêu thương đồng bào, lòng trắc ẩn hay yêu quý từng mét đất của quê hương.
Các bác hãy chia sẻ những điều nhỏ nhặt nhất mà trong cuộc sống bình dị hàng ngày của các bác thôi. Không cần phải đao to búa lớn, không cần phải “ trông chờ”vào người khác, vào tầng lớp khác hay vào một cá nhân cụ thể nào khác. Tại sao tương lai con em mình, tư duy văn hoá hay bản chất tốt đẹp của con em mình lại để phụ thuộc vào tầng lớp khác? Giai cấp khác?
Vậy vai trò của bậc làm cha , làm chú như chúng ta đang ở đâu?
Chờ đợi được ban phát văn minh sao? Mục tiêu của chủ thớt và của chúng ta trong phạm vi topic này là chia sẻ những điều nhỏ nhặt, thường nhật của mọi người trong cuộc sống thôi. Không cần phải cải cách thể chế hay thay đổi mô hình rồi lúc đó chúng ta mới thay đổi.
Hãy cứ yêu đời và suy nghĩ tích cực thì chúng ta sẽ là người lạc quan và nhẹ nhõm.
Và mình tin không chỉ có tôi và một số bác trong topic này cùng chung nỗi nỗi niềm này đâu. Ngoài kia còn bao nhiêu người họ cũng vậy nhưng chúng ta chưa kết nối được thôi.
 
Back
Top