[Kể chuyện đời] Cuộc sống, công việc của một Data Analyst trái ngành

Nói chứ bác thớt bao nhiêu tuổi mà cày ghê thế, cày kiểu này chắc tầm 3-5 năm là sức khỏe xuống trầm trọng luôn, mình từng thử cày 3 job như thế này rồi phát hiện ra cái mất nhiều hơn cái được nên sau nửa năm là chỉ làm 1 job chính và làm 1 job ngoài nhẹ nhàng thui như đi dạy, trade chứng khoán thui (mình không chơi BTC hay Forex vì rủi ro của nó mình không kham nổi).
Đang làm theo lịch này được 1 tháng và có vẻ hơi đuối thật bác. Chắc hết tháng 9 cắt bớt 1 job VN để giành thời gian ngủ bù.
 
ah bác nói nhảy trái ngành, còm mình nói nhảy trong ngành Data. mà DA chỉ là nhập môn nó dễ thui chứ vô thực tế không dễ ăn đâu, mấy doanh nghiệp đợt bùng nổ ngành Data ăn quả đắng rồi. Như mình từng tuyển DA công ty mà hơn 10 CV junior loại hết, không phải cứ biết dùng tool là oki đâu, còn biến hoán tùm lùm tà la nữa. Chưa kể DA bây giờ phải biết nhiều hơn như thiết kết Data Mart (Model), tối ưu hóa nó nữa hầm bà lằng đủ trò :v
Đúng rồi bác ơi, tầm này junior chết như ngả rạ vì chỉ học tool. Em cỡ middle đi phỏng vấn giờ cũng đếch ai hỏi tool nữa toàn hỏi tư duy với dự án. Khổ đám trái ngành fresher chết như ngả rạ vì bị trung tâm bơm thổi lương nghìn đô
 
II – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BC LCTT GIÁN TIẾP
- Xuất phát từ tính cân đối trên bảng CĐKT:
Tài sản = Nguồn vốn
Tiền + TS khác tiền = Lãi lỗ lũy kế + Nguồn vốn khác Lãi lỗ lũy kế

- Tính cân đối này được đảm bảo tại mọi thời điểm, như vậy:
(Tiền cuối kỳ - Tiền đầu kỳ) + (TS khác tiền cuối kỳ - TS khác tiền đầu kỳ) = (Lãi lỗ lũy kế cuối kỳ - Lãi lỗ lũy kế đầu kỳ) + (Nguồn vốn khác Lãi lỗ lũy kế cuối kỳ - Nguồn vốn khác Lãi lỗ lùy kế đầu kỳ)

Lưu chuyển tiền trong kỳ = Lãi lỗ phát sinh trong kỳ + Thay đổi của các khoản mục Nguồn vốn khác Lãi lỗ lũy kế - Thay đổi của các khoản mục TS khác tiền

Với phương pháp lập như trên, BC LCTT gián tiếp Là báo cáo chứa đựng đựng và liên kết các thông tin của cả bảng CĐKT lẫn BC KQKD (LCTT trực tiếp chỉ thể hiện tương quan với khoản mục Tiền trên CĐKT, không có mối liên hệ với BC KQKD), vì vậy nó có ý nghĩa quản trị lớn hơn nhiều so với LCTT trực tiếp, có thể trả lời được câu hỏi kinh điển của các doanh chủ: sao báo cáo lãi mà tiền đi đâu hết? Tiền đầy két sao lại báo cáo lỗ?
Mình chưa đạt tới mức ptdl như bạn (SQL phọt phẹt, BI mới dùng hồi Big 4 thôi, cũng phọt phẹt nốt) nhưng mình có 1 số ý sau:
BC LCTT gián tiếp mình hay dùng do chưa đủ dữ liệu/hệ thống để lập trực tiếp bạn nhé, ngay cả trong IFRS cũng recommend dùng BCLCTT trực tiếp.
BC LCTT gián tiếp lập dựa trên lợi nhuận trước thuế và chênh lệch đầu kì cuối kì của các khoản mục trên BCĐKT và note nên không nhìn được dòng tiền của doanh nghiệp, nếu muốn phân tích chính xác về dòng tiền thì phải làm trực tiếp, tất nhiên cái này thì yêu cầu hệ thống quá lớn, mà cũng chưa đem lại hiệu quả nhiều nên cũng ít nơi triển khai.
 
Mình chưa đạt tới mức ptdl như bạn (SQL phọt phẹt, BI mới dùng hồi Big 4 thôi, cũng phọt phẹt nốt) nhưng mình có 1 số ý sau:
BC LCTT gián tiếp mình hay dùng do chưa đủ dữ liệu/hệ thống để lập trực tiếp bạn nhé, ngay cả trong IFRS cũng recommend dùng BCLCTT trực tiếp.
BC LCTT gián tiếp lập dựa trên lợi nhuận trước thuế và chênh lệch đầu kì cuối kì của các khoản mục trên BCĐKT và note nên không nhìn được dòng tiền của doanh nghiệp, nếu muốn phân tích chính xác về dòng tiền thì phải làm trực tiếp, tất nhiên cái này thì yêu cầu hệ thống quá lớn, mà cũng chưa đem lại hiệu quả nhiều nên cũng ít nơi triển khai.
Mình phân tích chi tiết nhé:

1. Về độ phức tạp để lập LCTT gián tiếp và trực tiếp:
  • LCTT trực tiếp chỉ cần chạy theo tài khoản đối ứng với các tài khoản tiền.
  • LCTT gián tiếp để lập đủ và đúng mẫu cần chạy đối ứng trên số lượng tài khoản lớn hơn nhiêu. Tuy nhiên có thể lập nhanh dạng rút gọn bằng cách trừ trực tiếp trên BS là có thể tạm dùng được rồi.
Khi triển khai các phần mềm kế toán / ERP phân hệ FI, báo cáo LCTT gián tiếp luôn luôn khó lập hơn, logic phức tạp hơn LCTT trực tiếp.
Mình chưa rõ IFRS recommend dùng LCTT trực tiếp vì lý do gì, bạn có thể dẫn chứng cụ thể hơn, nhưng lý do duy nhất mình cảm thấy là LCTT trực tiếp "dễ" lập hơn, đó là lý do vì sao đa phần các báo cáo tài chính ở các công ty nhỏ gửi thuế đều lập ở dạng này (LCTT TT).
Tất cả các quỹ, các bên đầu tư mình từng làm việc / hợp tác chưa thấy bên nào đánh giá cao LCTT trực tiếp, tất cả đều yêu cầu báo cáo LCTT gián tiếp đầy đủ hoặc tối thiểu là dạng rút gọn trừ trực tiếp từ BS trong các báo cáo đánh giá hay giám sát các khoản đầu tư

2. Về ứng dụng báo cáo trong phân tích tài chính:
Có vẻ bạn đang tập trung vào việc nhìn chính xác trong kỳ đó doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu tiền để làm cụ thể việc gì => nhưng nhìn như vậy xong thì bạn có kết luận được đó là tốt hay xấu? Mình nghĩ là khó, cho dù bạn có so sánh với kỳ trước.
Nhưng với LCTT gián tiếp, mục tiêu đọc báo cáo là nhìn dòng tiền đi đâu? về đâu? đang nằm ở đâu. Nó khác với việc chi vì cái gì hay thu vì cái gì, giống như việc xem dòng nước đang chảy nó bị nông ở đâu, trũng ở đâu, những chỗ đó làm dòng nước tắc hay thay đổi vận tốc chảy ra sao, từ đó có các giải pháp khơi thông cho dòng nước nó chảy điều độ. Trong khi đó với LCTT trực tiếp, bạn chỉ nhìn được nước đổ vào với nước đổ ra chênh nhau ntn.

Để mình lấy một ví dụ cụ thể nhé:
Bạn nhìn vào LCTT trực tiếp và thấy trong kỳ chi trả cho NCC 10 tỷ => vậy việc chi ra 10 tỷ là tốt hay xấu? Quá khó để đánh giá. Giờ giả sử kỳ trước bạn chi 8 tỷ, so sánh với kỳ này có vẻ bạn đang chi nhiều hơn cho NCC 2 tỷ => tốt hay xấu? Có thể bạn sẽ kết luận là xấu vì phải chi nhiều hơn cho NCC, dòng ra đang tăng so với kỳ trước. Nhưng nếu cũng trong kỳ đó bạn được nợ thêm NCC đến 15 tỷ thì sao? Rõ ràng trả 10 tỷ mà nợ thêm đc 15 tỷ, chiếm dụng thêm của NCC hẳn 5 tỷ => quá hời.
Với LCTT gián tiếp thì sao, khoản mục tăng giảm các khoản phải trả chứa đựng cả việc chi trả lẫn nợ thêm. Nó không quan tâm chi ra bao nhiêu, nợ thêm bao nhiều. Nó chỉ cần biết khoản phải trả NCC tăng lên 5 tỷ, có nghĩa là bạn đang chiếm dụng "thêm" của NCC 5 tỷ dòng tiền => từ đó đánh giá được chính sách mua hàng hay hiệu quả hoạt động của đội ngũ purchasing. Tương tự với các khoản mục khác như phải thu, tồn kho,... Nó giúp người phân tích trả lời được các câu hỏi kiểu như lãi nhiều mà sao không thấy tiền đâu? Vì nó bị khách hàng chiếm dụng, vì nó bị ngâm ở giá trị tồn kho,...
Túm lại, LCTT trực tiếp chỉ cho thấy cái nhìn tổng thể dòng tiền trong kỳ tăng hay giảm. Còn với LCTT giản tiếp, bạn có thể nhìn rõ được lý do tại sao nó tăng / giảm, từ đó đánh giá được đúng hiện trạng và có giải pháp quản trị dòng tiền cho các kỳ tiếp theo.
 
Đang làm theo lịch này được 1 tháng và có vẻ hơi đuối thật bác. Chắc hết tháng 9 cắt bớt 1 job VN để giành thời gian ngủ bù.
theo mình bác cũng nen bớt lại thui chứ làm như vậy tỉ lệ cao đột quỵ, bác còn vợ con nữa đó giành thời gian cho gđ mình nữa bác ah
 
Mình phân tích chi tiết nhé:

1. Về độ phức tạp để lập LCTT gián tiếp và trực tiếp:
  • LCTT trực tiếp chỉ cần chạy theo tài khoản đối ứng với các tài khoản tiền.
  • LCTT gián tiếp để lập đủ và đúng mẫu cần chạy đối ứng trên số lượng tài khoản lớn hơn nhiêu. Tuy nhiên có thể lập nhanh dạng rút gọn bằng cách trừ trực tiếp trên BS là có thể tạm dùng được rồi.
Khi triển khai các phần mềm kế toán / ERP phân hệ FI, báo cáo LCTT gián tiếp luôn luôn khó lập hơn, logic phức tạp hơn LCTT trực tiếp.
Mình chưa rõ IFRS recommend dùng LCTT trực tiếp vì lý do gì, bạn có thể dẫn chứng cụ thể hơn, nhưng lý do duy nhất mình cảm thấy là LCTT trực tiếp "dễ" lập hơn, đó là lý do vì sao đa phần các báo cáo tài chính ở các công ty nhỏ gửi thuế đều lập ở dạng này (LCTT TT).
Tất cả các quỹ, các bên đầu tư mình từng làm việc / hợp tác chưa thấy bên nào đánh giá cao LCTT trực tiếp, tất cả đều yêu cầu báo cáo LCTT gián tiếp đầy đủ hoặc tối thiểu là dạng rút gọn trừ trực tiếp từ BS trong các báo cáo đánh giá hay giám sát các khoản đầu tư

2. Về ứng dụng báo cáo trong phân tích tài chính:
Có vẻ bạn đang tập trung vào việc nhìn chính xác trong kỳ đó doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu tiền để làm cụ thể việc gì => nhưng nhìn như vậy xong thì bạn có kết luận được đó là tốt hay xấu? Mình nghĩ là khó, cho dù bạn có so sánh với kỳ trước.
Nhưng với LCTT gián tiếp, mục tiêu đọc báo cáo là nhìn dòng tiền đi đâu? về đâu? đang nằm ở đâu. Nó khác với việc chi vì cái gì hay thu vì cái gì, giống như việc xem dòng nước đang chảy nó bị nông ở đâu, trũng ở đâu, những chỗ đó làm dòng nước tắc hay thay đổi vận tốc chảy ra sao, từ đó có các giải pháp khơi thông cho dòng nước nó chảy điều độ. Trong khi đó với LCTT trực tiếp, bạn chỉ nhìn được nước đổ vào với nước đổ ra chênh nhau ntn.

Để mình lấy một ví dụ cụ thể nhé:
Bạn nhìn vào LCTT trực tiếp và thấy trong kỳ chi trả cho NCC 10 tỷ => vậy việc chi ra 10 tỷ là tốt hay xấu? Quá khó để đánh giá. Giờ giả sử kỳ trước bạn chi 8 tỷ, so sánh với kỳ này có vẻ bạn đang chi nhiều hơn cho NCC 2 tỷ => tốt hay xấu? Có thể bạn sẽ kết luận là xấu vì phải chi nhiều hơn cho NCC, dòng ra đang tăng so với kỳ trước. Nhưng nếu cũng trong kỳ đó bạn được nợ thêm NCC đến 15 tỷ thì sao? Rõ ràng trả 10 tỷ mà nợ thêm đc 15 tỷ, chiếm dụng thêm của NCC hẳn 5 tỷ => quá hời.
Với LCTT gián tiếp thì sao, khoản mục tăng giảm các khoản phải trả chứa đựng cả việc chi trả lẫn nợ thêm. Nó không quan tâm chi ra bao nhiêu, nợ thêm bao nhiều. Nó chỉ cần biết khoản phải trả NCC tăng lên 5 tỷ, có nghĩa là bạn đang chiếm dụng "thêm" của NCC 5 tỷ dòng tiền => từ đó đánh giá được chính sách mua hàng hay hiệu quả hoạt động của đội ngũ purchasing. Tương tự với các khoản mục khác như phải thu, tồn kho,... Nó giúp người phân tích trả lời được các câu hỏi kiểu như lãi nhiều mà sao không thấy tiền đâu? Vì nó bị khách hàng chiếm dụng, vì nó bị ngâm ở giá trị tồn kho,...
Túm lại, LCTT trực tiếp chỉ cho thấy cái nhìn tổng thể dòng tiền trong kỳ tăng hay giảm. Còn với LCTT giản tiếp, bạn có thể nhìn rõ được lý do tại sao nó tăng / giảm, từ đó đánh giá được đúng hiện trạng và có giải pháp quản trị dòng tiền cho các kỳ tiếp theo.
1.Do nó k thể hiện chi ra bn nên nó không còn ý nghĩa của lưu chuyển tiền tệ đó bạn, ngay từ cash flow nói tới điều đó.
2. Việc map erp k dễ như bạn tưởng để lập direct, vì thực tế kế toán buk trung gian và revert rất nhiều trong kì.
3. Việc nhìn different 2 kì như ví dụ bạn nói thì ngay trên bs đã thể hiện rồi, bản thân lctt gián tiếp nhặt different từ các account đã thể hiện người dùng dựa vào bs, pl, note là có thể nhặt đc, vậy việc added information/value của lctt gián tiếp ở đâu (xưa mình làm audit nhặt worksheet lctt gián tiếp suốt, trực tiếp thì chịu, chỉ có nhờ số khách hàng).
3. Và cuối cùng khuyến nghị của ifrs

Entities are encouraged to report cash flows from operating activities using
the direct method. The direct method provides information which may be
useful in estimating future cash flows and which is not available under the
indirect method. Under the direct method, information about major classes of
gross cash receipts and gross cash payments may be obtained either:
(a) from the accounting records of the entity; or
(b) by adjusting sales, cost of sales (interest and similar income and
interest expense and similar charges for a financial institution) and
other items in the statement of comprehensive income for:
(i) changes during the period in inventories and operating
receivables and payables;
(ii) other non-cash items; and
(iii) other items for which the cash effects are investing or
financing cash flows.

Ias 7 bạn gg phát ra luôn.

Ngoài ra bị lẫn ở chỗ lctt trực tiếp dễ lập hơn nhé, mình đi audit khá nhiều công ty và cơn bản đều lập gián tiếp, hỗ trợ qua tb hoặc bs và các non cash transaction, k tin bạn lên sàn mà xem cơ bản đều gián tiếp.

Trừ 1 số thằng hệ thống chuẩn chỉnh và đầu tư như bank, telecom ms chơi trực tiếp.

Ngay cả khi lập gián tiếp thì mọi ng tạm hiểu thôi, chứ giờ ar ap đầu và cuối kì bằng nhau thì operating act lưu chuyển bằng 0 thì meaning gì đâu.

Còn việc đọc lctt và nhận ra insight của nó thì khó hơn 2 bc còn lại rồi, nên thường ng ta ít đả động tới.
 
1.Do nó k thể hiện chi ra bn nên nó không còn ý nghĩa của lưu chuyển tiền tệ đó bạn, ngay từ cash flow nói tới điều đó.
2. Việc map erp k dễ như bạn tưởng để lập direct, vì thực tế kế toán buk trung gian và revert rất nhiều trong kì.
3. Việc nhìn different 2 kì như ví dụ bạn nói thì ngay trên bs đã thể hiện rồi, bản thân lctt gián tiếp nhặt different từ các account đã thể hiện người dùng dựa vào bs, pl, note là có thể nhặt đc, vậy việc added information/value của lctt gián tiếp ở đâu (xưa mình làm audit nhặt worksheet lctt gián tiếp suốt, trực tiếp thì chịu, chỉ có nhờ số khách hàng).
3. Và cuối cùng khuyến nghị của ifrs

Entities are encouraged to report cash flows from operating activities using
the direct method. The direct method provides information which may be
useful in estimating future cash flows and which is not available under the
indirect method. Under the direct method, information about major classes of
gross cash receipts and gross cash payments may be obtained either:
(a) from the accounting records of the entity; or
(b) by adjusting sales, cost of sales (interest and similar income and
interest expense and similar charges for a financial institution) and
other items in the statement of comprehensive income for:
(i) changes during the period in inventories and operating
receivables and payables;
(ii) other non-cash items; and
(iii) other items for which the cash effects are investing or
financing cash flows.

Ias 7 bạn gg phát ra luôn.

Ngoài ra bị lẫn ở chỗ lctt trực tiếp dễ lập hơn nhé, mình đi audit khá nhiều công ty và cơn bản đều lập gián tiếp, hỗ trợ qua tb hoặc bs và các non cash transaction, k tin bạn lên sàn mà xem cơ bản đều gián tiếp.

Trừ 1 số thằng hệ thống chuẩn chỉnh và đầu tư như bank, telecom ms chơi trực tiếp.

Ngay cả khi lập gián tiếp thì mọi ng tạm hiểu thôi, chứ giờ ar ap đầu và cuối kì bằng nhau thì operating act lưu chuyển bằng 0 thì meaning gì đâu.

Còn việc đọc lctt và nhận ra insight của nó thì khó hơn 2 bc còn lại rồi, nên thường ng ta ít đả động tới.
Thank bạn đã diễn giải. Nhưng bạn có thể làm rõ thêm mây điểm này giúp mình được không.
Khuyến nghị của IFRS chủ yếu liên quan đến việc may be useful in estimating future cash flows. Cụ thể là dựa vào past CF để est future CF cho từng khoản mục hay ntn? Vì trước giờ đánh giá CF tương lai của dự án đa phần mình chỉ thấy và sử dụng cách est theo gián tiếp (Đưa được các yếu tố giả định đầu vào liên quan đến doanh thu / chi phí), chưa thấy ai est dựa vào CF trực tiếp.

Về độ phức tạp có vẻ mình và bác đang hiểu theo 2 hướng khác nhau. Mình không có comment.
Tương tự về việc ứng dụng CF để đọc báo cáo, GAP giữa việc mình quan tâm thể hiện thông tin và sử dụng, bạn đang quan tâm đến việc bonus thông tin. Mình cũng không có comment.
 
Thank bạn đã diễn giải. Nhưng bạn có thể làm rõ thêm mây điểm này giúp mình được không.
Khuyến nghị của IFRS chủ yếu liên quan đến việc may be useful in estimating future cash flows. Cụ thể là dựa vào past CF để est future CF cho từng khoản mục hay ntn? Vì trước giờ đánh giá CF tương lai của dự án đa phần mình chỉ thấy và sử dụng cách est theo gián tiếp (Đưa được các yếu tố giả định đầu vào liên quan đến doanh thu / chi phí), chưa thấy ai est dựa vào CF trực tiếp.

Về độ phức tạp có vẻ mình và bác đang hiểu theo 2 hướng khác nhau. Mình không có comment.
Tương tự về việc ứng dụng CF để đọc báo cáo, GAP giữa việc mình quan tâm thể hiện thông tin và sử dụng, bạn đang quan tâm đến việc bonus thông tin. Mình cũng không có comment.
1. Do dự án của bạn thôi, do trình độ, quy mô của dự án bạn, những dự án mình làm ở quy mô lớn (thời gian dài, số tiền lớn, có thể tới hàng chục tỷ đô) thì toàn chạy và ước tính trên direct cash flow cả nhé, có thể cách est gián tiếp của bạn đơn giản hơn chứ mình chạy mô hình toàn chạy trực tiếp. Hoặc có thể nó đang chạy trực tiếp mà bạn tưởng gián tiếp, chứ dự án toàn chạy trực tiếp không à.
Như việc tính NPV hay IRR trong finance, nó còn chả quan tâm tới accounting treatment chỉ quan tâm tới thời điểm dòng tiền để tính toán hiệu quả dự án thì là trực tiếp chứ làm j phải gián tiếp, cẩn thận mistake.
2. Độ phức tạp mình vs bác hiểu có gì khác nhau đâu, theo bác thì:

"LCTT trực tiếp chỉ cần chạy theo tài khoản đối ứng với các tài khoản tiền.

LCTT gián tiếp để lập đủ và đúng mẫu cần chạy đối ứng trên số lượng tài khoản lớn hơn nhiêu. Tuy nhiên có thể lập nhanh dạng rút gọn bằng cách trừ trực tiếp trên BS là có thể tạm dùng được rồi.

Khi triển khai các phần mềm kế toán / ERP phân hệ FI, báo cáo LCTT gián tiếp luôn luôn khó lập hơn, logic phức tạp hơn LCTT trực tiếp.Ư

Nhưng thực tế để triển khai CF trực tiếp từ ERP thì khó hơn và phức tạp hơn nhiều chứ không phải chỉ chạy đối ứng trên tài khoản tiền là ra, bằng chứng hiển nhiên là bạn lên đại sàn chứng khoán mà bốc một thằng là biết, nãy mình search qua thì thấy mỗi Bank là lập được trực tiếp, chứ như thằng EVN năm 2021 nó vẫn lập gián tiếp. Lập gián tiếp thì quá đơn giản, bốc đại thằng senior auditor nào đó nó khắc lập cho bạn, trả cho nó 5 trẹo là được, còn trực tiếp thì là sự vào cuộc của cả kế toán lẫn hệ thống chứ không phỉa chỉ sum đầu tài khoản đối ứng vs tiền như bạn nói
 
3. Về useful: như mình nói, điểm 2 bạn tranh luận thì người làm kế toán/ng phan tích trình cao thì nhìn cái BS PL là ra ngay, khỏi cần nhìn CF chi cho mệt :doubt: , ngay cả trong CF thì chỉ có mỗi Operating CF là cho lập indirect, con invest và finance cf là bắt buộc lập direct nhé. Mình chỉđem ra 1 số ví dụ về việc dùng CF thôi chứ mình nhìn CF cũng gà lắm
  • Ngay trong IFRS đã nói: " Cash flow information is useful in assessing the ability of the entity to generate cash and cash equivalents and enables users to develop models to assess and compare the present value of the future cash flows of different entities" lập gián tiếp dựa vào diff các tài khoản AR AP thì không thể nhìn được khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, bạn nhìn qua đầu PL thì khả năng nó nằm ở công nợ.
  • It also enhances the comparability of the reporting of operating performance by different entities because it eliminates the effects of using different accounting treatments for the same transactions and events: tương tự, trong các BCTC hiện nay thì đều được lập trên accrual basis (cơ sở dồn tích) không phải cash basis, chỉ có mỗi CF là lập trên Cash basis do vậy nhìn CF mới nhìn được sự nhau giữa accouting treatment và cash event. còn CF lập trên indirect thì lai lai accrual basis nên meaning thấp lắm.
  • còn nhiều ví dụ nữa bạn gg đầy ra mà hầu hết đều chỉ ra indirrect kém chính xác hơn nhưng dễ lập hơn, direct thì chính xác hơn, khó lập hơn, take time hơn.
ns chung dùng indirect vì dễ lập, ít tốn kém, cần nhân sự trình độ vừa đủ.
 
4. Thực ra cái này ai làm kế toán ở tâm high level hoặc đào tạo chuyên sâu đều biết mà, có thể do bạn làm kế toán từ công ty nhỏ, mình đọc thấy bạn chủ yếu dùng excel, các tool để tăng hiệu suất làm báo cáo, chưa thực sự nghiên cứu sâu về các treatment kế toán **** tạp nên bị miss thôi.

Thank, mình thi theo kế toán thuần, đang học thêm SQL (mới phọt phẹt thôi) và dự định học thêm power querry và power BI để nâng cao trình độ (thực ra kế toán k dừng lại ở việc ghi sổ). Bạn có lời khuyên nào cho mình xin hoặc cho mình xin các khoá học ok nhé, mình đăng ký khoá ở trang học excel online á
 
mình từng có ngó qua data của logitics nè, nhưng không phải sv kinh tế 😗😗😗
Thế xuất phát điểm của sv kĩ thuật đã khác rồi còn đâu :too_sad: em thì vẫn ngắm nghía thấy job hiện tại nó cũng na ná. vì làm KCN stress quá nên cũng muốn đổi hướng.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thế xuất phát điểm của sv kĩ thuật đã khác rồi còn đâu :too_sad: em thì vẫn ngắm nghía thấy job hiện tại nó cũng na ná. vì làm KCN stress quá nên cũng muốn đổi hướng.

via theNEXTvoz for iPhone
ah bạn muốn đổi nganh data ấy hả, theo mình bạn nên biến data analyst thành 1 kỹ năng trước đã rồi qua năm sau xem thị trường oki rồi hẵng đổi chứ giờ không ổn đâu. Tool cho DA không phức tạp quan trọng cái mindset thui
 
ah bạn muốn đổi nganh data ấy hả, theo mình bạn nên biến data analyst thành 1 kỹ năng trước đã rồi qua năm sau xem thị trường oki rồi hẵng đổi chứ giờ không ổn đâu. Tool cho DA không phức tạp quan trọng cái mindset thui

À em cũng chưa tính chuyển luôn. Việc em đang làm hiện tại trong bộ phận Xuất nhập khẩu của FDI Trung cũng là tổng hợp, phân tích dữ liệu tìm điểm bất thường, làm đủ loại báo cáo,… Em thấy nó cũng giống giống Analyst nên mới vào xem có cơ hội chuyển ngành trong tương lai không :D

via theNEXTvoz for iPhone
 
À em cũng chưa tính chuyển luôn. Việc em đang làm hiện tại trong bộ phận Xuất nhập khẩu của FDI Trung cũng là tổng hợp, phân tích dữ liệu tìm điểm bất thường, làm đủ loại báo cáo,… Em thấy nó cũng giống giống Analyst nên mới vào xem có cơ hội chuyển ngành trong tương lai không :D

via theNEXTvoz for iPhone
bên đó chắc em đang dùng Excel ah, thường DA công ty nhỏ thì chắc là reporting nhiều cty tầm lớn mới đúng nghĩa DA, mà DA giờ phải biết kiến thức DW và tự dựng Data Mart cái này ngày xưa DE nhưng sau này làm nhiều mới biết DA làm mấy cái này hiệu quả hơn DE vì liên quan đến domain knowledge
 
Nghe kể thì thím này chắc sn 91 bằng tuổi mình. Nghề nghiệp công nhận nhiều biến động đấy, được cái fen giỏi nên giai đoạn nào cũng thăng hoa về sự nghiệp. Khá ngưỡng mộ :boss:
 
bên đó chắc em đang dùng Excel ah, thường DA công ty nhỏ thì chắc là reporting nhiều cty tầm lớn mới đúng nghĩa DA, mà DA giờ phải biết kiến thức DW và tự dựng Data Mart cái này ngày xưa DE nhưng sau này làm nhiều mới biết DA làm mấy cái này hiệu quả hơn DE vì liên quan đến domain knowledge

Dạ ban đầu chỉ làm Excel tay. Nhưng từ khi em phụ trách chính thì đang chuyển dịch sang dùng SQL từ file dữ liệu lớn, kết hợp cùng VBA truy xuất dữ liệu theo mục đích sử dụng nhanh hơn bác ạ :D SQL thì phèn thôi vì em chỉ dùng trong Excel, còn SQL loại khác em cũng chưa rõ.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Dạ ban đầu chỉ làm Excel tay. Nhưng từ khi em phụ trách chính thì đang chuyển dịch sang dùng SQL từ file dữ liệu lớn, kết hợp cùng VBA truy xuất dữ liệu theo mục đích sử dụng nhanh hơn bác ạ :D SQL thì phèn thôi vì em chỉ dùng trong Excel, còn SQL loại khác em cũng chưa rõ.

via theNEXTvoz for iPhone
Giờ các cty ngta tuyển AE là chủ yếu ít chỗ nào tuyển DA ngồi phân tích sâu đâu. Mấy chỗ tuyển DA thuần giờ làm report chủ yếu mà lương thấp lắm
 
Back
Top