[Kinh dịch] Khoa học hay Mê tín.?

mình chỉ đưa tài liệu tham khảo và viết lách thôi bro à
nếu bro thích có thể vào đây để nghiên cứu kinh dịch, học để bổ sung rèn luyện tính cách của mình, không nên quá câu nệ vào bói toán. :smile:
Mong hữu duyên bác ơi, mình Mậu Thìn, chia tay bạn gái chính thức từ 2013 lận, rồi từ đó đến giờ cứ lận đận, người thích thì mình không ưng, còn theo đuổi người ta thì cứ dở dở ương ương chả đâu vô đâu cả. Bác xem dùm bao giờ mình gặp được soulmate với nha :)
 
Mong hữu duyên bác ơi, mình Mậu Thìn, chia tay bạn gái chính thức từ 2013 lận, rồi từ đó đến giờ cứ lận đận, người thích thì mình không ưng, còn theo đuổi người ta thì cứ dở dở ương ương chả đâu vô đâu cả. Bác xem dùm bao giờ mình gặp được soulmate với nha :)
chắc khoảng 3 tháng nữa đó bro à.
 
Đúng nè, 64 quẻ là "Kinh" là bất biến, nhưng luôn tồn tại sự chuyển động, ở đây là "Dịch". Thế nên có cách bấm quẻ là nhìn thấy vật gì chuyển động đầu tiên trong tầm mắt của người bấm quẻ, từ đó nghiệm ra nội dụng.
Ví dụ lúc bấm độn nhìn thấy chim sẻ bay trước mặt, chim sẻ thuộc hành hỏa, phương nam. Dùng cách này để có thêm thông tin về sự việc muốn chiêm bốc sẽ chính xác hơn. :big_smile:
hay, để bổ sung vào tài liệu. thanks fen nhé.
chim sẻ với hành hỏa đó là theo quy tắc sự vật sự việc 8 quái trong Mai Hoa Dịch số fen nhỉ.?
 
hay, để bổ sung vào tài liệu. thanks fen nhé.
chim sẻ với hành hỏa đó là theo quy tắc sự vật sự việc 8 quái trong Mai Hoa Dịch số fen nhỉ.?
Đúng rồi fen, đọc sách của các cụ nhà bác học của ta như cụ Ngô tất tố, Lê Quý Đôn có nhiều kiến giải phù hợp với nước Nam ta lắm.
Chia sẻ cách bấm quẻ nhanh bằng đốt ngón tay.
20218b887d07-c0eb-4388-a7e7-e3936a2af04a.png
 
Đúng rồi fen, đọc sách của các cụ nhà bác học của ta như cụ Ngô tất tố, Lê Quý Đôn có nhiều kiến giải phù hợp với nước Nam ta lắm.
Chia sẻ cách bấm quẻ nhanh bằng đốt ngón tay.
20218b887d07-c0eb-4388-a7e7-e3936a2af04a.png

20218b887d07-c0eb-4388-a7e7-e3936a2af04a.png
thanks fen
hi vọng thớt này đông để được học hỏi thêm
tự học có nhiều chỗ còn khúc mắc :smile:
 
Kinh Dịch nếu ai nghiên cứu sẽ thấy ứng dụng cực rộng. Có điều giải thích như chủ thớt sẽ mang màu sắc mê tín. Chung quy bói toán chỉ là cái tiểu môn cực nhỏ của nó thôi, mà Phương Nguyên tôi cũng không dùng nó để bói toán.

Ai đọc Dịch thì trước hãy xem Hà đồ Lạc thư và đọc hệ truyện nhé!
 
Đúng rồi fen, đọc sách của các cụ nhà bác học của ta như cụ Ngô tất tố, Lê Quý Đôn có nhiều kiến giải phù hợp với nước Nam ta lắm.
Chia sẻ cách bấm quẻ nhanh bằng đốt ngón tay.
20218b887d07-c0eb-4388-a7e7-e3936a2af04a.png

20218b887d07-c0eb-4388-a7e7-e3936a2af04a.png
Phương Nguyên tôi cũng biết cái này. Nhưng cái này chỉ dùng khi tâm huyết dâng trào, còn bình thường vận dụng cũng không có linh.
 
có tinh thần tự học là tốt nhưng phải có danh sư chỉ điểm đấy, kẻo lại phán bậy phán bạ làm ảnh hưởng âm đức.
hiện tại vẫn chưa tìm được danh sư
1 phần là quá bận, không có thời gian đi đây đi đó nhiều
2 là bạn bè đa số bên Tử vi chứ không tìm hiểu Kinh dịch
với đang trong thời gian bế quan tỏa cảng làm portfolio đi làm nên mới sẵn tiện viết sách để tổng hợp kiến thức luôn
fen có nhận chỉnh cho trò này không, mình cắp tráp theo hầu :)
 
Phương Nguyên tôi cũng biết cái này. Nhưng cái này chỉ dùng khi tâm huyết dâng trào, còn bình thường vận dụng cũng không có linh.
:D nói chung là dùng khi trong đầu nghĩ đến ngay việc phải bấm quẻ khi vừa bắt gặp sự việc hiện tượng nào đó. Ví dụ: trên công ty con bé nó crush mình tặng quà mình chẳng hạn, bấm quẻ ngay thì linh. :big_smile:
 
Tôi thấy cuốn sách mới ra của Thu Giang là Dịch tượng luận rất tốt. Ở Việt Nam đa phần chú ý tới giải nghĩa từ mà ít khi chú ý tới tượng và số, trong khi đây là phần quan trọng nhất của Dịch. Lại nữa, nhiều người biết Dịch có tam lý, tức giản dịch, biến dịch, và bất dịch. Thế nhưng càng giảng càng nhiều thì càng mơ hồ, tới nỗi người khác không hiểu mà bản thân cũng quên mất. Vì họ quên Dịch giả, giãn dã. Dịch phải càng đơn giản càng tốt, đừng phức tạp hoá nó lên.

Phương mỗ cho rằng dùng 24 tiết khí + 12 tịch quái + ngũ hành lục khí + âm dương để đối chiếu sẽ dễ hiểu hơn. Vừa xem vận động của vũ trụ và sinh lý con người. Phương mỗ đồng quan điểm "Thân người là một tiểu vũ trụ" khi nhìn qua
 
hiện tại vẫn chưa tìm được danh sư
1 phần là quá bận, không có thời gian đi đây đi đó nhiều
2 là bạn bè đa số bên Tử vi chứ không tìm hiểu Kinh dịch
với đang trong thời gian bế quan tỏa cảng làm portfolio đi làm nên mới sẵn tiện viết sách để tổng hợp kiến thức luôn
fen có nhận chỉnh cho trò này không, mình cắp tráp theo hầu :)
:burn_joss_stick: tôi biết tí da lông thôi fen. k dám múa rìu qua mắt thợ.
1. Chuyện tìm được danh sư một là duyên phận, hai là một lòng khẩn cầu,đi khắp nơi xin theo học.
2. tử vi là một nhánh nhỏ áp dụng kinh dịch, nếu hiểu Dịch thì càng tốt cho kiến giải của người luận lá số chứ sao. Mà tìm người chỉ điểm Kinh Dịch thì khó lắm đấy, thời xưa đã khó, thời nay qua lưu truyền thất bản, chiến tranh loạn lạc lại càng hiếm người thông hiểu.
:byebye: nào chỉnh lý kiến thức xong gửi tôi xem chung học lỏm với nhé.
 
:burn_joss_stick: tôi biết tí da lông thôi fen. k dám múa rìu qua mắt thợ.
1. Chuyện tìm được danh sư một là duyên phận, hai là một lòng khẩn cầu,đi khắp nơi xin theo học.
2. tử vi là một nhánh nhỏ áp dụng kinh dịch, nếu hiểu Dịch thì càng tốt cho kiến giải của người luận lá số chứ sao. Mà tìm người chỉ điểm Kinh Dịch thì khó lắm đấy, thời xưa đã khó, thời nay qua lưu truyền thất bản, chiến tranh loạn lạc lại càng hiếm người thông hiểu.
:byebye: nào chỉnh lý kiến thức xong gửi tôi xem chung học lỏm với nhé.
ý kiến hay, mong được kết bạn để được cùng chỉnh lý kiến thức
đang xin vào group Kinh dịch hội để học lỏm, sẵn kiếm vài đầu sách, như cuốn Thôi Bối Đồ tìm gg k có rồi, thấy toàn phải mua, mà k biết có đáng giá k hay lại man thư :byebye:

Thớt theo Tarot trường phái Marseille hay RWS hay Thoth thế
tự tạo trường phái riêng thôi fen à, mình mua bộ Steampunk về rồi mình xem theo cảm nhận cá nhân
nhưng chắc có ảnh hưởng từ Thoth nhiều hơn :byebye:
 
ý kiến hay, mong được kết bạn để được cùng chỉnh lý kiến thức
đang xin vào group Kinh dịch hội để học lỏm, sẵn kiếm vài đầu sách, như cuốn Thôi Bối Đồ tìm gg k có rồi, thấy toàn phải mua, mà k biết có đáng giá k hay lại man thư :byebye:


tự tạo trường phái riêng thôi fen à, mình mua bộ Steampunk về rồi mình xem theo cảm nhận cá nhân
nhưng chắc có ảnh hưởng từ Thoth nhiều hơn :byebye:
vậy thì thím vẫn thuộc type hiện đại. mà ủn mông cho các ae ham tìm hiểu về huyền học, vì một tương lai Voz trên thông thiên văn dưới tường địa lý, chứ k như mấy thằng bên phe vô thần :love:
 
Tiện topic đang vui, Phương mỗ chia sẻ về chữ ĐẠO gây tranh cãi lâu nay.

Chữ Đạo (道) có 4 nghĩa nội hàm khác nhau.

Thứ nhất, đạo trong đạo lộ (tức là con đường). Sách cổ viết "Đạo giả, kính lộ dã" (Đạo, là con đường vậy).

Thứ hai, đạo bao hàm một nguyên lý quy tắc, hoặc là danh từ của những quy luật, phương pháp. Ví dụ Dịch Kinh - Hệ truyện nói "Nhất âm nhất dương chi vị đạo" (Một âm một dương mới gọi là đạo), ở trên định lý y học gọi là "Y đạo", ở trên nguyên tắc chính trị gọi là "Chính đạo", ở trên lĩnh vực quân sự gọi là "Binh đạo". Thiên thứ 13 trong Binh pháp Tôn Tử có viết "Binh giả, quỷ đạo dã" (Dùng binh, chính là âm mưu vậy). Hoặc là "Thiên đạo", "Địa đạo", "Nhân đạo" đến cả "Trộm cũng có đạo". Như vậy, tất cả chữ "Đạo" ở đây, đều nhằm chỉ một thứ quy luật đặc biệt nào đó.

Thứ ba, đạo là danh hiệu của triết học hình nhi thượng (bản thể luận). Ví dụ Dịch Kinh - Hệ truyện nói "Hình nhi hạ giả vị chi khí", "Hình nhi thượng học giả vị chi đạo". Hình nhi hạ, tức là chỉ thế giới vật lý, những vật có hình có tướng, chữ "Khí" ở đây cũng chỉ những vật có hình tướng. Như vậy, nếu vượt qua vật chất/ vật lý có hình có tướng, chính là "Tính bản thể", là "Chủ của vạn tượng". Nó không phải duy vật, cũng không phải duy tâm, hai thứ "Tâm" và "Vật" đều chỉ là hiện tượng tác dụng của nó mà thôi. Cho nên điều này không thể biết "Danh" của nó, cho nên miễn cưỡng gọi nó là "Đạo". Đạo ở đây, giống như Đạo Đức Kinh, Lão Tử có viết- "Đạo khả đạo, phi thường đạo" hay trong sách Đại học của Tăng Tử cũng viết "Đại học chi đạo", đó chính là hình nhi thượng (bản thể của vũ trụ).

Thứ tư, Đạo biến thành danh hiệu, tiêu chí hay ý nghĩa tối cao của một tông, một phái hay một tổ chức học thuật. Ví dụ, như "Hiệp Nghĩa đạo", "Phật đạo" tức Phật giáo, "Nho đạo" hay "Đạo học" (Tân truyền tâm pháp của Khổng Mạnh), còn Đạo gia (Đạo giáo) càng không cần phải nói, dùng chữ "Đạo" chiếm làm của riêng mình.

Phương Nguyên cẩn bút!
 
Back
Top