Bị cho thôi việc vì từ chối tăng ca, liệu có đúng luật?

manoao

Senior Member
Thuật ngữ "tăng ca" không được quy định cụ thể trong Bộ Luật Lao động, tuy nhiên được hiểu là làm ngoài giờ làm việc

Một sự việc liên quan đến tăng ca được thảo luận sôi nổi tại một nhóm cộng đồng công nhân trên Facebook mấy ngày gần đây. Theo đó, một người có tên "Thao Ngo" cho biết chị làm việc tại một công ty sản xuất đồ gỗ (không rõ ở địa phương nào), nhưng vài tháng nay công ty liên tục cho toàn thể công nhân tăng ca để kịp tiến độ giao hàng.

Tuy nhiên, do sức khỏe của chị "Thao Ngo" không được tốt nên có xin phép công ty không làm tăng ca. Công ty trả lời "ai không chịu làm tăng ca trong thời gian này sẽ bị cho nghỉ việc". Việc này khiến chị rất băn khoăn.

Chia sẻ về câu chuyện này, LS Tô Thị Thanh Dung, Công ty Luật TNHH Minh Khuê, cho biết Bộ Luật Lao động năm 2019 định nghĩa thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 107, Bộ Luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động;
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày (trường hợp áp dụng quy định thời gian làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày, không quá 40 ngày trong 1 tháng);
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ Luật Lao động.

Bị cho thôi việc vì từ chối tăng ca, liệu có đúng luật?- Ảnh 1.
Nhiều nơi, công nhân mong muốn được làm thêm để gia tăng thu nhập

Người sử dụng lao động được quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ trong các trường hợp sau:
  • Có nhu cầu sản xuất, kinh doanh đột xuất cần đáp ứng;
  • Khắc phục sự cố do thiên tai, dịch bệnh;
  • Hoàn thành công việc theo yêu cầu của hợp đồng lao động.
Như vậy, theo quy định hiện hành của pháp luật lao động, việc làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động. Nếu người lao động không đồng ý làm thêm giờ thì người sử dụng lao động không được ép buộc người lao động tăng ca.

Từ chối tăng ca có bị đuổi việc hay không?
Theo LS Dung, căn cứ quy định hiện hành của Bộ Luật Lao động, việc người lao động từ chối tăng ca không phải cơ sở để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động cố ý chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thị sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 41 Bộ Luật Lao động năm 2019.

Bị cho thôi việc vì từ chối tăng ca, liệu có đúng luật?- Ảnh 2.
Người lao động cần có lý do chính đáng để từ chối tăng ca
 
uzSBw9p.png
hqua thì có anh xin tăng ca còn đéo được vì nóng về nhà tốn tiền điện . Giờ còn từ chối
 
Tất nhiên không tăng ca là không vi phạm hợp đồng lao động rồi, nhưng mà làm việc môi trường nào thì phải thuận theo môi trường đó, anh là cái đinh gì mà đòi chống lại cả 1 tập thể :burn_joss_stick: đã không tăng ca nghĩa là bạn chọn nơi không phù hợp => tự giác mà nghỉ việc, chửi công ty suốt ngày để được cái gì?
Ở chỗ mình lắm đứa chửi công ty thế này thế nọ, ai hỏi tới thì cũng rủ họ nghỉ việc nhưng tuyệt nhiên không thấy nó nghỉ :oh:
 
Tất nhiên không tăng ca là không vi phạm hợp đồng lao động rồi, nhưng mà làm việc môi trường nào thì phải thuận theo môi trường đó, anh là cái đinh gì mà đòi chống lại cả 1 tập thể :burn_joss_stick: đã không tăng ca nghĩa là bạn chọn nơi không phù hợp => tự giác mà nghỉ việc, chửi công ty suốt ngày để được cái gì?
Ở chỗ mình lắm đứa chửi công ty thế này thế nọ, ai hỏi tới thì cũng rủ họ nghỉ việc nhưng tuyệt nhiên không thấy nó nghỉ :oh:
giống anh đang tả tôi quá :too_sad:
 
Nếu cty kiểu văn phòng như IT, Kinh doanh thì thấy từ chối dc, chứ làm việc sản xuất dưới xưởng mà từ chối tăng ca thì khó thật. P
 
Hồi đó làm bên Bưu Chính mặc định là tăng ca 2h mỗi ca, tui ị vào, đúng giờ đi về. Trưởng ca ngoắc lại bảo ngọt nhạt : không tăng ca thì chấm chất lượng rớt xuống để dồn tiền qua cho người tăng ca, còn cứ từ chối tăng ca thì báo lãnh đạo cho thôi việc. Tui cười mũi : giờ tui với anh lên phòng GĐ luôn nè, nhưng mà chờ tui kêu mấy đứa bạn bên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, SGGP và vài đứa bên Sở LĐ-TB-XH xuống cùng họp cho vui, anh nhớ soạn lời sao cho diễn cảm để thuyết trình nghen". Nhóc con méo xẹo mặt từ sau đéo dám hỏi tăng ca nữa :feel_good:
 
Làm công nhân mà không tăng ca thì khó lắm, vì mỗi người phụ trách một công đoạn mà nghỉ 1 người thì cả tổ cũng phải nghỉ theo.
Lao động mấy ngành gỗ, dệt may, da giày...thì vô làm luôn có tăng ca, em công nhân này không tăng nổi thì chỉ có nước nghỉ chứ quản lý họ buộc phải chuyển qua chỗ khác thôi, mà chỗ nào cũng tăng ca nên chuyển lòng vòng rồi cũng nghỉ.
 
cty tôi công nhân mà nghỉ phép 2 ngày/ 1 tháng còn bị quản lí nó k cắt phép, mất chuyên cần. Nghỉ cũng hài, xong nghỉ phép phải đăng kí trước, nếu nghỉ đột xuất nó cũng k cắt phép cho luôn. Đúng là toàn người VN hại người VN
Sao nghe giống tôi hồi sv đi làm part time thế nhỉ, chả có mẹ gì cũng đ cho nghỉ, nghỉ bắt xin trước 1 tuần.
 
hợp đồng với công nhân baoh chả có khoản chấp nhận tăng ca khi có yêu cầu mà nhỉ, chả bù cho cty tôi anh chị em công nhân xin tăng ca mà ko được :go:
 
Tất nhiên không tăng ca là không vi phạm hợp đồng lao động rồi, nhưng mà làm việc môi trường nào thì phải thuận theo môi trường đó, anh là cái đinh gì mà đòi chống lại cả 1 tập thể :burn_joss_stick: đã không tăng ca nghĩa là bạn chọn nơi không phù hợp => tự giác mà nghỉ việc, chửi công ty suốt ngày để được cái gì?
Ở chỗ mình lắm đứa chửi công ty thế này thế nọ, ai hỏi tới thì cũng rủ họ nghỉ việc nhưng tuyệt nhiên không thấy nó nghỉ :oh:
Chó sủa là chó không cắn mà fence :shame:.
 
Tất nhiên không tăng ca là không vi phạm hợp đồng lao động rồi, nhưng mà làm việc môi trường nào thì phải thuận theo môi trường đó, anh là cái đinh gì mà đòi chống lại cả 1 tập thể :burn_joss_stick: đã không tăng ca nghĩa là bạn chọn nơi không phù hợp => tự giác mà nghỉ việc, chửi công ty suốt ngày để được cái gì?
Ở chỗ mình lắm đứa chửi công ty thế này thế nọ, ai hỏi tới thì cũng rủ họ nghỉ việc nhưng tuyệt nhiên không thấy nó nghỉ :oh:
đủ khả năng kiếm việc khác thì người ta lặng lẽ kiếm việc rồi rời đi khi bất mãn rồi

ko có khả năng mới phải chửi cho đỡ tức
 
Cách đây 3 năm làm ở 1 công ty ở HN, tối tăng ca, làm thêm CN nhưng đéo có tiền OT, mà tính thêm vào nghỉ bù, nghỉ phép. Đến khi ra cái luật đi muộn >= 2 phút thì phạt 200k, từ đó bảo tăng ca ko nhận nữa, quản lý với GĐ cũng hỏi lí do thì nói luôn là OT đéo đc thêm tiền mà đi muộn có 2p phạt mẹ 200k/ lần. 1 là OT phải đc lương theo quy định, hoặc nếu chỉ tính thời gian thêm vào nghỉ thì khi đi làm muộn phải cho trích cái thời gian có ra để bù vào. GĐ quay ra doạ báo cấp trên các kiểu, ok báo hộ bố mày cái, nhớ viết email làm bằng chứng nhé, xong đéo thấy email nào cả, cũng ko thấy bắt tăng ca gì nữa :LOL:
 
cty tôi công nhân mà nghỉ phép 2 ngày/ 1 tháng còn bị quản lí nó k cắt phép, mất chuyên cần. Nghỉ cũng hài, xong nghỉ phép phải đăng kí trước, nếu nghỉ đột xuất nó cũng k cắt phép cho luôn. Đúng là toàn người VN hại người VN
người VN hại người VN thì nhiều, nhưng cho hỏi anh làm quản lý bao giờ chưa? việc xin nghỉ phép phải đăng ký trước cty nào chả làm thế (kể cả FDI), anh nghỉ đột xuất thì công việc của anh ai lo? hay cứ vứt mie đấy công ty, quản lý thích làm thế nào thì làm? đấy cũng là người VN hại người VN đó. Tất nhiên là chả ai muốn nghỉ đột xuất cả, nhưng ko quản chặt việc xin nghỉ thì nhân viên sẽ có rất nhiều kiểu đột xuất như buồn ẻ, chán làm,... còn nếu thấy chán cty thì xin nghỉ để người ta chủ động sắp xếp công việc, chứ vừa làm vừa chửi cty, t thấy hèn lắm
 
cty tôi công nhân mà nghỉ phép 2 ngày/ 1 tháng còn bị quản lí nó k cắt phép, mất chuyên cần. Nghỉ cũng hài, xong nghỉ phép phải đăng kí trước, nếu nghỉ đột xuất nó cũng k cắt phép cho luôn. Đúng là toàn người VN hại người VN
xàm vậy, nghỉ ko báo trước thế việc của anh ai làm cho
 
Xứ này có luật bảo vệ người lao động nữa à.
XE8gxo0.png
.

Anh nhầm, luật nước mình bảo vệ cực tốt cho người lao động luôn, nhưng mà chính người lao động lại thiếu kiến thức luật và mang tâm lý ngại đụng chạm nên thường cho qua, chịu nhịn, chứ nếu cứ làm gắt thì đảm bảo bên sử dụng lao động phải xuống nước (đương nhiên là trong trường hợp mình hoàn toàn đúng), vì công ty/doanh nghiệp nào cũng có sai phạm không ít thì nhiều nên éo muốn bị bên trên ngó xuống, ví dụ 1 lá đơn đến liên đoàn lao động địa phương thôi là có nguy cơ công ty bị thanh tra ghé thăm, lúc đấy thì vừa tốn công, tốn thời gian che mấy cái sai, vừa tốn tiền để "tiếp đón", "ngoại giao" đoàn thanh tra.
 
Hồi đó làm bên Bưu Chính mặc định là tăng ca 2h mỗi ca, tui ị vào, đúng giờ đi về. Trưởng ca ngoắc lại bảo ngọt nhạt : không tăng ca thì chấm chất lượng rớt xuống để dồn tiền qua cho người tăng ca, còn cứ từ chối tăng ca thì báo lãnh đạo cho thôi việc. Tui cười mũi : giờ tui với anh lên phòng GĐ luôn nè, nhưng mà chờ tui kêu mấy đứa bạn bên báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, SGGP và vài đứa bên Sở LĐ-TB-XH xuống cùng họp cho vui, anh nhớ soạn lời sao cho diễn cảm để thuyết trình nghen". Nhóc con méo xẹo mặt từ sau đéo dám hỏi tăng ca nữa :feel_good:
A đù, nghe ca này quen quen.
Có phải Sì Gòn Postel không fen?
 
Back
Top