thảo luận Áng văn chương đỉnh cao của Mỹ

Cảm tính cái quái gì. Sự thật rõ ràng giới trẻ VN cắm đầu vô ngôn tình self help hay mấy sách nhảm nhí thui.
Gần như không có đứa nào đọc sách khoa học kỹ thuật hết
Dựa vào bằng chứng nào???? Hay là lại theo cảm tính???

Sent from samsung SM-J730G via nextVOZ
 
Văn học ăn thua nhau là ở cách viết. Mà với khía cạnh này thì nhà văn mỹ có lợi thế rất lớn do tư tưởng tự do của họ. Cần phân biệt rõ nhé, kể cả bạn đc tự do viết nhưng tư tưởng bạn gò bó thì cũng ko đc. Còn ở ta, ng viết chịu nhiều hơn 1 vòng trói buộc.
Nhưng mà tôi ko thích phong cách Âu mai gót. Tôi thích nhẹ nhàng kiểu Á á hơn. Vì thế tôi đọc ngôn tình và xem phim chuyển thể cho nhẹ đầu, mát mắt :sure:
 
Sách văn học tiếng việt giờ chủ yếu là sách dịch, thỉnh thoảng trên báo có những mẩu truyện rất hay của tác giả việt nhưng nội dung cốt truyện thì đã quá cũ, cảm giác qua mấy chục năm rồi vẫn vậy.
Sách dịch hay sách của tác giả VN viết thì vẫn không qua khỏi kiểm duyệt bỏ hết những phần nhạy cảm, còn lại chủ yếu là những nội dung vô thưởng vô phạt, có phần phù phiếm về cuộc sống con người, tốt đẹp để lại còn xấu xa che đậy đi.
Đá sang chút về điện ảnh, các bác xem lại phim những năm 9x, 2000 thì thấy, phim ngày đó rất hay nghệ sĩ diễn rất chân thật, nhưng đến giờ nội dung vẫn chỉ xoay quanh những chủ đề như vậy, không được thoát ra nhiều để làm về những vấn đề mới, nên là xem phim cũ còn hay hơn phim mới bây giờ.

Gửi từ Sony G8341 bằng vozFApp
 
Nếu anh thật sự có đam mê, tôi nghĩ anh có thể học tiếng nước đó (dù chỉ là mảng đọc thôi), trau dồi thêm về lịch sử, văn hóa, xã hội của họ 1 cách nghiêm túc thì tôi tin anh sẽ thấm dc cái hay trong các tác phẩm văn học đó. Tôi lấy vd truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần, lời văn tiếng việt trong veo dễ hiểu mà chuyển ngữ tiếng anh theo bản hiện hành thì nát bét. Dịch, ko chỉ là ngôn ngữ, đó là dịch cả 1 nền văn hóa :smile:

Công nhận là việc dịch đóng góp rất lớn trong việc quảng bá tác phẩm ra thế giới, không chỉ văn học mà cả văn nghệ, điện ảnh cũng vậy.

Mình luôn thầm cảm ơn việc tiếng Việt ảnh hưởng từ tiếng Trung nhiều, để khi đọc văn học Trung Quốc chẳng hạn như Hồng Lâu Mộng; chỉ cần 3 chữ thôi là mình đã hiểu nghĩa rồi, chứ còn bản dịch tiếng Anh 'Dream of the Red chamber' có thể rất sát nội dung nhưng chưa gì đã không thấy vẻ đẹp của ngôn từ rồi. Cũng như khi mình đọc sonnet của Shakespeare, mặc dù hiểu nghĩa nhưng để diễn tả ra tiếng Việt có vần điệu thì quá là khó; nhưng đối với bọn Pháp thì công việc này dễ dàng hơn. Tagore - người châu Á đầu tiên đạt giải Nobel văn học với bộ Thơ Dâng Gitanjali - cũng tự dịch thoát ý thơ của mình sang tiếng Anh hơn là phụ thuộc dịch giả chuyên nghiệp.
 
Tôi thì nghĩ việc đạt giải Nobel Văn học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó văn hóa là cái tác động rất lớn! Sở dĩ Âu - Mỹ nhiều người đạt giải Nobel Văn học vì văn hóa vốn tương đồng nhau nên đánh giá một tác phẩm cũng theo góc nhìn văn hóa đó.
Văn học phương Đông như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam,... khó mà cạnh tranh lại do đa phần những người bầu chọn họ không hiểu được hết, mà phần dịch cũng rất khó! Cái hay của văn học phương Đông là ý tại ngôn ngoại, "tảng băng trôi" của Hemingway cũng tương tụ vậy nhưng nó Tây hơn nhiều, dù có 3 hay 4 tầng nghĩa thì nó cũng sáng sủa hơn so với kiểu "trông vậy mà không phải vậy" của mấy ông văn sĩ thi sĩ phương Đông.
So sánh rất khập khiễng. Có so với Hemingway thì phải so với các tiểu thuyết gia của TQ, ai lại so với thơ, khi sự ngắn gọn và đa nghĩa của câu từ được được đặt lên hàng đầu. Thơ Á Đông khó dịch không phải vì người ta không hiểu hết nghĩa của nó, mà khó vì dịch sao cho đủ nghĩa mà vẫn giữ lại được chất thơ. Cái đó thì dịch thơ từ bất cứ ngôn ngữ nào cũng gặp khó khăn như vậy, chứ chẳng phải cao siêu hay thâm thúy gì mà phải làm quá lên.
 
+1. Chỉ riêng vấn đề tự do ngôn luận đã là một khúc mắc lớn cản trở nền văn học rồi. Một số nhà văn còn gặp phải rất nhiều phiền phức vì vấn đề này.

Tự do ngôn luận cái gì, Nguyễn Huy Thiệp(vừa chết) ngày xưa viết truyện nào tranh cãi truyện đấy đấy thôi. Vậy là éo dám viết hay éo biết viết

Gửi từ Xiaomi Redmi 5 Plus bằng vozFApp
 
Vãi cả không nợ nần gì ai . Súc vật vô ơn ăn cháo đá bát
Ăn cháo đá bát, chưa qua sông đấm b .. cái gì?
Hồi nhỏ tao ở VN đi học ba mẹ tao đóng tiền thấy m luôn, đứa nào đóng học phí trễ cái thì con mẹ chủ nhiệm (kiêm môn văn) lôi lên dùng cái cây thước bự tổ chảng đánh muốn gãy tay không thì chơi nhéo lỗ tay.
Đúng là một nền giáo dục và văn học tệ hại nên mới có những thứ giáo viên như vậy. Tao không có nợ nần gì ai, nên đừng mở miệng ra nói mấy câu đó
 
Back
Top