Bây giờ nhà cụ nào ở quê còn nấu rượu thủ công không ạ.

Rượu Nam ĐỊnh thì mình chịu, sốc quá, công ty có cu em Nam ĐỊnh, thi thoảng uống rượu hay lấy rượu quê tự nấu đi, nó khen ngon mãi, nhưng nặng vl nặng. Mình thích uống rượu nó mềm vị hơn, ko gắt cháy cổ là đc. :burn_joss_stick:
 
Rượu trắng nấu kiểu gì tôi cũng thấy khó uống. Nốc thì vẫn nốc nhưng k thấy ngon.
 
Nấu rượu này lời nhé, ông bà già t vào sg lập nghiệp bán vlxd đúng cái giai đoạn bđs đứng im, nhớ nó mà gồng gánh qua những năm tháng đó, giờ nhà cửa ổn, cửa hàng lớn nhưng vẫn duy trì nấu rượu.
 
Nấu rượu này lời nhé, ông bà già t vào sg lập nghiệp bán vlxd đúng cái giai đoạn bđs đứng im, nhớ nó mà gồng gánh qua những năm tháng đó, giờ nhà cửa ổn, cửa hàng lớn nhưng vẫn duy trì nấu rượu.
E chả thấy lời chỗ nào. Trừ khi nấu rượu bằng nồi công nghiệp hoặc nấu kiểu pha này kia. Chứ như bố mẹ nấu chỉ để uống mà k tính ra đắt hơn mua ngoài. Cũng có khi ở SG bán đc giá cao. Còn rượu Hải Hậu Nam Định ngon có tiếng ạ
 
Rượu Nam ĐỊnh thì mình chịu, sốc quá, công ty có cu em Nam ĐỊnh, thi thoảng uống rượu hay lấy rượu quê tự nấu đi, nó khen ngon mãi, nhưng nặng vl nặng. Mình thích uống rượu nó mềm vị hơn, ko gắt cháy cổ là đc. :burn_joss_stick:
Thế đó r mới nấu. R chuẩn cứ hạ thổ 1 năm rùi hãy uống. R nào mới nấu cũng sốc ạ
 
E chả thấy lời chỗ nào. Trừ khi nấu rượu bằng nồi công nghiệp hoặc nấu kiểu pha này kia. Chứ như bố mẹ nấu chỉ để uống mà k tính ra đắt hơn mua ngoài. Cũng có khi ở SG bán đc giá cao. Còn rượu Hải Hậu Nam Định ngon có tiếng ạ
Sg bán đc giá fen. Bác tôi ngoài đó nấu xong gửi vào sg bán mà vẫn có lời
 
Em sinh ra và lớn lên tại Nam Định.

Nhà có truyền thống nấu rượu lâu đời rồi khoảng 40 năm. Nhưng đến đời bố e thì các con chẳng ai theo nghề này. Vì toàn học xong là ở HN làm việc chứ ko làm việc tại quê hương ạ

Men hầu hết men tự làm.

Thi thoảng ông bà ủ rượu bách nhật ông bà bảo chỉ có phụ nữ sau sinh mới đc ưu tiên uống ạ
E đc uống món rượu bách nhật này thấy ngon nay e chia sẻ ạ

Chiều nay xong hàng r rảnh e chia sẻ với mng CÁCH NGÂM RƯỢU NẾP Cái Hoa Vàng VỚI TRỨNG GÀ hạ thổ 8 tháng thơm ngon - ngọt - bổ của nhà e 😉
Rượu nếp cẩm ngâm trứng Gà hay còn đc gọi là Rượu Ba Trăng, Rượu Bách Nhật… đây là một loại mỹ tửu bổ dưỡng cho sức khỏe sinh lý phái mạnh. Trứng gà kết hợp với rượu nếp cũng là dược phẩm làm đẹp cho chị em phụ nữ. Đặc biệt loại rượu này rất tốt cho bà bầu và những bà mẹ sau khi sinh em bé nên rất được chị em phụ nữ quan tâm.

Công thức chuẩn nếu ce thích tự làm tại nhà ạ, tất nhiên nhà e sẽ làm nhiều hơn chỗ này rất nhiều:

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 2kg gạo nếp cái hoa vàng

– 50 gram men thuốc bắc (là loại men truyền thống đạt chuẩn, nhà mình dùng men bố e tự làm mình làm)

– 10 quả trứng gà chọi, hoặc trứng gà ta (không dùng trứng gà công nghiệp)

– 1bình thủy tinh hoặc chum sành 20L (không nên dùng bình nhựa)
- 10 l rượu nếp cái hoa vàng đã hạ thổ

👉 Bước 1: Nấu gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái chúng ta vo sạch như gạo bình thường sau đó cho vào nồi nấu hoặc hấp cơm như cơm ăn hàng ngày. Thời gian nấu và lượng nước cũng giống như nấu cơm bình thường.
Sau khi cơm chín, chúng ta đãi đều cơm ra tàu lá chuối hoặc tấm vải sạch, mục đính là để cơm bay hơi và rắc men cho đều.

👉 Bước 2: Rắc men lên cơm rượu nếp cái

Các bạn nên tìm mua men quả được làm từ men cái, gạo xay và 32 vị thuốc bắc. Men mua về chúng ta tán đều cho nhỏ thành bột, chờ cơm bay hơi đến khi sờ cảm thấy ấm tay thì tiến hành rắc men.
Lưu ý: Trong quá trình rắc chúng ta rắc hết mặt trên sau đó lật mặt sau rắc đều mặt sau của cơm để đảm bảo cả 2 mặt đều có men đều.

👉 Bước 3: Ủ cơm

Đây là khâu có thể nói là quan trọng nhất của quá trình làm ra bình rượu nếp cái ngâm trứng gà đạt chuẩn thơm ngon và bổ dưỡng. Sau khi vào men xong chúng ta cho cơm vào bình rồi đậy nắp mang đi ủ từ 3-5 ngày tùy từng thời tiết, ví dụ như mùa hè chỉ cẩn 3 ngày ủ là cơm đã dậy đều nhưng mùa đông có thể tới 5 ngày cơm mới dậy. Do đó chúng ta cần lưu ý để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong quá trình ủ cơm kẻo cơm sẽ bị chua và hỏng.

Sau khoảng thời gian ủ chúng ta thấy dưới đáy bình có ra một ít nước đây là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tinh bột thành Enzym hay chúng ta hay gọi là RƯỢU CÁI, nếu chúng ta làm rượu cái thì đến đây là có thể bỏ tủ lạnh ăn dần rồi.

Bước 4

Sau khoảng thời gian ủ cơm đã dậy đều chúng ta tiến hành cho trứng vào ngâm.
Trứng ở đây là trứng gà sạch, tươi sống chúng ta chọc thủng 2 đầu sau đó cho xuống đáy bình rồi phủ cơm lên trên, mục đích là giữ cho trứng không bị nổi lên trên mặt để tránh làm hỏng trứng trong quá trình ngâm.
Đổ 10l rượu nếp cái hoa vàng( nhà e thì hay dung rượu của ông bà em nấu thủ công đã hạ thổ 3 năm)
Bước 5: Hạ thổ
Sau khi bỏ trứng chúng ta tiến hành đậy nắp kín lại sau đó mang đi hạ thổ từ 6 -12 tháng. Nhà e hạ thổ 8 tháng trứng chín và dậy mùi thơm rồi ạ 😋
Chúc các cả nhà thành công ạ
Giờ toàn men sống ủ trong ruột xe tải , gốm thí mẹ
 
tết năm r m đc ông anh chỉ cho rượu men lá, trên vùng cao họ nấu xong hạ thổ 1 năm sau mới bỏ ra bán. Uống mềm mà ko bị cháy cổ, uống bao nhiêu thì sau 2 tiếng tỉnh như sáo, như không có rượu trong người luôn. Mà mình ở Kim Sơn nhưng thấy rượu nặng quá nên tết vừa rồi quất 60l men lá uống dần
 
nhà vợ tôi nấu men lá rừng, mẹ vợ tôi còn cất 2-3 lần gì đó, rượu năng lắm, hạ thổ 3-4 năm mới lôi lên uống. Nhưng uống êm và thơm lừng. Nhưng về quê bữa tôi chỉ uống ko quá 3 chén. Năm rồi tuyệt nhiên ko dám uống chén nào do xã quê ngoại thổi cồn vcđ. Về quê tôi toàn lấy rượu hạ thổ mấy năm lên, rồi cho ổi, cho táo mèo với ngâm mấy loại quả. Bữa đi làm về làm chén nhỏ hạt mít cho ngon cơm :D.
 
Em sinh ra và lớn lên tại Nam Định.

Nhà có truyền thống nấu rượu lâu đời rồi khoảng 40 năm. Nhưng đến đời bố e thì các con chẳng ai theo nghề này. Vì toàn học xong là ở HN làm việc chứ ko làm việc tại quê hương ạ

Men hầu hết men tự làm.

Thi thoảng ông bà ủ rượu bách nhật ông bà bảo chỉ có phụ nữ sau sinh mới đc ưu tiên uống ạ
E đc uống món rượu bách nhật này thấy ngon nay e chia sẻ ạ

Chiều nay xong hàng r rảnh e chia sẻ với mng CÁCH NGÂM RƯỢU NẾP Cái Hoa Vàng VỚI TRỨNG GÀ hạ thổ 8 tháng thơm ngon - ngọt - bổ của nhà e 😉
Rượu nếp cẩm ngâm trứng Gà hay còn đc gọi là Rượu Ba Trăng, Rượu Bách Nhật… đây là một loại mỹ tửu bổ dưỡng cho sức khỏe sinh lý phái mạnh. Trứng gà kết hợp với rượu nếp cũng là dược phẩm làm đẹp cho chị em phụ nữ. Đặc biệt loại rượu này rất tốt cho bà bầu và những bà mẹ sau khi sinh em bé nên rất được chị em phụ nữ quan tâm.

Công thức chuẩn nếu ce thích tự làm tại nhà ạ, tất nhiên nhà e sẽ làm nhiều hơn chỗ này rất nhiều:

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 2kg gạo nếp cái hoa vàng

– 50 gram men thuốc bắc (là loại men truyền thống đạt chuẩn, nhà mình dùng men bố e tự làm mình làm)

– 10 quả trứng gà chọi, hoặc trứng gà ta (không dùng trứng gà công nghiệp)

– 1bình thủy tinh hoặc chum sành 20L (không nên dùng bình nhựa)
- 10 l rượu nếp cái hoa vàng đã hạ thổ

👉 Bước 1: Nấu gạo nếp cái hoa vàng

Gạo nếp cái chúng ta vo sạch như gạo bình thường sau đó cho vào nồi nấu hoặc hấp cơm như cơm ăn hàng ngày. Thời gian nấu và lượng nước cũng giống như nấu cơm bình thường.
Sau khi cơm chín, chúng ta đãi đều cơm ra tàu lá chuối hoặc tấm vải sạch, mục đính là để cơm bay hơi và rắc men cho đều.

👉 Bước 2: Rắc men lên cơm rượu nếp cái

Các bạn nên tìm mua men quả được làm từ men cái, gạo xay và 32 vị thuốc bắc. Men mua về chúng ta tán đều cho nhỏ thành bột, chờ cơm bay hơi đến khi sờ cảm thấy ấm tay thì tiến hành rắc men.
Lưu ý: Trong quá trình rắc chúng ta rắc hết mặt trên sau đó lật mặt sau rắc đều mặt sau của cơm để đảm bảo cả 2 mặt đều có men đều.

👉 Bước 3: Ủ cơm

Đây là khâu có thể nói là quan trọng nhất của quá trình làm ra bình rượu nếp cái ngâm trứng gà đạt chuẩn thơm ngon và bổ dưỡng. Sau khi vào men xong chúng ta cho cơm vào bình rồi đậy nắp mang đi ủ từ 3-5 ngày tùy từng thời tiết, ví dụ như mùa hè chỉ cẩn 3 ngày ủ là cơm đã dậy đều nhưng mùa đông có thể tới 5 ngày cơm mới dậy. Do đó chúng ta cần lưu ý để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong quá trình ủ cơm kẻo cơm sẽ bị chua và hỏng.

Sau khoảng thời gian ủ chúng ta thấy dưới đáy bình có ra một ít nước đây là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tinh bột thành Enzym hay chúng ta hay gọi là RƯỢU CÁI, nếu chúng ta làm rượu cái thì đến đây là có thể bỏ tủ lạnh ăn dần rồi.

Bước 4

Sau khoảng thời gian ủ cơm đã dậy đều chúng ta tiến hành cho trứng vào ngâm.
Trứng ở đây là trứng gà sạch, tươi sống chúng ta chọc thủng 2 đầu sau đó cho xuống đáy bình rồi phủ cơm lên trên, mục đích là giữ cho trứng không bị nổi lên trên mặt để tránh làm hỏng trứng trong quá trình ngâm.
Đổ 10l rượu nếp cái hoa vàng( nhà e thì hay dung rượu của ông bà em nấu thủ công đã hạ thổ 3 năm)
Bước 5: Hạ thổ
Sau khi bỏ trứng chúng ta tiến hành đậy nắp kín lại sau đó mang đi hạ thổ từ 6 -12 tháng. Nhà e hạ thổ 8 tháng trứng chín và dậy mùi thơm rồi ạ 😋
Chúc các cả nhà thành công ạ
ở quê em cũng có nấu rượu mà không biết tới người uống thì cồn hay rượu em không biết :burn_joss_stick:
 
E chả thấy lời chỗ nào. Trừ khi nấu rượu bằng nồi công nghiệp hoặc nấu kiểu pha này kia. Chứ như bố mẹ nấu chỉ để uống mà k tính ra đắt hơn mua ngoài. Cũng có khi ở SG bán đc giá cao. Còn rượu Hải Hậu Nam Định ngon có tiếng ạ
Nhà thím tự nấu thủ công bằng gạo ngon nên vật tư đắt, công cao, giá cũng cao là phải rồi.
Nhà nấu rượu chuyên nghiệp người ta làm thế này, đảm bảo rượu trắng không thua nhà thím bao nhiêu:
  • Gạo nếp: mua tấm từ các nhà máy xay sát gạo xuất khẩu, là tấm nên giá rẻ hơn hẳn, nấu vẫn ra đc rượu, ít hơn chút so với gạo nguyên hạt nhưng chất lượng không thua kém.
  • Nấu cơm: hấp bằng tủ hấp cơm công nghiệp, chất lượng đồng đều, không bị cháy nồi nên không bỏ phí hạt cơm nào cả.
  • Men: cũng tự làm, nhưng làm số lượng lớn để dùng cả năm nên giá giảm đáng kể.
............................................................................................................................................................
Đương nhiên rượu nhà thím tự nấu thì ngon hơn hẳn các loại khác rồi, trong bữa rượu cũng có câu chuyện nấu rượu làm mồi nữa thì càng ngon. Không có ý gì nhưng tự nhiên tôi lại nghĩ đến câu chuyện chai bia hình quả dứa trong nam :big_smile:
Quê tôi cũng ở đồng bằng bắc bộ, nhà tôi có truyền thống nấu rượu cả trăm năm trước, đến đời ông bà tôi thì bị nhà nước cấm một thời gian khá dài. Năm 1972 ông nội tôi nấu trở lại mặc dù những năm đó vẫn bị cấm, gần 2 chục năm sau thì nghỉ do già yếu. Có 1 cô với 1 chú vẫn theo nghề nhưng chỉ bán loanh quanh trong làng. Chú tôi vẫn bán cho tôi 30k/l rượu nếp tầm 50 độ nấu bằng lúa nếp nhà tự cấy. Loại này cũng không uống ngay đc, tôi thường ngâm với cây, quả tươi rồi để tầm 1 năm trở ra mới uống. Thực tình tôi không phân biệt đc tuổi rượu nhưng có mấy lần đc thử rượu trắng lâu năm, cá nhân không thích vì nó hơi nhạt và thường có hậu vị hơi chua.
 
Ở thành phố luôn mà vẫn đang nấu thủ công đây.
Mà là nấu bia
1717557797447.png
 
Back
Top