Bộ Y tế khuyến nghị gì về lượng natri tối đa trong sản phẩm, khi đồ ăn nhanh ngày càng phổ biến?

lemons

Senior Member
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa đưa ra khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số sản phẩm chế biến sẵn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Cục Y tế dự phòng vừa đưa ra khuyến nghị về hàm lượng natri tối đa trong các thực phẩm chế biến sẵn - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU
Cục Y tế dự phòng vừa đưa ra khuyến nghị về hàm lượng natri tối đa trong các thực phẩm chế biến sẵn - Ảnh minh họa: DƯƠNG LIỄU

Thức ăn nhanh ngày càng gia tăng
Khuyến nghị này được đưa ra trong bối cảnh người Việt sử dụng lượng natri hằng ngày gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
WHO khuyến cáo người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 2.000mg natri/ngày (tương đương với 5g muối/người/ngày). Điều tra năm 2015 cho thấy trung bình một người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ 3.760 mg natri/ngày (tương đương với 9,4g muối/ngày), nhiều gấp khoảng 2 lần so với khuyến cáo.

Theo Cục Y tế dự phòng, mặc dù natri rất cần thiết đối với cơ thể nhưng rất ít khi bị thiếu, mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe. Do natri có chủ yếu từ muối và là yếu tố gây hại cho sức khỏe nếu ăn thừa.

Ngoài muối, natri còn có nhiều trong nước mắm, nước tương, bột canh, hạt nêm, mì chính (bột ngọt), thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghiệp. Tại Việt Nam, mức tiêu thụ thức ăn nhanh đang gia tăng. Trong khi đó, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn là những nguồn thực phẩm chứa nhiều muối và natri.

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến bao gói sẵn thường có nhiều đường, chất béo và natri, các chất này làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.

Những thực phẩm phổ biến nhất có nhiều natri được tiêu thụ "hằng tuần" là: đồ ăn nhẹ có vị mặn; thực phẩm chế biến sẵn, tiện lợi và các món ăn tổng hợp; bánh mì, các sản phẩm bánh mì và bánh mì giòn; thịt đã qua chế biến, thịt gia cầm, cá và các loại tương tự.

Lượng natri khuyến nghị ra sao?
Dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và kết quả rà soát, ý kiến các chuyên gia, Cục Y tế dự phòng chọn 11 nhóm thực phẩm chính và 46 tiểu nhóm thực phẩm, các sản phẩm có tại thị trường Việt Nam để đưa ra khuyến nghị hàm lượng natri tối đa trên 100g thực phẩm.

Cụ thể, khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam:

Nhóm thực phẩmNgưỡng natri tối đa (mg/100g)
(Tùy từng loại sẽ có ngưỡng natri tối đa)
Bánh ngọt, bánh quy và các loại bánh khácTừ 265 đến 30
Đồ ăn nhẹ có vị mặn280 đến 600
Ngũ cốc ăn sángTừ 100 đến 520
Phô maiTừ 190 đến 720
Thực phẩm chế biến sẵn tiện lợi và món ăn tổng hợp
Từ 230 đến 1.200
Bơ và các loại dầu, mỡ khác
400
Bánh mì, các sản phẩm từ bánh mì và bánh mì giònTừ 310 đến 330
Thịt gia cầm, thịt thú săn, cá và các loại tương tự đã qua chế biến
Từ 270 đến 950
Rau quả chế biến và các loại đậu
Từ 50 đến 550
Thực phẩm, thịt tương tự từ động vật
Từ 250 đến 280
Nước sốt, nước chấmTừ 250 đến 15.000
Trong đó nước dùng và xúp đậm đặc (viên nước dùng và bột nước dùng dạng xúp, bao gồm nước xốt, không bao gồm xúp cô đặc, khô) có mức khuyến nghị cao nhất là 15.000mg/100g.

Mì ống, mì, cơm hoặc ngũ cốc với nước xốt hoặc gia vị (đã chế biến sẵn, ví dụ mì ống xốt phô mai, mì xốt cà chua và mì teriyaki) khuyến nghị tối đa 230mg natri/100g.

Ngũ cốc ăn sáng được chế biến tối thiểu (bao gồm tất cả các loại - chế biến sẵn, làm sẵn và hỗn hợp khô. Bao gồm hỗn hợp cháo và ngũ cốc ăn liền nóng), không bao gồm các loại ngũ cốc đã qua chế biến kỹ được khuyến nghị 100mg natri/100g.

Khuyến nghị hàm lượng natri này dùng để khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm xem xét áp dụng để sản xuất các thực phẩm giảm natri nhằm cung cấp đến người dân các sản phẩm thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe.
 
Back
Top