Boeing mất 2 đơn hàng lớn ở châu Á vào tay Airbus

Phải đào tạo lại nên các hãng bay rất ngại khoản này, gửi phi công đi đào tạo vừa mất tiền đào tạo lại vẫn phải trả lương như bình thường. Chính Boeing nó cũng biết nên mới dấu các hãng bay và cơ quan quản lý vụ MCAS
Thường mua máy bay mới thì nhà sx nó cho credit training, nên phần này cũng không quá nhiều.
Nhưng dòng máy bay mới nó kéo theo đủ thử phía sau: vật tư, bảo dưỡng, dụng cụ (mấy cái này mới tốn kém nhiều) v.v.
 
bọn khách hàng lo nhất vì lúc đấy airbus sẽ hét gia cao. Có 2 thằng cạnh tranh ít ra còn dìm giá được

via theNEXTvoz for iPhone
Hiện tại bây giờ đây
Vé máy bay mà bay airbus là lên giá tầm 20-30 % so vs trước rồi
Còn Boeing thì ở chiều ngược lại giá rẻ hơn tầm 20-30. %
:haha:
 
Sao thấy ít hãng mua A380 nhĩ, hình như thấy có 1-2 hãng gì là có
con a380 phù hợp với mô hình bay hub-to-spoke, mô hình này thì nó sẽ gom khách bay vd từ HCMC, Đà Nẵng,... sau đó nhồi vào 1 chuyến a380 từ HN để bay chuyến dài, tuy nhiên nhu cầu bay của người Việt thì nhiều hơn ở phân khúc bay chặng ngắn như là HAN - SGN, hoặc là kể cả bay chặng dài thì những con a350 hoặc 787 cũng đủ đáp ứng nhu cầu số ghế, với cả con a380 yêu cầu chi phí vận hành, tiếp viên, nhiên liệu nhiều hơn hẳn mấy con phù hợp với mô hình spoke-to-spoke

hồi trước có đọc qua bài báo nước ngoài về các airlines trên thế giới đang chuyển dần mô hình bay từ hub-to-spoke sang spoke-to-spoke, giờ chắc có mỗi mấy cụ dầu mỏ trung đông dùng mấy con 747 và a380
 
Ngon, bổ nhưng không rẻ p/p quá thấp nên bị dẹp rồi, không sản xuất nữa.



Ông đó sắp ra tòa làm nhân chứng trong vụ việc bê bối của Boeing nhưng chắc sau đó do cảm thấy "hối hận" nên đã "tự sát"
:shame:
Tự sát bằng 2 phát súng vào gáy.
 
Nhớ cái thời A380 mới ra, báo chí (toàn báo giấy) ca ngợi hết lời, một kỳ quan công nghệ của thế giới.
Nó nổi tiếng vì to quá, nhưng rồi lại chết vì quá to. Tương lai gần 20-30 năm vẫn chưa thấy có tí hy vọng nào hồi sinh được. :burn_joss_stick:
Con AN-225 thì bị phá hoại, trong khi nhu cầu vẫn còn, không biết sắp tới thằng nào sẽ build một cái máy bay khủng cỡ đó đây. Xưa có cái series gì mà chọn ra 5 sản phẩm/công trình to nhất tại thời điểm đó, để build được thì kỹ sư gặp vấn đề gì, khắc phục như thế nào, áp dụng kinh nghiệm vào cái ra sau ra sao, để nó to hơn nữa; xem cái đó hay vãi. :beauty:

Big bigger biggest :big_smile::big_smile: xem hay phết
 
con a380 phù hợp với mô hình bay hub-to-spoke, mô hình này thì nó sẽ gom khách bay vd từ HCMC, Đà Nẵng,... sau đó nhồi vào 1 chuyến a380 từ HN để bay chuyến dài, tuy nhiên nhu cầu bay của người Việt thì nhiều hơn ở phân khúc bay chặng ngắn như là HAN - SGN, hoặc là kể cả bay chặng dài thì những con a350 hoặc 787 cũng đủ đáp ứng nhu cầu số ghế, với cả con a380 yêu cầu chi phí vận hành, tiếp viên, nhiên liệu nhiều hơn hẳn mấy con phù hợp với mô hình spoke-to-spoke

hồi trước có đọc qua bài báo nước ngoài về các airlines trên thế giới đang chuyển dần mô hình bay từ hub-to-spoke sang spoke-to-spoke, giờ chắc có mỗi mấy cụ dầu mỏ trung đông dùng mấy con 747 và a380
Hình như ngày trước có bọn China Southern hay dùng A380 gom khách TQ sang Mẽo kiểu này thì phải. Còn bọn Trung Đông, Singapore Airlines với Thai Airways thì chơi bay thẳng hay sao á.
 
Có thể nói kẻ giết chết A380 (và cả B747) chính là B787 vì tính kinh tế chênh lệch quá lớn. Chỉ số khách/km cho 1 lít xăng khi bay thẳng thì B747 là 18, A380 là 25 còn B787-9 những là 36! Tức là B787 tiết kiệm những 60% nhiên liệu so với A380.

787 là con vô địch trong tầm bay 7-9 tiếng; kể cả 330Neo cũng k đấu lại. Nhưng bay xa hơn thì lại là chuyện khác. Còn dưới 7 tiếng thì con A321Neo ACF 240 ghế của Vietjet nó là không có đối. 787 gọi nó bằng cụ về tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên tiết kiệm nhiên liệu cũng chỉ là một phần của bài toán kinh doanh thôi.


Để cho dễ hình dung thì tại sao các nhà xe đường dài người ta không dùng con Toyota Hiace hay Hyundai Solati để chạy tuyến Bắc - Nam mà phải mua con xe tàu King Long của Thaco để chở khách dù biết rõ lượng nhiên liệu/đầu khách/km của con Solati/Hiace thấp hơn rất rất nhiều so với King Long. Tại sao một số tuyến đường như tpHCM đi Đà Lạt/Nha Trang hay Hà Nội - Sapa/Quảng Ninh người ta không mua xe 54 ghế ngồi để chia nhiên liệu/đầu khách cho nó tiết kiệm mà lại làm giường nằm có nhõn 29 giường, thậm chí giờ là loại chở đc có 22 khách. Thế này thì chia nhiên liệu/đầu khách/km là toi rồi :)))
 
Hình như ngày trước có bọn China Southern hay dùng A380 gom khách TQ sang Mẽo kiểu này thì phải. Còn bọn Trung Đông, Singapore Airlines với Thai Airways thì chơi bay thẳng hay sao á.
nó vẫn gom khách nhưng mà nó mua 777 về bay thì nhồi vẫn được nhiều, chỉ ít ghế hạng first class cả business hơn thôi, mấy con a380 giờ cũng thuộc loại cũ rồi, thấy review mấy anh dầu mỏ máy bay cũ lắm, mà cái thằng china southern chất lượng nó cũng lom dom chán, cuối năm trc bay chặng dài ăn đồ ăn tàu bay của nó xong về đến khách sạn đau bụng luôn :bad_smelly:
 
787 là con vô địch trong tầm bay 7-9 tiếng; kể cả 330Neo cũng k đấu lại. Nhưng bay xa hơn thì lại là chuyện khác. Còn dưới 7 tiếng thì con A321Neo ACF 240 ghế của Vietjet nó là không có đối. 787 gọi nó bằng cụ về tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên tiết kiệm nhiên liệu cũng chỉ là một phần của bài toán kinh doanh thôi.


Để cho dễ hình dung thì tại sao các nhà xe đường dài người ta không dùng con Toyota Hiace hay Hyundai Solati để chạy tuyến Bắc - Nam mà phải mua con xe tàu King Long của Thaco để chở khách dù biết rõ lượng nhiên liệu/đầu khách/km của con Solati/Hiace thấp hơn rất rất nhiều so với King Long. Tại sao một số tuyến đường như tpHCM đi Đà Lạt/Nha Trang hay Hà Nội - Sapa/Quảng Ninh người ta không mua xe 54 ghế ngồi để chia nhiên liệu/đầu khách cho nó tiết kiệm mà lại làm giường nằm có nhõn 29 giường, thậm chí giờ là loại chở đc có 22 khách. Thế này thì chia nhiên liệu/đầu khách/km là toi rồi :)))
Số liệu của bro hình như chưa chuẩn. Con Kinglong 35 chỗ ngồi đời cũ tiêu thụ khoảng 16l/100km đường trường, còn Solati và Hiace 16 chỗ khoảng 7-7,5l/100km. Như vậy mức tiêu thụ trên đầu khách của 3 loại xe này là xêm xêm nhau. Ngoài ra thì Kinglong có thể chở nhiều đồ hơn hẳn so với Solati/Hiace, tức là hiệu quả chuyên chở của Kinglong vẫn hơn. Còn Kinglong 35 chỗ đời mới (Euro 5) chỉ tiêu có 12l/100km.

Còn chia nhiên liệu/đầu khách thì phải so giữa các loại hình vận tải tương tự chứ đâu thể so giường nằm với ghế ngồi. Sở dĩ người ta so máy bay với máy bay là vì tiêu chuẩn chở khách của các hãng đều na ná nhau, 1 chỗ ngồi + 20/25 cân hàng. Chỗ nằm như Emirates là rất hy hữu.

Có 1 cái tôi đồng ý với bro là con A321neo ACF 240 chỗ đúng là đang vô địch thế giới về tiết kiệm nhiên liệu: 52 khách/l/km, thông số này của B787-8 mới nhất (242 chỗ) là 40 khách/l/km.
 
Hình như ngày trước có bọn China Southern hay dùng A380 gom khách TQ sang Mẽo kiểu này thì phải. Còn bọn Trung Đông, Singapore Airlines với Thai Airways thì chơi bay thẳng hay sao á.
Emirates với Etihad có A380, đắp mền lúc dịch, giờ hoạt động trở lại rồi á
 
Số liệu của bro hình như chưa chuẩn. Con Kinglong 35 chỗ ngồi đời cũ tiêu thụ khoảng 16l/100km đường trường, còn Solati và Hiace 16 chỗ khoảng 7-7,5l/100km. Như vậy mức tiêu thụ trên đầu khách của 3 loại xe này là xêm xêm nhau. Ngoài ra thì Kinglong có thể chở nhiều đồ hơn hẳn so với Solati/Hiace, tức là hiệu quả chuyên chở của Kinglong vẫn hơn. Còn Kinglong 35 chỗ đời mới (Euro 5) chỉ tiêu có 12l/100km.

Còn chia nhiên liệu/đầu khách thì phải so giữa các loại hình vận tải tương tự chứ đâu thể so giường nằm với ghế ngồi. Sở dĩ người ta so máy bay với máy bay là vì tiêu chuẩn chở khách của các hãng đều na ná nhau, 1 chỗ ngồi + 20/25 cân hàng. Chỗ nằm như Emirates là rất hy hữu.

Nếu fen giải thích được lý do chặng bay SGN/HAN đi LHR lại chỉ dùng 789, chặng SGN/HAN đi FRA mix 789/359, chặng SGN-CDG chỉ dùng 359 mà không lôi 789-7810 ra bay, hay chặng SGN-SFO chỉ dùng 359 thì sẽ hiểu lý do tại sao. Tiết kiệm nhiên liệu chỉ có ý nghĩa nhiều với hãng giá rẻ hoặc đường bay vắng khách hay các chặng bay ngắn có tần suất bay dày thôi. Chứ với các hãng truyền thống 4-5 sao thì nhiên liệu chỉ là một phần của bài toán kinh doanh. 772-773 giờ vẫn bay liên lục địa phà phà; xèng vẫn đong đều.
 
Vì tỉ lệ lấp đầy khách A380 là rất khó
do thằng thiết kế bị đần đấy. Những con siêu tải thế này bt hoán cải để thành vận tải chở Cargo thiếu mẹ gì khách .Con A380 này thiết kế thiểu năng nên ko thể hoán cải thành vận tải được trong khi nhu cầu chở khách của mấy con dạng này cực ít.
 
Nếu fen giải thích được lý do chặng bay SGN/HAN đi LHR lại chỉ dùng 789, chặng SGN/HAN đi FRA mix 789/359, chặng SGN-CDG chỉ dùng 359 mà không lôi 789-7810 ra bay, hay chặng SGN-SFO chỉ dùng 359 thì sẽ hiểu lý do tại sao. Tiết kiệm nhiên liệu chỉ có ý nghĩa nhiều với hãng giá rẻ hoặc đường bay vắng khách hay các chặng bay ngắn có tần suất bay dày thôi. Chứ với các hãng truyền thống 4-5 sao thì nhiên liệu chỉ là một phần của bài toán kinh doanh. 772-773 giờ vẫn bay liên lục địa phà phà; xèng vẫn đong đều.
Cái mà bro nói "Dịch vụ 4 sao" nó là tùy chọn chứ không phải quy định từ hãng. Anh đặt máy bay 4 sao thì Boeing và Airbus sẽ làm, chứ không phải A350 có mà B787 không có.

Ví dụ 1 tiêu chuẩn Dịch vụ 4 sao cho máy bay là ghế ngả 180 độ thì Boeing làm dễ như bỡn, nhưng vì VNA không đặt nên không làm, trái lại do VNA đặt nên Airbus làm cho A350. Nhưng đó không phải là A350 hơn B787.

Tuy nhiên chênh lệch tiêu thụ giữa A350 và B787 không lớn nên các khác biệt khác có thể bù lại. Nhưng bro để ý, cái mà tôi nói từ post đầu là chênh lệch quá lớn giữa tiêu thụ nhiên liệu của B787 với B747. Với chênh lệch gấp đôi như thế thì kiểu gì B747 cũng chết, và nó chết thật, bây giờ chỉ còn dùng để chở hàng vì khoang quá rộng.
 
Back
Top