• Shopee đêm nay có mã cho ngày 5/5

Cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay

MasterchiefsReborn

Senior Member
https://nld.com.vn/thoi-su/can-tiep-tuc-giam-lai-suat-cho-vay-20230811224102713.htm

Trong khi lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất huy động đã giảm nhanh thì lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại vẫn neo ở mức rất cao

Câu chuyện được chuyên gia kinh tế - TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ tại Diễn đàn Cấp cao cố vấn tài chính Việt Nam mới đây gây chú ý, khi bạn ông là một doanh nghiệp (DN) đầu tư trong lĩnh vực điện mặt trời vay vốn tại một ngân hàng (NH) tên tuổi với mức lãi suất... 17%/năm. Gần đây, DN này vừa được giảm xuống lãi suất 15% và NH có hứa đến tháng 9 tới mới giảm thêm về còn 14%/năm...

Lãi suất thực quá cao!

Đưa ra dẫn chứng cụ thể nói trên, TS Lê Xuân Nghĩa nhận định với mức lãi suất cho vay của DN còn khoảng 14%/năm, nếu trừ lạm phát, lãi suất thực của Việt Nam vẫn khoảng 10%/năm, là mức rất cao so với thế giới. Theo chuyên gia này, thời gian qua, NH Nhà nước (NHNN) dù có nhiều nỗ lực nhưng mặt bằng lãi suất cho vay vẫn quá cao. Do vậy, giảm thêm lãi suất cho vay ở thời điểm hiện tại là rất cần thiết đối với cộng đồng DN và nền kinh tế.

Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, nhiều DN phản ánh vẫn đang phải vay với lãi suất cao 13%-14%/năm trong khi doanh thu, lợi nhuận không còn duy trì như trước khiến chi phí lãi vay trở thành sức ép. Không chỉ DN mà khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, vay mua ô tô... cũng đang phải gồng gánh mức lãi suất cao.

1691817765386.png

Lãi suất cho vay vẫn còn cao dù từ giữa tháng 3-2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước 4 lần điều chỉnh lãi suất điều hành. Ảnh: TẤN THẠNH - Đồ họa: VFA

Anh Ngọc Duy (ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cho biết anh đang phải trả lãi suất vay tiêu dùng tín chấp qua lương tại một NH TMCP lên tới 20%/năm. Khoản vay của anh đang còn dư nợ gần 70 triệu đồng, đã vay hơn 1 năm nay và chưa một lần thanh toán trễ hạn. "Năm đầu tiên, lãi suất áp dụng là 14%/năm và từ tháng 4-2023 đến nay, tôi phải trả lãi suất lên tới 20%/năm. Đây là mức lãi suất vay tiêu dùng quá cao nên tôi muốn tìm NH khác có mức lãi suất hợp lý hơn để chuyển nợ" - anh Duy nói.

Anh Võ Trần (ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) đang còn dư nợ hơn 500 triệu đồng tiền vay mua ô tô, lãi suất hơn 14%/năm. Anh Trần bày tỏ lo lắng: "Trong khi nhiều NH công bố giảm lãi suất cho vay, áp dụng lãi suất cho vay mới chỉ từ 8%-10%/năm thì khoản vay của tôi đang trả lãi suất tới 14%/năm, áp lực tài chính cho cả gia đình là rất lớn. Tôi muốn tìm vay NH khác có mức lãi suất thấp hơn".

Theo quy định hiện hành, người dân chỉ được vay để trả nợ tại NH khác đối với các khoản vay phục vụ sản xuất - kinh doanh; không áp dụng đối với khoản vay phục vụ nhu cầu đời sống. Nhu cầu của những khách hàng vay tiêu dùng, vay mua ô tô, vay mua nhà là có thực và NHNN cũng có quy định về việc này. Theo đó, Thông tư 06/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016 của NHNN vừa ban hành (có hiệu lực từ ngày 1-9) cho phép khách hàng đang có khoản vay tiêu dùng phục vụ đời sống tại NH này được chuyển sang vay NH khác. Việc mở rộng quy định này giúp khách hàng có thêm lựa chọn, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập giảm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nếu lãi suất quá cao... Dù vậy, đến thời điểm này, hầu hết NH thương mại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai nội dung này từ phía nội bộ các NH.

Một chuyên gia tài chính cá nhân phân tích điểm quan trọng của Thông tư 06 là những khoản nợ cho phép chuyển sang NH khác phải là những khoản nợ tốt, đang trả nợ đúng hạn bình thường nhưng khách hàng muốn chuyển, chủ yếu vì lãi suất cao. Khách hàng tốt thì được quyền đòi hỏi lãi suất thấp hơn nên sẽ tạo sự cạnh tranh để giữ chân khách hàng. Bản thân các NH cũng không dễ để khách hàng... chuyển sang NH khác như vậy, do đó cần quy định rõ ràng và triển khai cụ thể từ phía từng NH thương mại.

Nghịch lý vốn tín dụng

Thực tế từ giữa tháng 3 đến nay, NHNN đã có 4 lần hạ lãi suất điều hành với mức giảm lần lượt là 0,5% và 2% đối với tất cả loại lãi suất điều hành. Nhưng mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là lãi vay tiêu dùng chưa giảm như kỳ vọng. Mới đây, một loạt NH tiếp tục công bố giảm đồng loạt lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng cá nhân và DN nhưng có nghịch lý là khách hàng đang có dư nợ tại NH thì lãi suất cao, trong khi NH muốn đẩy vốn tín dụng mới ra thị trường thì lại khó tìm khách hàng tốt.

Trong khi đó, số liệu của NHNN cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế chỉ đạt 4,73%, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 9,35%. NH thương mại dồi dào thanh khoản nhưng vốn không chảy mạnh.

Lý giải về tăng trưởng tín dụng thấp, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng điều kiện cấp tín dụng của NH đang quá khó khăn. Thông thường, vào giai đoạn khủng hoảng, các nước sẽ áp dụng điều kiện cấp tín dụng bằng khả năng trả nợ thay vì tài sản thế chấp, còn NH ở Việt Nam lại áp dụng cả 2 loại điều kiện trên.

"Có DN xuất khẩu thức ăn chay sang châu Âu, năm ngoái doanh thu 10 tỉ đồng, năm nay đơn đặt hàng lên tới 25 tỉ đồng nhưng khi hỏi vay thêm vốn, NH vẫn chỉ áp mức vay cũ vì DN không có tài sản bảo đảm bổ sung. Điều này khiến DN dù có đơn hàng nhưng không thể mở rộng được sản xuất. Trong khi đó, khi điều kiện kinh tế khó khăn, nếu có "tia sáng cuối đường hầm", lẽ ra NH cần bám vào đó để hỗ trợ DN. Vì vậy, nên thẩm định cho vay theo khả năng trả nợ của DN trong tương lai thay vì đòi thế chấp" - ông Nghĩa đề xuất.

Chia sẻ về nghịch lý khó hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế ở thời điểm hiện tại, một số chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân chính là vì khả năng đáp ứng điều kiện vay vốn của DN ở mức thấp hơn do NH đưa ra (do năng lực tài chính suy giảm, giá trị tài sản bảo đảm, nhất là bất động sản bị giảm). bên cạnh đó, năng lực hấp thụ vốn, nhu cầu vay vốn của cả DN và hộ gia đình ở mức thấp (do thiếu đơn hàng, hoạt động sản xuất - kinh doanh bị thu hẹp, e ngại tình trạng trì trệ ở một bộ phận công chức, viên chức). Trong khi đó, một số lĩnh vực lâu nay dựa nhiều vào vốn NH hay trái phiếu DN đang suy giảm như bất động sản, công nghiệp, dịch vụ khác và tiêu dùng, dẫn đến nhu cầu tín dụng của những lĩnh vực này cũng giảm theo...

............
 
Kinh tế suy thoái. Làm ăn được gì mà vay :oops:
Lãi suất giờ ngang như vừa lúc hết dịch :rolleyes:

Gửi từ Xiaomi Redmi Note 8 Pro bằng vozFApp
 
CP đợt này ko nhận ra vấn đề là giảm lãi nhưng dân chả buồn vay để làm ăn à ?!? Thấy cách tiếp cận này sai sai kiểu gì ấy.

thì sai lòi ke ra còn gì, kinh tế phải để thị trường nó điều chỉnh, điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính thì vỡ mẹ nó mõm từ day 1 rồi
FaEEKqN.png
 
Bank cũng cần có lãi chứ sao ép ng ta giảm lời đc :D

Sent from Samsung SM-N975F using vozFApp
Thì hệ thống keem1 nên phải dùng cách ép thôi. Thấy hệ thống bh quay lại thời 2007 là TW điều hành. Chứ ko để thị trường tự đáp ứng nữa. Các tỉnh cứ thi nhau xin ý kiến từ TW cho chắc chứ tự làm có nguy cơ vào lò cao.
 
Bank cũng cần có lãi chứ sao ép ng ta giảm lời đc :D

Sent from Samsung SM-N975F using vozFApp

ép đc, mệnh lệnh hành chính thôi, ở trên ép xuống, bank phải theo, để sống đc thì thằng bank ép xuống nhân viên: giảm lương, đuổi bớt nhân viên, đứa nào giữ lại thì ép doanh số vãi cớt, cắt thưởng, đóng bớt VP để giảm chi phí,....
nó sẽ gồng, cho đến khi ko gồng đc nữa và :after_boom:
 
thì sai lòi ke ra còn gì, kinh tế phải để thị trường nó điều chỉnh, điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính thì vỡ mẹ nó mõm từ day 1 rồi
FaEEKqN.png
T thấy đợt này nên bơm tiền trực tiếp cho doanh nghiệp đầu tư/sản xuất chứ giảm lãi ntn tụi nó chả có động lực đâu. Cơ mà thấy CP ko muốn lạm phát trên giấy tờ cao nên cứ cố ép mọi mặt xuống. Trong khi thực tế lạm phát cao sml
 
T thấy đợt này nên bơm tiền trực tiếp cho doanh nghiệp đầu tư/sản xuất chứ giảm lãi ntn tụi nó chả có động lực đâu. Cơ mà thấy CP ko muốn lạm phát trên giấy tờ cao nên cứ cố ép mọi mặt xuống. Trong khi thực tế lạm phát cao sml
Vl bơm tiền, bơm như nào, in tiền ra quăng cho doanh nghiệp
Vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải là ek có đơn hàng, ko có tiền trả nợ ngân hàng, chứ ek phải thiếu vốn mở rộng sản xuất mà bơm tiền
Giảm lãi suất để doanh nghiệp và cá nhân có thời gian để gồng, tìm phương án kiếm tiền, tránh việc vỡ nợ hàng loạt
Giảm lãi suất thì ngân hàng có thể ko tăng trưởng, thậm chí lỗ nhưng còn hơn ôm một đống nợ xấu
Doume đối sách kinh tế vĩ mô của quốc gia mà gặp mấy nhà kinh tế học mõm trên này cũng chỉ là giẻ rách
 
Vl bơm tiền, bơm như nào, in tiền ra quăng cho doanh nghiệp
Vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải là ek có đơn hàng, ko có tiền trả nợ ngân hàng, chứ ek phải thiếu vốn mở rộng sản xuất mà bơm tiền
Giảm lãi suất để doanh nghiệp và cá nhân có thời gian để gồng, tìm phương án kiếm tiền, tránh việc vỡ nợ hàng loạt
Giảm lãi suất thì ngân hàng có thể ko tăng trưởng, thậm chí lỗ nhưng còn hơn ôm một đống nợ xấu
Doume đối sách kinh tế vĩ mô của quốc gia mà gặp mấy nhà kinh tế học mõm trên này cũng chỉ là giẻ rách
có mỗi a này là hiểu hiểu vấn đề, vote giảm lãi để doanh nghiệp chạy nạn trong thời gian, dân khỏi gửi để dòng vốn tiếp tục làm ăn, giờ tăng lãi chết cả đám.
 
Vl bơm tiền, bơm như nào, in tiền ra quăng cho doanh nghiệp
Vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải là ek có đơn hàng, ko có tiền trả nợ ngân hàng, chứ ek phải thiếu vốn mở rộng sản xuất mà bơm tiền
Giảm lãi suất để doanh nghiệp và cá nhân có thời gian để gồng, tìm phương án kiếm tiền, tránh việc vỡ nợ hàng loạt
Giảm lãi suất thì ngân hàng có thể ko tăng trưởng, thậm chí lỗ nhưng còn hơn ôm một đống nợ xấu
Doume đối sách kinh tế vĩ mô của quốc gia mà gặp mấy nhà kinh tế học mõm trên này cũng chỉ là giẻ rách
T thấy bơm tiền cho những doanh nghiệp sản xuất/công nghệ (lãi suất tượng trưng) thì nó tốt hơn việc m giảm lãi xong ko ai muốn vay vì rõ ràng kinh doanh ko hiệu quả. Lãi giảm liên tục mà đọc báo cáo thời gian gần đây vẫn ko khả quan, phải trông trời vào dịp cuối năm để có số liệu đẹp

Và muốn nhận đc dòng tiền thì phải có điều kiện đi kèm vd: sản xuất ít nhất 5 năm, và ko tính những năm dịch thì phải có lợi nhuận tương đương với số tiền đc bơm. Muốn kích cầu kinh tế mà sử dụng cách an toàn quá mức ?!?
 
ép đc, mệnh lệnh hành chính thôi, ở trên ép xuống, bank phải theo, để sống đc thì thằng bank ép xuống nhân viên: giảm lương, đuổi bớt nhân viên, đứa nào giữ lại thì ép doanh số vãi cớt, cắt thưởng, đóng bớt VP để giảm chi phí,....
nó sẽ gồng, cho đến khi ko gồng đc nữa và :after_boom:
bùm, sập :D
 
T thấy bơm tiền cho những doanh nghiệp sản xuất/công nghệ (lãi suất tượng trưng) thì nó tốt hơn việc m giảm lãi xong ko ai muốn vay vì rõ ràng kinh doanh ko hiệu quả.

Và muốn nhận đc dòng tiền thì phải có điều kiện vd: sản xuất ít nhất 5 năm, và ko tính những năm dịch thì phải có lợi nhuận tương đương với số tiền đc bơm.
A ơi nhưng mà ai mở rộng sản xuất nữa đâu mà cần vậy. Nhà máy có sẵn công nhân có sẵn còn thất nghiệp vì ko có đơn hàng kia kìa, mở ra rồi đắp chiếu à

Giảm lãi suất cho những người đã vay, và những người buộc phải vay để gồng, chứ ko phải cho thành phần khởi vay khởi nghiệp

Những doanh nghiệp đang ổn định ko mà giữ mà đi đầu tư cho mấy cái mới ek biết ra sao à
 
A ơi nhưng mà ai mở rộng sản xuất nữa đâu mà cần vậy. Nhà máy có sẵn công nhân có sẵn còn thất nghiệp vì ko có đơn hàng kia kìa, mở ra rồi đắp chiếu à

Giảm lãi suất cho những người đã vay, và những người buộc phải vay để gồng, chứ ko phải cho thành phần khởi vay khởi nghiệp

Những doanh nghiệp đang ổn định ko mà giữ mà đi đầu tư cho mấy cái mới ek biết ra sao à
Nếu thế thì kinh tế VN đi xuống đâu phải do thị trường tài chính đâu nhỉ. Đơn hàng ở mỗi VN xuống chứ đợt tháng 6 xem chỉ số PMI các nước lân cận như Thái, Malay, Indo, Bangladesh đều giữ nguyên (ko giảm mạnh như VN).

Mấy chỉ đạo giảm lãi suất này giống kiểu ném đá dò đường. Mỗi lần giảm 0.5% đến khi kinh tế hồi phục. T thấy làm ntn phí phạm thời gian, mà vấn đề thì vẫn ko giải quyết đc?
 
Nếu thế thì kinh tế VN đi xuống đâu phải do thị trường tài chính đâu nhỉ. Đơn hàng ở mỗi VN xuống chứ đợt tháng 6 xem chỉ số PMI các nước lân cận như Thái, Malay, Indo, Bangladesh đều giữ nguyên (ko giảm mạnh như VN).

Mấy chỉ đạo giảm lãi suất này giống kiểu ném đá dò đường. Mỗi lần giảm 0.5% đến khi kinh tế hồi phục. T thấy làm ntn phí phạm thời gian, mà vấn đề thì vẫn ko giải quyết đc?
gớm chết, vấn đề là ko giảm thì ngân hàng ôm 1 đống tiền ls huy động cao, dân chỉ nhăm nhăm phi tiền vào bank chả làm gì, A nên hiểu bank cũng là 1 đơn vị kinh doanh, sản phẩm ở đây là tiền, và hiện tại thì doanh nghiệp sx đó có số lượng sp tồn kho quá nhiều, bắt buộc phải giảm giá để đẩy ra và ko muốn tăng lượng tồn kho nữa. Đèo mẹ, kinh tế học thì lõm bõm, chỉ giỏi chửi với nói nhăng nói cuội, nói theo ý thích, cảm quan cá nhân, nói lấy đc
Còn lãi chưa vay vẫn chưa giảm dc nhiều, là vì bank vẫn còn 1 mả tiền từ lúc huy động ls cao, toàn 11-12% thậm chí hơn, và dĩ nhiên chả thằng bank nào muốn lỗ sâu cả, lỗ tí ti còn đc.
 
Back
Top