Chợ truyền thống Hà Nội cũng ế từ sáng tới chiều, tiểu thương buồn

Masterchiefs

Thành viên tích cực

Ghi nhận tại các khu chợ truyền thống lâu năm tại Hà Nội, dù đã cận Tết nhưng vẫn vắng vẻ. Ế ẩm khiến nhiều tiểu thương livestream bán hàng, người ngồi buôn chuyện, người tranh thủ nghỉ ngơi.

1706265113213.png

Cả gian chợ Hàng Da (Hoàn Kiếm) không một bóng người qua lại - Ảnh: PHẠM TUẤN

Những ngày cận Tết, thường là dịp các khu chợ nhộn nhịp, tấp nập hơn ngày thường. Tuy nhiên, trái với cảnh tượng trên, các khu chợ truyền thông tại Hà Nội lại đìu hiu, vắng vẻ khiến tiểu thương than ngắn, thở dài.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại chợ Hôm - Đức Viên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong chiều 26-1, các gian hàng gần như không có hoặc chỉ lác đác một vài khách vào hỏi mua. Buôn bán ế ẩm, các tiểu thương ở đây người ngồi tụm ba, tụm năm nói chuyện, người ngồi lướt điện thoại, người ngủ...

1706265124356.png

Ba người bán nhưng chỉ một người hỏi mua - Ảnh: PHẠM TUẤN

Bán hàng tại chợ Hôm - Đức Viên được 30 năm, cô Doanh cho biết chưa bao giờ chứng kiến cảnh chợ vắng vẻ như năm nay. Không có cảnh khách hàng ra vào mua nườm nượp, năm nay chủ sạp "ngồi chơi từ sáng tới tối".

"Mọi năm 10 thì nay chỉ được 5-6 phần, không có người mua. Tôi bán ở đây được 30 năm rồi nhưng năm nay là ế nhất. Đợt sau dịch COVID-19 đi bán hàng trở lại cũng không ế ẩm như năm nay, không đến mức độ như thế này. Khủng khiếp thật sự, vắng... " - Cô Doanh nói kèm tiếng thở dài.

Chợ Hôm - Đức Viên là khu chợ truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội với hoạt động bán buôn bán lẻ các mặt hàng quần áo, giày dép, vải vóc, phụ kiện…

Tại chợ Hàng Da (Hoàn Kiếm, Hà Nội), tình hình buôn bán còn "thảm" hơn. Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong chiều cùng ngày, cả khu chợ có thời điểm không có một bóng người qua lại. Chợ ế khách, một số tiểu thương tranh thủ lên dùng điện thoại lên mạng xem... livestream bán hàng.

"Ôi vắng lắm... Bọn chị ở đây chết đứ đừ. Cũng thử tập bán online nhưng không bán được, không có tương tác. Người ta livestream lâu rồi nên người ta bán được, còn mình không cạnh tranh được" - một tiểu thương bán quần áo tại chợ Hàng Da nói với Tuổi Trẻ.

.....................
 
So với 2008 thế nào các thím? 2008 t vẫn tuổi ăn tuổi chơi nên chả có tí kí ức mẹ gì
Z4LZsL9.gif


via theNEXTvoz for iPhone
hồi đấy còn chưa có smartphone chứ đừng nói đến mxh, bán hàng online ở VN chỉ là rao vặt trên diễn đàn, 5giay rongbay enbac các kiểu. bán hàng kiểu cửa hàng kiot vẫn thống trị.
 
hồi đấy còn chưa có smartphone chứ đừng nói đến mxh, bán hàng online ở VN chỉ là rao vặt trên diễn đàn, 5giay rongbay enbac các kiểu. bán hàng kiểu cửa hàng kiot vẫn thống trị.
Hồi đấy có cả muare.vn :))) buôn đồ thanh lý nhanh phết vì dạng forums tòan dựa uy tín gian thương
 
Dạo này tôi toàn mua đồ trong winmart gần nhà dù ngay cạnh là cái chợ, rau củ mua trong đấy giá cũng ngang ngoài chợ mà trông hình thức đẹp, sạch sẽ
 
Sống nhờ chiêu trò mãi cũng phải thôi chứ, ko nghĩ được chiêu mới thì chấp nhận bị đào thải
 
Tôi thấy chợ truyền thống bán thực phẩm thì còn nhộn nhịp, chứ mấy kiểu bán đồ quần áo các thứ như này dần dần đéo lại được bọn online đâu. Chất lượng mẫu mã thì không ăn được mấy thằng showroom, giá cả thì nhìn mặt đặt tên, dịch vụ hậu mãi thì cũng chả có gì.
Nên tầm này nếu mở kios cho vui lấy chỗ khách sỉ qua lại giao dịch thì còn ok. Chứ kiểu mở ra bán lẻ thì sớm cook mà thôi.
 
Tôi gần chợ Đồng Xa, định mua cái gì thì check thử giá trên Shopee để biết khoảng giá, lúc ra chợ thì thấy toàn x2, x3 so với giá Shopee. Cái nào cần gấp vẫn phải mua ở chợ.
 
Sống nhờ chiêu trò mãi cũng phải thôi chứ, ko nghĩ được chiêu mới thì chấp nhận bị đào thải
Dân số VN là hơn 100tr nên không thể đủ các công việc mang tính tài nguyên như nông nghiệp, khai khoáng, thủ công nghiệp cho tất cả mọi người.
Công nghiệp thì phát triển quá chậm.
Nên 1 lượng lớn người làm việc trong các ngành buôn bán trung gian sẽ đem lại việc làm cho nhiều người.
.
Trước đây. 1 sản phẩm từ nhà máy đến người tiêu dùng qua 4-5 trung gian. Dù giá bị đội lên. Nhưng 4-5 trung gian đó mang lại việc làm cho rất nhiều người từ tiểu thương, bốc vác, kế toán, bán hàng, đóng gói, vận chuyển....
.
Người có việc làm nhiều thì chi tiêu nhiều hơn, xã hội chi dùng nhiều hơn, mua hàng nhiều thì lại kích thích sản xuất nhiều hơn.
.
Bây giờ thương mại điện tử phát triển. Người dùng tưởng là lợi nhưng là thiệt về lâu dài. Cái gì cũng từ nhà sản xuất - tổng kho ship thẳng về người tiêu dùng. Về lâu về dài chỉ có những tổng kho lớn trụ được.
Xã hội sẽ mất đi rất nhiều việc làm.
Thất nghiệp thì không chi tiêu.
Không chi tiêu thì gánh nặng xã hội. Không chi tiêu thì nhà máy sản xuất ra ế hàng.
Về lâu về dài thì ai cũng bị ảnh hưởng.
 
So với 2008 thế nào các thím? 2008 t vẫn tuổi ăn tuổi chơi nên chả có tí kí ức mẹ gì
Z4LZsL9.gif


via theNEXTvoz for iPhone
tuổi lol so với 2008 nói thẳng cho vuông, 2008 mới gọi là đỉnh cao suy thoái kinh tế, ko 1 ngành nghề nào thoát được thậm chí đến cả công nhân viên chức, conan bộ đội cũng lao đao theo vì vật giá leo thang chóng mặt mà thu nhập ko tăng. trên thế giới thì ngay cả các siêu cường như mỹ, nhật, EU, tàu... cũng ko thoát được suy thoái, ko còn cái gọi là tăng trưởng kinh tế luôn trong khi năm nay mỹ vẫn tăng ầm ầm đấy.
còn ở cuộc sống mắt thấy được thì năm đó tự tử vì phá sản, nợ nần nhiều vkl luôn vì năm đó kinh tế VN còn chưa phát triển, FDI chưa nhiều nên nghề nghiệp chưa đa dạng như bây giờ để mà còn cơ hội xoay sở các kiểu. chả qua do lúc đó truyền thông chưa phát triển, chưa có mxh nên ko ai biết tình hình của ai để mà than khóc thôi.
 
Back
Top