Chủ đầu tư chung cư cao cấp ở Nha Trang cắt điện thang máy, cư dân khốn đốn

Miền Tây

Senior Member
Ngày 16-6, ông Hoàng Bá Thái Bình, Trưởng ban quản trị chung cư Scenia Bay Residence Nha Trang ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, xác nhận 704 căn hộ trong chung cư này bị chủ đầu tư là Công ty CP Nha Trang Bay cắt điện thang máy từ sáng 15-6 đến nay.

scenia-bay-residence-nha-trang-6325.jpg.webp


Theo ông Bình, tòa nhà chung cư trên có tám thang máy để cư dân lên xuống, hai thang máy cứu hỏa thì chủ đầu tư cho cắt điện bốn thang máy. Sáu thang máy còn lại bị tác động điều khiển nên không hoạt động được. Sau khi cư dân phản đối kịch liệt, chủ đầu tư cho mở điện trở lại bốn thang để hoạt động. Đến sáng 16-6 chỉ còn hai thang máy hoạt động.

Theo nhiều cư dân sống trong chung cư Scenia Bay Nha Trang, sau khi các thang máy bị cắt điện, hàng ngàn người chen chúc lên xuống ở các thang máy còn lại, luôn trong tình trạng nguy cơ quá tải.

Từ năm 2023, hàng trăm cư dân chung cư Scenia Bay Residences gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa phản ánh chủ đầu tư là Công ty CP Nha Trang Bay không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định, dù ban quản trị đã được thành lập từ tháng 4-2021. Dự án này có 700 căn hộ, ước tính khoản phí bảo trì thu được khoảng 40 tỉ đồng.

Trong khi đó, Công ty CP Nha Trang Bay cho rằng từ giữa năm 2023 đến nay, công ty đã nhiều lần yêu cầu ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành chung cư Scenia Bay Nha Trang thanh toán tiền điện, nước công cộng, phí quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật chung của tòa chung cư.
Phòng Quản lý đô thị Nha Trang nhiều lần tổ chức đối thoại giữa chủ đầu tư và ban quản trị chung cư Scenia Bay Residences Nha Trang nhưng vẫn chưa giải quyết được.

Trong khi đó, Công an TP Nha Trang yêu cầu ban quản trị và chủ đầu tư dự án Scenia Bay phải tuân thủ các nội dung đã ký kết tại hợp đồng mua bán căn hộ. Trường hợp thực hiện cắt điện, nước làm phát sinh sự cố, chủ đầu tư và ban quản trị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
 
Chuyện phí bảo trì này 10 chung cư thì chắc 9 chung cư đòi kiện chủ đầu tư. Kéo dài 10 năm chưa chắc giải quyết được.
 
Luật pháp quá chán, đá lên rồi lại đá xuống.
Lên phường quận luôn luôn có 1 câu trả lời vô cảm: không hài lòng thì đi kiện đi.
Trong khi, cắt nước, thang 1 ngày là đủ chết cmnr nói gì vụ kiện cả năm trời.
Mà cho dù kiện thắng cđt nó cũng ko mở, làm gì được nhau?
 
Từ năm 2023, hàng trăm cư dân chung cư Scenia Bay Residences gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa phản ánh chủ đầu tư là Công ty CP Nha Trang Bay không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định, dù ban quản trị đã được thành lập từ tháng 4-2021. Dự án này có 700 căn hộ, ước tính khoản phí bảo trì thu được khoảng 40 tỉ đồng.

Trong khi đó, Công ty CP Nha Trang Bay cho rằng từ giữa năm 2023 đến nay, công ty đã nhiều lần yêu cầu ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành chung cư Scenia Bay Nha Trang thanh toán tiền điện, nước công cộng, phí quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật chung của tòa chung cư.

Chắc kèo 2 bên cãi nhau chưa bàn giao Quỹ Bảo Trì, cư dân kiện cáo ko được nên không đóng Phí Quản Lý nên CDT cắt luôn thang máy.

Search thêm thì:

Chưa bàn giao gần 40 tỉ kinh phí bảo trì chung cư
Theo nguồn tin, sau khi cư dân chung cư Scenia Bay Residence có đơn kêu cứu khẩn cấp (báo Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh), UBND TP Nha Trang có chỉ đạo khẩn Phòng quản lý đô thị chủ trì giải quyết dứt điểm “điểm nóng” tại dự án của Công ty CP Nha Trang Bay.

Tại buổi làm việc, đại diện chủ đầu tư Công ty CP Nha Trang Bay cho rằng ban quản trị chung cư Scenia Bay đang thu phí quản lý vận hành, không đóng phí cho chủ đầu tư để thanh toán cho công ty điện lực, công ty cấp thoát nước.

Do vậy, đến ngày 15-6, trường hợp ban quản trị không thực hiện đóng tiền điện, nước và phí quản lý vận hành hệ thống chung thu từ các căn hộ cho chủ đầu tư, chủ đầu tư sẽ tiến hành ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước. Chưa hết, chủ đầu tư sẽ tiến hành ngừng cung cấp dịch vụ điện nước tại các khu vực công cộng trong nhà chung cư.

Về vấn đề này, đại diện Ban quản trị chung cư Scenia Bay cho rằng chủ đầu tư không hợp tác để cùng minh bạch, xác định cụ thể số liệu tiêu thụ điện, nước để đo đếm phần trăm mà phía cư dân và chủ đầu tư chi trả.

Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư không phối hợp để giải quyết các vướng mắc. Hiện, cư dân chung cư Scenia Bay đang phải thanh toán chi phí sử dụng nước với một mức giá rất cao là 18.560 đồng/m3.

Cũng theo ban quản trị chung cư Scenia Bay, tổng số tiền quỹ kết dư quản lý vận hành đến 31-5-2023 là 1,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư mới chỉ hoàn trả 300 triệu đồng cho ban quản trị.

Ngoài ra, đến nay chủ đầu tư chưa cung cấp thông tin về quỹ bảo trì nhà chung cư cho cư dân được biết. Từ đó, ban quản trị chung cư đề nghị chính quyền yêu cầu chủ đầu tư thực hiện phong tỏa tài khoản quỹ kinh phí bảo trì của nhà chung cư Scenia Bay (gần 40 tỉ đồng) cho đến khi bàn giao cho ban quản trị quản lý.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 4-2021, Ban quản trị Chung cư Scenia Bay Nha Trang được thành lập. Đến tháng 6-2023, Công ty Cổ phần Nha Trang Bay mới bàn giao một số hạng mục để quản lý an ninh, trật tự. Điều bất cập là hệ thống cấp nước sinh hoạt cho cư dân vẫn do chủ đầu tư quản lý, không bàn giao cho Ban quản trị chung cư; kinh phí bảo trì tòa nhà cũng chưa được chủ đầu tư hoàn thành bàn giao cho ban quản trị. Chính điều này dẫn đến xung đột về lợi ích giữa chủ đầu tư và Ban quản trị chung cư, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của cư dân. Mặc dù chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc nhưng những bất đồng về quan điểm giữa hai bên vẫn chưa được giải quyết. Đỉnh điểm là cuối tháng 5-2024, chủ đầu tư đã thông báo sẽ ngừng cung cấp điện, nước cho cư dân.
Lý giải nguyên nhân cắt điện, nước, trong văn bản gửi Ban quản trị chung cư và cư dân vào ngày 31-5, chủ đầu tư nêu từ tháng 6-2023 đến nay, mặc dù chủ đầu tư đã gửi nhiều văn bản yêu cầu ban quản trị và đơn vị quản lý vận hành chung cư thanh toán tiền sử dụng điện, tiền nước công cộng, phí quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật chung cư; đồng thời yêu cầu dừng việc chiếm giữ hệ thống trục kỹ thuật nước, không được ngăn cản việc ghi số nước thông báo để các chủ sở hữu thực hiện việc chi trả tiền nước sinh hoạt đã sử dụng nhưng không được đáp ứng. Theo chủ đầu tư, số tiền điện, tiền nước công cộng và các chi phí quản lý vận hành hệ thống chung của chung cư tính đến ngày 31-3 hơn 1,7 tỷ đồng; số tiền nước đã sử dụng của 704 căn hộ mà chủ đầu tư đã ứng trước đến ngày 31-3 khoảng 700 triệu đồng.

Với những lý do như vậy, chủ đầu tư sẽ ngừng truyền tải điện đối với các hệ thống thiết bị sử dụng chung của chung cư (thang máy, điện công cộng…); ngừng cấp điện đối với hệ thống bơm nước sinh hoạt của chung cư. Chủ đầu tư chỉ duy trì và đảm bảo cung cấp nguồn nước, nguồn điện sử dụng cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của tòa nhà. Việc này sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 5-6. Tuy nhiên, ngày 3-6, chủ đầu tư có thông báo dời việc cắt điện, nước vào ngày 13-6.

Ông Hoàng Bá Thái Bình - Trưởng ban Quản trị Chung cư Scenia Bay Nha Trang cho biết, đa số cư dân sẵn sàng hợp tác với chủ đầu tư để đóng tiền điện, nước nhưng phải trên cơ sở Ban quản trị và ban quản lý tòa nhà được kiểm tra làm rõ số liệu do chủ đầu tư tính toán. Nhiều cư dân đã phát hiện chủ đầu tư có sử dụng riêng điện cho một số căn hộ kinh doanh nhưng vẫn tính vào điện cho cư dân phải trả. Chưa hết, chủ đầu tư còn giữ hơn 1 tỷ đồng tiền phí vận hành từ trước ngày 31-5-2023 đến nay không quyết toán, trả lại cho cư dân. Ngoài ra, trục nước vẫn hoạt động bình thường, không có việc chiếm dụng như chủ đầu tư nêu.
 
Chắc kèo 2 bên cãi nhau chưa bàn giao Quỹ Bảo Trì, cư dân kiện cáo ko được nên không đóng Phí Quản Lý nên CDT cắt luôn thang máy.

Search thêm thì:
Chung cư mình 20 tỷ 10 năm rồi chưa bàn giao
 
Luật pháp quá chán, đá lên rồi lại đá xuống.
Lên phường quận luôn luôn có 1 câu trả lời vô cảm: không hài lòng thì đi kiện đi.
Trong khi, cắt nước, thang 1 ngày là đủ chết cmnr nói gì vụ kiện cả năm trời.
Mà cho dù kiện thắng cđt nó cũng ko mở, làm gì được nhau?
Nghe hơi chán nhưng thực sự là vậy
Chứ phường với quận làm gì? Quyền gì bắt bậy điện và thang tài sản của người khác
 
Nghe hơi chán nhưng thực sự là vậy
Chứ phường với quận làm gì? Quyền gì bắt bậy điện và thang tài sản của người khác
Sẽ hòa giải, sẽ dàn xếp, sau đó nói đây là vấn đề dân sự, yêu cầu mọi ng tuân theo pháp luật....
Cắt nước thì chỉ 1 2 ngày là khuất phục rồi đấu tranh gì nữa.
Toàn luật rừng với nhau
 
Sẽ hòa giải, sẽ dàn xếp, sau đó nói đây là vấn đề dân sự, yêu cầu mọi ng tuân theo pháp luật....
Cắt nước thì chỉ 1 2 ngày là khuất phục rồi đấu tranh gì nữa.
Toàn luật rừng với nhau
a nghĩ trước khi bảo kiện thì phường/quận chưa hoà giải à? không hài lòng kq hoà giải thì ngoài đi kiện còn làm gì, phường/quận phân xử dc à
 
Nhớ đợt bên cc noxh THT new city chỗ Hoài Đức đấu tranh, dân thì vứt rác vào phòng bql, vứt cả trước lối đi chung, trước cửa nhà trẻ. Thối quá nhà trẻ phải tự bỏ tiền ra dọn rác. Còn bql thì cắt thang cắt nước, chính quyền bó tay.
 
Nhớ đợt bên cc noxh THT new city chỗ Hoài Đức đấu tranh, dân thì vứt rác vào phòng bql, vứt cả trước lối đi chung, trước cửa nhà trẻ. Thối quá nhà trẻ phải tự bỏ tiền ra dọn rác. Còn bql thì cắt thang cắt nước, chính quyền bó tay.
Bởi thế nhà đất mới auto win
XE8gxo0.png
 
a nghĩ trước khi bảo kiện thì phường/quận chưa hoà giải à? không hài lòng kq hoà giải thì ngoài đi kiện còn làm gì, phường/quận phân xử dc à
Kết quả hòa giải ko bao giờ thành công, vì 2 bên ở 2 phía mày sống tao chết rồi.
Pháp luật ko hoàn thiện nên toàn tranh chấp bằng luật rừng.
Này thì kiện này. Kiện thắng vẫn éo mở nước đấy.
 
Kết quả hòa giải ko bao giờ thành công, vì 2 bên ở 2 phía mày sống tao chết rồi.
Pháp luật ko hoàn thiện nên toàn tranh chấp bằng luật rừng.
Này thì kiện này. Kiện thắng vẫn éo mở nước đấy.
ủa thì tiếp tục là việc của TAND với bên BQL để cưỡng chế thực hiện theo bản án, câu hỏi bạn đặt ra phường/quận sẽ làm gì:
a. đóng tiền giúp chủ nhà
b. đấm thằng BQL

bạn sẽ hiểu ngay cả mỹ gọi là đỉnh cao pháp luật đi thì 1 vụ dân sự trung bình là 4 năm và khi XH sẽ đi theo hướng này thì bạn nghĩ sẽ nhanh dc à? sẽ là kiện tới kiện lui nhé bạn
 
Nhớ đợt bên cc noxh THT new city chỗ Hoài Đức đấu tranh, dân thì vứt rác vào phòng bql, vứt cả trước lối đi chung, trước cửa nhà trẻ. Thối quá nhà trẻ phải tự bỏ tiền ra dọn rác. Còn bql thì cắt thang cắt nước, chính quyền bó tay.
thím ở đó à
 
ủa thì tiếp tục là việc của TAND với bên BQL để cưỡng chế thực hiện theo bản án, câu hỏi bạn đặt ra phường/quận sẽ làm gì:
a. đóng tiền giúp chủ nhà
b. đấm thằng BQL

bạn sẽ hiểu ngay cả mỹ gọi là đỉnh cao pháp luật đi thì 1 vụ dân sự trung bình là 4 năm và khi XH sẽ đi theo hướng này thì bạn nghĩ sẽ nhanh dc à? sẽ là kiện tới kiện lui nhé bạn
Kiện tới kiện lui là có, nhưng thắng rồi thì sao nữa? Nó có bù đắp được quyền lợi cho nguyên đơn ko hay hòa cả làng?
Ví dụ thiệt hại về vật chất và tinh thần có được bồi hoàn ko, cho nó đáng với công sức mà ng ta đã bỏ ra kiện?
Khi làm sai, thực tế vẫn có thanh tra từ sở xây dựng xuống để xử phạt các vi phạm mà ko cần phải qua tòa án, đâu phải cái gì cũng kiện ra tòa
 
Kiện tới kiện lui là có, nhưng thắng rồi thì sao nữa? Nó có bù đắp được quyền lợi cho nguyên đơn ko hay hòa cả làng?
Ví dụ thiệt hại về vật chất và tinh thần có được bồi hoàn ko, cho nó đáng với công sức mà ng ta đã bỏ ra kiện?
Khi làm sai, thực tế vẫn có thanh tra từ sở xây dựng xuống để xử phạt các vi phạm mà ko cần phải qua tòa án, đâu phải cái gì cũng kiện ra tòa
Khi anh thắng, thì anh đòi đền bù thiệt hại khi kiện và đòi cưỡng chế thi hành án.
Tại sao ko nếu a chứng minh dc?
Thi cũng phải đâm đơn ra thanh tra sở để họ kiểm tra hay tự nó xuống?
 
T chưa hiểu lắm: chủ đầu tư, ban quản lý là 2 thằng khác nhau ah? Tưởng bql là lính của cđt chứ?
 
Khi anh thắng, thì anh đòi đền bù thiệt hại khi kiện và đòi cưỡng chế thi hành án.
Tại sao ko nếu a chứng minh dc?
Thi cũng phải đâm đơn ra thanh tra sở để họ kiểm tra hay tự nó xuống?
A là 1 dạng sặc mùi lý thuyết nên tôi ko bàn thêm nữa.
Thanh tra xây dựng sẽ xuống nếu nó là vụ việc gây ra bất ổn lớn về an ninh, nhưng đều sẽ chỉ phạt hành chính, đôi bên tự khắc phục...
Hiện nay dạng BQL BQT nó giống như đòi nợ thuê kiểu quấy rối đấy, mãi mãi tới 2022 mới đập dù nhức nhối bao năm rồi
 
Back
Top