Đang chịu án tù, bị Giám đốc chi nhánh Chứng khoán VPS giả mạo chữ ký, rút sạch tiền

sonha

Senior Member
Anh N.V.Đ (trú tại Quảng Ninh) phản ánh, trong thời gian chấp hành án phạt tù đã bị một giám đốc chi nhánh của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS giả mạo các giấy tờ chứng thực, rút sạch nhiều tỉ đồng trong tài khoản.

Đang chịu án tù, bị Giám đốc chi nhánh Chứng khoán VPS giả mạo chữ ký, rút sạch tiền

Bảng kê các lệnh chuyển tiền trong vụ việc khách hàng của Công ty CP Chứng khoán VPS bị giả mạo chữ ký. Ảnh: Nhóm PV.​

Giả mạo chữ ký khi khách hàng đang trong tù

Theo phản ánh của anh N.V.Đ (sinh năm 1979, ở Quảng Ninh), vào năm 2020, anh có sở hữu 34.000 trái phiếu (trị giá 3,4 tỉ đồng) của Công ty Cổ phần AZURA, đồng thời được bà T.T.T.H - thời điểm đó là Giám đốc VPS chi nhánh Quảng Ninh - trực tiếp chăm sóc, tư vấn thủ tục.
Vào ngày 28.4.2020, anh N.V.Đ ký “Hợp đồng mua bán trái phiếu” để bán số trái phiếu nêu trên cho VPS với số tiền hơn 3,5 tỉ đồng và được thanh toán toàn bộ vào tài khoản chứng khoán mở tại VPS.

Từ tháng 9.2020 - tháng 4.2023, anh Đ phải chấp hành án phạt tù. Đáng chú ý, sau khi chấp hành hình phạt xong, anh Đ đến VPS chi nhánh Quảng Ninh để rút tiền thì phát hiện không còn tiền trong tài khoản. Theo bảng kê chuyển tiền ngày 22.07.2022, toàn bộ số tiền đã được chuyển tới một người mà anh Đ anh không hề quen biết.

“Đề nghị làm rõ sự việc, tôi được biết chính bà T.T.T.H đã thay tôi làm lệnh chuyển tiền bằng Hợp đồng ủy quyền được công chứng. Điều đặc biệt là chữ ký trong hợp đồng này không phải của tôi.

Vào năm 2022, tôi vẫn đang chấp hành án phạt tù trong trại giam thì không thể ra ngoài ký được. Hơn 10 tháng nay, tôi đã rất nhiều lần liên hệ với bà H, bà H thừa nhận làm giả giấy tờ, tài liệu để rút tiền, mong muốn tự giải quyết nhưng chỉ hứa hẹn rồi né tránh” - anh N.V.Đ cho biết.

Trao đổi với PV, anh Đ cũng nhấn mạnh mong muốn làm rõ thêm trách nhiệm của văn phòng công chứng trong sự việc. Trước đó, đầu tháng 11.2023, anh Đ đã đến Văn phòng Công chứng Nguyễn Thị Thương (TP Hạ Long, Quảng Ninh) là đơn vị chứng thực hợp đồng ủy quyền, khi kiểm tra lại hồ sơ, toàn bộ chữ ký được chứng thực đều không phải chữ ký của anh Đ.

“Theo các quy định pháp luật liên quan đến chứng thực chữ ký, hồ sơ yêu cầu cần có bản chính của căn cước công dân hoặc hộ chiếu vẫn còn giá trị hiệu lực. Khi đó, tôi vẫn còn đang chấp hành án phạt tù nên căn cước công dân bản chính được vợ tôi giữ hộ và không đưa cho bất kỳ ai mượn cả. Vì vậy, không hiểu tại sao dù chỉ có bản photo nhưng văn phòng công chứng vẫn sử dụng nó để chứng thực chữ ký trong Hợp đồng ủy quyền” - anh N.V.Đ bức xúc cho hay.

Những tố cáo được xác định có cơ sở

Liên quan đến vụ việc này, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh cho biết, kết quả xác minh tại biên bản ngày 18.1.2024 cho thấy: Quá trình thực hiện chứng thực, công chứng viên Nguyễn Thị Thương đã không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục về chứng thực chữ ký, thiếu sự kiểm tra, đối chiếu bản chính, dẫn đến việc giả mạo chữ ký, chữ viết trong văn bản chứng thực chữ ký.

Cơ quan này kết luận, việc công dân tố cáo Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thương là có cơ sở nên đã chuyển hồ sơ, vụ việc sang cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh để xem xét giải quyết.

Kết quả giám định chữ ký trong vụ việc cũng thể hiện không phải do cùng một người viết ra. Ảnh: Nhóm PV.

Kết quả giám định chữ ký trong vụ việc thể hiện không phải do cùng một người viết ra. Ảnh: Nhóm PV​

Trong khi đó, trao đổi với PV Báo Lao Động vào giữa tháng 3.2024, phía Chứng khoán VPS cho biết, sau khi nhận được phản ánh của khách hàng N.V.Đ đã thực hiện rà soát các hồ sơ, tài liệu và hệ thống của công ty. Theo hồ sơ lưu trữ thể hiện, các giao dịch đều đang tuân thủ các tiêu chuẩn của VPS và quy định pháp luật chuyên ngành.

“Đồng thời, theo đề nghị của khách hàng N.V.Đ, VPS đã nhiều lần liên hệ và mời bà T.T.T.H đến làm việc nhưng không liên lạc được. Bên cạnh đó, VPS cũng đã trao đổi với khách hàng N.V.Đ về việc trình báo vụ việc tới cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng” - phía VPS cho biết.

Còn theo văn bản phúc đáp ngày 5.12.2023 được VPS gửi tới anh N.V.Đ, cho biết: Liên quan đến các giao dịch chuyển tiền trên tài khoản chứng khoán của anh Đ, VPS ghi nhận “các giao dịch được thực hiện trên ứng dụng SmartOne từ tài khoản trực tuyến của quý khách. Các thao tác sử dụng và giao dịch trực tuyến đều không ghi nhận vấn đề bất thường và tuân thủ theo đúng trình tự xử lý của hệ thống”. Phía VPS cũng cho biết, đã tiến hành các thủ tục cần thiết để trình báo vụ việc đến cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của Lao Động, vào tháng 8.2023, VPS đã có quyết định đóng cửa chi nhánh Quảng Ninh (địa chỉ tại đường 25 tháng 4, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, Quảng Ninh).

 
các giao dịch được thực hiện trên ứng dụng SmartOne từ tài khoản trực tuyến của quý khách. Các thao tác sử dụng và giao dịch trực tuyến đều không ghi nhận vấn đề bất thường và tuân thủ theo đúng trình tự xử lý của hệ thống”. Phía VPS cũng cho biết, đã tiến hành các thủ tục cần thiết để trình báo vụ việc đến cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

Vậy là lộ mk app chứ đâu phải ra phòng giao dịch kí tá gì nhỉ. Sao khai khác với phúc đáp của VPS nhỉ
 
Vậy là lộ mk app chứ đâu phải ra phòng giao dịch kí tá gì nhỉ. Sao khai khác với phúc đáp của VPS nhỉ
Chưa nói được gì cả fen, trong báo cũng chỉ trích 1 phần nội dung văn bản chứ không phải toàn bộ, đọc vậy biết vậy thôi, chứ còn văn bản đó đang nói về vấn đề gì thì chúng ta đều không biết.
 
Vậy là lộ mk app chứ đâu phải ra phòng giao dịch kí tá gì nhỉ. Sao khai khác với phúc đáp của VPS nhỉ
Dùng hợp đồng ủy quyền giả mạo để chiếm tk trên app rồi chuyển, người làm giả là gđ chi nhánh nên nó lại thuộc làu thủ tục
 
Vậy là lộ mk app chứ đâu phải ra phòng giao dịch kí tá gì nhỉ. Sao khai khác với phúc đáp của VPS nhỉ
Có đọc hay không mà reply kiểu này vậy ? Vụ này đơn giản rõ ràng rồi còn gì ?

Vào năm 2022, tôi vẫn đang chấp hành án phạt tù trong trại giam thì không thể ra ngoài ký được. Hơn 10 tháng nay, tôi đã rất nhiều lần liên hệ với bà H, bà H thừa nhận làm giả giấy tờ, tài liệu để rút tiền, mong muốn tự giải quyết nhưng chỉ hứa hẹn rồi né tránh” - anh N.V.Đ cho biết.
 
chị chết quả gì nặng thế :go:
Profile trông cũng khiếp đấy, chắc không chỉ chết mỗi quả này mà nhiều quả khác.
Chơi chứng thì chắc cầm tiền Margin rồi
F0koCst.png

1711521787165.png
 
Vãi cả lừa ..may mình có vài trăm bọ của VPS nhưng chắc cũng bán chuyển qua chỗ khác cho rồi, sợ thật
 
VPS này có vụ phốt bị hack lộ pass hết toàn bộ tài khoản mà. Bảo mật yếu kém vcl. Từ đầu năm ngoái thì phải :nosebleed:

Mà VPS này klq tới VPBank nhé. VPBank nó thoái vốn bán lại từ lâu rồi. Giờ cty chứng khoán của VPBank là VPBS cơ
 
vụ này bà GĐ CN thông đồng với bên công chứng rồi. Bên VPS phủi đít phát một luôn, vãi thật
 
kể cả nhnn thì sức chịu đựng cũng có giới hạn thôi, đến 1 mức nào đó cũng bay màu, ít không sao chứ lớn cỡ vụ huyền như thì bên nào cũng đá bóng cho bên khác
Chẳng bao giờ bay màu được, hết thì in ra. Còn ngày mà nhnn kích hoạt bảo hiểm tiền gửi, thì ngày đó vnđ biến thành venezuela đồng
 
Chẳng bao giờ bay màu được, hết thì in ra. Còn ngày mà nhnn kích hoạt bảo hiểm tiền gửi, thì ngày đó vnđ biến thành venezuela đồng
người ta cân nhắc lợi ích thôi, chứ ngày nào đó bảo tao éo cứu được thì cũng chịu, chứ cứ in ra thì cũng khác gì vene
 
Khởi kiện ra tòa, thì ai là người sẽ đền bù thiệt hại cho khách hàng?
Công chứng viên và con giám đốc.
VPS không phải là bị hại trong vụ này đâu.
Túm tóc dc VPS thì khách nó đã kiện từ năm ngoái rồi chứ ko phải mất cả năm mới lên báo như này đâu.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Công chứng viên và con giám đốc.
VPS không phải là bị hại trong vụ này đâu.
Túm tóc dc VPS thì khách nó đã kiện từ năm ngoái rồi chứ ko phải mất cả năm mới lên báo như này đâu.

via theNEXTvoz for iPhone
Vụ này là kiểu vụ mà không ai muốn mình là bị hại :amazed:
Mà theo fen thì ai là bị hại? Bị hại của hành vi gì?
 
Back
Top