Data Analytics - Chia sẻ chuyện nghề.

code web app python 4 năm cũng đang định sang làm dữ liệu, bác có thể chia sẻ em nên bắt đầu từ đâu không, em cũng chưa hình dung ra công việc này làm gì
sql query thì em cũng khá
 
Thứ nhất là mình có nói phía trên, nắm được SQL về tư duy giải thuật và cấu trúc dữ liệu. Nắm chắc được SQL + trải nghiệm dự án thật ít cũng phải 6 tháng - 1 năm.
Thứ hai là DAX hay Power Query bản chất nó là gì? SQL là gì? Structure Query Language. Mình nói là học SQL cho chắc đã, được chưa?


Thứ ba,Tất nhiên là 1 tuần thì hơi quá, nhưng ở Việt Nam, cái group này nó dạy power BI 4 củ trong 2 ngày thì theo bạn là dạy được DAX và Power Query chuyên sâu ở tầm ceiling như bạn nói không?
View attachment 668348

Đồng ý với thím là SQL hay rộng hơn là database fundamental quan trọng. Tuy nhiên các bạn học SQL nhưng không có điều kiện ứng dụng trong công việc sẽ khó thành thạo và ngấm được hết để chuyển đổi tư duy sang các công cụ khác.


À đương nhiên SQL là cần biết, mình không phản đối cái đó. Mình đang muốn các bạn newbie có cái nhìn đúng hơn về PBI thôi, không thì cứ thấy kéo thả là lên chart thì nghĩ là ngon

Mình cũng có vài case nhìn thấy mình làm, nhìn thấy tương tác bắt mắt thì hỏi, mình cũng hướng dẫn, cũng headsup là nó không dễ vậy đâu, vẫn nghĩ là dễ, xong bỏ ngang.

Riêng cái việc data chưa model chuẩn, kéo vào cái chart thì PBI tự group vào các năm/quý/tháng/ngày, là đã không sử dụng được rồi.



Sao aggressive vậy thím, mình chỉ muốn đưa đủ context, đặc biệt là cho các bạn mới thôi

Mình nghĩ SQL không có tương đương với M, từ mục đích sử dụng tới logic tới syntax. Thím đưa một bạn thành thạo SQL vào Power Query rồi hỏi dùng, kể cả hỏi logic thôi, đảm bảo bị cứng ngay.

Quan điểm của mình nhé, chưa hiểu filter context, chưa viết được một cái CALCULATE(FILTER) nào, chưa sử dụng được time intelligence thì không thể gọi là "biết dùng PBI". Cái đó với mình mới là floor thôi ấy...

Hồi trước mình cũng dạo một vòng mấy course trên mạng về PBI, thì thấy chủ yếu nội dung xoay quanh "import data set siêu sạch này, load data xong, giờ kéo cái field này vào chart, xong, bạn đã biết Power BI". Cái đó dẫn tới ấn tượng sai, và cả cách làm sai nữa.

Mình cũng ủng hộ quan điểm học SQL cho tất cả các bạn có định hướng làm việc với dữ liệu. Chỉ là như thím, muốn để các bạn nắm được rõ context của việc học này.

Cả hệ sinh thái Power BI nói chung rất rộng, muốn thành thạo nó SQL là quan trọng nhưng không hẳn là bắt buộc. Và cũng không nên để các bạn hiểu kiểu Power BI là subset của SQL, học SQL xong sẽ có thể thành thạo Power BI ở mức tương đương.

Yếu tố nữa cần cân nhắc với các bạn là môi trường làm việc và các bạn ứng dụng như thế nào? Các khóa học sẽ mang lại kiến thức foundation, định hướng cách học tập và hỗ trợ các bạn trong giai đoạn đầu. Nếu học xong các bạn không làm thường xuyên thì lấy gì cạnh tranh với những người cũng học đầy đủ và làm việc đó hàng ngày?

Nhân tiện để các bạn khỏi suy nghĩ nhiều thì vẫn có combo data analytics foundation, không chọn được thì chọn cả 2 cho nhanh:

https://home.datapot.vn/product/combo-data-analytics-foundation/

Khóa gần nhất khai giảng T3 tuần sau.

Khóa này không phải kiểu khóa học các bạn ngồi nghe cho vui, chán quá thì bỏ đấy, cuối khóa thì phát chứng chỉ rồi tung hô nhau lên trời. Thế nên mình lưu ý luôn với mấy Vozer kẻo sau này lại tranh cãi mất hay:
1. Bên mình không bán thuốc học giỏi, mình có thể cam kết team sẽ support các bạn tối đa có thể nhưng không học thay các bạn được.
2. Học online sẽ vất vả hơn offline do phải thực hành nhiều và follow khó. Nên các nội dung thực hành các bạn sẽ được gửi trước để tham khảo, gửi sau buổi học để làm lại.
3. Thời gian chính của khóa học các bạn nên tận dụng để giải quyết các vấn đề các bạn gặp phải khi thực hành, làm bài tập hoặc áp dụng vào công việc.
 
Có web nào dạy học online tốt kô mấy thím.

em cùng câu hỏi với thím này

Khóa này nhiều chứng chỉ nhỏ, các bạn follow và collect dần, khá đầy đủ:
https://www.coursera.org/professional-certificates/google-data-analytics

Cho các bạn đang làm việc với đồ Microsoft hoặc Power BI:
https://docs.microsoft.com/en-us/learn/certifications/exams/da-100

Có đầu tư thì góp nhau mua Acc DataCamp học cũng ổn.

Và các web online khác, mời các bạn khác bổ sung.
 
code web app python 4 năm cũng đang định sang làm dữ liệu, bác có thể chia sẻ em nên bắt đầu từ đâu không, em cũng chưa hình dung ra công việc này làm gì
sql query thì em cũng khá
Bắt đầu bằng cách tập trả lời câu hỏi tại sao, chuyện gì đang xảy ra dựa vào mớ data bạn thu thập được, Tại sao doanh số tháng này thấp hơn tháng trước, tại sao tháng này doanh số thuốc lá tăng nhưng beer lại giảm blabal, bạn phải kết hợp những con số trong data và các điều kiện, yếu tố khác nữa thì kết quả mới có độ tin cậy cao
Mấy bạn làm DA nhạy cảm với mấy con số này vãi, và góc nhìn của DA rất rộng
 
Mình hiện đang làm Equity Analyst nhưng mà việc viết báo cáo đa phần, mình nghĩ ở các cty chứng khoán hoặc quỹ cũng chỉ làm thủ công. Đa phần là dự đoán bằng kinh nghiệm mà ko back test. Kiến thức về tài chính mình cũng đc kha khá, nhưng ko biết chủ thớt có gợi ý gì về việc nghiên cứu data analysis theo hướng nào. Mình thấy việc làm tay ntn khá là chủ quan. Viết ra đúng thì ôi tôi giỏi vãi lol, forecast sai thì chả thấy ai chịu trách nhiệm vô hình chung làm cho các báo cáo khá là chủ quan và ko có giá trị định lượng :beat_brick:.

Thành ra đa phần khi đọc báo cáo mình chỉ đọc tới phần định tính và đánh giá BCTC là ngưng. Phần định giá là phần tào lao nhất :beat_brick:. Thích bn là có bấy nhiêu thôi, back test ko có.

Thêm nữa là Machine Learning, ko biết mấy cái này có ai đã áp dụng trong ngành tài chính chưa nhỉ.
 
Đào mộ tí, hiện mình đang làm Trade Marketing specialist của cty fintech. Hiện đang chuyển dần qua Brand MKT. Thực tế trong công việc thì có team BI, BA đã cung cấp các Dashboard thông thường rồi, tuy nhiên nhiều khi model của các bạn cung cấp không đáp ứng đủ kết quả trả về để phân tích nên mình muốn chủ động thay đổi các trường, hoặc custom trên dashboard có sẵn để đưa ra các báo cáo của bộ phận khi cần.
Bên mình dùng cả Power BI (team Kế hoạch), Data studio (team MKT). Thì nên bắt đầu từ đâu hay bắt đầu từ công cụ nào? có khoá nào học online mùa dịch hợp lý không? Nhờ các bác tư vấn :p
 
Mình hiện đang làm Equity Analyst nhưng mà việc viết báo cáo đa phần, mình nghĩ ở các cty chứng khoán hoặc quỹ cũng chỉ làm thủ công. Đa phần là dự đoán bằng kinh nghiệm mà ko back test. Kiến thức về tài chính mình cũng đc kha khá, nhưng ko biết chủ thớt có gợi ý gì về việc nghiên cứu data analysis theo hướng nào. Mình thấy việc làm tay ntn khá là chủ quan. Viết ra đúng thì ôi tôi giỏi vãi lol, forecast sai thì chả thấy ai chịu trách nhiệm vô hình chung làm cho các báo cáo khá là chủ quan và ko có giá trị định lượng :beat_brick:.

Thành ra đa phần khi đọc báo cáo mình chỉ đọc tới phần định tính và đánh giá BCTC là ngưng. Phần định giá là phần tào lao nhất :beat_brick:. Thích bn là có bấy nhiêu thôi, back test ko có.

Thêm nữa là Machine Learning, ko biết mấy cái này có ai đã áp dụng trong ngành tài chính chưa nhỉ.
bạn làm bên quỹ đầu tư như vietcapital hay gì phải ko vậy, bên mảng đấy có hay tuyển IB không, ít khi nào thấy quỹ đăng tuyển mà cũng ko biết đầu vào cần kinh nghiệm, chuyên môn tài chính giỏi hay trọng hình thức nữa, nếu chỉ tuyển mấy em mới ra trường đẹp trai xinh gái thì dân tài chính doanh nghiệp nhảy ngang có đc ko?
 
MS có gửi cho mình thư mời sự kiện đào tạo online, free cả voucher để thi chứng chỉ.
Mình copy lại fb sang đây.

Nội dung đào tạo này xung quanh Data Fundamentals, nên học để hình dung các concept cơ bản về dữ liệu nếu chưa làm nhiều.

Có thím nào đăng ký học mà cần code 100 USD Azure Cloud để thực hành thì comment ở topic này, mình sẽ gửi riêng.

Học và thi chứng chỉ Azure Data Fundamentals hoàn toàn miễn phí.
Microsoft có tổ chức Microsoft Azure Virtual Training Day: Data Fundamentals.Khóa học diễn ra vào 2 ngày 17, 18/08. 9h00 - 12h00 giờ VN.
Nội dung đào tạo về các khái niệm cơ bản về dữ liệu và ứng dụng trên nền tảng Azure.
Sau đào tạo mọi người có thể đăng ký thi để nhận chứng chỉ Azure Data Fundamentals từ Microsoft hoàn toàn miễn phí.
Các bạn có thể đăng ký tại link này: https://mktoevents.com/Microsoft+Event/286889/157-GQE-382
Đúng như tính chất Data Fundamentals, các bạn làm Data ở bất kể vị trí nào đều nên biết về những nội dung nhập môn này.
Nếu cần hỗ trợ thủ tục hoặc đăng ký, mọi người có thể comment tại đây hoặc inbox cho mình.
 
Mình hiện đang làm Equity Analyst nhưng mà việc viết báo cáo đa phần, mình nghĩ ở các cty chứng khoán hoặc quỹ cũng chỉ làm thủ công. Đa phần là dự đoán bằng kinh nghiệm mà ko back test. Kiến thức về tài chính mình cũng đc kha khá, nhưng ko biết chủ thớt có gợi ý gì về việc nghiên cứu data analysis theo hướng nào. Mình thấy việc làm tay ntn khá là chủ quan. Viết ra đúng thì ôi tôi giỏi vãi lol, forecast sai thì chả thấy ai chịu trách nhiệm vô hình chung làm cho các báo cáo khá là chủ quan và ko có giá trị định lượng :beat_brick:.

Thành ra đa phần khi đọc báo cáo mình chỉ đọc tới phần định tính và đánh giá BCTC là ngưng. Phần định giá là phần tào lao nhất :beat_brick:. Thích bn là có bấy nhiêu thôi, back test ko có.

Thêm nữa là Machine Learning, ko biết mấy cái này có ai đã áp dụng trong ngành tài chính chưa nhỉ.

Chào đồng nghiệp.
Mình từng làm sản phẩm core cho 1 công ty top thị trường về dữ liệu tài chính . (Bán dữ liệu cho công ty chứng khoán). Giờ cũng đang lead dự án MIS của 1 công ty chứng khoán. Và build phần hạ tầng dữ liệu của 1 quỹ tư nhân > 500 tỷ NAV.

Đúng là mảng này các bác bói số thì nhiều, nhất làm mấy phòng nghiên cứu. Viết báo cáo toàn công nghệ đời tống xong tính toán sai bản chất tùm lum.

Còn mấy bác kiếm được tiền từ dữ liệu thì bật mode ẩn danh hết rồi. Như quỹ mình làm hạ tầng cho họ vẫn kiếm tiền từ dữ liệu đều đều.

Có bác điều hành quỹ lớn mình biết thì chỉ cần dữ liệu cơ bản, nhưng họ tự build nguyên một bộ riêng để tự tính từng chỉ số một (có điều chỉnh) chứ không tin tưởng các chỉ số có sẵn luôn.
 
Đào mộ tí, hiện mình đang làm Trade Marketing specialist của cty fintech. Hiện đang chuyển dần qua Brand MKT. Thực tế trong công việc thì có team BI, BA đã cung cấp các Dashboard thông thường rồi, tuy nhiên nhiều khi model của các bạn cung cấp không đáp ứng đủ kết quả trả về để phân tích nên mình muốn chủ động thay đổi các trường, hoặc custom trên dashboard có sẵn để đưa ra các báo cáo của bộ phận khi cần.
Bên mình dùng cả Power BI (team Kế hoạch), Data studio (team MKT). Thì nên bắt đầu từ đâu hay bắt đầu từ công cụ nào? có khoá nào học online mùa dịch hợp lý không? Nhờ các bác tư vấn :p

Mình + 1 cho Power BI vì tính đa dụng của nó.

Nếu bạn có khả năng tự học tốt, muốn tự bơi thì có thể tham khảo learning path của MS, cũng đầy đủ và cấu trúc tốt:
https://docs.microsoft.com/en-us/learn/certifications/exams/da-100

Và tham khảo group này để trao đổi thêm: https://www.facebook.com/groups/da100vn

Nếu bạn muốn học trực tiếp với giảng viên hướng dẫn, thúc đẩy trong quá trình học thì có thể tham khảo và ủng hộ khóa học ở chỗ mình. Bên mình là Learning Partner của Microsoft, khóa học tổ chức theo tiêu chuẩn của hãng:
https://home.datapot.vn/product/powerbi-and-analytical-thinking/

Học có giảng viên hướng dẫn thì sẽ có người hệ thống kiến thức, nhấn mạnh và giải thích kỹ hơn về các concept quan trọng, hướng dẫn các tips, tricks kinh nghiệm trong quá trình học và ứng dụng vào công việc nữa.
 
Học business và luật, mục tiêu lâu dài là làm về dự án, nhưng em tự thấy tương đối nhạy về data, cũng biết chút ít excel với ggsheet, nên đang tự học SQL để tự xử lý được sâu hơn mấy thứ liên quan đến dữ liệu gốc.

hôm trước em đăng ký 1 khoá DA, nhưng chắc không qua được bài test đầu vào, vì họ test toàn xác suất thống kê với cả python. :( XSTK thì quên sạch rồi, python thì không biết. =((
 
bạn làm bên quỹ đầu tư như vietcapital hay gì phải ko vậy, bên mảng đấy có hay tuyển IB không, ít khi nào thấy quỹ đăng tuyển mà cũng ko biết đầu vào cần kinh nghiệm, chuyên môn tài chính giỏi hay trọng hình thức nữa, nếu chỉ tuyển mấy em mới ra trường đẹp trai xinh gái thì dân tài chính doanh nghiệp nhảy ngang có đc ko?
Vietcap nó có cả đầu tư, chứng khoán, vv.. Ngành tài chính đầu tư nói chung ngoại trừ customer service (tiếp khách và tư vấn KH) thì éo có cái position nào trọng hình thức cả :beat_brick:. Ngành này hơi đặc thù là ngoài khả năng tính toán, tư duy logic phải cực tốt thì còn phải hiểu về ngành, thậm chí ở nc ngoài còn đòi hỏi đến mức có thể hiểu biết về kỹ thuật (vd như phân tích ngành IT thì phải hiểu biết về code, database các kiểu luôn),ở VN thì ko cần sâu như thế nhưng vd như mình làm thép thì phải biết các sp thép làm ra sẽ phải qua các công đoạn nào, máy móc gì, nguyên liệu gì,kỹ thuật gì,tiêu chuẩn chất lượng,đặc thù nganh, vv.

Ngành chủ yếu có 2 bên, sell side và buy side. Sell side đa phần là các công ty chứng khoán (ăn phí và phí tư vấn tùy nơi). Buy side thường là các quỹ hoặc tay to, đòi hỏi team nghiên cứu phải cực giỏi. Ở VN đang thừa analyst, đa phần được nhận làm phân tích thường profile khá khủng do đầu ra các ĐH sl lớn, nhưng nhu cầu ít nên các analyst cho dù có làm ngành khác vẫn giỏi như thường miễn có thời gian học, kể cả IT coding vì tư duy logic của mấy bạn này cực xịn. Lương ngang hoặc thấp hơn IT 1 chút chưa tính làm deal, giỏi mồm mép kiếm deal thì IT lương sợ ko có cửa luôn. 1 deal ăn chia mấy tỉ là nhỏ :beauty:, và thường IT cũng có project nhưng ko nhiều như deal tài chính đâu, quan trọng là đủ sức bước vào ko ấy. Làm deal thì đa phần IB sẽ kết hợp với research. Tóm lại, hình thức trong ngành tài chính = 0 trừ mô giới dụ trai hám gái, mà MG ko có kiến thức phân tích kỹ thuật thì đẹp tới cỡ nào mà tk đưa cho đám gái đẹp mất tiền xong cũng đek thấy nó đẹp nữa đâu :beat_brick:. CÒn backdoor trình tầm tầm ko có cửa, nên chuyển ngành khuyên thật :beat_brick:. Còn tài chính dn mà kiểu kế toán nhập liệu vẫn có cửa nếu am hiểuthật sâu BCTC. Biết dòng tiền chảy như nào và có khả năng phân tích các dòng tiền này, thì thêm tiếng Anh IELTS ít nhất 6.5 hoặc 7.0 (cái này thật ko chém, ko tin vào cứ bảo IELTS 6.0 HR nó cảm ơn bạn đến dự ngay, đơn giản vì ngành này 1 ngày đọc 50 trang tài liệu nc ngoài là bthg), khả năng tư duy logic tốt vài hiểu biết về định giá tài sản tài chính (CP, Trái phiếu, vv) thì ok, thiếu 1 trong những thứ trên tốt nhất đừng nghĩ tớiviệc HR xem CV.
 
Last edited:
Chào đồng nghiệp.
Mình từng làm sản phẩm core cho 1 công ty top thị trường về dữ liệu tài chính . (Bán dữ liệu cho công ty chứng khoán). Giờ cũng đang lead dự án MIS của 1 công ty chứng khoán. Và build phần hạ tầng dữ liệu của 1 quỹ tư nhân > 500 tỷ NAV.

Đúng là mảng này các bác bói số thì nhiều, nhất làm mấy phòng nghiên cứu. Viết báo cáo toàn công nghệ đời tống xong tính toán sai bản chất tùm lum.

Còn mấy bác kiếm được tiền từ dữ liệu thì bật mode ẩn danh hết rồi. Như quỹ mình làm hạ tầng cho họ vẫn kiếm tiền từ dữ liệu đều đều.

Có bác điều hành quỹ lớn mình biết thì chỉ cần dữ liệu cơ bản, nhưng họ tự build nguyên một bộ riêng để tự tính từng chỉ số một (có điều chỉnh) chứ không tin tưởng các chỉ số có sẵn luôn.
Mình đoán có chữ T hoặc F ngay đầu nếu thật sự bên fen đủ lực. Phần các bạn làm research làm số bói thì chưa chắc vì có lẽ bạn tiếp xúc vs sell side nhiều (mấy bạn này ko phải chịu tn về báo cáo, phần nữa là các CTCK đôi khi lái giá CP và úp bô chính KH của mình :beat_brick: nên cố tính định giá sai lùa gà), khi bạn tx với phân tích quỹ sẽ thấy lúc này tiền túi bỏ ra thì nó sẽ khác (báo cáo sai là đuôi thẳng cổ, nhưng lương ko bao giờ dưới $3000 net chưa tính thưởng phải vài trăm tùy vào độ chính xác, bạn viết bc càng đúng thì càng nhiều $, và đương nhiên họ phải xạo lol với ng ta là họ làm đại làm đùa chứ ko bạn chả cả ngày hỏi họ mua con này con kia đc ko :beat_brick:).

Tuy nhiên, công nghệ đúng là thứ mà các analyst còn thiếu vì họ đã quá bận vs các CFA, 1 báo cáo đòi hỏi phân tích viên tìm đến cọng lông chân của doanh nghiệp. Tuy nhiên back test là thứ mà phân tích viên thiếu. Ngoài ra lượng dữ liệu tài chính quá lơn nên khi họ muốn tìm phải mất nhiều thời gian, vv. Mình muốn xem thử DB và DA có thể giúp ít được gì trong tài chính và nếu được có thể build đc AI cho việc lọc CP ko. Còn AI phân tích CP, cơ bản thì đc nhưng DN chiêu trò, cook số thì bố AI cũng chịu.

Nhưng mình học ở nước ngoài, thấy Fintech họ áp dụng để giảm thiểu các thao tác thừa như giấy tờ, retrieve data, vv. Mình mong muốn học để hiểu thêm để có thể áp dụng ko chứ có mỗi cái não và tựa tựa như các phân tích khác thì sớm đào thải, thật lòng mà nói ngành này lừa lọc nhau như cơm bữa :sad:. Tay to chơi lớn, cóc nhái thì chơi nhau, cuối cùng ai não sạn nhất thì còn.
 
Mình đoán có chữ T hoặc F ngay đầu nếu thật sự bên fen đủ lực. Phần các bạn làm research làm số bói thì chưa chắc vì có lẽ bạn tiếp xúc vs sell side nhiều (mấy bạn này ko phải chịu tn về báo cáo, phần nữa là các CTCK đôi khi lái giá CP và úp bô chính KH của mình :beat_brick: nên cố tính định giá sai lùa gà), khi bạn tx với phân tích quỹ sẽ thấy lúc này tiền túi bỏ ra thì nó sẽ khác (báo cáo sai là đuôi thẳng cổ, nhưng lương ko bao giờ dưới $3000 net chưa tính thưởng phải vài trăm tùy vào độ chính xác, bạn viết bc càng đúng thì càng nhiều $, và đương nhiên họ phải xạo lol với ng ta là họ làm đại làm đùa chứ ko bạn chả cả ngày hỏi họ mua con này con kia đc ko :beat_brick:).

Tuy nhiên, công nghệ đúng là thứ mà các analyst còn thiếu vì họ đã quá bận vs các CFA, 1 báo cáo đòi hỏi phân tích viên tìm đến cọng lông chân của doanh nghiệp. Tuy nhiên back test là thứ mà phân tích viên thiếu. Ngoài ra lượng dữ liệu tài chính quá lơn nên khi họ muốn tìm phải mất nhiều thời gian, vv. Mình muốn xem thử DB và DA có thể giúp ít được gì trong tài chính và nếu được có thể build đc AI cho việc lọc CP ko. Còn AI phân tích CP, cơ bản thì đc nhưng DN chiêu trò, cook số thì bố AI cũng chịu.

Nhưng mình học ở nước ngoài, thấy Fintech họ áp dụng để giảm thiểu các thao tác thừa như giấy tờ, retrieve data, vv. Mình mong muốn học để hiểu thêm để có thể áp dụng ko chứ có mỗi cái não và tựa tựa như các phân tích khác thì sớm đào thải, thật lòng mà nói ngành này lừa lọc nhau như cơm bữa :sad:. Tay to chơi lớn, cóc nhái thì chơi nhau, cuối cùng ai não sạn nhất thì còn.

Mình làm từ thời chữ đầu là S, giờ đổi tên sang chữ F rồi.

Đồng ý với thím là có nhiều quan liêu, sell-side loạn hơn vì ít trách nhiệm, số lượng sản phẩm cũng nhiều nữa. Trước mình có tổng hợp dữ liệu gợi ý mua, bán của các công ty CK vào xem có hiệu quả thật không; kết quả là không nhé. Buy-side nghiêm túc hơn tí, nhưng cũng nhiều kèo ảo. Cũng có các case kiểu sếp chốt mua rồi, analyst làm số sao cho việc mua đấy hợp lý.

Túm lại là mỗi ông 1 việc, và một số analyst không áp lực làm đúng mà chỉ cần tròn vai cho các mục đích khác của doanh nghiệp. Còn số họ thực sự đầu tư bằng dữ liệu ra tiền vẫn có nhưng thường thích ẩn dật.

Như thím nói, Analyst giờ thiếu về công nghệ, thiếu cả tính chủ động học. Giờ mọi thứ thay đổi quá nhanh nên muốn làm tốt cái gì cũng phải linh hoạt. Mà muốn nhanh và linh hoạt thì phải có kỹ năng về công nghệ, học nhanh và tư duy làm việc sao cho hiệu quả.

Bỏ qua mấy cái hào nhoáng bên ngoài, tư tưởng của mình là cứ cái gì làm công việc hiệu quả hơn thì thử. Cứ cải tiến từng thứ nhỏ nhỏ một rồi nó sẽ tích lại ra thành quả lớn.
 
Mình làm từ thời chữ đầu là S, giờ đổi tên sang chữ F rồi.

Đồng ý với thím là có nhiều quan liêu, sell-side loạn hơn vì ít trách nhiệm, số lượng sản phẩm cũng nhiều nữa. Trước mình có tổng hợp dữ liệu gợi ý mua, bán của các công ty CK vào xem có hiệu quả thật không; kết quả là không nhé. Buy-side nghiêm túc hơn tí, nhưng cũng nhiều kèo ảo. Cũng có các case kiểu sếp chốt mua rồi, analyst làm số sao cho việc mua đấy hợp lý.

Túm lại là mỗi ông 1 việc, và một số analyst không áp lực làm đúng mà chỉ cần tròn vai cho các mục đích khác của doanh nghiệp. Còn số họ thực sự đầu tư bằng dữ liệu ra tiền vẫn có nhưng thường thích ẩn dật.

Như thím nói, Analyst giờ thiếu về công nghệ, thiếu cả tính chủ động học. Giờ mọi thứ thay đổi quá nhanh nên muốn làm tốt cái gì cũng phải linh hoạt. Mà muốn nhanh và linh hoạt thì phải có kỹ năng về công nghệ, học nhanh và tư duy làm việc sao cho hiệu quả.

Bỏ qua mấy cái hào nhoáng bên ngoài, tư tưởng của mình là cứ cái gì làm công việc hiệu quả hơn thì thử. Cứ cải tiến từng thứ nhỏ nhỏ một rồi nó sẽ tích lại ra thành quả lớn.
Bác cho em hỏi: background em là kinh tế chung chung, h học 1 khóa lập trình cơ bản của aptech xong r nhảy vô làm mảng này ổn không bác? Mong bác trả lời. Em xin cảm ơn!
 
Vietcap nó có cả đầu tư, chứng khoán, vv.. Ngành tài chính đầu tư nói chung ngoại trừ customer service (tiếp khách và tư vấn KH) thì éo có cái position nào trọng hình thức cả :beat_brick:. Ngành này hơi đặc thù là ngoài khả năng tính toán, tư duy logic phải cực tốt thì còn phải hiểu về ngành, thậm chí ở nc ngoài còn đòi hỏi đến mức có thể hiểu biết về kỹ thuật (vd như phân tích ngành IT thì phải hiểu biết về code, database các kiểu luôn),ở VN thì ko cần sâu như thế nhưng vd như mình làm thép thì phải biết các sp thép làm ra sẽ phải qua các công đoạn nào, máy móc gì, nguyên liệu gì,kỹ thuật gì,tiêu chuẩn chất lượng,đặc thù nganh, vv.

Ngành chủ yếu có 2 bên, sell side và buy side. Sell side đa phần là các công ty chứng khoán (ăn phí và phí tư vấn tùy nơi). Buy side thường là các quỹ hoặc tay to, đòi hỏi team nghiên cứu phải cực giỏi. Ở VN đang thừa analyst, đa phần được nhận làm phân tích thường profile khá khủng do đầu ra các ĐH sl lớn, nhưng nhu cầu ít nên các analyst cho dù có làm ngành khác vẫn giỏi như thường miễn có thời gian học, kể cả IT coding vì tư duy logic của mấy bạn này cực xịn. Lương ngang hoặc thấp hơn IT 1 chút chưa tính làm deal, giỏi mồm mép kiếm deal thì IT lương sợ ko có cửa luôn. 1 deal ăn chia mấy tỉ là nhỏ :beauty:, và thường IT cũng có project nhưng ko nhiều như deal tài chính đâu, quan trọng là đủ sức bước vào ko ấy. Làm deal thì đa phần IB sẽ kết hợp với research. Tóm lại, hình thức trong ngành tài chính = 0 trừ mô giới dụ trai hám gái, mà MG ko có kiến thức phân tích kỹ thuật thì đẹp tới cỡ nào mà tk đưa cho đám gái đẹp mất tiền xong cũng đek thấy nó đẹp nữa đâu :beat_brick:. CÒn backdoor trình tầm tầm ko có cửa, nên chuyển ngành khuyên thật :beat_brick:. Còn tài chính dn mà kiểu kế toán nhập liệu vẫn có cửa nếu am hiểuthật sâu BCTC. Biết dòng tiền chảy như nào và có khả năng phân tích các dòng tiền này, thì thêm tiếng Anh IELTS ít nhất 6.5 hoặc 7.0 (cái này thật ko chém, ko tin vào cứ bảo IELTS 6.0 HR nó cảm ơn bạn đến dự ngay, đơn giản vì ngành này 1 ngày đọc 50 trang tài liệu nc ngoài là bthg), khả năng tư duy logic tốt vài hiểu biết về định giá tài sản tài chính (CP, Trái phiếu, vv) thì ok, thiếu 1 trong những thứ trên tốt nhất đừng nghĩ tớiviệc HR xem CV.
thanks bạn, mình cũng tìm hiểu cái này khá nhiều, nhưng theo bạn thì để theo ngành phân tích quỹ buy side thì có thể bắt đầu từ vị trí nào và nên ứng tuyển ở những quỹ/công ty đặc điểm như thế nào, ngoài ra cần phấn đấu đạt đc mốc nào? mình thì có nền tảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng thẩm định, tiếng anh và hiện đang bổ sung thêm kiến thức về qly tài chính, danh mục thông qua cfa. Sorry bạn hỏi hơi chi tiết 1 tí, bữa interview bên McK tạch vòng 2 hơi nản, cơ bản vẫn muốn dấn thân vào IB :)
 
thanks bạn, mình cũng tìm hiểu cái này khá nhiều, nhưng theo bạn thì để theo ngành phân tích quỹ buy side thì có thể bắt đầu từ vị trí nào và nên ứng tuyển ở những quỹ/công ty đặc điểm như thế nào, ngoài ra cần phấn đấu đạt đc mốc nào? mình thì có nền tảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng thẩm định, tiếng anh và hiện đang bổ sung thêm kiến thức về qly tài chính, danh mục thông qua cfa. Sorry bạn hỏi hơi chi tiết 1 tí, bữa interview bên McK tạch vòng 2 hơi nản, cơ bản vẫn muốn dấn thân vào IB :)
Muốn đi phân tích quỹ thì mình thấy con đường dễ đi nhất là bạn đi apply bên sell side để có thêm kinh nghiệm kiến thức các ngành. Cơ mà IB và phân tích cho quỹ là 2 thứ khác nhau mà nhỉ, 1 cái làm deal, 1 cái làm research, cơ bản phải phân biệt 2 jobs này bản chất khác nhau, đôi khi có support nhau thôi. IB - đi thẳng vào các định chế tài chính (Ngân hàng, quỹ, CTCK) làm IB luôn (IB đòi hỏi luật và khả năng đánh giá dòng tiền), Research - đi vào các CTCK làm trước, build knowdledge về ngành, về quản trị, tài chính doanh nghiệp, đến khi có tiếng thì xin vào quỹ. Vào quỹ lương cao nhưng xác định làm lòi mồm nhé, nhưng return cao :beauty:

Đồng ý với thím là có nhiều quan liêu, sell-side loạn hơn vì ít trách nhiệm, số lượng sản phẩm cũng nhiều nữa. Trước mình có tổng hợp dữ liệu gợi ý mua, bán của các công ty CK vào xem có hiệu quả thật không; kết quả là không nhé. Buy-side nghiêm túc hơn tí, nhưng cũng nhiều kèo ảo. Cũng có các case kiểu sếp chốt mua rồi, analyst làm số sao cho việc mua đấy hợp lý.
Buy sell mình ko biết bạn lấy thông tin ở đâu hay tiếp xúc vs analyst quỹ nào. Nhưng buy side ng ta đánh giá rất kỹ, mình chưa thấy buy side nào làm kèo ảo để đưa ra quyết định ảo, vì đơn giản họ có thể mất việc ngay lập tức :sad:, còn nếu đã chốt thì đó là do bên trên chứ analyst vẫn thừa khả năng để đánh giá các rủi ro/cơ hội của doanh nghiệp. Ở cơ sở đặt bạn cầm 100 tỷ. 1 tháng bạn bỏ hơn 40tr/analyst, mà 1 quỹ bao h chỉ 1 analyst. Tính chung ra 1 năm chắc phải vài tỷ tiền research chưa tính thưởng. Thì với tư cách bạn là chủ fund, nếu kèo ảo bác cũng sẽ ko rảnh chi tiền tỷ đâu.
 
Back
Top