Đề thi văn ra bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Status
Not open for further replies.
tôi hỏi ngu: ý nghĩa thực sự việc làm những bài thi phân tích này giúp gì cho học sinh/mình vậy?
yBBewst.png


kiểu như giúp mình biết yêu văn học, biết cảm nhận cuộc sống, tăng cường khả năng phân tích, suy luận, ... hay như nào như nào ấy ?
Vì anh hỏi ngu nên có giải thích anh cũng k hiểu đâu fen, theo t thì kệ nó đừng quan tâm
 
Đề thi Cao khảo của TQ chủ yếu là bài nghị luận xã hội, thường thì thấy là đề mở để học sinh tự lựa chọn phát triển quan điểm.
Tôi thấy đề thi đó mới khuyến khích học sinh trong quá trình ôn luyện phải đọc nhiều, luyện tập các "kĩ thuật" lập luận, sử dụng ngôn từ, xây dựng văn phong riêng của mình, chứ không phải chăm chăm vào bản thân của cái "ý" như trường hợp phân tích văn học của VN.
Cảm giác môn văn học ở VN mang tính chất chính trị quá nhiều.
Năm sau đề theo ctrinh mới rồi toàn đề mở thôi :LOL: hóng phết bác ạ
 
Năm sau đề theo ctrinh mới rồi toàn đề mở thôi :LOL: hóng phết bác ạ
Thế à, lâu rồi tôi không biết bây giờ SGK dạy gì cho học sinh (mặc dù cứ nghe đổi chương trình xoành xoạch). Có vẻ dạy con nít thì thay đổi chứ cấp 3 thì chẳng thay đổi gì.
Hôm trước đi nhà sách mở thử SGK cấp 2 thì thấy in màu đẹp hơn, coi như có "đổi mới".
 
Bài này mấy chục năm trước cũng thi miết, chỉ nhớ nó dài vl, lấy văn mẫu học mà phang thôi vì đoé thẩm nổi văn thơ, nhưng vẫn cảm ơn môn văn , nhờ nó còn biết nhắn tin tán gái
 
:shame: năm sau ra nghị luận xã hội: yêu cầu các em học sinh phân tích tình hình đất nước sau thời kỳ đốt lò thì thực tế hơn
 
tôi hỏi ngu: ý nghĩa thực sự việc làm những bài thi phân tích này giúp gì cho học sinh/mình vậy?
yBBewst.png


kiểu như giúp mình biết yêu văn học, biết cảm nhận cuộc sống, tăng cường khả năng phân tích, suy luận, ... hay như nào như nào ấy ?
Hồi đi học hay có kiểu: Nêu cảm nghĩ của em; Nêu ý kiến của em về vấn đề abc,... Xong cô giáo phê: "Không đúng ý, không hiểu bài". Mịa nó bắt ngta nêu suy nghĩ của nta xong bảo k đúng ý nó. Hài vãi.
 
đúng rồi anh, mà vẻ đẹp này nó bị đóng khung thành 1 tiêu chuẩn cứng ngắc
U1gQ2yx.png
.
nhưng tôi thấy dạy hs cảm nhận được cái hay của 1 tác phẩm văn học nào đó theo ý của nó cũng không đơn giản, vì để thấy cái hay thì phải ít nhất đồng cảm được với nội dung tác phẩm hay thông điệp mà ông tác giả muốn truyền tải.
ví dụ như trong chương trình c3 ngày xưa có dạy cái bài "đàn guitar của lorca" là 1 bài thơ theo trường phái siêu thực, hồi đó đọc bài này tôi chả hiểu ông tác giả muốn truyền tải điều gì thì làm sao để cảm nhận?
vì thế nên mới phải gò bọn học sinh vô 1 cái khía cạnh hay ho nào đó của tác phẩm để bắt tụi nó cảm nhận theo đó, xem cái hay đó là 1 luận điểm để từ đó triển khai lập luận.
nxZBkJg.png
Thôi tôi nói thế này cho dễ hiểu nhé, chúng ta khi còn trẻ đầu óc chúng ta ko nghĩ được nhu các anh vozer bây giờ chém gió trên này đâu. Có dạy cho các anh mở mang nghị luận này nọ thì các anh vẫn sẽ luôn chê cái môn văn đấy nhàm chán đek có giá trị gì cả. Đến đọc sách các anh còn khó đọc và chỉ chơi điện tử truyện tranh. Tôi đảm bảo các anh rằng phần lớn chúng ta đọc khi còn trẻ toàn là những thứ ko thể dạy trong nhà trường được. Mà những cái các anh đã đọc hay đang đọc hiện nay thì tác giả xuất phát điểm cũng học những thứ như các anh đã từng học thôi. Văn học nó mang tính trải nghiệm, con trẻ lấy đâu ra trải nghiệm ngoài đi học để mà viết cho hợp ý ngươi đọc người chấm bài lại là người có nhiều trải nghiệm hơn các em??
Nói chung dạy văn 1000 em thì may ra được 1 2 em sau này học theo sâu.
 
Chỉ cần cãi nhau tay đôi với bà bán thịt lợn là biết văn học nó qua trọng thế nào , người giỏi văn nói 2-3 câu thôi là đối phương muốn xung huyết rồi không cần nói nhiều
người có văn hóa ai lại đôi co với bà bán thịt?
 
Có 1 đoạn thơ rất hay của 1 Tiến sĩ, cựu chiến binh mặt trận biên giới 1979

"Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
Kẻ trở về ăn - sống - ở ra sao ?"

Dùng từ rất hay, "người" và "kẻ" :)
Kẻ = người, là 1 từ thay thế tương đương.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thôi tôi nói thế này cho dễ hiểu nhé, chúng ta khi còn trẻ đầu óc chúng ta ko nghĩ được nhu các anh vozer bây giờ chém gió trên này đâu. Có dạy cho các anh mở mang nghị luận này nọ thì các anh vẫn sẽ luôn chê cái môn văn đấy nhàm chán đek có giá trị gì cả. Đến đọc sách các anh còn khó đọc và chỉ chơi điện tử truyện tranh. Tôi đảm bảo các anh rằng phần lớn chúng ta đọc khi còn trẻ toàn là những thứ ko thể dạy trong nhà trường được. Mà những cái các anh đã đọc hay đang đọc hiện nay thì tác giả xuất phát điểm cũng học những thứ như các anh đã từng học thôi. Văn học nó mang tính trải nghiệm, con trẻ lấy đâu ra trải nghiệm ngoài đi học để mà viết cho hợp ý ngươi đọc người chấm bài lại là người có nhiều trải nghiệm hơn các em??
Nói chung dạy văn 1000 em thì may ra được 1 2 em sau này học theo sâu.
Đúng bác ạ, rất khó để tìm được người học theo sâu về văn học, và hầu hết nó ở các lớp chuyên Văn rồi. Môn này tính ra cần sáng tạo và ngôn từ phong phú mới đi sâu được. Quan trọng là tâm hồn có đủ bay bổng để ra chữ nghĩa không.
Đây là ý kiến riêng của em thôi nha, nếu có gì sai các bác sửa lại giúp
 
tôi hỏi ngu: ý nghĩa thực sự việc làm những bài thi phân tích này giúp gì cho học sinh/mình vậy?
yBBewst.png


kiểu như giúp mình biết yêu văn học, biết cảm nhận cuộc sống, tăng cường khả năng phân tích, suy luận, ... hay như nào như nào ấy ?
Đi làm mới thấy văn quan trọng vl, k có văn thì a nhạt nhẽo trong mắt đồng nghiệp & đối tác, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, thuyết trình đều cần phải có văn & chiều sâu ngôn ngữ. A làm giỏi mà nói dở thì thua thiệt nhiều so với thằng vừa giỏi vừa nói hay.

Nói chứ e cũng dốt văn vãi cả chưởng, sau bao năm đi làm tự đúc kết ra vậy thôi.
 
Voz xôi nổi mấy chủ đề thi cử này nhỉ
Học xong là tôi cho khỏi đầu hết, giờ chả nhớ cái gì với cái gì mà bàn luận
 
Đề này câu 5d thế kia nói chung khá là dễ. Bài Đất nước lẫn cái đoạn trích trong đề là những cái cơ bản 1 đứa học văn phải ôn rồi, đề cũng chỉ yêu cầu phân tích, ko cần kết hợp hay liên tưởng thêm gì
 
Thôi tôi nói thế này cho dễ hiểu nhé, chúng ta khi còn trẻ đầu óc chúng ta ko nghĩ được nhu các anh vozer bây giờ chém gió trên này đâu. Có dạy cho các anh mở mang nghị luận này nọ thì các anh vẫn sẽ luôn chê cái môn văn đấy nhàm chán đek có giá trị gì cả. Đến đọc sách các anh còn khó đọc và chỉ chơi điện tử truyện tranh. Tôi đảm bảo các anh rằng phần lớn chúng ta đọc khi còn trẻ toàn là những thứ ko thể dạy trong nhà trường được. Mà những cái các anh đã đọc hay đang đọc hiện nay thì tác giả xuất phát điểm cũng học những thứ như các anh đã từng học thôi. Văn học nó mang tính trải nghiệm, con trẻ lấy đâu ra trải nghiệm ngoài đi học để mà viết cho hợp ý ngươi đọc người chấm bài lại là người có nhiều trải nghiệm hơn các em??
Nói chung dạy văn 1000 em thì may ra được 1 2 em sau này học theo sâu.
Thấy môn văn này cũng như nghệ thuật ấy, sáng tạo, trải nghiệm, tâm hồn cũng phải có tí bay bổng mới cảm thụ và làm văn hay đc, vozer toàn khô khan nên méo thấy nó hay là phải 🤣 Có đưa nghị luận xã hội vào theo ý các bố thì rồi cũng vẫn chê thôi
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top