Đề thi văn ra bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Status
Not open for further replies.
Khi nào được phép chê, phê bình bài văn thì hãy nói
vfBEX5Q.gif
 
tôi hỏi ngu: ý nghĩa thực sự việc làm những bài thi phân tích này giúp gì cho học sinh/mình vậy?
yBBewst.png


kiểu như giúp mình biết yêu văn học, biết cảm nhận cuộc sống, tăng cường khả năng phân tích, suy luận, ... hay như nào như nào ấy ?
Nói chung tôi ghét văn, nhưng học xong cả chục năm rồi ngẫm lại thì môn văn giúp học sinh tiếp cận hiện thực xã hội, cụ thể là hùa theo số đông, làm theo và đoán ý cấp trên chứ chả cần quan tâm sự thật nó ra sao.
 
Nhắc bài này lại nhớ. Nó tả thực mà lồng ghép cả tu từ, ẩn dụ, so sánh, điệp từ....... vkl có mấy dòng đầu mà 1 đống biện pháp nghệ thuật. Nhưng nhờ vậy mà kiểm tra văn bài này tôi chém gió ra được tận mấy tờ A4. 9.5 điểm không có nhưng :confident:
Riêng hai khổ thơ này thì lần nào lên cầu LB hóng gió t đều hay đọc lại :embarrassed:
Nhìn dòng nước lững lờ như ngấm thêm từng câu thơ :pudency:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Giống như cảm thụ hội họa, cảm thụ âm nhạc thôi.
Nếu cái cây nó mang lại vẻ đẹp cho đời bằng bông hoa, com chim mang lại vẻ đẹp cho đời bằng tiếng hót và bộ lông sặc sỡ.
Thì con người mang lại vẻ đẹp cho đời bằng nhan sắc, văn học, âm nhạc, hội họa.
Cảm thụ văn học cũng như cảm thụ một người con gái đẹp vậy.
đúng rồi anh, mà vẻ đẹp này nó bị đóng khung thành 1 tiêu chuẩn cứng ngắc
U1gQ2yx.png
.
nhưng tôi thấy dạy hs cảm nhận được cái hay của 1 tác phẩm văn học nào đó theo ý của nó cũng không đơn giản, vì để thấy cái hay thì phải ít nhất đồng cảm được với nội dung tác phẩm hay thông điệp mà ông tác giả muốn truyền tải.
ví dụ như trong chương trình c3 ngày xưa có dạy cái bài "đàn guitar của lorca" là 1 bài thơ theo trường phái siêu thực, hồi đó đọc bài này tôi chả hiểu ông tác giả muốn truyền tải điều gì thì làm sao để cảm nhận?
vì thế nên mới phải gò bọn học sinh vô 1 cái khía cạnh hay ho nào đó của tác phẩm để bắt tụi nó cảm nhận theo đó, xem cái hay đó là 1 luận điểm để từ đó triển khai lập luận.
nxZBkJg.png
 
Nói thật, ngày xưa tôi học văn rất dốt
Tuy nhiên tôi rất thích văn học và đọc sách,
Rời khỏi ghế nhà trường, đột nhiên tôi viết lách rất tốt,
Bạn bè hay bảo mày viết truyện rất cảm xúc.
Sau này đi làm, tôi viết tài liệu rất nhiều và cũng review tài liệu của đồng nghiệp
Lúc này mới thấy cách phân tích vấn đề, hành văn nó quan trọng thế nào.
Viết tài liệu Kỹ Thuật cho người khác đọc mà dùng câu cú đọc không hiểu đang muốn diễn tả gì luôn.
Không đầu, không cuối, không nguyên nhân, dẫn chứng, kết quả, bài học rút ra...
Đó là mặt viết, bạn viết tốt thì bạn nói cũng sẽ tốt.
Chỉ cần cãi nhau tay đôi với bà bán thịt lợn là biết văn học nó qua trọng thế nào , người giỏi văn nói 2-3 câu thôi là đối phương muốn xung huyết rồi không cần nói nhiều
 
Do ngày xưa tôi lười viết chữ thôi (viết lâu mỏi tay, tôi nghĩ mấy người chuyên văn chắc có kĩ thuật riêng để viết lâu không mỏi).

Chứ giờ cho tôi gõ bàn phím thì với tốc độ gõ trên 130wpm của tôi thì chấp hết mọi loại đề. Ngày trước viết mấy bài văn yêu cầu chữ ít tôi toàn đứng top lớp, hê hê.
 
Nhưng quan trọng là anh lại ép người khác làm 1 chuyện trọng đại trong đời họ - đó là thi đại học - bằng cách bắt họ nêu cảm nhận về 1 thứ mà họ không thích? Hoặc là anh bỏ luôn cái nghị luận văn học, còn không thì anh phải thêm nhiều thể loại văn học cho người khác lựa chọn. Chứ bắt người ta nghị luận theo ý anh và chủ đề của anh thì nói làm gì nữa.
Theo tôi biết thì ĐH được bao nhiêu ngành là tuyển môn văn?.
Còn chuyện nghị luận văn học thì cả bài thi chỉ có 1 bài NLVH chắc? Anh vẫn có thể được 5 điểm nếu làm những câu trên bao gồm nghị luận xã hội mà?.
 
anh học mỗi lớp 12 à, tôi học từ lớp 4 đã có cái cảm thụ văn học rồi nhé
Trình độ nào làm ở mức độ đó. Không cần phải lớp 4 hay 12 anh ở tầm 70 tuổi thì nhìn vào cùng 1 tác phẩm sẽ có những cảm nhận khác nữa.
 
Nhưng quan trọng là anh lại ép người khác làm 1 chuyện trọng đại trong đời họ - đó là thi đại học - bằng cách bắt họ nêu cảm nhận về 1 thứ mà họ không thích? Hoặc là anh bỏ luôn cái nghị luận văn học, còn không thì anh phải thêm nhiều thể loại văn học cho người khác lựa chọn. Chứ bắt người ta nghị luận theo ý anh và chủ đề của anh thì nói làm gì nữa.
Không thích thì đừng thi, đơn giản à.
Học sinh làm gì có đứa nào thích học đâu mà bắt nó học để thi đại học. Sao không thi đại học bằng những cái tụi nó thích như liên quân chẳng hạn.
 
nhưng vấn đề ở đây là phân tích tác phẩm vh thì nó chỉ có 1 khung, a phân tích khác (suy nghĩ của mỗi người khác) thì sai :surrender:
Đúng là việc khung ý nó hạn chế sự sáng tạo, nhưng làm theo khung ko có nghĩa là anh ko thể hiện đc khả năng văn học, ko biết phân tích.
Khung nó chỉ là những ý chính, tối thiểu. Để đc điểm cao anh phải phân tích cái khung ấy, dùng lý luận của anh để chứng minh những ý trong khung đó. Có thể coi như đề văn từ việc phân tích 1 tác phẩm, tách ra thành việc phân tích các ý chính.
(Trừ chép theo mẫu ko nói) chứ đi thi thường anh chỉ nhớ đc các ý chính của các bài văn từ đó triển khai ra. "Văn" anh mà dở, anh nhớ các ý nhưng triển khai như l thì điểm cũng lẹt đẹt mà thôi. (Và điểm đó ko nhờ "văn" của anh mà nhờ trí nhớ của anh thôi) :embarrassed:
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top