Đôi dòng giác ngộ về cuộc sống của tôi - 1 ẩn sĩ trẻ tuổi !

Lý thuyết về "tỉnh thức" "vô ngã" "giác ngộ" thì ok rồi, vấn đề là tiến trình để đạt được và thực tế trải nghiệm như thế nào. Nếu người "tỉnh thức" mà chưa hiểu rõ để có thể trình bày một cách đơn giản nhất về "tỉnh thức" thì có nghĩa là vẫn chưa "tỉnh thức" trọn vẹn. Tôi nó ví dụ như thầy Viên Minh (PGNT) nói về thiền và giác ngộ chỉ đơn giản là "Tinh tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác".
 
Nói đạo lý thì ai cũng giỏi mà, :LOL:)) nghiệp lực đến bủa vây ko qua được rồi lại đổ thừa thôi, thôi thì để các ẩn sĩ khác đàm đạo. Cho tôi xin tạm rút
 
Theo ẩn sỹ thì giác ngộ có phải là hiểu được quy luật của vạn vật và có thể giải thích được hết các hiện tượng từ tâm lý, hành động, kết quả của con người, động vật và thiên nhiên không? Và từ đó cảm thấy mọi thứ xảy ra trên trái đất này đều rất bình thường và logic nên người giác ngộ luôn thanh thản?

Sent from Sony XQ-BT52 using vozFApp
 
Nếu bạn chưa bao giờ ăn một quả chanh thì dù tôi có miêu tả vị của nó như thế nào cho bạn cũng là vô ích. Và cũng chỉ cần 1 lần bạn nếm thử thì sau này ai đó nói chanh có vị ngọt hay đắng bạn cũng không cần tranh cãi nữa. Việc hiểu với hành Pháp của Phật cần đi song song. Nếu các bạn không hành thiền thì cũng không cần lý luận về Phật Pháp
p/s: Bạn nào muốn tìm hiểu về đạo Phật nên tìm hiểu về Phật giáo nguyên thủy
 
Cho mình hỏi: Trái ngược với "Tỉnh thức" là gì?

-----
Sau 1 khoảng thời gian dài suy nghĩ (cũng có thể là trầm cảm) thì mình nhận ra một số điều như sau:
  • Có được ắt có mất, có hạnh phúc ắt có đau khổ, hào quang bao nhiêu thì tăm tối bấy nhiêu...
  • Mọi thứ chỉ muốn giữ cho nó bình bình, ko quá vui cũng ko quá buồn
  • Mọi thứ đều có cái giá của nó cả, muốn đạt được thì phải trả 1 cái giá tương xứng
  • Không là 1 mà Có lại là 3. (Được - Giữ - Mất)
  • Mọi sự tùy duyên, hạn chế cưỡng cầu.

-----
Phần này thì hơi xa vấn đề chính 1 chút nhưng mình nghĩ nó cũng có thể liên quan.

Nếu xét thời gian/ không gian của vũ trụ/ thế giới này là không đổi (Tức không có Hiệu ứng Bươm bướm) thì mọi thứ đều đã được định sẵn rồi?!

Mọi người nghĩ sao?
 
Về cơ bản, triết học theo phái nào đi nữa thì nó cũng phải logic nội tại. Nó cũng không phải thứ gì đó cao siêu mà trên 1 góc nhìn tối giản, có thể chỉ đơn giản là nhận thức về vai trò của ý thức bản thân trong thế giới. Ở đây, chủ thớt ở trường phái duy tâm nhiều hơn. Triết học chứng minh chủ nghĩa duy vật lịch sử mới là logic, đúng. Tuy nhiên, Đúng sai vốn dĩ cũng không phải là quan trọng, tùy theo cách nhìn và mong muốn của từng người trong điều kiện cụ thể thôi, như vậy mới là tôn trọng cá nhân. Khá nhiều người vào gây war nhưng thớt không trả lời và họ chán quá bỏ đi, đó cũng không phải việc dễ. Cũng có thể coi là 1 dạng tu sĩ vậy !
 
Tỉnh thức và phê đồ có gì giống và khác nhau các bác nhỉ. 8-)
Không biết cảm giác thế nào nhỉ, trạng thái cảm xúc linh hoạt sao? Có khống chế được mọi loại dục vọng, bản năng không nhỉ?:sure:

Giả dụ, 1 người đạt được đến trạng thái giác ngộ. Khi này, anh ta đang bị nhốt trong 1 gian phòng kín 5 ngày k được ăn gì. Trước mặt a ta là 1 chiếc bánh mì.
Nhưng bao phủ xung quanh chiếc bánh là 1 lớp cứt dẻo 10cm. Căn phòng trống trơn, chỉ anh ta và chiếc bánh. o_O
Vậy tiếp theo người này sẽ làm gì?
Ngồi im nhắm mắt không nhúc nhích đến khi chết vì đói? Hay anh ta sẽ tìm mọi cách loại bỏ lớp *ứt và ăn ngấu nghiến chiếc bánh nhỉ?:extreme_sexy_girl:
 
thằng thớt này non và xanh quá, có biết con mẹ gì về Phật giáo nguyên thuỷ đâu tưởng mình hay, nói về chủ đề giác ngộ và tỉnh thức nên là 1 người uyên bác và từng trải người ta mới có đủ tri thức, vót zơ có đầy người siêu đẳng như @1000 @WarCry @somebreguy.... chứ đâu có non như thớt :embarrassed::nosebleed:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Tỉnh thức đại khái là cảm nhận sự cảm nhận, khi bạn cảm thấy buồn bạn biết bạn cảm thấy buồn, khi bạn cảm thấy vui bạn biết bạn cảm thấy vui. Tỉnh thức thì ai cũng có, chỉ là tần suất như thế nào mà thôi. Một người chịu khó luyện tập thì họ sẽ có tần suất tỉnh thức cao hơn 1 người bình thường, với các hành giả cấp cao thì họ giữ được trạng thái tỉnh thức trong suốt cả ngày ngoại trừ thời gian ngủ.
Mình thấy johny trí nguyễn hay một vài bạn trên youtube chia sẻ về cái gọi là khoảnh khắc tỉnh thức, đại khái là trong khoảnh khắc đó họ thấy bình yên,thấy rõ sự liên kết của họ với tự nhiên, vũ trụ. Thấy cây cỏ, hoa lá, côn trùng như đang chào mừng mình. Thực hư việc này ntn bác?
 
Mình thấy johny trí nguyễn hay một vài bạn trên youtube chia sẻ về cái gọi là khoảnh khắc tỉnh thức, đại khái là trong khoảnh khắc đó họ thấy bình yên,thấy rõ sự liên kết của họ với tự nhiên, vũ trụ. Thấy cây cỏ, hoa lá, côn trùng như đang chào mừng mình. Thực hư việc này ntn bác?
Kết nối với vạn vật đây hả. Mình có biết 1 người.8-)
 

Attachments

  • 12-lucy-scarlett-johansson_0.jpg
    12-lucy-scarlett-johansson_0.jpg
    90.8 KB · Views: 40
Em nghe bác nói luôn có cái nhìn tích cực là em nghĩ bác chưa ngộ rồi...
Giác ngộ thì họ nhìn sự vật như nó đang là thôi. K tích cực, cũng không tiêu cực. K vui cũng chả buồn...
Chính vì nhìn sự vật như nó đang là, nên được họ cũng chả vui, mất cũng không buồn, vinh nhục khen chê đều vô nghĩa. Khi nào người ta đang ở "trên" tâm thái nhị nguyên thì tự dưng họ thấy bình an, an lạc, cảm thấy mọi thứ đều tốt lành, yêu thương tràn ngập. Mọi thứ đều đẹp, đều phúc lành...kể cả cái chết :D

Gửi từ HUAWEI ELE-L29 bằng vozFApp
Tôi đồng ý với fenn khi mà còn gán giá trị cho 1 sự vật, sự việc nào đó, kể cả về thái độ thì vẫn bị dính mắc vào nó, rồi cũng có gán được mãi đâu. Vui và buồn nó là 1 mặt trái của nhau thôi mà, tích cực và tiêu cực cũng vậy, không có tối thì làm sao ánh sáng được hiển hiện.
Cái khó nhất là nhìn nhận giá trị sự vật nó đúng như vậy, khó vãi cc ra ý
 
Giác ngộ, tỉnh thức, đắc quả...Sẽ chả ai hiểu đó là cái gì nếu như chưa từng được nếm qua nó hoặc chí ít được nó loé sáng trong phút chốc . Nó kiểu nhìn trăng chứ không phải nhìn ngón tay chỉ trăng. Mọi ngôn từ diễn tả về nó đều vô nghĩa nếu không được tự trực nhận.

Ở 1 gốc độ nào đó nếu sd chất thức thần 1 cách nghiêm túc và liều lượng khoa học với mục đích khám phá, học hỏi chứ không đơn thuần chỉ để giải trí. Nó sẽ phần nào giải đáp được những câu hỏi còn vướng mắt :D. Tất nhiên kiểu này như chỉ là 1 trò cheat, dùng bảng crack tạm thời....

Cuộc sống, sự sống và trái đất vốn dĩ là thứ tuyệt đẹp được kết tinh từ hàng triệu năm. Còn bạn không thấy nó đẹp, không thấy nó giống như là 1 bữa tiệc đầy thú vị thì đó là do bạn đã sai ở đâu đó rồi chứ k phải là do cuộc sống....

Sự thỉnh thức nên và sẽ được tìm ra trong cuộc sống hàng ngày, chứ không phải cứ ẩn mình với xã hội xong thiền năm này qua năm khác mới có thể đạt được sự tỉnh thức.
Câu chuyện về đức Phật, ngài vốn là hoàng tử, ở trong cung điện cùng vua cha, muốn gì có nấy, tại sao ngài lại bỏ lại tất cả để ra ngoài nếm trải khổ đau của kiếp người. Từ sự khổ ải đó, sự thấu hiểu đớn đau đó ngài mới nhìn rõ mọi thứ và truyền đạt lại nó cho mọi người.
Còn cứ ngồi một chỗ, mọi nguồn lực đều do người khác kiếm về nuôi, đọc cái nọ cái kia rồi vỗ ngực tự nói mình đã tỉnh thức, mình đã giác ngộ thì nghe nó vô lý lắm.
Chưa trải qua khổ đau tận cùng của kiếp người thì đừng nói đến sự tỉnh thức hay giác ngộ làm gì.

Gửi từ Cục gạch mì xào bằng vozFApp
 
Theo ẩn sỹ thì giác ngộ có phải là hiểu được quy luật của vạn vật và có thể giải thích được hết các hiện tượng từ tâm lý, hành động, kết quả của con người, động vật và thiên nhiên không? Và từ đó cảm thấy mọi thứ xảy ra trên trái đất này đều rất bình thường và logic nên người giác ngộ luôn thanh thản?

Sent from Sony XQ-BT52 using vozFApp
Giác ngộ mình nghĩ chỉ đơn giản là nhận ra con đường đúng đắn mình nên theo hay sát nghĩa hơn là tu tập và học Phật Pháp . Còn để hiểu thông suốt mọi việc như bạn nói là trạng thái đắc quả ( như quả vị Bồ Tát , Phật ,...) còn tỉnh thức mình nghĩ chỉ đơn giản là nhận biết ngay hiện tại mình đang làm gì thôi .
 
Giác ngộ mình nghĩ chỉ đơn giản là nhận ra con đường đúng đắn mình nên theo hay sát nghĩa hơn là tu tập và học Phật Pháp . Còn để hiểu thông suốt mọi việc như bạn nói là trạng thái đắc quả ( như quả vị Bồ Tát , Phật ,...) còn tỉnh thức mình nghĩ chỉ đơn giản là nhận biết ngay hiện tại mình đang làm gì thôi .

Vậy mình nghỉ ý bạn nói là giác ngộ một phần còn khi giác ngộ toàn phần là như ý mình hỏi ở trên. Nhưng mình ko chắc có phải là như trên ko nên mới hỏi những người đã giác ngộ :)

Sent from Sony XQ-BT52 using vozFApp
 
4 năm nay làm gì thua đó. May tính bảo thủ làm j cũng nhỏ k dám làm to. chứ k chắc phá cmn sản. đánh bài còn thua máy đứa con nit.
 
Mình thấy johny trí nguyễn hay một vài bạn trên youtube chia sẻ về cái gọi là khoảnh khắc tỉnh thức, đại khái là trong khoảnh khắc đó họ thấy bình yên,thấy rõ sự liên kết của họ với tự nhiên, vũ trụ. Thấy cây cỏ, hoa lá, côn trùng như đang chào mừng mình. Thực hư việc này ntn bác?
Cảm giác đó có thật, cơ mà đó chỉ là 1 sự bất ngờ khi đạt được trạng thái chánh niệm 1 cách tự nhiên hay cảm nhận trong trạng thái tập trung và thả lỏng, còn trạng thái tỉnh thức là bác nhận biết được bác đang nhận biết các dòng sự kiện. Cái đó bác luyện tập nhiều cũng sẽ cảm nhận được, thực tế thì khi 1 người cảm nhận các sự kiện những gì họ cảm nhận được sẽ chịu ảnh hưởng bởi các thói quen được tích lũy trong quá khứ như các thói quen, các kiến thức được dạy, các nghi lễ, các tập tục,... những thứ đó giống như 1 chiếc kính khiến cho những gì bác nhìn thấy bị bóp méo đi, nếu bác chịu bỏ chiếc kính đó xuống thì bác cũng sẽ có những cảm nhận giống vậy thôi.
 
Về cơ bản, triết học theo phái nào đi nữa thì nó cũng phải logic nội tại. Nó cũng không phải thứ gì đó cao siêu mà trên 1 góc nhìn tối giản, có thể chỉ đơn giản là nhận thức về vai trò của ý thức bản thân trong thế giới. Ở đây, chủ thớt ở trường phái duy tâm nhiều hơn. Triết học chứng minh chủ nghĩa duy vật lịch sử mới là logic, đúng. Tuy nhiên, Đúng sai vốn dĩ cũng không phải là quan trọng, tùy theo cách nhìn và mong muốn của từng người trong điều kiện cụ thể thôi, như vậy mới là tôn trọng cá nhân. Khá nhiều người vào gây war nhưng thớt không trả lời và họ chán quá bỏ đi, đó cũng không phải việc dễ. Cũng có thể coi là 1 dạng tu sĩ vậy !
Giác ngộ tỉnh thức theo tôi không phải là duy tâm. Không có ý thức nào quyết định vật chất, mọi thứ vật chất vẫn vận hành theo toán lý hóa ..không sai. Giác ngộ tỉnh thức ở đây là thay đổi từ bên trong con người, thay đổi cách nhìn nhận vấn đề dẫn đến thay đổi trạng thái sống, từ sân si đau khổ chuyển sang an lạc hạnh phúc.
Nếu giác ngộ tỉnh thức đúng cách thì không phải là dạng tự kỉ ám thị (duy thức), mà thông qua 1 phương pháp nào đó (buông bỏ, giới định tuệ ..) người tỉnh thức tự kinh nghiệm được trạng thái an lạc trước biến thiên của cuộc đời. Vấn đề khó ở đây mà có người tỉnh thức được, có người không, là pp để tỉnh thức nói trên không dựa trên tri thức, lý luận, không dạy một cách trực tiếp được, mà người tu tập phải tự vượt qua bản thân, trong khi bản thân mình còn không hiểu rõ mình nên việc việc vượt qua là khó khăn, mỗi người một tố chất một hoàn cảnh không ai giống ai.
Edited: Biết chính mình đúng hơn là vượt qua chính mình, vượt qua thì cần sự cố gắng, biết thì ngược lại, cần sự buông xả.
 
Cảm giác đó có thật, cơ mà đó chỉ là 1 sự bất ngờ khi đạt được trạng thái chánh niệm 1 cách tự nhiên hay cảm nhận trong trạng thái tập trung và thả lỏng, còn trạng thái tỉnh thức là bác nhận biết được bác đang nhận biết các dòng sự kiện. Cái đó bác luyện tập nhiều cũng sẽ cảm nhận được, thực tế thì khi 1 người cảm nhận các sự kiện những gì họ cảm nhận được sẽ chịu ảnh hưởng bởi các thói quen được tích lũy trong quá khứ như các thói quen, các kiến thức được dạy, các nghi lễ, các tập tục,... những thứ đó giống như 1 chiếc kính khiến cho những gì bác nhìn thấy bị bóp méo đi, nếu bác chịu bỏ chiếc kính đó xuống thì bác cũng sẽ có những cảm nhận giống vậy thôi.
Có phương pháp gì để tập luyện ngoài thiền không bác?
 
Back
Top