dù bản thân giỏi đến mấy cũng không thể giỏi bằng người có thiên bẩm?

Chứng kiến cuộc đua giữa Ronaldo và Messi, các bác cảm nhận thế nào?
:boss: T tuy fan Rô đĩ hơn 10 năm, nhưng như Pique từng nói: Rô đĩ là best về những gì 1 thằng cầu thủ có thể đạt được, còn Si lùn là 1 thứ khác mà không thể luyện tập được.
 
như tít, quan điểm của các bác về vấn đề này như nào, em thấy người có thiên phú họ cố gắng hơn người thường vài phần cũng có thể bỏ xa. Hay họ cày như trâu để đạt được thành công xong người ngoài họ bảo là do thiên phú, người thường như ta cày mãi cũng không thể nào bằng họ
thiên phú chiếm 1% thôi thím. Còn 99% do cày cuốc, cố gắng nên 1 người dù ko có thiên phú nếu chịu khó cày cuốc, cố gắng cũng sẽ đạt 99% rồi, chỉ kém người có thiên phú + cày cuốc 1% thôi :D
Nếu người có thiên phú nhưng không chịu cày cuốc, cố gắng thì thím thấy rồi đó, % bị mất từ 99% ảnh hướng khá nhiều so với 1% thiên phú :D
 
giỏi đến mấy cx ko bằng người có thiên bẩm + chăm chỉ. Có thiên bẩm mà ko chăm chỉ hay ko đúng hoàn cảnh thì cx ko phát huy được.
 
giỏi hay tài năng bẩm sinh chả có gì mà phải so sánh cả, nói về sứ mệnh tu hành của mỗi kiếp người ko giống nhau, vì vậy so sánh chả giải quyết được gì, kiếp này bạn nghèo nhưng có thể các kiếp trước bạn là thiên tài bẩm sinh,, và ngược lại, tất cả là đóng vai trải nghiệm, mỗi kiếp người là 1 nhân vật, nếu so sánh thì nên so sánh với các vị đắc đạo giác ngộ, họ giàu trí tuệ, không tham sân si, tâm luôn an lạc, từ bi hỉ xả,.. hãy suy nghĩ 1 chút họ có giàu có không? họ có là thiên tài bẩm sinh không?.. tất nhiên là các kiếp quá khứ họ trải qua hết rồi, sứ mệnh của kiếp này của họ là giác ngộ!
 
như tít, quan điểm của các bác về vấn đề này như nào, em thấy người có thiên phú họ cố gắng hơn người thường vài phần cũng có thể bỏ xa. Hay họ cày như trâu để đạt được thành công xong người ngoài họ bảo là do thiên phú, người thường như ta cày mãi cũng không thể nào bằng họ

Mọi thứ là do NGHIỆP hết...... từ xuất phát điểm, tính cách, năng lực, những sự kiện xảy đến........
 
giỏi hay tài năng bẩm sinh chả có gì mà phải so sánh cả, nói về sứ mệnh tu hành của mỗi kiếp người ko giống nhau, vì vậy so sánh chả giải quyết được gì, kiếp này bạn nghèo nhưng có thể các kiếp trước bạn là thiên tài bẩm sinh,, và ngược lại, tất cả là đóng vai trải nghiệm, mỗi kiếp người là 1 nhân vật, nếu so sánh thì nên so sánh với các vị đắc đạo giác ngộ, họ giàu trí tuệ, không tham sân si, tâm luôn an lạc, từ bi hỉ xả,.. hãy suy nghĩ 1 chút họ có giàu có không? họ có là thiên tài bẩm sinh không?.. tất nhiên là các kiếp quá khứ họ trải qua hết rồi, sứ mệnh của kiếp này của họ là giác ngộ!
Nếu xã hội này mà toàn các vị đắc đạo không tham sân si thì có khi cả xã hội đang chổng đít trồng lúa kiếm cơm đổ vào mồm rồi chứ không có internet, máy tính cho mà dùng đâu :haha:
 
Có là thiên bẩm hay cần cù đi chăng nữa cũng là những kỹ năng trên ghế nhà trường.
Va vấp xã hội từ sếp-đối tác-đồng nghiệp cho đến mối quan hệ xã hội từ anh-chị-em-bạn bè rồi người yêu sẽ quật ngã những người không bản lĩnh - cái này thì không thiên bẩm mà là đời vả
 
Kình ko có thiên bẩm gì chỉ có đầu óc thông minh 1 xíu mà đã thấy cuộc sống mình có lợi thế hơn người khác rất nhiều rồi. Cho nên mới gọi là thiên phú, nhiều đứa vẽ đẹp nó quẹt quẹt vài nét cũng ra bức tranh
 
Nếu xã hội này mà toàn các vị đắc đạo không tham sân si thì có khi cả xã hội đang chổng đít trồng lúa kiếm cơm đổ vào mồm rồi chứ không có internet, máy tính cho mà dùng đâu :haha:
tất nhiên số người đắc đạo giác ngộ chiếm số ít, cái tôi muốn nói đến đó là đích đến cuối cùng của ý nghĩa cuộc sống này, cơm áo gạo tiền hay công nghệ chỉ là công cụ tu hành mà thôi!
 
thiên phú chiếm 1% thôi thím. Còn 99% do cày cuốc, cố gắng nên 1 người dù ko có thiên phú nếu chịu khó cày cuốc, cố gắng cũng sẽ đạt 99% rồi, chỉ kém người có thiên phú + cày cuốc 1% thôi :D
Nếu người có thiên phú nhưng không chịu cày cuốc, cố gắng thì thím thấy rồi đó, % bị mất từ 99% ảnh hướng khá nhiều so với 1% thiên phú :D
Copy bên topic voz cũ:

Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Nhưng nghiên cứu mới của nhóm các Giáo sư từ Đại Học Princeton chỉ ra luyện tập chỉ đóng góp trung bình 12% vào thành công. Quy tắc 10.000 giờ hay câu nói của Edison có lẽ cần phải xem lại.

Vài năm gần đây, nhiều cuốn sách tâm lý học và nhiều bài báo về thành công thường nhắc tới một “quy tắc vàng” để giúp bạn có thể trở nên thông thạo tới mức trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Quy tắc này được biết đến với cái tên 10.000 giờ: "Nếu bạn luyện tập một công việc nào đó trong đủ lâu, tới khoảng thời gian 10.000 giờ, tức là tương đương 10 năm, thì bạn ắt sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy". Nhiều người tán đồng với nội dung của quy tắc này vì nó đúng với những gì chúng ta được khuyên bảo rằng: “chỉ có luyện tập mới có thể mang về kết quả”.

Thế nhưng về mặt khoa học mà nói, liệu quy tắc trên có thực sự chính xác, hay rằng sự luyện tập có phải là tất cả thành công ? Nhiều nhà nghiên cứu đã nghi ngờ tính đúng đắn khoa học của quy tắc này và đã làm một vài nghiên cứu xung quanh nó.

Cu thể, ở Đại Học Princeton, Mỹ, Giáo sư Brooke Macnamara và các đồng nghiệp đã xem xét tổng cộng 88 bộ nghiên cứu về các cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thể thao, trò chơi, âm nhạc

Các cá nhân này đều là những người đã phải luyện tập rất vất vả, tuy nhiên có người thành công, có người chưa. 88 bộ nghiên cứu này tập trung xem xét xem họ đã luyện tập nhiều như thế nào và cuối cùng họ đã trở nên giỏi giang hay trở nên không thành công vì lý do gì ?

Những cái nhìn đầu tiên đều mang lại kết quả không bất ngờ: luyện tập là quan trọng. Con người nhìn chung sẽ không trở nên giỏi giang khi không luyện tập. Thế nhưng, một vài vấn đề đã xuất hiện khi sự xem xét bắt đầu sâu hơn.

Nếu quy tắc 10.000 giờ là đúng thì sự khác biệt giữa những người thành công và những người chưa ắt hẳn phải nằm ở luyện tập. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Giáo sư Brooke Macnamara, sự khác biệt giữa 2 lớp người này, trung bình, chỉ do 12% là sự luyện tập mà thôi.

Điều này có nghĩa là để vươn đến thành công, sự luyện tập chỉ đóng góp trung bình khoảng 12% mà thôi. Con số này có thể khác nhau ở các ngành nghề khác nhau, thế nhưng chúng đều cho kết quả rằng luyện tập không phải là tất cả:

- Lĩnh vực thể thao: luyện tập đóng góp 25% thành công

- Lĩnh vực giáo dục: luyện tập đóng góp 18% thành công

- Lĩnh vực âm nhạc: luyện tập đóng góp 4% thành công

Kết quả trên thực sự gây bất ngờ bởi nó khác biệt hoàn toàn so với tuyên bố của nhiều tác giả trong nhiều cuốn sách phát triển bản thân, những người có thể đã phóng đại tầm quan trọng của việc luyện tập.

Kết quả này cũng không phải là không có lý vì đúng là đôi khi, luyện tập không phải tất cả. Trong thực tế, có rất nhiều người đã rất nỗ lực trong lĩnh vực của họ nhưng cuối cùng lại không trở nên xuất sắc.

Ví dụ, trong loạt nghiên cứu về những người học piano, một số người đã tập luyện tương đối ít và đạt đến một trình độ cao, trong khi có những người khác thì đã luyện tập nhiều hơn thế nhưng lại không đạt được đến trình độ tương tự. Đơn giản là vì để thành công với piano, bạn cần có một thứ là năng khiếu bẩm sinh

Giá sư Brooke Macnamara nói: “Một điều chắc chắn là việc luyện tập có chủ tâm là quan trọng, từ cả quan điểm lý thuyết và cả theo thống kê. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đại diện cho thành công”

Vậy, với những người đang kiếm tìm thành công, câu hỏi bây giờ là điều gì là thực sự quan trọng ? Giáo sư Macnamara cũng trả lời câu hỏi này:

“Theo tôi, một số yếu tố sau mới là quan trọng, bên cạnh sự cần thiết của luyện tập:

- Bạn bắt đầu sớm như thế nào trong lĩnh vực đó

- Khả năng bẩm sinh của bạn

- Tính cách của bạn

- Khả năng nhớ ngắn hạn của trí nhớ bạn

Vậy, với những ai đang tin tưởng lời Edison nói rằng “99% thành công là nhờ luyện tập”, và đang luyện tập hết mình thì đạt mục tiêu thì có lẽ họ cần lùi lại một bước và ngẫm nghĩ một chút về 4 yếu tố thêm vào bên trên.

Còn quay lại với quy tắc 10.000 giờ, nếu nó đã không đúng thì có lẽ đã đến lúc một thông điệp khác tốt hơn cần ra đời để thay thế nó:

Chính xác, bạn cần luyện tập điên cuồng để trở nên thành thạo, thế nhưng nếu việc luyện tập rất nhiều vẫn không làm cho bạn thành thạo được, thì có lẽ đơn giản là bạn sinh ra đã không hợp với công việc này rồi, bỏ đi và hãy thử cái mới đi thôi. Đừng tiêu tốn đến 10 năm chỉ để luyện tập thứ mà bạn biết chắc mình sẽ không thành công.
 
Last edited:
Nguyên cứu 45 năm liên tục trong 5000 đứa trẻ độ tuổi 10-12, cho 5000 đứa đó thi test SAT cấp độ lớp 12 trình độ ĐH công nhận 5000 đứa đó là thiên tài.
Thực tế 5000 thiên tài đó sau này ra đời đều trung bình và thua xa những đứa trẻ trung bình ngày trước.
Lý do: không có môi trường phát triển, trẻ ở mức độ giỏi và thiên tài nên giáo viên phần đông sẽ an tâm và dành chú ý cho những đứa yếu hơn.
  • ra đời áp lực quá khứ sẽ cao hơn so vs những đứa trung bình ngày trước.
  • bản thân nhận thấy mình là thiên tài nên sự cố gắng cũng ít hơn những đứa trung bình.
Bài nguyên cứu rút ra là tất cả mọi đứa trẻ sinh ra đều là thiên tài, chỉ là mỗi đứa mạnh ở 1 mảng khác nhau, quan trọng mentor có nhận ra để dìu dắt đúng mảng nó mạnh hay ko
Cái này phải đọc full nghiên cứu à thím. Mình đọc Abstract thì không thấy mấy kết luận như của thím
 
Nói đơn giản thôi. Như trò LMHT.
VN đang có top1 thách đấu Hàn ở tuổi 17. Rõ ràng cháu nó có thiên phú hơn cả chục ngàn người chơi khác. Cái này không phải cố gắng, luyện tập mà được.

Hoặc trong bóng đá, tại sao bóng đá ĐNA cứ lẹt đẹt mãi vẫn ở vùng trũng. Trong khi bọn Châu Phi các thứ nghèo mạt rệp mà nhiều cầu thủ giỏi.

Phát hiện thiên phú sớm rất quan trọng. Thiên phú + chăm chỉ = cuộc đời bớt vất vả.
 
trời cho ai nấy hưởng, so ra những chuyện giấu kín khác mình sẽ k ngờ mình đã may mắn hơn ngta đâu.
ngta thiên bẩm thì ngta xứng đáng dc hơn mình, đó là công bằng, chứ ngta thiên bẩm bạn thì k bạn bắt ngta phải thua bạn sao?

mình nên so với những ng đồng cấp hoặc bản thân mình 1, 2 năm trước, nhìn lên k bằng ai nhìn xuống hơn nhiều ng đó
 
Mọi thứ là do NGHIỆP hết...... từ xuất phát điểm, tính cách, năng lực, những sự kiện xảy đến........
Nếu hiểu theo nghĩa nghiệp bao gồm gene, giáo dục, môi trường sống, thì đúng là con người bị ảnh hưởng rất lớn bởi nghiệp (không tính đến trường hợp nghiệp theo nghĩa của Ấn giáo hoặc Phật giáo)
 
Chẳng phải nhìn vào những thứ cao siêu, chỉ nói về những thứ quen thuộc hàng ngày thôi là đã thấy thiên phú nó khác bọt thế nào.
Như tôi cặm cụi trốn học đi chơi dota suốt 3 năm cấp 3 mà cứ lẹt đẹt ở gank gà. Lên ĐH chơi thân với 1 thằng thuộc loại thông minh nhất khối, học toán lý hoá và excel cực giỏi. Tôi chỉ cho nó chơi tầm 1-2 tháng thôi là nó giỏi hơn mấy thằng chơi 3-4 năm như tôi rồi.
Trong cả việc học cũng thế. Thầy giáo dạy môn tiền công tiền lương, bảo hiểm xã hội... giảng ra rả suốt cả 1 kỳ nó trốn học ko nghe giảng, đúng buổi cuối nó vác mặt lên nghe thầy tóm tắt 1 tiếng thôi mà lúc thi nó vẫn điểm cao nhất lớp :adore:
 
Copy bên topic voz cũ:

Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Nhưng nghiên cứu mới của nhóm các Giáo sư từ Đại Học Princeton chỉ ra luyện tập chỉ đóng góp trung bình 12% vào thành công. Quy tắc 10.000 giờ hay câu nói của Edison có lẽ cần phải xem lại.

Vài năm gần đây, nhiều cuốn sách tâm lý học và nhiều bài báo về thành công thường nhắc tới một “quy tắc vàng” để giúp bạn có thể trở nên thông thạo tới mức trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Quy tắc này được biết đến với cái tên 10.000 giờ: "Nếu bạn luyện tập một công việc nào đó trong đủ lâu, tới khoảng thời gian 10.000 giờ, tức là tương đương 10 năm, thì bạn ắt sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy". Nhiều người tán đồng với nội dung của quy tắc này vì nó đúng với những gì chúng ta được khuyên bảo rằng: “chỉ có luyện tập mới có thể mang về kết quả”.

Thế nhưng về mặt khoa học mà nói, liệu quy tắc trên có thực sự chính xác, hay rằng sự luyện tập có phải là tất cả thành công ? Nhiều nhà nghiên cứu đã nghi ngờ tính đúng đắn khoa học của quy tắc này và đã làm một vài nghiên cứu xung quanh nó.

Cu thể, ở Đại Học Princeton, Mỹ, Giáo sư Brooke Macnamara và các đồng nghiệp đã xem xét tổng cộng 88 bộ nghiên cứu về các cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thể thao, trò chơi, âm nhạc

Các cá nhân này đều là những người đã phải luyện tập rất vất vả, tuy nhiên có người thành công, có người chưa. 88 bộ nghiên cứu này tập trung xem xét xem họ đã luyện tập nhiều như thế nào và cuối cùng họ đã trở nên giỏi giang hay trở nên không thành công vì lý do gì ?

Những cái nhìn đầu tiên đều mang lại kết quả không bất ngờ: luyện tập là quan trọng. Con người nhìn chung sẽ không trở nên giỏi giang khi không luyện tập. Thế nhưng, một vài vấn đề đã xuất hiện khi sự xem xét bắt đầu sâu hơn.

Nếu quy tắc 10.000 giờ là đúng thì sự khác biệt giữa những người thành công và những người chưa ắt hẳn phải nằm ở luyện tập. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Giáo sư Brooke Macnamara, sự khác biệt giữa 2 lớp người này, trung bình, chỉ do 12% là sự luyện tập mà thôi.

Điều này có nghĩa là để vươn đến thành công, sự luyện tập chỉ đóng góp trung bình khoảng 12% mà thôi. Con số này có thể khác nhau ở các ngành nghề khác nhau, thế nhưng chúng đều cho kết quả rằng luyện tập không phải là tất cả:

- Lĩnh vực thể thao: luyện tập đóng góp 25% thành công

- Lĩnh vực giáo dục: luyện tập đóng góp 18% thành công

- Lĩnh vực âm nhạc: luyện tập đóng góp 4% thành công

Kết quả trên thực sự gây bất ngờ bởi nó khác biệt hoàn toàn so với tuyên bố của nhiều tác giả trong nhiều cuốn sách phát triển bản thân, những người có thể đã phóng đại tầm quan trọng của việc luyện tập.

Kết quả này cũng không phải là không có lý vì đúng là đôi khi, luyện tập không phải tất cả. Trong thực tế, có rất nhiều người đã rất nỗ lực trong lĩnh vực của họ nhưng cuối cùng lại không trở nên xuất sắc.

Ví dụ, trong loạt nghiên cứu về những người học piano, một số người đã tập luyện tương đối ít và đạt đến một trình độ cao, trong khi có những người khác thì đã luyện tập nhiều hơn thế nhưng lại không đạt được đến trình độ tương tự. Đơn giản là vì để thành công với piano, bạn cần có một thứ là năng khiếu bẩm sinh

Giá sư Brooke Macnamara nói: “Một điều chắc chắn là việc luyện tập có chủ tâm là quan trọng, từ cả quan điểm lý thuyết và cả theo thống kê. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đại diện cho thành công”

Vậy, với những người đang kiếm tìm thành công, câu hỏi bây giờ là điều gì là thực sự quan trọng ? Giáo sư Macnamara cũng trả lời câu hỏi này:

“Theo tôi, một số yếu tố sau mới là quan trọng, bên cạnh sự cần thiết của luyện tập:

- Bạn bắt đầu sớm như thế nào trong lĩnh vực đó

- Khả năng bẩm sinh của bạn

- Tính cách của bạn

- Khả năng nhớ ngắn hạn của trí nhớ bạn

Vậy, với những ai đang tin tưởng lời Edison nói rằng “99% thành công là nhờ luyện tập”, và đang luyện tập hết mình thì đạt mục tiêu thì có lẽ họ cần lùi lại một bước và ngẫm nghĩ một chút về 4 yếu tố thêm vào bên trên.

Còn quay lại với quy tắc 10.000 giờ, nếu nó đã không đúng thì có lẽ đã đến lúc một thông điệp khác tốt hơn cần ra đời để thay thế nó:

Chính xác, bạn cần luyện tập điên cuồng để trở nên thành thạo, thế nhưng nếu việc luyện tập rất nhiều vẫn không làm cho bạn thành thạo được, thì có lẽ đơn giản là bạn sinh ra đã không hợp với công việc này rồi, bỏ đi và hãy thử cái mới đi thôi. Đừng tiêu tốn đến 10 năm chỉ để luyện tập thứ mà bạn biết chắc mình sẽ không thành công.
Thêm cái linh nghiên cứu cho nó uy tín :doubt:
 
Thang đo
Phổ biến nhất thì có thang WISC-V cho trẻ em, người lớn dùng WAIS
Stanford Binet cũng phổ biến



Cũng có trường hợp vượt tuổi nhiều mà điểm trung bình ra lại không cao hơn 140.
Vì cháu mạnh 1 mảng hơn các mảng khác. Trong trường hợp này vẫn có biểu hiện của trẻ IQ rất cao, nên vẫn phải hỗ trợ theo kiểu của IQ rất cao.
Ngoài vấn đề học nhanh ra nó còn liên quan đến nhiều thứ, ví dụ chuyển hóa đường khác với trẻ khác, dễ bị dị ứng, kén ăn…
Tư duy âm nhạc với toán là cùng 1 loại (tư duy không gian). Đứa trẻ thông minh âm nhạc có thể bấm nốt là biết nốt nhạc loại gì.

Em thích để bé khám phá học hỏi theo sở thích. Trẻ gifted ở Mỹ là dạy theo kiểu con tự tìm hiểu, thầy cô xuất hiện để trao đổi cố vấn lúc con hỏi thôi.

Nhiều trẻ nó IQ trên 140 nhưng chậm nói
Hoặc rất giỏi toán nhưng chưa hứng thú với đọc
Nhiều trường hợp thì rất giỏi về tư duy trừu tượng logic nhưng chậm hơn tuổi về tâm lý, vận động

Họ gọi là asynchronous development
Nếu rơi vào 130-140 thang phổ biến thì cũng đủ để làm hầu như tất cả các nghề mình thích mà không bị cản trở nhiều về tư duy

Trong mô hình gần đây hơn của Kozhevnikov đh Harvard về 3 loại hình tư duy
Thì tư duy không gian liên quan đến âm nhạc, toán, lập trình, vật lý,...
Tư duy ngôn ngữ mạnh thường làm các nghề văn chương, luật, viết lách. Còn object visualizer là kiểu hình ảnh nhưng liên tưởng đến vật thể cụ thể hơn là trừu tượng thì kỹ thuật, thiết kế.

Tư duy ngôn ngữ mạnh thường làm các nghề văn chương, luật, viết lách. Còn object visualizer là kiểu hình ảnh nhưng liên tưởng đến vật thể cụ thể hơn là trừu tượng thì kỹ thuật, thiết kế.
Nếu có IQ cao đủ để học tất cả các món mình thích thì vẫn sẽ có 1 thứ nhỉnh hơn những thứ khác.

Có thể có thêm tư duy ngôn ngữ dạng lý luận khá mạnh. Kiểu chiết tự nghĩa chính xác của từ.
Pattern mạnh thì người đời hay gọi là trực giác. Nhưng theo lý thuyết của Jung thì trực giác cũng chia hai loại hướng ngoại và hướng nội.
Nói nôm na thì trực giác hướng nội dự báo 1 việc đó khả năng cao sẽ xảy ra, còn trực giác hướng ngoại đưa ra nhiều thứ khác nhau mà đều có khả năng xảy ra.
Trực giác mạnh, trong nghiên cứu thường gọi pattern recognition mạnh thường xảy ra ở IQ cao hơn là trung bình.
Như các nhà tiên tri là trực giác mạnh hả fency

via theNEXTvoz for iPhone
 
T có thiên phú làm gì cũng ra tiền nhưng tán gái thì dỡ, éo hiểu sao có mấy thằng không tán gái mà gái vẫn bu ầm ầm, sao ông trời ko cho t cái thiên phú đó :ROFLMAO:
 
Back
Top