dù bản thân giỏi đến mấy cũng không thể giỏi bằng người có thiên bẩm?

:doubt: Điều đương nhiên, ví dụ như fency thích hát đi, nhưng không có thiên bẩm, thì fency có cố gắng cả đời cũng không bằng ST MTP, vì nó bên cạnh việc cố gắng, ST nó còn có thiên phú về âm nhạc
mềnh thì lại thấy ai nghe đc st mtp đều là có thiên phú về ngôn ngữ tiếng việt
chứ ko có thiên phú như mềnh đéo nghe ra cái j hết
 
Với tui thì mỗi ng sinh ra đều khá bình đẳng, và hầu hết các quốc gia thể chế đều có các cơ chế quản lý, giáo dục để mỗi ng khi đủ 18 tuổi đều có xuất phát điểm về mặt tư duy nhận thức tương đối công bằng vs nhau
Nhưng tất nhiên, môi trg sẽ đào luyện cho a thêm những cái kỹ năng và lối tư duy khác biệt, bởi môi trường sống ko ai giống ai
Và 1 phần nhỏ cũng đến từ di truyền, đặc điểm sinh lý... nhiều hạng mục trong cs ví dụ chơi đàn, nhảy cao, bơi, hát... nó cũng có tí thể hình hay ngón tay thon, giọng đẹp... bẩm sinh (tuy nhiên tập luyện vẫn qt hơn)
Ví dụ thằng bạn t: nhà nghèo bố mất sớm, nó lanh vcl, chơi cái đ j cũng giỏi boom online mình cầy vcl nó toàn chơi audition, cái lâu lâu nó vào chạy tc14 mình hoa cmn mắt
C3 có thằng cùng lớp cũng dị, bố mất sớm mẹ đi làm cả ngày, mấy chị em trông nhau... nó suốt ngày đi chơi vs ngồi nét, cứ trc hôm có kiểm tra viết nó cầy 1 đêm là điểm lại top lớp... điêu vcl :LOL:
Thành thử với tui cái môi trường nó quan trọng vlin, tất cả mọi thứ a suy nghĩ trong đầu, tưởng là của a cũng là cóp nhặt xung quanh mình thôi, quanh là vàng là đá quý thì tự nhiên lấp lánh v
 
Last edited:
Cái thiên phú này thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực nghệ thuật. Tôi có thằng bạn nó vẽ đẹp vkl luôn dù nó chả có qua trường lớp gì cả, tôi hỏi nó sao vẽ đẹp thế mày học ở đâu, học khi nào. Nó chỉ nói đơn giản là "tao cứ cầm viết lên rồi vẽ thôi", mà đúng thật thế, kêu nó vẽ thì nó cứ đơn giản là cầm viết lên mà vẽ rồi vẽ, thể loại gì nó cũng vẽ được, chỉ cần nhìn thấy là nó bắt chước theo được dù nó chưa từng được học 1 lớp vẽ nào. Cái này là thiên phú trời cho thật sự, có người cố gắng cả đời cũng ko thể bằng 1 đứa sinh ra nó đã như vậy, sinh ra trời đã cho nó cái tài năng đó, cứ như nó được lập trình sẵn như vậy mà không cần train qua thứ gì cả. Tôi vẫn luôn thắc mắc làm sao để sinh ra 1 con người như vậy, là tình cờ hay do đột biến trong gen?
 
Copy bên topic voz cũ:

Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Nhưng nghiên cứu mới của nhóm các Giáo sư từ Đại Học Princeton chỉ ra luyện tập chỉ đóng góp trung bình 12% vào thành công. Quy tắc 10.000 giờ hay câu nói của Edison có lẽ cần phải xem lại.

Vài năm gần đây, nhiều cuốn sách tâm lý học và nhiều bài báo về thành công thường nhắc tới một “quy tắc vàng” để giúp bạn có thể trở nên thông thạo tới mức trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Quy tắc này được biết đến với cái tên 10.000 giờ: "Nếu bạn luyện tập một công việc nào đó trong đủ lâu, tới khoảng thời gian 10.000 giờ, tức là tương đương 10 năm, thì bạn ắt sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy". Nhiều người tán đồng với nội dung của quy tắc này vì nó đúng với những gì chúng ta được khuyên bảo rằng: “chỉ có luyện tập mới có thể mang về kết quả”.

Thế nhưng về mặt khoa học mà nói, liệu quy tắc trên có thực sự chính xác, hay rằng sự luyện tập có phải là tất cả thành công ? Nhiều nhà nghiên cứu đã nghi ngờ tính đúng đắn khoa học của quy tắc này và đã làm một vài nghiên cứu xung quanh nó.

Cu thể, ở Đại Học Princeton, Mỹ, Giáo sư Brooke Macnamara và các đồng nghiệp đã xem xét tổng cộng 88 bộ nghiên cứu về các cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thể thao, trò chơi, âm nhạc

Các cá nhân này đều là những người đã phải luyện tập rất vất vả, tuy nhiên có người thành công, có người chưa. 88 bộ nghiên cứu này tập trung xem xét xem họ đã luyện tập nhiều như thế nào và cuối cùng họ đã trở nên giỏi giang hay trở nên không thành công vì lý do gì ?

Những cái nhìn đầu tiên đều mang lại kết quả không bất ngờ: luyện tập là quan trọng. Con người nhìn chung sẽ không trở nên giỏi giang khi không luyện tập. Thế nhưng, một vài vấn đề đã xuất hiện khi sự xem xét bắt đầu sâu hơn.

Nếu quy tắc 10.000 giờ là đúng thì sự khác biệt giữa những người thành công và những người chưa ắt hẳn phải nằm ở luyện tập. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Giáo sư Brooke Macnamara, sự khác biệt giữa 2 lớp người này, trung bình, chỉ do 12% là sự luyện tập mà thôi.

Điều này có nghĩa là để vươn đến thành công, sự luyện tập chỉ đóng góp trung bình khoảng 12% mà thôi. Con số này có thể khác nhau ở các ngành nghề khác nhau, thế nhưng chúng đều cho kết quả rằng luyện tập không phải là tất cả:

- Lĩnh vực thể thao: luyện tập đóng góp 25% thành công

- Lĩnh vực giáo dục: luyện tập đóng góp 18% thành công

- Lĩnh vực âm nhạc: luyện tập đóng góp 4% thành công

Kết quả trên thực sự gây bất ngờ bởi nó khác biệt hoàn toàn so với tuyên bố của nhiều tác giả trong nhiều cuốn sách phát triển bản thân, những người có thể đã phóng đại tầm quan trọng của việc luyện tập.

Kết quả này cũng không phải là không có lý vì đúng là đôi khi, luyện tập không phải tất cả. Trong thực tế, có rất nhiều người đã rất nỗ lực trong lĩnh vực của họ nhưng cuối cùng lại không trở nên xuất sắc.

Ví dụ, trong loạt nghiên cứu về những người học piano, một số người đã tập luyện tương đối ít và đạt đến một trình độ cao, trong khi có những người khác thì đã luyện tập nhiều hơn thế nhưng lại không đạt được đến trình độ tương tự. Đơn giản là vì để thành công với piano, bạn cần có một thứ là năng khiếu bẩm sinh

Giá sư Brooke Macnamara nói: “Một điều chắc chắn là việc luyện tập có chủ tâm là quan trọng, từ cả quan điểm lý thuyết và cả theo thống kê. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đại diện cho thành công”

Vậy, với những người đang kiếm tìm thành công, câu hỏi bây giờ là điều gì là thực sự quan trọng ? Giáo sư Macnamara cũng trả lời câu hỏi này:

“Theo tôi, một số yếu tố sau mới là quan trọng, bên cạnh sự cần thiết của luyện tập:

- Bạn bắt đầu sớm như thế nào trong lĩnh vực đó

- Khả năng bẩm sinh của bạn

- Tính cách của bạn

- Khả năng nhớ ngắn hạn của trí nhớ bạn

Vậy, với những ai đang tin tưởng lời Edison nói rằng “99% thành công là nhờ luyện tập”, và đang luyện tập hết mình thì đạt mục tiêu thì có lẽ họ cần lùi lại một bước và ngẫm nghĩ một chút về 4 yếu tố thêm vào bên trên.

Còn quay lại với quy tắc 10.000 giờ, nếu nó đã không đúng thì có lẽ đã đến lúc một thông điệp khác tốt hơn cần ra đời để thay thế nó:

Chính xác, bạn cần luyện tập điên cuồng để trở nên thành thạo, thế nhưng nếu việc luyện tập rất nhiều vẫn không làm cho bạn thành thạo được, thì có lẽ đơn giản là bạn sinh ra đã không hợp với công việc này rồi, bỏ đi và hãy thử cái mới đi thôi. Đừng tiêu tốn đến 10 năm chỉ để luyện tập thứ mà bạn biết chắc mình sẽ không thành công.
thật ra 1 sự thành công của 1 người sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như thím phân tích, nếu chỉ xét đơn thuần thiên phú và cố gắng thì tỉ lệ 1% và 99% cũng là con số ước định chứ không rõ ràng :D . Nhưng mọi người vẫn khuyên nên cố gắng vì đó là cách duy nhất để đạt thành công, không nhiều người có sẵn thiên phú. Chưa kể nếu xét cụ thể thành công ở mức độ nào nữa cũng tùy vào trường hợp cụ thể ...
Còn muốn thành công 100% thì phải xét đến tất cả yếu tố như thím nói rồi :D
 
Cái thiên phú này thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực nghệ thuật. Tôi có thằng bạn nó vẽ đẹp vkl luôn dù nó chả có qua trường lớp gì cả, tôi hỏi nó sao vẽ đẹp thế mày học ở đâu, học khi nào. Nó chỉ nói đơn giản là "tao cứ cầm viết lên rồi vẽ thôi", mà đúng thật thế, kêu nó vẽ thì nó cứ đơn giản là cầm viết lên mà vẽ rồi vẽ, thể loại gì nó cũng vẽ được, chỉ cần nhìn thấy là nó bắt chước theo được dù nó chưa từng được học 1 lớp vẽ nào. Cái này là thiên phú trời cho thật sự, có người cố gắng cả đời cũng ko thể bằng 1 đứa sinh ra nó đã như vậy, sinh ra trời đã cho nó cái tài năng đó, cứ như nó được lập trình sẵn như vậy mà không cần train qua thứ gì cả. Tôi vẫn luôn thắc mắc làm sao để sinh ra 1 con người như vậy, là tình cờ hay do đột biến trong gen?
tôi thì nghĩ thế này, anh nghĩ xem ai là người đã sáng tạo ra mấy cái đó, âm nhạc rồi hội hoạ v.v, làm gì có ai dạy ng đầu tiên, vậy họ học từ đâu? đấy chính là năng khiếu, họ sinh ra đã như thế rồi, qua hàng trăm thế hệ, con cháu họ hoà huyết khắp thế giới, đột nhiên tình cờ 2 ng có hai phần gen ấy gặp nhau, tổ hợp gen gốc lại sinh ra thì lại có tài ấy thôi. thực ra con ng sinh ra k hề ngẫu nhiên, trứng của mẹ có tư duy của riêng nó, nó sẽ lọc tt để ra đứa con phù hợp nhất, bạn đã thấy vì sao chưa?
 
Trước đọc bài báo club IQ cao vẫn có người làm nhân viên, quản lý công ty nhỏ, rải đủ mọi tầng lớp từ bình thường đến siêu giàu, tỉ phú $. Nên thành công phụ thuộc nhiều yếu tố lắm 8-)
 
Copy bên topic voz cũ:

Thomas Edison từng nói rằng: “Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện.” Nhưng nghiên cứu mới của nhóm các Giáo sư từ Đại Học Princeton chỉ ra luyện tập chỉ đóng góp trung bình 12% vào thành công. Quy tắc 10.000 giờ hay câu nói của Edison có lẽ cần phải xem lại.

Vài năm gần đây, nhiều cuốn sách tâm lý học và nhiều bài báo về thành công thường nhắc tới một “quy tắc vàng” để giúp bạn có thể trở nên thông thạo tới mức trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Quy tắc này được biết đến với cái tên 10.000 giờ: "Nếu bạn luyện tập một công việc nào đó trong đủ lâu, tới khoảng thời gian 10.000 giờ, tức là tương đương 10 năm, thì bạn ắt sẽ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực ấy". Nhiều người tán đồng với nội dung của quy tắc này vì nó đúng với những gì chúng ta được khuyên bảo rằng: “chỉ có luyện tập mới có thể mang về kết quả”.

Thế nhưng về mặt khoa học mà nói, liệu quy tắc trên có thực sự chính xác, hay rằng sự luyện tập có phải là tất cả thành công ? Nhiều nhà nghiên cứu đã nghi ngờ tính đúng đắn khoa học của quy tắc này và đã làm một vài nghiên cứu xung quanh nó.

Cu thể, ở Đại Học Princeton, Mỹ, Giáo sư Brooke Macnamara và các đồng nghiệp đã xem xét tổng cộng 88 bộ nghiên cứu về các cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, thể thao, trò chơi, âm nhạc

Các cá nhân này đều là những người đã phải luyện tập rất vất vả, tuy nhiên có người thành công, có người chưa. 88 bộ nghiên cứu này tập trung xem xét xem họ đã luyện tập nhiều như thế nào và cuối cùng họ đã trở nên giỏi giang hay trở nên không thành công vì lý do gì ?

Những cái nhìn đầu tiên đều mang lại kết quả không bất ngờ: luyện tập là quan trọng. Con người nhìn chung sẽ không trở nên giỏi giang khi không luyện tập. Thế nhưng, một vài vấn đề đã xuất hiện khi sự xem xét bắt đầu sâu hơn.

Nếu quy tắc 10.000 giờ là đúng thì sự khác biệt giữa những người thành công và những người chưa ắt hẳn phải nằm ở luyện tập. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Giáo sư Brooke Macnamara, sự khác biệt giữa 2 lớp người này, trung bình, chỉ do 12% là sự luyện tập mà thôi.

Điều này có nghĩa là để vươn đến thành công, sự luyện tập chỉ đóng góp trung bình khoảng 12% mà thôi. Con số này có thể khác nhau ở các ngành nghề khác nhau, thế nhưng chúng đều cho kết quả rằng luyện tập không phải là tất cả:

- Lĩnh vực thể thao: luyện tập đóng góp 25% thành công

- Lĩnh vực giáo dục: luyện tập đóng góp 18% thành công

- Lĩnh vực âm nhạc: luyện tập đóng góp 4% thành công

Kết quả trên thực sự gây bất ngờ bởi nó khác biệt hoàn toàn so với tuyên bố của nhiều tác giả trong nhiều cuốn sách phát triển bản thân, những người có thể đã phóng đại tầm quan trọng của việc luyện tập.

Kết quả này cũng không phải là không có lý vì đúng là đôi khi, luyện tập không phải tất cả. Trong thực tế, có rất nhiều người đã rất nỗ lực trong lĩnh vực của họ nhưng cuối cùng lại không trở nên xuất sắc.

Ví dụ, trong loạt nghiên cứu về những người học piano, một số người đã tập luyện tương đối ít và đạt đến một trình độ cao, trong khi có những người khác thì đã luyện tập nhiều hơn thế nhưng lại không đạt được đến trình độ tương tự. Đơn giản là vì để thành công với piano, bạn cần có một thứ là năng khiếu bẩm sinh

Giá sư Brooke Macnamara nói: “Một điều chắc chắn là việc luyện tập có chủ tâm là quan trọng, từ cả quan điểm lý thuyết và cả theo thống kê. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đại diện cho thành công”

Vậy, với những người đang kiếm tìm thành công, câu hỏi bây giờ là điều gì là thực sự quan trọng ? Giáo sư Macnamara cũng trả lời câu hỏi này:

“Theo tôi, một số yếu tố sau mới là quan trọng, bên cạnh sự cần thiết của luyện tập:

- Bạn bắt đầu sớm như thế nào trong lĩnh vực đó

- Khả năng bẩm sinh của bạn

- Tính cách của bạn

- Khả năng nhớ ngắn hạn của trí nhớ bạn

Vậy, với những ai đang tin tưởng lời Edison nói rằng “99% thành công là nhờ luyện tập”, và đang luyện tập hết mình thì đạt mục tiêu thì có lẽ họ cần lùi lại một bước và ngẫm nghĩ một chút về 4 yếu tố thêm vào bên trên.

Còn quay lại với quy tắc 10.000 giờ, nếu nó đã không đúng thì có lẽ đã đến lúc một thông điệp khác tốt hơn cần ra đời để thay thế nó:

Chính xác, bạn cần luyện tập điên cuồng để trở nên thành thạo, thế nhưng nếu việc luyện tập rất nhiều vẫn không làm cho bạn thành thạo được, thì có lẽ đơn giản là bạn sinh ra đã không hợp với công việc này rồi, bỏ đi và hãy thử cái mới đi thôi. Đừng tiêu tốn đến 10 năm chỉ để luyện tập thứ mà bạn biết chắc mình sẽ không thành công.
Thành công ở đây định nghĩa là gì? Nếu kiếm đc nhiều tiền gọi là thành công thì có thể đúng, vì như thằng Jack 5 củ có biết nhạc lý, có luyện hát gì đâu mà nó kiếm tiền sòn sòn. Còn ví dụ về piano, tôi cũng có chơi và tìm hiểu, tôi thấy có thể là do thiên bẩm, hoặc cũng có thể những người đạt trình độ cao đó gặp đc đúng thầy, đc dạy những thứ nền tảng rất vững rồ, từ đó những skill như scale, arpeggio,... đã thành muscle memory của họ, cứ thế mà họ vận dụng vào bản nhạc. Và tất nhiên họ cũng phải bỏ mấy tiếng mỗi ngày luyện tập trong mấy chục năm.
 
thiên phú là thứ không thể dùng cần cù để so sánh được

thăng bạn học trung tâm giáo dục thường xuyên, loại chó chê mèo mửa, mà nó học IT code như cá gặp nước học 1 biết 10 code như thần, trong khi mấy thằng học giỏi hơn trình code chả bằng nó
vậy thì có nghĩa là lý do nó học ttgd tx k phải do nó ngu, mà là do thời điểm trc đó nó k muốn học b ạ
 
Tài năng thiên bẩm thật ra nó ko liên quan gì đến chuyện cố gắng hay địa vị cả. Ai có con rồi thì biết, nó sẽ thể hiện tính cách thiên bẩm từ nhỏ, vấn đề là người lớn có hướng cho nó môi trường phát triển hay ko thôi. Như con tôi thích âm nhạc múa hát và ko tập trung chơi đồ chơi. Các cô trong nhà trẻ cũng phát hiện dù bé chưa nói đc. Tôi nghĩ nó thiên bẩm như thế nên hướng nó theo nghệ thuật âm nhạc dù nhà nội ngoại ko ai theo hướng đó cả. Giờ nếu bắt nó cố tập trung chơi đồ chơi thì dĩ nhiên nó cố hoài ko bằng đứa thiên bẩm tập trung rồi
 
Hâù như mỗi ng sinh ra đều có 1 thiên phú riêng, trừ mấy bạn bệnh tật từ khi sinh ra thì ko nói.
Ví dụ dễ hiểu và thực tế nhất đó chính là 2 anh em nhà mình, em mình có năng khiếu hội hoạ, thiên phú từ bé rồi, tuy nhiên bù lại đầu óc ko tư duy nhạy = mình, mình thì ngược lại, tư duy rất tốt nhưng năng khiếu hội hoạ thì ko có.

Hay như trong nghề trading cũng vậy, cùng 1 hệ thống giao dịch có người kiếm đc tiền, nhưng có người thì lại ko kiếm đc tiền từ hệ thống giao dịch đó mà lại kiếm đc tiền từ hệ thống giao dịch khác.

Nên là mình luôn quan niệm là trong cùng 1 lĩnh vực mà bạn ko giỏi bằng họ, thì có nghĩa thiên phú của bạn ko phải ở trong lĩnh vực đó.
 
Trước đọc bài báo club IQ cao vẫn có người làm nhân viên, quản lý công ty nhỏ, rải đủ mọi tầng lớp từ bình thường đến siêu giàu, tỉ phú $. Nên thành công phụ thuộc nhiều yếu tố lắm 8-)
IQ cao không có nghĩa đảm bảo sẽ thành công, nhưng ng thành công chắc chắn IQ k thấp, ít nhất họ sẽ nhanh nhạy hoặc giỏi ở lĩnh vực của họ
 
tôi thì nghĩ thế này, anh nghĩ xem ai là người đã sáng tạo ra mấy cái đó, âm nhạc rồi hội hoạ v.v, làm gì có ai dạy ng đầu tiên, vậy họ học từ đâu? đấy chính là năng khiếu, họ sinh ra đã như thế rồi, qua hàng trăm thế hệ, con cháu họ hoà huyết khắp thế giới, đột nhiên tình cờ 2 ng có hai phần gen ấy gặp nhau, tổ hợp gen gốc lại sinh ra thì lại có tài ấy thôi. thực ra con ng sinh ra k hề ngẫu nhiên, trứng của mẹ có tư duy của riêng nó, nó sẽ lọc tt để ra đứa con phù hợp nhất, bạn đã thấy vì sao chưa?
Chả có ai sáng tạo cả thím ah, âm nhạc hay hội họa là con ng ứng dụng hay lý giải tự nhiên, như vật lý hóa học vậy thôi
Nhìn thấy đẹp muốn ghi lại thì thành hội họa, bắt đầu từ mấy nét nguệch ngoạc hang đá
Búng nửa sợi dây nghe màu nó giống nhau thì đặt là quãng 8, hệ thống lại các nhạc cụ phát ra âm thanh thành âm luật vậy thôi
Chúng là cả quá trình tiếp bước tư duy và nối tiếp sáng tạo, chả của riêng ai đâu
Mấy cái này ko thực sự sẽ ra vấn đề khi ta tranh luận đâu, chém cho vui thì ok
Ko hẳn nhiên mà ngta đồng thuận sự giáo dục đc công bình cho mọi người ở nhiều thể chế, ko hẳn nhiên mà "nhân chi sơ tính bản thiện" vẫn đc công nhận trong triết học, ko phải vô lý khi mà ng ta sẵn sàng trừng phạt cha mẹ khi nuôi con ko theo quy chuẩn của tập thể
Nghiên cứu mấy cái này nếu trong tay có quyền lực thì dễ ko, và ngta nghiên cứu hàng bao năm rồi, con ng vẫn cứ là khá đồng đều ở tại xuất phát điểm
Mấy cái hơn thua nhau và cái nghiên cứu phản bác 10.000 giờ kia thật ra cũng chỉ phiến diện, chưa đưa ra đc các đối tượng đồng đều ở thí nghiệm, vs có quá nhiều thứ để nói
Ví dụ âm nhạc, 4% tập luyện ảnh hưởng đến kq, rồi cho rằng thiên tính bẩm sinh liên quan đến sự thành công trong âm nhạc... cái này chưa đủ yếu tố để cấu thành nhận định... riêng cái hệ thống giáo dục âm nhạc giờ cũng đang khá áp đặt theo kiểu quá toán, quá logic và phức tạp vấn đề trong khi chỉ đơn giản là 7 nốt nhạc, vậy có khi cái "thiên phú" ở đây chỉ là những ng thoái mái hơn trong tư duy thì họ học nhanh hơn, mà tư duy mở đào luyện từ môi trg là chính, chả phải thiên bẩm gì
Tui vẫn nghiêng theo quan điểm cố gắng mới thành công, thiên phú có chăng cũng chỉ rất nhỏ từ sự di truyền (ngoại hình, khiếm khuyết cơ thể...), tùy vào hạng mục có thể nó sẽ có ảnh hưởng hơn... nhưng nói chung là nhỏ
 
như tít, quan điểm của các bác về vấn đề này như nào, em thấy người có thiên phú họ cố gắng hơn người thường vài phần cũng có thể bỏ xa. Hay họ cày như trâu để đạt được thành công xong người ngoài họ bảo là do thiên phú, người thường như ta cày mãi cũng không thể nào bằng họ
Nhớ câu này:
Đường tuy ngắn, không đi không tới
Việc tuy nhỏ, không làm không xong.

Có thiên phú mà không cố gắng cũng hỏng, không có thiên phú thì cố gắng thêm 1 chút vẫn gần bằng người ta.
Ví dụ về CR7 và M10 rất rõ rệt về hơn nhau chút thiên phú thì nỗ lực đỡ cực hơn.
 
Chả có ai sáng tạo cả thím ah, âm nhạc hay hội họa là con ng ứng dụng hay lý giải tự nhiên, như vật lý hóa học vậy thôi
Nhìn thấy đẹp muốn ghi lại thì thành hội họa, bắt đầu từ mấy nét nguệch ngoạc hang đá
Búng nửa sợi dây nghe màu nó giống nhau thì đặt là quãng 8, hệ thống lại các nhạc cụ phát ra âm thanh thành âm luật vậy thôi
Chúng là cả quá trình tiếp bước tư duy và nối tiếp sáng tạo, chả của riêng ai đâu
Mấy cái này ko thực sự sẽ ra vấn đề khi ta tranh luận đâu, chém cho vui thì ok
Ko hẳn nhiên mà ngta đồng thuận sự giáo dục đc công bình cho mọi người ở nhiều thể chế, ko hẳn nhiên mà "nhân chi sơ tính bản thiện" vẫn đc công nhận trong triết học, ko phải vô lý khi mà ng ta sẵn sàng trừng phạt cha mẹ khi nuôi con ko theo quy chuẩn của tập thể
Nghiên cứu mấy cái này nếu trong tay có quyền lực thì dễ ko, và ngta nghiên cứu hàng bao năm rồi, con ng vẫn cứ là khá đồng đều ở tại xuất phát điểm
Mấy cái hơn thua nhau và cái nghiên cứu phản bác 10.000 giờ kia thật ra cũng chỉ phiến diện, chưa đưa ra đc các đối tượng đồng đều ở thí nghiệm, vs có quá nhiều thứ để nói
Ví dụ âm nhạc, 4% tập luyện ảnh hưởng đến kq, rồi cho rằng thiên tính bẩm sinh liên quan đến sự thành công trong âm nhạc... cái này chưa đủ yếu tố để cấu thành nhận định... riêng cái hệ thống giáo dục âm nhạc giờ cũng đang khá áp đặt theo kiểu quá toán, quá logic và phức tạp vấn đề trong khi chỉ đơn giản là 7 nốt nhạc, vậy có khi cái "thiên phú" ở đây chỉ là những ng thoái mái hơn trong tư duy thì họ học nhanh hơn, mà tư duy mở đào luyện từ môi trg là chính, chả phải thiên bẩm gì
Tui vẫn nghiêng theo quan điểm cố gắng mới thành công, thiên phú có chăng cũng chỉ rất nhỏ từ sự di truyền (ngoại hình, khiếm khuyết cơ thể...), tùy vào hạng mục có thể nó sẽ có ảnh hưởng hơn... nhưng nói chung là nhỏ
cái quy tắc 10000 giờ nó khá đúng đấy, tôi thấy thiên phú nó sẽ đẩy nhanh cái 10,000 giờ ấy lên, càng về sau càng nhanh. khi anh đạt trình 10,000 giờ có thể họ đã đạt trình 20,000; khi anh đạt 20,000 họ đã đạt 40,000; nó tùy vào đam mê nữa. giả sử có thiên phú mà mới làm 100 giờ thì sao bằng k thiên phú làm 1000 giờ, tuy nhiên ông nghĩ ra cái đó quên là ngược với thiên phú, nhiều ng gặp khó khăn hơn bt đối với 1 lĩnh vực cụ thể, hay xuất phát điểm âm. đây mới là cái tạo ra chênh lệch mà thg chủ thread nói.
 
nếu đặt trong môi trường y chang nhau thì thằng có phẩm chất thiên phú sẽ phát triển hơn rõ rệt, nhưng cuộc đời thì nhiều biến số, k thể nào 2 con người có chung môi trường phát triển giống nhau hoàn toàn được, nên kết quả cũng khác nhau thôi, mà cái này thì nên để trong lòng, hiểu ngầm thôi là được rồi, ko nên lôi ra bàn tán, nếu muốn tâm sự thì nên tìm người hiểu mình, biết mình đã trải qua những gì rồi hẵng bộc bạch

Nếu bạn nói ra mà gặp sai người, người nghe đang trong độ thành công của cuộc đời thì họ sẽ cho rằng bạn đang than vãn, ko cố gắng mà chỉ đổ thừa hoàn cảnh, rồi giảng giải cho bạn 77 49 điều giáo lý sáo rỗng

Điều cần làm là nhận ra vị trí của mình đang đứng và tìm cách vươn lên thôi
Thậm chí bản thân hoàn cảnh, môi trường cũng luôn thay đổi. Hôm nay khác ngày mai chứ đừng nói là thời kỳ này - thời kỳ khác.
 
nỗ lực xin việc.jpg
 
Back
Top