[Kể chuyện đời] Cuộc sống, công việc của một Data Analyst trái ngành

Những người lựa chọn tối ưu như thế hầu hết đều đang thuộc diện lay-off ở thời điểm hiện tại rồi bác. Nếu chưa có nghiệp vụ thì tập trung vào nghiệp vụ là tốt nhất. Quan trọng là có chịu khó đặt câu hỏi và tự trả lời hay không thôi bác. Riêng với kế toán, mình chỉ cần hỏi mấy câu sau:
1. Có tự lập được bộ báo cáo tài chính từ bảng kê chứng từ / nhật ký chứng từ + cân đối phát sinh không?
2. Tại sao trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, lợi nhuận trừ tới trừ lui lại ra được dòng tiền? Dựa vào nguyên lý nào mà làm được như vậy? Ý nghĩa của EBITDA?
Những kế toán trả lời được 2 câu hỏi trên mình tin là đều có mức lương cao hơn hẳn mặt bằng chung, và tỷ lệ này không quá 10% đâu nhé cả nhà (dựa trên những bạn làm kế toán/tài chính mà mình đã từng hỏi)

Với mình thì kế toán và tài chính là 2 role dễ convert sang DA nhất vì bộ phận này giao tiếp và cần hiểu nghiệp vụ của tất cả các phòng ban khác.
Em tưởng 2 câu này có trong 2 môn nguyên lý kế toán và lý thuyết tài chính rồi nhỉ bác, hay do em nghĩ đơn giản quá
 
Em tưởng 2 câu này có trong 2 môn nguyên lý kế toán và lý thuyết tài chính rồi nhỉ bác, hay do em nghĩ đơn giản quá
Câu 1 mình hỏi để xem kế toán có tự dùng Exel để lập được báo cáo tài chính không, nếu được thì mức độ hiểu nghiệp vụ và trình độ Excel cũng ở mức tương đối rồi (Đa phần kế toán giờ phụ thuộc vào phần mêm quá)
Câu 2 hỏi về bản chất và nguyên lý lập báo cáo. Giáo trình hay tài liệu mạng mình đang thấy chỉ "hướng dẫn lập báo cáo".
 
Bác có khoá học nào sơ qua về data analyst không? giới thiệu giúp e để e nắm sơ lược về nghề này ạ? Em đang học SE nhưng tương lai muốn chuyển qua nghề này. Em cảm ơn.
 
SQL và BI tool bây giờ là xóa mù chữ rồi, thớt hơn cường điệu hóa cố gắng của bản thân
 
Cùng bộ kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, nếu mà ở Sài Gòn thì có lẽ có thể deal lương cao hơn 50 gross, mình nói thật :))
Nhìn quả 2017-2019 bóc lột tàn tệ quá lương 10-12tr
 
SQL và BI tool bây giờ là xóa mù chữ rồi, thớt hơn cường điệu hóa cố gắng của bản thân
Xóa mù chữ là phổ cập kiến thức cho toàn dân. Hiện nay tỷ lệ có bao nhiêu % người biết dùng BI bạn biết không?
 
Xóa mù chữ là phổ cập kiến thức cho toàn dân. Hiện nay tỷ lệ có bao nhiêu % người biết dùng BI bạn biết không?
ý mình là nó dễ vl, một đứa sv ra trường đưa mình train 1 tháng là làm ngon lành, mình làm trainer sql và excel, k nói điêu
 
ý mình là nó dễ vl, một đứa sv ra trường đưa mình train 1 tháng là làm ngon lành, mình làm trainer sql và excel, k nói điêu
Đấy là một nhóm ng như bạn thôi. Xét trên khía cạnh tổng thể, có rất rất nhiều nhân viên vp còn chưa dùng thành thạo exel chưa nói đến BI, nên bài viết của thớt với số đông là rất hữu ích.
 
Đấy là một nhóm ng như bạn thôi. Xét trên khía cạnh tổng thể, có rất rất nhiều nhân viên vp còn chưa dùng thành thạo exel chưa nói đến BI, nên bài viết của thớt với số đông là rất hữu ích.
đồng ý, nhưng DA cũng chỉ là 1 nghề, nó k fancy hơn gì cả, DA trong big corporate cũng chỉ focus kéo thả báo cáo, rất chán
 
SQL và BI tool bây giờ là xóa mù chữ rồi, thớt hơn cường điệu hóa cố gắng của bản thân

Bác đang nói việc thành thạo các hàm trong Excel (luyện tập) hay khả năng phân tích dữ liệu để đưa ra báo cáo (cần thêm cả tư duy) nhỉ?

Mình nghĩ nếu học 1 tháng thì chỉ nắm cách sử dụng các hàm thôi chứ
 
Bác đang nói việc thành thạo các hàm trong Excel (luyện tập) hay khả năng phân tích dữ liệu để đưa ra báo cáo (cần thêm cả tư duy) nhỉ?

Mình nghĩ nếu học 1 tháng thì chỉ nắm cách sử dụng các hàm thôi chứ
học kĩ năng cứng thôi, còn domain knowledge thì hiển nhiên phải cần thời gian rồi
 
2020-2022: Lăn lộn với nghề mới

Hơn 2 năm giai đoạn này là khoảng thời gian mình liên tục đi lên, không gặp cản trở hay khó khăn gì nên gom chung vào 1 post, cũng không kể chuyện theo dòng thời gian mà sẽ chia ra từng mảng.

Tháng 10/2020 mình bắt đầu vào làm cho một công ty chuyên triển khai dịch vụ CNTT. Ban đầu phỏng vấn lãnh đạo định hướng mình vào role tư vấn lập kế hoạch và báo cáo cho khách hàng. Sau thấy mảng BI có vẻ tiềm năng nên giao nhiệm vụ cho mình xây dựng nguồn lực cho mảng này. Thế là bắt đầu từ việc tuyển dụng Fresher, đào tạo, mở rộng team. Đến cuối năm 2022, team size lên ~25 người, bao gồm 2 team chính DA và DE, đánh nhiều dự án lớn nhỏ.

Về định hướng xây dựng đội ngũ, mình vẫn đi theo hướng như hồi làm Kế toán trưởng, giữ cho đội ngũ ổn định, gắn bó và luôn có động lực cao. Tính đến trước khi mình nghỉ tại đây, phòng mình không có một nhân sự nào out, TOR = 0. Hầu hết công việc đều rất thuận lợi, các sếp tạo điều kiện, khách hàng hài lòng, đội ngũ đoàn kết. Chỉ có duy nhất một thứ là khối lượng công việc tương đối nhiều, đôi lúc khiến mình stress. Giai đoạn này gần như mình phải drop hoặc fw tất cả các job bên ngoài mà trước đó mình đang chạy. Nhưng bù lại, mình có được kinh nghiệm và các kiến thức không thể có nếu làm ở các công ty bình thường khác.

1. Kiến thức về triển khai dự án:
Mình tham gia vào các dự án với đủ thể loại role, trong đó bao gồm PM cho một số dự án nhỏ. Nhờ vậy mình nắm được kha khá về phương pháp luận triển khai dự án, các quy trình thủ tục để đảm bảo dự án chạy đúng tiến độ, kiểm soát scope, rủi ro,... Không đến mức như PM chuyên nghiệp nhưng đủ để vào bất cứ dự án nào với bất cứ role nào mình đều có cái nhìn tổng thể trước để hiểu cách các bên tương tác, cân đối lợi ích các bên ra sao để đảm bảo xong việc của mình.

2. Làm thầu, Pre-sale:
Việc làm thầu và hỗ trợ team Sale làm việc với khách hàng, viết proposal,... giúp mình năm được quy trình tiếp cận và convert opp, deal, hiểu hơn về mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt khi tiếp xúc với C-level, manager phía khách hàng, nghe họ chia sẻ về mong muốn, nhu cầu quản trị, mình được mở mang rất nhiều về business knowledge.

3. Mở rộng network trong ngành
Có thể do cách làm việc của mình và quan hệ tương đối rộng với tất cả các bên, tất cả các công ty mình đã từng làm đều có network không chỉ riêng mảng mình làm mà cả các mảng khác. Trước khi chuyển ngành mình cũng có network khác tốt trong ngành tài chính. Đến khi chuyển sang hẳn mảng DA, thỉnh thoảng mình cũng gặp nhiều người quen (nhiều khi đứa e trước kia là quân của mình, giờ nó là đứa duyệt đề xuất giải pháp của bên mình đề xuất cho khách hàng,...). Dần dần mảng DA/De mình cũng giao du và có một network tương đối rộng. Bản thân mình cũng cảm thấy ngành này khá nhỏ, dễ gặp người quen, mình có được khá nhiều thông tin về nhân sự phỏng vấn, thông tin khách hàng,... từ network này.

4. Mở rộng kiến thức nghề nghiệp:
Điều giá trị nhất đối với mình giai đoạn này khi làm cho công ty triển khai là luôn được tiếp xúc và có pá lực về việc tìm hiểu, phát triển kỹ năng về các công cụ mới. Chưa kể, công ty mình là đối tác với các hãng lớn MS, AWS, SAP,... nên được hỗ trợ nhiều trong việc tài trợ môi trường, training và thi chứng chỉ, được tiếp cận sớm với các công cụ mới nhất của hãng,... Mình bắt đầu mở rộng Tech stack theo nhiều hướng:
  • BI: Mình quẩy thêm Tableau, và mở rộng thêm các công cụ trong bộ Power Platform, bao gồm Power Apps và Power Automate. Kết hợp với Power BI để số hóa cả một vài quy trình chuẩn bị dữ liệu của End User, hỗ trợ quản lý data pipeline, hoặc add thêm các tính năng nâng cao như trigger các hệ thống khác nhau, write back database,... Với Power BI thì chủ yếu xử lý các case về tối ưu hóa performance, thiết kế data model và quy hoạch, quản lý data pipeline.
  • DE: Mảng này mình mở rộng nhiều nhất do bắt đầu đảm nhiệm nhiều hơn role SA trong các dự án data. Với lý thuyết, mình đọc khá nhiều tài liệu về các phương thức thiết kế và tổ chức data platform, các mô hình data lake, DWH hay lakehouse, đi kèm đó là các công cụ tương ứng của outsource lần của hãng. Các công cụ mình tiếp cận bao gồm:
  • Hadoop, Spark
  • Azure (Bao gồm hầu hết các công cụ liên quan đến data như Azure Analytic Service, ADF, ADLG2, Azure Synapse,...)
  • Hiểu và nắm được các đặc thù, cơ chế tích hợp từ nhiều nguồn / database khác nhau
  • Mình cũng gặp một số bài toán On-premise, bao gồm việc triển khai Power BI Report Server (+ SSIS+SSAS), phải thiết lập cả cơ chế hybrid migrate report giữa 2 hệ thống On-premise và Cloud, hay bài toán xác thực phân quyền SSO,... Nói chung mình thu nhận được khá nhiều kiến thức sâu về hạ tầng, tích hợp nhờ gặp những bài toán ở cấp độ enterprise.
- DA: Mình bắt đầu bổ sung thêm kiến thức về các thuật toán ML, học thêm Python và các Cloud service liên quan. Tuy cơ hội áp dụng không nhiều nhưng cũng cơ bản có đủ knowledge để tư vấn các use case cho khách hàng.

Túm lại, giai đoạn này vừa củng cố những nền tảng cũ đã có, vừa học và áp dụng thêm các kiến thức, công cụ mới để mở rộng khả năng tư vấn giải pháp.
Cũng trong thời gian này, mình định hình được rõ thế mạnh lớn nhất của bản thân. Mình có thể không giỏi tích hợp và tổ chức, xử lý data như các bạn Senior DE, cũng không hiểu biết sâu về nghiệp vụ như các chuyên gia ngành, hay không thể so sánh khả năng sử dụng công cụ, thuật toán như các bạn DA/DS. Nhưng mình tự tin khi chạy role hybrid tư vấn, làm trực tiếp từ đầu đến cuối. Cũng nhờ khả năng cover rộng các role nên trong dự án, mình thường được lôi ra làm trọng tài hoặc tự control khá tốt các xung đột giữa các team. Ví dụ, nếu mình ở role BI/DA, lấy yêu cầu và logic từ khách hàng, sau đó đưa yêu cầu tích hợp, xử lý cho đội DE. Sẽ không có chuyện team DE estimate bao nhiêu cũng được, vì mình nắm rõ từng đầu việc cần thực hiện, tư đó control timeline tốt hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu mình ở role DE, những yêu cầu quá đáng, phi logic, rủi ro về mặt phân tích khi DA/BI khi làm việc với End User, mình cũng sẽ có ý kiến để tránh bị lãng phí nguồn lực.

5. Tiếng Anh
Giai đoạn này mình có cơ hội tiếp xúc với tiếng anh nhiều hơn, nhưng vẫn chỉ dùng lại ở một số khóa training, mail qua lại với hãng / khách hàng. Khả năng nói vẫn bằng 0. Đây là 1 trong những lý do mình nghỉ tại công ty này do đa phần các dự án là trong nước, khó cơ cơ hội trao đổi trực tiếp tiếng anh.

Bonus đống chứng chỉ mình quẩy được trong giai đoạn này:
1688879498815.png


Trong đó, đám chứng chỉ của MS từ 2 sao trở lên mỗi năm nó bắt thi gia hạn 1 lần, khá cực:
1688880007443.png
 
Last edited:
Nghề BI "vẽ báo cáo" đã bão hòa, quá phổ cập?

Mình chia sẻ với các bạn thông tin này để các bạn có thể tự đánh giá.

Đây là dự án phi lợi nhuận của chính phủ Singapore hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cố gắng tiếp cận với BI.
https://www.imda.gov.sg/how-we-can-help/better-data-driven-business

Đại loại họ sẽ cung cấp các Template Excel đầu vào và file làm việc Power BI, với video hướng dẫn theo kiểu low tech nhất có thể, cầm tay chỉ chuột. Người dùng chỉ cần input dữ liệu vào file nguồn, ấn nút chạy VBA để tổng hợp và chạy dữ liệu lên Power BI.
Nhìn cách họ làm có thể thấy họ đang hướng đến các đối tượng người dùng low tech đến mức nào, và đây là ở Singapore.
Vậy Việt Nam thì sao? Thậm chí chưa có dự án phi lợi nhuận nào nhu thế này, chỉ thấy một số bên làm file rồi bán.
Các bạn tự đánh giá tiếp nhé
 
Last edited:
2020-2022: Lăn lộn với nghề mới

Hơn 2 năm giai đoạn này là khoảng thời gian mình liên tục đi lên, không gặp cản trở hay khó khăn gì nên gom chung vào 1 post, cũng không kể chuyện theo dòng thời gian mà sẽ chia ra từng mảng.

Tháng 10/2020 mình bắt đầu vào làm cho một công ty chuyên triển khai dịch vụ CNTT. Ban đầu phỏng vấn lãnh đạo định hướng mình vào role tư vấn lập kế hoạch và báo cáo cho khách hàng. Sau thấy mảng BI có vẻ tiềm năng nên giao nhiệm vụ cho mình xây dựng nguồn lực cho mảng này. Thế là bắt đầu từ việc tuyển dụng Fresher, đào tạo, mở rộng team. Đến cuối năm 2022, team size lên ~25 người, bao gồm 2 team chính DA và DE, đánh nhiều dự án lớn nhỏ.

Về định hướng xây dựng đội ngũ, mình vẫn đi theo hướng như hồi làm Kế toán trưởng, giữ cho đội ngũ ổn định, gắn bó và luôn có động lực cao. Tính đến trước khi mình nghỉ tại đây, phòng mình không có một nhân sự nào out, TOR = 0. Hầu hết công việc đều rất thuận lợi, các sếp tạo điều kiện, khách hàng hài lòng, đội ngũ đoàn kết. Chỉ có duy nhất một thứ là khối lượng công việc tương đối nhiều, đôi lúc khiến mình stress. Giai đoạn này gần như mình phải drop hoặc fw tất cả các job bên ngoài mà trước đó mình đang chạy. Nhưng bù lại, mình có được kinh nghiệm và các kiến thức không thể có nếu làm ở các công ty bình thường khác.

1. Kiến thức về triển khai dự án:
Mình tham gia vào các dự án với đủ thể loại role, trong đó bao gồm PM cho một số dự án nhỏ. Nhờ vậy mình nắm được kha khá về phương pháp luận triển khai dự án, các quy trình thủ tục để đảm bảo dự án chạy đúng tiến độ, kiểm soát scope, rủi ro,... Không đến mức như PM chuyên nghiệp nhưng đủ để vào bất cứ dự án nào với bất cứ role nào mình đều có cái nhìn tổng thể trước để hiểu cách các bên tương tác, cân đối lợi ích các bên ra sao để đảm bảo xong việc của mình.

2. Làm thầu, Pre-sale:
Việc làm thầu và hỗ trợ team Sale làm việc với khách hàng, viết proposal,... giúp mình năm được quy trình tiếp cận và convert opp, deal, hiểu hơn về mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt khi tiếp xúc với C-level, manager phía khách hàng, nghe họ chia sẻ về mong muốn, nhu cầu quản trị, mình được mở mang rất nhiều về business knowledge.

3. Mở rộng network trong ngành
Có thể do cách làm việc của mình và quan hệ tương đối rộng với tất cả các bên, tất cả các công ty mình đã từng làm đều có network không chỉ riêng mảng mình làm mà cả các mảng khác. Trước khi chuyển ngành mình cũng có network khác tốt trong ngành tài chính. Đến khi chuyển sang hẳn mảng DA, thỉnh thoảng mình cũng gặp nhiều người quen (nhiều khi đứa e trước kia là quân của mình, giờ nó là đứa duyệt đề xuất giải pháp của bên mình đề xuất cho khách hàng,...). Dần dần mảng DA/De mình cũng giao du và có một network tương đối rộng. Bản thân mình cũng cảm thấy ngành này khá nhỏ, dễ gặp người quen, mình có được khá nhiều thông tin về nhân sự phỏng vấn, thông tin khách hàng,... từ network này.

4. Mở rộng kiến thức nghề nghiệp:
Điều giá trị nhất đối với mình giai đoạn này khi làm cho công ty triển khai là luôn được tiếp xúc và có pá lực về việc tìm hiểu, phát triển kỹ năng về các công cụ mới. Chưa kể, công ty mình là đối tác với các hãng lớn MS, AWS, SAP,... nên được hỗ trợ nhiều trong việc tài trợ môi trường, training và thi chứng chỉ, được tiếp cận sớm với các công cụ mới nhất của hãng,... Mình bắt đầu mở rộng Tech stack theo nhiều hướng:
  • BI: Mình quẩy thêm Tableau, và mở rộng thêm các công cụ trong bộ Power Platform, bao gồm Power Apps và Power Automate. Kết hợp với Power BI để số hóa cả một vài quy trình chuẩn bị dữ liệu của End User, hỗ trợ quản lý data pipeline, hoặc add thêm các tính năng nâng cao như trigger các hệ thống khác nhau, write back database,... Với Power BI thì chủ yếu xử lý các case về tối ưu hóa performance, thiết kế data model và quy hoạch, quản lý data pipeline.
  • DE: Mảng này mình mở rộng nhiều nhất do bắt đầu đảm nhiệm nhiều hơn role SA trong các dự án data. Với lý thuyết, mình đọc khá nhiều tài liệu về các phương thức thiết kế và tổ chức data platform, các mô hình data lake, DWH hay lakehouse, đi kèm đó là các công cụ tương ứng của outsource lần của hãng. Các công cụ mình tiếp cận bao gồm:
  • Hadoop, Spark
  • Azure (Bao gồm hầu hết các công cụ liên quan đến data như Azure Analytic Service, ADF, ADLG2, Azure Synapse,...)
  • Hiểu và nắm được các đặc thù, cơ chế tích hợp từ nhiều nguồn / database khác nhau
  • Mình cũng gặp một số bài toán On-premise, bao gồm việc triển khai Power BI Report Server (+ SSIS+SSAA), phải thiết lập cả cơ chế hybrid migrate report giữa 2 hệ thống On-premise và Cloud, hay bài toán xác thực phân quyền SSO,... Nói chung mình thu nhận được khá nhiều kiến thức sâu về hạ tầng, tích hợp nhờ gặp những bài toán ở cấp độ enterprise.
- DA: Mình bắt đầu bổ sung thêm kiến thức về các thuật toán ML, học thêm Python và các Cloud service liên quan. Tuy cơ hội áp dụng không nhiều nhưng cũng cơ bản có đủ knowledge để tư vấn các use case cho khách hàng.

Túm lại, giai đoạn này vừa củng cố những nền tảng cũ đã có, vừa học và áp dụng thêm các kiến thức, công cụ mới để mở rộng khả năng tư vấn giải pháp.
Cũng trong thời gian này, mình định hình được rõ thế mạnh lớn nhất của bản thân. Mình có thể không giỏi tích hợp và tổ chức, xử lý data như các bạn Senior DE, cũng không hiểu biết sâu về nghiệp vụ như các chuyên gia ngành, hay không thể so sánh khả năng sử dụng công cụ, thuật toán như các bạn DA/DS. Nhưng mình tự tin khi chạy role hybrid tư vấn, làm trực tiếp từ đầu đến cuối. Cũng nhờ khả năng cover rộng các role nên trong dự án, mình thường được lôi ra làm trọng tài hoặc tự control khá tốt các xung đột giữa các team. Ví dụ, nếu mình ở role BI/DA, lấy yêu cầu và logic từ khách hàng, sau đó đưa yêu cầu tích hợp, xử lý cho đội DE. Sẽ không có chuyện team DE estimate bao nhiêu cũng được, vì mình nắm rõ từng đầu việc cần thực hiện, tư đó control timeline tốt hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu mình ở role DE, những yêu cầu quá đáng, phi logic, rủi ro về mặt phân tích khi DA/BI khi làm việc với End User, mình cũng sẽ có ý kiến để tránh bị lãng phí nguồn lực.

5. Tiếng Anh
Giai đoạn này mình có cơ hội tiếp xúc với tiếng anh nhiều hơn, nhưng vẫn chỉ dùng lại ở một số khóa training, mail qua lại với hãng / khách hàng. Khả năng nói vẫn bằng 0. Đây là 1 trong những lý do mình nghỉ tại công ty này do đa phần các dự án là trong nước, khó cơ cơ hội trao đổi trực tiếp tiếng anh.

Bonus đống chứng chỉ mình quẩy được trong giai đoạn này:
View attachment 1943929

Trong đó, đám chứng chỉ của MS từ 2 sao trở lên mỗi năm nó bắt thi gia hạn 1 lần, khá cực:
View attachment 1943939
nhìn đống certificate này mà chỉ làm DA đơn thuần thì khác gì mang dao phay mổ gà đâu
 
2022 - Biến cố ngoài công việc - Phá sản vì BTC lần 2

Kết thúc năm 2021, sang đầu năm 2022 mình chính thức trả nợ xong tiền mua nhà. Thu nhập cũng tăng khá khá vì vậy bắt đầu có tí tiền dư dả. Bình thường hầu hết lương lậu sẽ đưa vợ, chỉ giữ lại 1 ít tiêu vặt. Sang đầu năm 2022 mình giữ lại 5 7 triệu, nạp vào Bitmex quẩy vui vui cho đỡ nhớ. Ấy thế mà vừa hên, vừa xui là tiền nó lại nhân nhanh ầm ầm. Chỉ trong đợt nghỉ tết âm, mình vào lệnh ra lệnh thế nào từ $500 lên gần $5k. Thế rồi cũng rút tiền gốc ra + hơn chục triệu đưa cho vợ, còn lại quẩy tiếp thì cháy. Thế là máu làm giàu lại âm ỷ cháy.

Những tháng sau đó, mình không OT cũng không chạy job ngoài nên không đá đưa được mấy khoản "đen đen", nhưng vẫn máu. Vậy là rút tạm thẻ tín dụng ra (phí 1.8%) để chơi. Liên tục từ sau tết âm đến tận tháng 9/2022, 4 lần liên tiếp, mình rút thẻ tín dụng ra để chơi, nạp vào $1k5, sau đó quẩy lên đến tầm $8k, lại rút ra tầm $3k (bù gốc trả vào thẻ + đưa vợ mấy chục triệu), số còn lại hi vọng vào lệnh lần cuối sẽ rút sạch ra, nhưng cả 4 lần kết quả đều bị cháy hết cả. Với kịch bản như vậy, gần như mình không còn tâm lý sợ rủi ro khi rút tiền ra từ thẻ lần thứ 5 nữa. Và cái gì đến cũng phải đến, lần thứ 5 mình cháy ngay từ lệnh đầu tiên. Cái ngu của giai đoạn này là tâm lý sĩ diện (về khả năng kiếm tiền) vẫn còn rất cao, vậy là không nói với vợ, làm thêm vài cái thẻ tín dụng nữa rút ra, với ky vọng gỡ được. Đến giai đoạn này thì hết muốn làm giàu, chỉ mong được tiền sẽ thôi, nhưng đời không như mơ,đen thành dây luôn, lần lượt số tiền âm lên đến 400 triệu. Ngu người luôn. Đến lúc này mình vẫn còn khả năng rút thêm tiền để gỡ, nhưng nhẩm đi nhẩm lại tiền đưa vợ từ đầu năm + tích cóp cũng được tầm đó, nên thôi dừng cuộc chơi, lựa lời bẩm vợ.
Vậy là đến cuối năm 2022, tài chính gia đình quay trở lại vạch xuất phát.

Cuối năm 2022, mặc dù công việc vẫn ok nhưng về phương diện tài chính, mình khá khủng hoảng và mất định hướng. Và bằng cái duyên nào đó, mình tìm đến Đạo Phật.
Ban đầu chỉ là việc tình cờ mình xem được vài video ngắn của thầy Ngô Minh Tuấn. Bình thường mình không để ý những video kiểu nói đạo lý, nhận xét sâu sắc cho lắm, vì trước đó mình cũng đã xem của nhiều người nổi tiếng nhưng cảm giác mỗi người không có sự thống nhất chung hay chỉ nói bề nổi, không lý giải gốc rễ vấn đề. Nhưng riêng thầy Ngô Minh Tuấn thì khác, tất cả mọi lý giải đều được giải thích và quy về một vài nguyên lý gốc của đạo phật.

Vậy là điên cuồng cày cuốc các video của thầy Ngô Minh Tuấn, sau xem thêm cả thầy Trần Việt Quân. Đến khi nắm cơ bản các nguyên lý cơ bản của các thầy, mình tìm hiểu trực tiếp đạo phật gốc, tự mua sách / kinh phật gốc và xem thêm các video giảng của thầy Thích Trí Huệ, tự giành 30 phút mỗi ngày tập thiền.
Dần dần mình thay đổi gần như hoàn toàn về quan điểm sống, quan điểm giao tiếp (giống như hồi năm 2014 vậy).
  • Không còn đặt mục tiêu giàu có (nhưng vẫn phải có tài chính vững chắc và đủ ăn), tập trung vào ý nghĩa cuộc sống và gia đình nhiều hơn.
  • Ít nói hơn, điều hòa cảm xúc hơn
  • Lý giải và tự hiểu được nhiều thứ xảy ra trong tâm lý, và hành động của mình / mọi người xung quanh. Trước đó mình tự đánh giá EQ của mình ở mức khá ổn, giờ cảm thấy ổn hơn nữa.
  • Quan trọng nhất là nhìn lại nhiều hành động giai đoạn trước đây mình nghĩa là đúng, là hợp lý, thì giờ thấy cần sửa đổi.
 
Cùng bộ kỹ năng và kinh nghiệm của bạn, nếu mà ở Sài Gòn thì có lẽ có thể deal lương cao hơn 50 gross, mình nói thật :))
Nhìn quả 2017-2019 bóc lột tàn tệ quá lương 10-12tr
Bị mất giai đoạn chuyển đổi 2017 thôi bác. Qua 2018 thì lương mình bắt đầu tăng trở lại rồi. Với mình không quá quan trọng lương trong ngắn hạn, chủ yếu đánh giá về dài hạn lương lậu có thể tăng được nhiều hay không
 
Em tưởng 2 câu này có trong 2 môn nguyên lý kế toán và lý thuyết tài chính rồi nhỉ bác, hay do em nghĩ đơn giản quá
Riêng lưu chuyển tiền tệ, mình dám đảm bảo cực kì ít sách dạy bài bản.
Hiểu rõ bản chất dòng tiền, lập được lưu chuyển tiền tệ rành mạch, là đã nằm top trên của dân tài chính rồi.
Thím có thể đọc vài báo cáo, phân tích của chứng khoán, toàn phân tích chỉ số, kết quả kinh doanh, cán đối kế toán, rất ít khi dám phân tích lưu chuyển tiền tệ :shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Back
Top