[Kinh dịch] Khoa học hay Mê tín.?

PB9bpjW.jpg
em có xu rồi mà chả biết gieo làm sao:shame:

via theNEXTvoz for iPhone
 
Thôi thím ạ. Que nào trúng thì các con giời tung hô ầm ỹ. Sai tòe loe thì vào bao biện các kiểu như kiểu fan cuồng
bye.gif
mình thì không nghiên cứu vụ gieo quẻ lắm, mình thích dùng nó để nắm bắt tâm lý hơn :smile:

có nghiên cứu kinh dịch, đã từng thử bói mai hoa và thấy khá đúng. Đấy là mình luận quẻ theo sách, không hiểu sao lại trùng hợp là khá đúng với vấn đề người hỏi
bên cạnh đó, phải đúng lúc, không phải cứ lúc nào hỏi cũng đúng.

Hóng luận giải lá số tử vi của Lệ Tổ :sure:
đời sống đủ đầy rồi, luận giải chi nữa mike fen.

PB9bpjW.jpg
em có xu rồi mà chả biết gieo làm sao:shame:

via theNEXTvoz for iPhone
anh nghĩ là không nên dùng xu, dùng ngày giờ đi.
 
Thì đấy, thời trẻ dành sức mà kiếm tiền, mà kiếm tiền chân chính thì ko phải là học tử vi đúng không.
Còn nó đúng sai tạm thời mình ko bàn tới, tương lai tuy vô định nhưng vẫn có thể nắm bắt 1 chút, dựa vào kinh nghiệm, dựa vào sự dịch chuyển của thời cuộc, mà có thể dự đoán ra. Chẳng cần tới kinh dịch, mình cũng có thể đoán được là vào tầm nào thì nhà nghỉ mộc châu nó hết phòng, cần đặt sớm, tất nhiên như thế cũng ko phải hoàn toàn chính xác, vì vẫn có những yếu tố bất ngờ, như đợt covid này là ví dụ, đấy là kinh nghiệm, kinh dịch nó cũng chỉ là đúc kết mấy cái kinh nghiệm đấy vào mà thôi, tỉ lệ chính xác thì khó mà nói đc.
Đồng ý với fen. Kinh Dịch cũng là nghiệm từ cuộc sống mà ra, tổng kết lại thành quy luật, thành sách. Nếu fen đủ trí lực phân tích hết mọi khía cạnh của vấn đề khi đưa ra quyết định thì, well, fen siêu vl. Nhưng nếu đã làm hết sức mà vẫn chưa thấy tự tin thì gieo 1 quẻ, nó như liều thuốc tâm lý. Nếu quẻ thuận thì thoải mái tâm lý, nếu nghịch thì chuẩn bị tâm lý đương đầu thử thách.
Còn người mà chỉ chăm chăm bói toán rồi mới đưa ra quyết định trong khi thực lực bản thân không chuẩn bị cho tốt thì cũng chẳng nên cơm cháo gì.
 
Hạ Kinh nói:

Sau khi có trời đất mới có vạn vật, có vạn vật mới chia thành đực - cái, với con người gọi là nam - nữ. Có nam nữ sau đó mới có vợ chồng.
  • Quẻ Hàm (Trạch Sơn Hàm) tượng trưng cho vợ chồng. Có vợ chồng sau đó mới có cha con. Có cha con xã hội mới có quan hệ, xây dựng thể chế quân thần. Từ đó xã hội mới chia đẳng cấp trên dưới. Sau đó xây dựng và thực thi lễ nghĩa. Quan hệ vợ chồng không thể không lâu dài.
  • Quẻ Hằng (Lôi Phong Hằng) nghĩa là lâu. Nhưng vạn vật không thể giữ mãi nguyên hiện trạng mà không biến hóa.
  • Quẻ Độn (Thiên Sơn Độn) nghĩa là lùi, tránh. Nhưng vạn vật không thể khi nào cũng lùi, tránh.
  • Quẻ Đại Tráng (Lôi Thiên Đại Tráng) là hưng thịnh, lớn mạnh.
  • Quẻ Tấn (Hỏa Địa Tấn) nghĩa là tiến lên. Tiến lên thì có lúc bị thương tổn.
  • Quẻ Minh Di (Địa Hỏa Minh Di) nghĩa là bị thương, ra đời bị thương tất phải quay về nhà.
  • Quẻ Gia Nhân (Phong Hỏa Gia Nhân). Khi đã đi vào con đường cùng, hành vi tất nhiên sẽ có hiện tượng bất chính, phản lại. Bần cùng sinh đạo tặc.
  • Quẻ Khuê (Hỏa Trạch Khuê) nghĩa là phản nghịch lại. Phản nghịch tất nhiên sẽ gặp tai nạn, khốn cùng.
  • Quẻ Kiển (Thủy Sơn Kiển) nghĩa là tai nạn. Vạn vật không thể luôn gặp tai nạn, mà có lúc sẽ được giải thoát.
  • Quẻ Giải (Lôi Thủy Giải) là giải trừ, hòa hoãn. Hòa hoãn tất nhiên là sẽ có tổn thất.
  • Quẻ Tổn (Sơn Trạch Tổn). Vạn vật không thể mãi hao tổn.
  • Quẻ Ích (Phong Lôi Ích) là tăng lợi ích, nhưng vạn vật không ngừng tăng lên tất nhiên sẽ có chỗ xung yếu.
  • Quẻ Quải (Trạch Thiên Quải) là xung yếu, sau đó cần có sự gặp gỡ.
  • Quẻ Cấu (Thiên Phong Cấu) là không hẹn mà gặp. Vạn vật sau khi gặp gỡ sẽ tụ tập lại.
  • Quẻ Tụy (Trạch Địa Tụy) là nhóm lại, tụ lại. Tụ lại sẽ dần dần lên cao.
  • Quẻ Thăng (Địa Phong Thăng) là không ngừng lên cao sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái khó khăn tất nhiên sẽ đi xuống.
  • Quẻ Khốn (Trạch Thủy Khốn). Lên cao gặp khó khăn tất nhiên sẽ đi xuống.
  • Quẻ Tỉnh (Thủy Phong Tỉnh) là giếng. Giếng để lâu ngày, bùn đất sẽ ứ đọng nên nếu không thay luôn cho sạch thì nước sẽ đục, nên cần đổi mới luôn.
  • Quẻ Cách (Trạch Hỏa Cách) là thay đổi cái cũ, khiến cho vật luôn đổi mới, không gì bằng Đỉnh (cái vạc) dùng để nấu ăn, nó có thể thay đổi mùi vị thức ăn.
  • Quẻ Đỉnh (Hỏa Phong Đỉnh) là đố tế khí, tế lễ tổ tiên là trách nhiệm của con trai trưởng.
  • Quẻ Chấn (Thuần Chấn) tượng trưng cho con trai trưởng, cũng có nghĩa là động. Vạn vật không thể luôn luôn động vì sự đời động mãi, cũng có lúc phải ngưng, biến dịch mãi cũng có lúc phải kết thúc.
  • Quẻ Cấn (Thuần Cấn) là dừng. Nhưng vạn vật không thể dừng mãi.
  • Quẻ Tiệm (Phong Sơn Tiệm) là tiến. Tiến lên tất phải có thu về.
  • Quẻ Quy Muội (Lôi Trạch Quy Muội). Được sự thu về tốt tất sẽ mạnh lên.
  • Quẻ Phong (Lôi Hỏa Phong) là lớn mạnh. Lớn mạnh đến cực điểm tất nhiên sẽ không yên vị ở vị trí cũ.
  • Quẻ Lữ (Hỏa Sơn Lữ). Lữ hành không tìm thấy chỗ dung thân thì phải tìm cách vào đâu đó.
  • Quẻ Tốn (Thuần Tốn) là đi vào. Sau khi tiến vào sẽ vui mừng.
  • Quẻ Đoài (Thuần Đoài) nghĩa là vui mừng. Vui mừng sẽ xua tan buồn bực.
  • Quẻ Hoán (Phong Thủy Hoán) là ly tán. Vạn vật không thể ly tán mãi, cần phải được tiết chế.
  • Quẻ Tiết (Thủy Trạch Tiết) là tiết chế.
  • Quẻ Trung Phu (Phong Trạch Trung Phu). Vì đã lập ra tiết chế, kỷ cương, thì trên dưới đều phải thực thi áp dụng, như vậy mới vẹn tín vẹn nghĩa.
  • Quẻ Tiểu Quá (Lôi Sơn Tiểu Quá) tức là vượt qua. Có thể vượt qua điều thường tình mới đủ sức làm việc lớn.
  • Quẻ Ký Tế (Thủy Hỏa Ký Tế). Hễ mình có cái gì hơn người, sẽ giúp được người, sẽ làm nên chuyện.
  • Quẻ Vị Tế (Hỏa Thủy Vị Tế) sau quẻ Ký Tế, và là quẻ cuối cùng 64 quẻ Dịch, có ý nghĩa sâu xa. Sự đời vô cùng vô tận, trí tuệ con người khó mà lường được, không giới hạn. Sự đời biến dịch chẳng cùng. Trị mà sơ hở, sẽ sinh loạn (Thượng bất chính, hạ tắc loạn). Cho nên, quẻ Vị Tế muốn nói, đừng bao giờ ngừng cố gắng, đừng bao giờ quên lo liệu, đề phòng.

Kinh dịch đến đây kết thúc, tượng trưng cho đạo trời tuần hoàn mãi, việc ở đời cũng tuần hoàn vô tận.
 
Mình thì nghĩ khác 1 chút.
Vũ trụ nó vận hành theo quy luật. Cuộc sống con người cũng vậy. về chi tiết thì có thể khác nhưng về đại thể chung thì sẽ có quy luật.

Cái con người mong muốn là kiểm soát, mà muốn kiểm soát thì phải tìm ra quy luật.

Và để tìm ra quy luật thì phải xây dựng mô hình.
Như kinh dịch thì xây dựng mô hình theo âm/dương (Hệ nhị phân) nhưng có những mô hình sẽ xây dựng theo hệ khác.
Ví dụ như mô hình can/chi: gồm có 10 can và 12 chi. đi hết 1 vòng tròn là 60 năm (lục thập hoa giáp). Như vậy sẽ chia con người thành 60 nhóm. mỗi nhóm sẽ có những điểm chung. Những người sinh cùng năm đấy sẽ có tính cách, số phận tương đồng nhau.

Ví dụ như mô hình cung hoàng đạo thì lại chia con người thành 12 nhóm ứng với khoảng thời gian sinh ra (nhưng ko theo năm).

Thế nên mình nghĩ bạn kết luận chỉ có âm/dương, đúng/sai, ko có ở giữa thì e không ổn lắm
Chắc gì điều này đã đúng mà lại tổng quát thành mô hình để giải thích cho các case khác nhỉ. Cảm thấy nó như 1 hệ thống diễn ngôn, 1 phần như nguỵ biện trong ngôn ngữ.

Chẳng hạn 1 câu quote darkdeep trên mạng:
Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa bạn vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa.
Về mặt logic, có 2 mệnh đề, câu đầu là A, câu sau là B, A->B, A chưa dc kiểm chứng nhưng người nghe bị focus vào B, bởi vì trong trường hơp này B đúng, đa số sẽ suy ngược lại B->A đúng, từ đó suy luận ra A->B' chẳng hạn thanh xuân là tươi đẹp, đáng nhớ, v.v...
 
Đã từng chứng kiến người học kinh dịch gieo quẻ cho một số người cần hỏi về việc sinh con, mất tiền hay làm nhà... thì thấy chuẩn 100%.
Dù gì nó cũng trải qua hàng nghìn năm lịch sử và vẫn còn tồn tại tới ngày nay thì chắc chắn vẫn phải có giá trị, không phải thứ tào lao.
 
Chắc gì điều này đã đúng mà lại tổng quát thành mô hình để giải thích cho các case khác nhỉ. Cảm thấy nó như 1 hệ thống diễn ngôn, 1 phần như nguỵ biện trong ngôn ngữ.

Chẳng hạn 1 câu quote darkdeep trên mạng:
Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn từng bị cảm lạnh vì tắm mưa bạn vẫn muốn đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa.
Về mặt logic, có 2 mệnh đề, câu đầu là A, câu sau là B, A->B, A chưa dc kiểm chứng nhưng người nghe bị focus vào B, bởi vì trong trường hơp này B đúng, đa số sẽ suy ngược lại B->A đúng, từ đó suy luận ra A->B' chẳng hạn thanh xuân là tươi đẹp, đáng nhớ, v.v...
Tất nhiên ở đây nó là mô hình, chưa đc chứng minh và đặc biệt sau số vẫn lớn.
Chứ nếu nó đúng thì nó đã thành khoa học rồi.
Coi nó như là kênh tham khảo thôi.
 
#Ngũ hành sinh khắc
Nguyên văn:

  • Kim sinh Thủy, khắc Mộc
  • Thủy sinh Mộc, khắc Hỏa
  • Mộc sinh Hỏa, khắc Thổ
  • Hỏa sinh Thổ, khắc Kim
  • Thổ sinh Kim, khắc Thủy

Ngũ hành là tên gọi chung của 5 loại vật chất, Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ. Các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc coi ngũ hành là 5 loại nguyên tố cơ bản cấu tạo nên vạn vật, dùng để thuyết minh và giải thích thế giới khách quan.

Trong ngũ hành có mối liên hệ thúc đẩy lẫn nhau nương tựa nhau. Mối quan hệ ấy gọi là tương sinh, gọi tắt là "Sinh". Sinh có ý nghĩa là sản sinh, giúp cho sự sinh trưởng và liên hệ...

Không những có quan hệ tương sinh thúc đẩy lẫn nhau, nương tựa nhau để tồn tại mà còn có quan hệ trói buộc lẫn nhau, chế ngự lẫn nhau. Mối quan hệ như thế gọi là "tương khắc". Khắc được căn cứ vào thuộc tính cơ bản của 5 loại vật chất cùng với sự khác biệt để xác định.

#8 cung thuộc ngũ hành

  • Càn - Đoài: Kim
  • Ly: Hỏa
  • Chấn - Tốn: Mộc
  • Khảm: Thủy
  • Cấn - Khôn: Thổ

#Quái khí vượng
  • Chấn - Tốn Mộc: vượng ư xuân
  • Ly Hỏa: vượng ư hạ
  • Càn - Đoài Kim: vượng ư thu
  • Khảm Thủy: vượng ư đông
  • Khôn - Cấn Thổ: vượng ư Thìn - Tuất - Sửu - Mùi (tháng 3, tháng 9, tháng 12, tháng 6)

Học thuyết Quái khí do Mạnh Hỷ, Kinh Phòng đời Hán đề xướng. Dùng "Quái" phối ghép với khí hậu 4 mùa gọi là "Quái khí", bao hàm 3 nhân tố Quái - Khí hậu - Ngũ hành.

Ngũ hành phối hợp với 4 mùa là:

  • Xuân: thuộc Mộc
  • Hạ: thuộc Hỏa
  • Thu: thuộc Kim
  • Đông: thuộc Thủy
  • Các tháng Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thuộc Thổ

#Quái khí suy
Suy bại đối lập với thế vượng thịnh.
  • Mùa xuân, Mộc vượng, khắc Thổ, dẫn đến Thổ suy, vì vậy mà nói Xuân - Khôn Cấn
  • Mùa hạ, Hỏa vượng, khắc Kim, dẫn đến Kim suy, nói Hạ - Càn Đoài
  • Mùa thu, Kim vượng, khắc Mộc, dẫn đến Mộc suy, nói Thu - Chấn Tốn
  • Mùa đông, Thủy vượng, khắc Hỏa, dẫn đến Hỏa suy, nói Đông - Ly
  • Tháng 3-9-12-6, Thổ vượng, khắc Thủy, dẫn đến Thủy suy, nói Thổ - Khảm

Có thể áp dụng cho việc trồng trọt và xây dựng nhà cửa dựa theo phong thủy kết hợp.
 
#Mười thiên can
- Giáp, Ất - Đông Phương - Mộc
  • Bính, Đinh - Nam Phương - Hỏa
  • Mậu, Kỷ - Trung phương - Thổ
  • Canh, Tân - Tây phương - Kim
  • Nhâm, Quý - Bắc phương - Thủy

Thiên can có mười hiệu, nên gọi là "thập thiên can". Mười hiệu đó là "Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý". Người xưa dùng thiên can ghi ngày. Ngày là dương, dương là trời. Bản thân thập thiên can cũng chia ra làm 2 loại là âm can và dương can.
  • Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
  • Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý

Thập thiên can kết hợp với ngũ hành kết quả như sau
  • Giáp (Dương Mộc) - Ất (Âm Mộc)
  • Bính (Dương Hỏa) - Đinh (Âm Hỏa)
  • Mậu (Dương Thổ) - Kỷ (Âm Thổ)
  • Canh (Dương Kim) - Tân (Âm Kim)
  • Nhâm (Dương Thủy) - Quý (Âm Thủy)

 
#Mười hai địa chi
  • Tí - Hợi: Thủy
  • Thìn - Tuất - Sửu - Mùi: Thổ
  • Dần - Mão: Mộc
  • Tỵ - Ngọ: Hỏa
  • Thân - Dậu: Kim

Địa chi dùng để chỉ tháng âm. Có 12 chi, lần lượt là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Chia làm 2 loại lớn là Âm chi và Dương chi.
  • Dương chi: Tí - Dần - Thìn - Ngọ - Thân - Tuất
  • Âm chi: Sửu - Mão - Tỵ - Mùi - Dậu - Hợi

Một năm có 12 tháng tuần hoàn. Một tháng có 3 tuần, một tuần có 10 ngày. Lấy 12 địa chi kết hợp 10 thiên can, ta được 60 hoa giáp (lục thập giáp tí). Dùng giáp tí tuần hoàn vừa có thể ghi năm lại có thể ghi tháng, ngày, giờ.

Quan hệ giữa thiên can và địa chi giống như quan hệ thân cây và cành cây. Thiên can là thân cây, địa chi là cành cây. Thập nhị địa chi kết hợp với Ngũ hành, kết quả như sau:
  • Dần (Dương Mộc) - Mão (Âm Mộc)
  • Tỵ (Âm Hỏa) - Ngọ (Dương Hỏa)
  • Thân (Dương Kim) - Dậu (Âm Kim)
  • Hợi (Âm Thủy) - Tí (Dương Thủy)
  • Thủy, Tuất (Dương Thổ) - Sửu, Mùi (Âm Thổ)

 
#Tượng của 8 quẻ
Càn tam liên; Khôn lục đoạn; Chấn ngưỡng vu; Cấn phúc uyển; Ly trung hư; Khảm trung mãn; Đoài thượng khuyết; Tốn hạ đoạn.

  • Càn tam liên: 3 vạch thẳng liền không đứt đoạn
  • Khôn lục đoạn: 3 hào đều 1 chia thành 2 được quái đồ 6 đoạn
  • Chấn ngưỡng vu: 3 hào, 2 hào trên là âm hào đứt đoạn, 1 hào dưới là âm hào liền vạch (tưởng tượng như cái ống nhổ để ngửa nên gọi là ngưỡng vu)
  • Cấn phúc uyển: 3 hào, 1 hào dương liền mạch, 2 hào dưới là âm hào đứt đoạn
  • Ly trung hư: 2 hào dương vạch liền ở trên và dưới, giữa là âm hào đứt đoạn
  • Khảm trung mãn: 2 hào âm đứt đoạn ở trên và dưới, giữa là hào dương liền vạch
  • Đoài thượng khuyết: 2 hào dương liền vạch ở giữa và dưới, trên là hào âm đứt đoạn
  • Tốn hạ đoạn: 2 hào trên là hào dương liền vạch, dưới là hào âm đứt đoạn.

 
#Những điều nên biết về Kinh dịch

1. Lai lịch #39
Kinh dịch bắt đầu từ thời Phục Hy, 1 ông vua về đời thần thoại trong sử Tàu, cũng gọi là Bảo Hy. Lúc ấy có con long mã, lưng khoáy thành đảm, từ 1 - 8, vua coi những khoáy đó vạch thành nét.
  • Vạch 1 nét làm khí Dương ( _ ), vạch 2 nét làm khí Âm ( _ _ ), 2 vạch này gọi là Nghi. (lưỡng Nghi)
  • Trên mỗi Nghi thêm 1 nét nữa, thành ra 4 cái 2 vạch, gọi là 4 Tượng. (tứ Tượng)
  • Trên mỗi Tượng lại thêm 1 vạch nữa, thành ra 8 cái 3 vạch, gọi là 8 Quái. (bát Quái)
  • Sau đó chồng Quái nọ lên Quái kia, thành ra 64 cái 6 vạch, gọi là 64 Quẻ.
64_que_dich.png

2. Khái luật của Kinh dịch #116

#Dịch thuyết cương lĩnh #134
#Giải mã bí ẩn trật tự sắp xếp 64 quẻ dịch
#Ngũ hành #153
#Thập thiên can
#154
# Mười hai địa chi #155
# Tượng của tám quẻ #156
Cái này nghiên cứu nhức đầu lắm fen, mình có thời gian nghiên cứu về lí thuyết kinh dịch, đạo của kinh dịch, sau đó mình không nghiên cứu mông lung nữa, mà chỉ nghiên cứu cái nào của kinh dịch phục vụ cho Tử vi đẩu số, dự đoán mệnh mà thôi
 
http://vieclam.laodong.com.vn/van-hoa-giai-tri/gioi-xui-dat-khien-486710.bld xem bác xuân cang lý giải kinh dịch về 1 nhân vật tầm cỡ, kiên đầu bạc
thanks bro, mình ngâm cứu thử

Hóng thêm tài liệu
2NocQ74.gif
Đồng chí trễ nải thế, phạt.!

Cái này nghiên cứu nhức đầu lắm fen, mình có thời gian nghiên cứu về lí thuyết kinh dịch, đạo của kinh dịch, sau đó mình không nghiên cứu mông lung nữa, mà chỉ nghiên cứu cái nào của kinh dịch phục vụ cho Tử vi đẩu số, dự đoán mệnh mà thôi
xin được thỉnh giáo đại hiệp
 
Back
Top