Lại đề xuất dùng hơn 10.600 tỷ ‘cứu’ BOT thua lỗ

Big City Boss

Senior Member
Chia 3 nhóm “bệnh”

Theo thông tin từ Bộ GTVT, về cơ bản, những khó khăn, vướng mắc hiện nay tập trung chủ yếu tại các dự án triển khai giai đoạn trước năm 2015. Đây là những dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác nhưng chưa thu phí, hoặc không thể thu phí do vị trí đặt trạm thu phí bị người dân phản đối hoặc dự án đã thu phí nhưng doanh thu thực tế thấp hơn 30% so với phương án tài chính của hợp đồng…

Lại đề xuất dùng hơn 10.600 tỷ ‘cứu’ BOT thua lỗ ảnh 1
Bị vỡ phương án tài chính, nhà đầu tư cầu BOT Thái Hà muốn trả dự án.

Bên cạnh đó, một số dự án BOT gặp vướng mắc về huy động vốn tín dụng (như Dự án BOT Xây dựng đường ven biển Hải Phòng); khó khăn về bố trí vốn tham gia của Nhà nước, công tác giải phóng mặt bằng, lãi suất vốn vay cao và biến động lớn; tỷ lệ vốn từ ngân sách nhà nước tham gia gặp khó khăn trong thu hút nhà đầu tư; chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các dự án PPP đang triển khai buộc phải dừng thực hiện để chuyển sang đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước…
“Việc chi ngân sách để mua lại dự án BOT sẽ tạo tiền lệ xấu để nhà đầu tư cứ thực hiện dự án không hiệu quả là đẩy trách nhiệm sang Nhà nước”, ông Vân nói, đồng thời cho rằng, Chính phủ cần cân nhắc kỹ lưỡng đề xuất này, thậm chí nếu cần thiết cũng cần giải pháp “chấp nhận thà đau một lần”. Còn trong trường hợp quyết định mua lại được thực hiện, Bộ GTVT cần giải trình và đảm bảo rằng các dự án sẽ được quản lý và vận hành hiệu quả để tránh lỗ thêm trong tương lai.

Theo TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông, khi dự án BOT bị thất bại, giải pháp đưa ra thường là các bên tham gia dự án gồm Nhà nước, nhà đầu tư và ngân hàng phải chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, ngân hàng không ký hợp đồng với Nhà nước mà đứng sau nhà đầu tư, nên chỉ còn lại Nhà nước và nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án.

Ông Đức cho rằng, những khó khăn của các dự án BOT đang được đề xuất gỡ vướng có lỗi thuộc về phía Nhà nước, chẳng hạn như việc điều chỉnh quy hoạch. Ví như, trên 5km sông Hồng, đoạn chảy qua các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình, cơ quan chức năng đã phê duyệt đầu tư dự án BOT cầu Thái Hà rồi, nhưng tiếp tục phê duyệt đầu tư cầu Hưng Hà bằng vốn vay ODA dẫn tới người dân lựa chọn lưu thông miễn phí trên cầu Hưng Hà chứ không bỏ tiền đi qua cầu BOT Thái Hà. Do đó, theo ông Đức, Nhà nước nên tìm giải pháp để các nhà đầu tư đỡ thiệt thòi. Ngoài giải pháp mua lại dự án như đề xuất của Bộ GTVT, có thể áp dụng giải pháp kéo dài thời gian thu phí, đồng thời có thể giảm thuế, ưu đãi tín dụng hay sử dụng công cụ tài chính khác,…
 
BOT như kinh doanh, lời lỗ tư mà chịu, lời thì ko thấy nói gì, lỗ đi kêu bù, thế ai chả làm được
nn chơi cũng chó, tự nhiên làm xong hết rồi lại vẽ quy hoạch làm thêm đường khác thì thằng nào ngu nó đi BOT nữa
pJW7BVv.png
 
rủi ro kinh doanh thôi bạn, bạn mở quán cafe xong thằng kế bên mở theo, bạn đốt quán nó à
Ông Đức cho rằng, những khó khăn của các dự án BOT đang được đề xuất gỡ vướng có lỗi thuộc về phía Nhà nước, chẳng hạn như việc điều chỉnh quy hoạch. Ví như, trên 5km sông Hồng, đoạn chảy qua các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên và Thái Bình, cơ quan chức năng đã phê duyệt đầu tư dự án BOT cầu Thái Hà rồi, nhưng tiếp tục phê duyệt đầu tư cầu Hưng Hà bằng vốn vay ODA dẫn tới người dân lựa chọn lưu thông miễn phí trên cầu Hưng Hà chứ không bỏ tiền đi qua cầu BOT Thái Hà.
đọc lại đi bạn, bạn có hiểu BOT là gì không mà lấy ví dụ buồn cười vậy
 
Dự án nào nó cũng có Phương án tài chính.
Phương án tài chính của BOT là phương án đặt trạm - thu phí.
Lưu lượng thấp muốn có đường nên CQ chấp thuận cho nó đặt trạm ở vị trí khác (hoặc đặt thêm trạm) để đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Giờ ko cho nó làm thế nữa. PATC đã được phê duyệt bị vỡ thì CQ phải đề bù là việc tất nhiên.
Éo đền mới là mất dạy ý.
Giờ chỉ có 2 PA:
1. Làm lại PATC mới, tính toán khả năng hoàn vốn của việc đặt trạm. Phần còn lại NN phải bù.
2. NN mua lại công trình để dân đi. (ông ko tin có thể thanh tra - kiểm toán).

Cơ bản nó vẫn là con đường như vậy. Trả tiền thì tương đương là Nhà nước đầu tư tiền, chứ thực ra cũng chả mất đi đâu cả mà các thanh niên kêu như cha chết. :surrender:

Chỉ là thay vì mượn vốn của Tư nhân để nó đầu tư, rồi nó thu phí. Thì giờ coi như là NN bỏ tiền ra đầu tư. :go:
 
túm lại có thể là toàn sân sau tay không bắt giặc xây đường mấy 5 đồng khai thẳng 50 đồng cũng nên xong rồi vay ngân hàng hết để làm rồi khi dự toán để tính tiền thì các bố + cả lãi ngân hàng để + vào thời gian thu phí:sad:. h thấy ko ngon thì nhà nước kí hợpđồng ntnè cổ rađể bù, dân vẫn mất thuế h trả cả tiền khống lẫn tiền lãi ngân hàng cho bọn tayko bắt giặc
 
Dự án nào nó cũng có Phương án tài chính.
Phương án tài chính của BOT là phương án đặt trạm - thu phí.
Lưu lượng thấp muốn có đường nên CQ chấp thuận cho nó đặt trạm ở vị trí khác (hoặc đặt thêm trạm) để đảm bảo khả năng thu hồi vốn.
Giờ ko cho nó làm thế nữa. PATC đã được phê duyệt bị vỡ thì CQ phải đề bù là việc tất nhiên.
Éo đền mới là mất dạy ý.
Giờ chỉ có 2 PA:
1. Làm lại PATC mới, tính toán khả năng hoàn vốn của việc đặt trạm. Phần còn lại NN phải bù.
2. NN mua lại công trình để dân đi. (ông ko tin có thể thanh tra - kiểm toán).

Cơ bản nó vẫn là con đường như vậy. Trả tiền thì tương đương là Nhà nước đầu tư tiền, chứ thực ra cũng chả mất đi đâu cả mà các thanh niên kêu như cha chết. :surrender:

Chỉ là thay vì mượn vốn của Tư nhân để nó đầu tư, rồi nó thu phí. Thì giờ coi như là NN bỏ tiền ra đầu tư. :go:
Nhà nước bỏ tiền ra thì có nghĩa là cầu xây thừa, không ai có nhu cầu dùng, cơ bản là phí tiền.
BOT thì phải có người đi, thu đủ tiền mới gọi là hiệu quả
 
BOT như kinh doanh, lời lỗ tư mà chịu, lời thì ko thấy nói gì, lỗ đi kêu bù, thế ai chả làm được
Thế nên nhà nhà mới mong dc làm bot chứ bạn.
Bạn thấy xin trợ giá vô lý đúng ko. Giờ đưa bạn cái phong bì 5 tỷ thì bạn có thấy cái xin trợ giá này nó có vô lý nữa ko ? Nó có đáng xin trợ giá cho cái thằng bot đang bị lỗ nữa ko nào ? Khi này nó lại quá là hợp lý nữa đi chứ.
 
đọc lại đi bạn, bạn có hiểu BOT là gì không mà lấy ví dụ buồn cười vậy
nếu kiểu vầy thì tự chịu . đ chơi lĩnh vực này nữa . lần sau k có tư nhân nào đứng ra làm thì nn phải ôm hết . vậy dc k bác
 
Nhà nước bỏ tiền ra thì có nghĩa là cầu xây thừa, không ai có nhu cầu dùng, cơ bản là phí tiền.
BOT thì phải có người đi, thu đủ tiền mới gọi là hiệu quả
1. Nhu cầu về Đường - Cầu là nhu cầu của CQ, theo quy hoạch phát triển giao thông của địa phương (dựa trên việc đánh giá nhu cầu của dân cư và việc phát triển hạ tầng, thúc đẩy kinh tế). Thay vì đúng ra CQ phải đầu tư thì giờ sử dụng vốn của nó. Ko có thừa nào ở đây cả.

2. Những tuyến đường "ngon" thì đều đã đc làm từ sớm. Những miếng làm sau thì phần nhiều đều là miếng xương cả. Đặc biệt là những con đường ở Miền Tây, nơi địa chất cực yếu (phía dưới nền cơ bản là bùn -> Chi phí xử lý nền đất yếu rất cao), trong khi nhu cầu đi lại và khả năng thu phí thấp. Vậy thì sẽ phát sinh vấn đề: Thu phí tại chỗ ko đủ để bù vào chi phí đầu tư. Sẽ có 2 PA:

A. Nhà nc góp tiền NS bù vào chỗ thiếu hụt. (Chính là cái chính sách PPP hiện tại đó, và cũng tương đương việc đang xét đến vấn đề bù lỗ BOT hiện tại).
B. Chuyển vị trí/ đặt thêm trạm thu phí đến chỗ thuận lợi hơn để đảm bảo thu đc đủ lượng phí bù vào chi phí đầu tư.

Ngày trc các thầy chọn PA B (vì tiền ko có nhưng muốn có nhiều đường nhất có thể). Nhưng xây xong thì Dân phản đối ko cho nó thu -> Vỡ PATC. Giờ đang phải tính đến PA A. :go:
 
Last edited:
Back
Top