Rà soát vốn phát triển văn hóa: Giảm hơn 94.000 tỷ đồng so với đề xuất

lemons

Senior Member
Thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035, Bộ Tài chính đề xuất đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) rà soát tổng vốn thực hiện, tránh đề xuất quá cao so với khả năng thực hiện. Sau thẩm định, tổng vốn thực hiện giảm gần 94.000 tỷ đồng so với đề xuất ban đầu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) - cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước - đã báo cáo Chính Phủ kết quả thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035.

Đến ngày 20/3, Bộ KH&ĐT nhận được 31/32 biểu quyết thông qua của các thành viên hội đồng, duy nhất Ngân hàng Nhà nước không đồng ý thông qua báo cáo kết quả thẩm định; 17 thành viên hội đồng có thêm ý kiến. Hội đồng cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ VHTTDL về sự cần thiết đầu tư chương trình. Tuy nhiên, tại bước nghiên cứu khả thi, đề nghị Bộ VHTTDL tiếp tục rà soát tránh để trùng lặp với các chương trình, dự án khác.

b2-anh-ngay-van-hoa-5710.jpg

Bộ KH&ĐT cho biết đã nhận được 31/32 biểu quyết thông qua của các thành viên hội đồng.

Một trong những thay đổi đáng chú ý sau thẩm định là tổng vốn thực hiện chương trình hơn 256.000 tỷ đồng, giảm hơn 94.000 tỷ đồng so với đề xuất ban đầu 350.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư công 154.000 tỷ đồng, vốn huy động từ ngân sách địa phương 67.250 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác 35.000 tỷ đồng.

Với kết quả rà soát trên, Bộ Tài chính cho rằng dự kiến tổng vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030 còn tương đối lớn, nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương 154.000 tỷ đồng sẽ chia đều cho 2 giai đoạn (2025-2030, 2030-2035).

Giai đoạn 2025-2030, dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển cho chương trình 50.000 tỷ đồng, tương đương với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2021-2035 là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, hiện chưa đến thời điểm để dự toán nguồn lực cho kế hoạch đầu tư công trung hạn sau theo quy định của Luật Đầu tư công, nên chưa có cơ sở để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho chương trình trong giai đoạn 2026-2030.

Bộ Tài chính đề nghị Bộ VHTTDL tiếp tục rà soát tổng mức vốn gắn với mục tiêu, nhiệm vụ thứ tự ưu tiên thực hiện, tránh đề xuất quá cao so với khả năng thực hiện, gây thất thoát, lãng phí; đặc biệt đối với nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương phải gắn với đối tượng và nhiệm vụ chi cụ thể. Bộ VHTTDL cần rà soát và dự kiến nguồn lực đảm bảo tính khả thi, tránh trường hợp đề xuất chung chung, đến giai đoạn thực hiện không còn đối tượng chi.

“Giai đoạn 2026-20230, đề xuất nguồn lực rất lớn trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực tài chính quốc gia còn hạn chế, phải triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Dự thảo báo cáo chưa nêu cơ sở, phương pháp tính toán nhu cầu kinh phí theo mục tiêu, quy mô chương trình, cơ cấu nguồn lực”, Bộ Tài chính chỉ ra và đề nghị Bộ VHTTDL bổ sung cơ sở, phương pháp xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn, từng nguồn vốn cụ thể theo dự án, tiểu dự án thành phần và thứ tự ưu tiên tương ứng với mục tiêu chương trình.

Với nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương hơn 67.000 tỷ đồng, Bộ VHTTDL đã giải trình, làm rõ hơn cơ sở đề xuất nguồn vốn huy động, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đề xuất. Nguồn vốn khác (35.000 tỷ đồng) được đề cập trong chương trình là nguồn xã hội hóa từ các nhiệm vụ thuộc nội dung thành phần của chương trình.
 
tổng vốn thực hiện chương trình hơn 256.000 tỷ đồng, giảm hơn 94.000 tỷ đồng so với đề xuất ban đầu 350.000 tỷ đồng
trong đó vốn đầu tư công 154.000 tỷ đồng, vốn huy động từ ngân sách địa phương 67.250 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác 35.000 tỷ đồng.
Tóm tắt :baffle:
 
:amazed: ăn cả 3 đầu luôn ah
trong đó vốn đầu tư công 154.000 tỷ đồng, vốn huy động từ ngân sách địa phương 67.250 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác 35.000 tỷ đồng.
 
Back
Top