Lý do Tết vẫn là nỗi sợ, ám ảnh với phụ nữ

mangos

Senior Member
Tết là dịp gia đình sum họp, quây quần bên nhau cho một kỳ nghỉ lễ dài nhưng Tết cũng là khoảng thời gian khiến phụ nữ phải gánh vác nhiều công việc gia đình.

Bich-Phuong-Bld.jpg

Ca sĩ Bích Phương từng tái hiện cảnh rửa bát ngày Tết trong MV ca nhạc. Ảnh: Chụp màn hình.
Tết gây áp lực cho phụ nữ
Một trong những khía cạnh được nhắc tới nhiều, bàn luận rôm rả mỗi dịp Tết đến Xuân về là trách nhiệm, nhiệm vụ của phụ nữ trong gia đình. Nhiều người mong mỏi Tết để nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, nhưng với phụ nữ, họ thực sự không được nghỉ ngơi.

Trước Tết, phụ nữ vừa phải lo toan việc xã hội vừa phải chuẩn bị sắm Tết, dọn nhà cửa... Trong Tết, họ phải nấu ăn, làm cỗ, dọn dẹp. Những người phụ nữ trong gia đình luôn chân, luôn tay với nhiều việc không tên.

Hình ảnh người phụ nữ ngồi rửa bát bên những mâm cỗ chất chồng từng được chia sẻ rầm rộ khắp mạng xã hội. Thậm chí, những hình ảnh này còn được sử dụng trong các sản phẩm giải trí chủ đề về Tết, như nói lên nỗi miền của hội chị em.
Tết "quá áp lực"
Phóng viên Lao Động liên hệ với nhiều phụ nữ khác nhau để lắng nghe về tâm tư, suy nghĩ của họ khi Tết Nguyên Đán cận kề.

Chị Kiều Anh (quận Cầu Giấy) chia sẻ về Tết với người phụ nữ hiện đại: "Với tôi, Tết đơn giản không cần cầu kỳ để mọi người được nghỉ ngơi đúng nghĩa.

Mọi thứ với tôi không áp lực bằng việc không có tiền. Nếu bạn vững về tài chính, mọi việc đều giải quyết dễ dàng hơn. Nhất là khi sống ở thành phố, hàng quán vẫn bán đều dịp Tết, cần gì cũng có".

Chị Hoàng Hằng (quận Đống Đa) nhắc tới Tết với cụm từ "quá áp lực".

Theo chị Hoàng Hằng, chị ước còn độc thân, được sống với bố mẹ vì quan điểm của chị là "không đâu bằng ở nhà". Năm nay, kinh tế suy thoái, thu nhập kém hơn nên ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống.

Cô Vũ Thị Én (sinh năm 1970, Nam Định) chia sẻ quan điểm về Tết qua góc nhìn của một phụ nữ tuổi trung niên: "Tôi rất sợ Tết. Dù ngày xưa chưa có điều kiện hay bây giờ có điều kiện, tôi vẫn sợ Tết.

Tết với tôi là nấu ăn cúng cơm từ ngày 30 tháng Chạp tới mùng 3 Tết. Tết là đi chúc ông bà, cô chú. Rồi ở nhà, mọi người tới chúc Tết, từ đoàn này tới đoàn khác, mấy câu chuyện xã giao".

Theo cô Vũ Thị Én, Tết là dịp để tiêu xài lãng phí. Từ bánh trái, hoa quả tới thực phẩm... Gia đình nào có con cái biết phụ giúp bố mẹ trong dịp Tết thì sẽ đỡ hơn rất nhiều.

"Tết sẽ viên mãn hơn nếu mọi người trong gia đình biết hỗ trợ nhau. Nhiều người quan niệm nội trợ, sắm sửa cho Tết là việc của phụ nữ vì thế phụ nữ chúng tôi mới chịu nhiều áp lực", cô Vũ Thị Én nói.

Phunu-Bld.jpg

Cô Vũ Thị Én. Ảnh: Nhân vật cung cấp
...............
 
Tôi ở miền Nam, đa số con dâu tôi biết đến nhà mẹ chồng toàn đi tới, đi lui cho có lệ, hầu hết việc nấu cơm, rửa chén đều để cụ nhà và em chồng làm hết. Thực tế tôi thấy đàng ngoại được ưu tiên hơn đàng nội rất nhiều và phụ nữ ngày càng đòi hỏi nhiều thứ rất vô lý, kể cả thời phong kiến thì tay hòm chìa khoá phần đông vẫn do đàn bà, con gái giữ, họ không có quyền thì làm méo gì có cái ảnh đánh ghen cắt trym chồng?

IMG_3414.jpeg
 
Phụ nữ nào chứ thời này bảo phải biết nấu nướng nội trợ là bị chửi cho nát mặt chứ ở đó mà đòi hỏi, lều rặn ẻ ra bài báo ngửi không nổi :go:.
 
Thời nào rồi còn than, nhà nào cỗ 1-3 mâm thì sắm cái máy rua bát hàng tàu cỡ trung thôi, chạy 2-3 luot là xong.
Nhà nào trên 3 mâm thì thôi thuê cho nhanh ,lại rẻ hơn có khi , chả phải trữ đám chén bát đồ nghề nữa.
 
thời đéo nào mà còn ám ảnh nữa , cơm ngày thường còn chả muốn nấu nữa là ngày tết . Giờ chúng nó đi mua hết rồi
 
Tôi ở miền Nam, đa số con dâu tôi biết đến nhà mẹ chồng toàn đi tới, đi lui cho có lệ, hầu hết việc nấu cơm, rửa chén đều để cụ nhà và em chồng làm hết. Thực tế tôi thấy đàng ngoại được ưu tiên hơn đàng nội rất nhiều và phụ nữ ngày càng đòi hỏi nhiều thứ rất vô lý, kể cả thời phong kiến thì tay hòm chìa khoá phần đông vẫn do đàn bà, con gái giữ, họ không có quyền thì làm méo gì có cái ảnh đánh ghen cắt trym chồng?

View attachment 2326729
A nghĩ là xắt tim. T nghĩ là xắt vếu con kia 🤣
 
Back
Top