Nhật thực minh chứng cho thiên tài của Albert Einstein

Trời ơi! Đúng rồi fen, nhìn sách fen cảm giác thân quen thật, chất lượng giấy cũ đều ngả màu như thế này. Cuốn “ Vũ trụ được hình thành như thế nào” mình mua lại ở tiệm sách cũ, trước đó nữa là sách ba mình mua, nội dung có vẻ tương tự nhau, cuốn ba mình đọc lâu quá nên không nhớ ảnh bìa nó nữa, lúc nhỏ tài liệu tham khảo không đa dạng trực quan như bây giờ nhưng cầm những trang giấy lên như cuốn vào thế giới của nó.
Một bầu trời kỷ niệm! Đọc còm của anh, tôi cũng nôn nao nhớ thời hơn 20 năm trước. Chạy đi lục đống sách cũ, tìm thấy mấy quyển này.

Hồi đó internet chưa phổ biến, mấy cuốn sách như vầy là của hiếm, đọc mà muốn nuốt từng câu.

Nó đây:

00000IMG_00000_BURST20240308124801_COVER.jpg



Có nói về hiệu ứng thời gian trôi chậm:
IMG_20240308_124753.jpg



Có cả bức hình trứ danh các nhà khoa học ở trên:
IMG_20240308_124740.jpg



Đúng là nó mỏng dính, chỉ 40 tờ:
IMG_20240308_124810.jpg
Hai cuốn đó thì một cuốn của GS.TS.NGND Nguyễn Ngọc Giao, một cuốn của PGS Phạm Viết Trinh, đều là cây đa cây đề trong vật lý lý thuyết, hạt cơ bản và vũ trụ đấy các fen. Nên nội dung viết ra đọc vào là khác biệt hẳn so những cuốn thường thức của dân không chuyên (mặc dù có thể có nhiều thứ không còn phù hợp nữa do sự phát triển của khoa học).
 
Hai cuốn đó thì một cuốn của GS.TS.NGND Nguyễn Ngọc Giao, một cuốn của PGS Phạm Viết Trinh, đều là cây đa cây đề trong vật lý lý thuyết, hạt cơ bản và vũ trụ đấy các fen. Nên nội dung viết ra đọc vào là khác biệt hẳn so những cuốn thường thức của dân không chuyên (mặc dù có thể có nhiều thứ không còn phù hợp nữa do sự phát triển của khoa học).
Mình thấy mấy cuốn ấy viết súc tích, dễ hiểu, sau này có nhiều cuốn hay hơn điển hình là Vũ trụ trong Vỏ Hạt Dẻ, Lược sử Thời Gian, rồi gì nữa ấy. Nói chung thời 2x mình đọc nhiều quá không nhớ hết, điểm chung toàn sách nước ngoài, sách Việt do giới trẻ hơn biên soạn toàn cóp nhặt chỗ này chỗ kia rồi bôi chữ thêm vào. Các dịch giả, giáo sư hồi xưa đúng thật là tinh hoa dân tộc, giỏi chuyên ngành lẫn cách diễn đạt, mình nhớ cuốn Luận bàn về văn hóa Việt của giáo sư Trần Ngọc Thêm với Tương lai trong tay Ta của dịch giả Nguyễn Hiến Lê, đậm bản sắc dân tộc mà tính cách người Việt 2 bác nêu ra vẫn đúng cho đến ngày nay :sure:
 
Bả ngồi ở đó thì thực lực dĩ nhiên các nhà khoa học nam trong bài cũng phải nể 3 phần :byebye:

Bọn đồng nghiệp của tôi mà nhắc tới Marie Curie thì đều gọi là “Madam Curie” chứ không gọi tên như những người nổi tiếng khác đâu.
 
Nhắc đến vật lý thiên văn, tôi lại thích cái cách mà Theodor Kaluza suy nghĩ: có những chiều bị cuộn lại và giấu kín đi!
Mẹ, suy nghĩ rợn óc thiệt chứ. Mà sướng tê người! :adore:
bạn có hiểu ý nghĩa của số Pi không, nếu hiểu nó bạn sẽ thấy nhiều chiều không gian không ghê gớm tới vậy
 
Vật lý hiện đại có 2 trụ cột là vật lý lượng tử và hấp dẫn tương đối tính, thuyết lượng tử sau này dk phát triển tiếp lên điện động lực học lượng tử và sắc động lực học lượng tử, còn hấp dẫn tương đối tính thì hoàn toàn chưa có truyền nhân, mọi nỗ lực mở rộng hoặc tổng quát hóa đều đi vào ngõ cụt, đó là điều rất khác lạ ở kỉ nguyên spam paper.
mình biết nguyên nhân tại sao, hehe
Đang tập trung vào lượng tử rồi, vì nếu hiểu đúng lượng tử có khả năng giải thích dc các hiện tượng vĩ mô khác kể cả thuyết tương đối :shame:
khám phá lượng tử kỹ hơn đồng ý rằng có thể giải thích được tới vĩ mô, nhưng không đồng nghĩa với dùng nó để giải thích thuyết tương đối đâu
 
Theo cái nhìn riêng của tôi, tôi nghĩ rằng Einstein có lẽ là một thiên tài vĩ đại hơn so với Tesla.
Lý do là các công trình của Einstein đã thực sự tạo nên một cuộc cách mạng trong cách chúng ta nhìn nhận và hiểu biết về vũ trụ vật lý. Thuyết tương đối của ông không chỉ đơn thuần là một phát minh kỹ thuật, mà là một sự đột phá hoàn toàn mới trong tư duy khoa học, buộc chúng ta phải nghĩ lại về chính những khái niệm cơ bản như thời gian và không gian.
Trong khi đó, mặc dù những đóng góp của Tesla trong lĩnh vực điện và từ trường là rất quan trọng, nhưng nó vẫn nằm trong khuôn khổ của vật lý cổ điển thời bấy giờ. Công trình của ông không tạo ra một sự dịch chuyển lớn như Einstein trong cách nhìn nhận thế giới vật lý.
Ngoài ra, thuyết tương đối còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong vật lý lý thuyết và vũ trụ học. Ảnh hưởng của nó lan tỏa rất rộng trong khi công trình của Tesla chủ yếu giới hạn trong lĩnh vực điện-từ.
nếu tôi k nhầm thì các lý thuyết của các phát minh của tesla đều có rồi, nên nếu k phải tesla thì cũng có thể người khác sẽ tạo ra được
 
nếu tôi k nhầm thì các lý thuyết của các phát minh của tesla đều có rồi, nên nếu k phải tesla thì cũng có thể người khác sẽ tạo ra được
chuẩn rồi, với mình tesla chỉ là người của thời đại, người của lịch sử. Kiểu nếu không có ông a thì sẽ có ông b nghĩ ra thôi vì đó như dòng chảy của lịch sử rồi. Nó giống như việc mỹ không nghĩ ra internet thì châu âu hay châu á rồi cũng sẽ tìm ra thôi.
Còn Einstein lại ở tầm khác rồi. Các lý thuyết của ông mà không phải ông nghĩ ra thì sẽ rất khó tìm 1 người khác nghĩ ra được. Vì đến giờ người ta vẫn còn đang đi chứng minh các lý thuyết đó là đúng. Có thể sau này rất lâu sau này nó sẽ được ứng dụng vào nhiều việc. Nên nếu để mà nói thì tesla có thể là thiên tài, nhưng Einstein là người vĩ đại của vĩ đại rồi
 
vozer cho hỏi thuyết tương đối hiểu đơn giản là như thế nào nhỉ
DLAFXAq.png
Special relativity hiểu đơn giản thì thời gian, vận tốc và không gian đều có liên quan nhau và bị quyết định bởi một hằng số vũ trụ là vận tốc ánh sáng, vận tốc ánh sáng là bằng nhau bất kể người quan sát di chuyển ở vận tốc nào nên người quan sát di chuyển càng nhanh thì không gian và thời gian bị bẻ cong càng nhiều để giữ vận tốc ánh sáng bằng c
 
Đi trc thời đại nhiều quá , cảm giác thời gian với không gian cũng chỉ tương đối phụ thuộc vận tốc người quan sát , ko biết bao h con người chế đc tàu vũ trụ nhanh hơn ánh sáng
Thuyết tương đối của Einstein hiểu = trực giác thì bó tay vì tạo hóa chưa kịp thiết kế óc người hiểu được những định luật này.
Ví dụ: không gian vs thời gian là 2 mặt của 1 vũ trụ "không thời gian", thằng này có hiệu ứng co kéo lấy vận tốc ánh sáng là hằng số để thiết lập mối quan hệ dựa trên công thức, gg là ra. Dựa trên công thức này thì có rất nhiều hệ quả như nếu v~c thì thời gian trên vật thể sẽ chậm đến ~0, nguồn năng lượng và khối lượng của vật lại ~ vô cùng.
Tức là nhận thức về vật lý ở cấp độ này phải lấy phương trình toán học ra nói chuyện chứ mô tả bằng trực giác của con người là không thể, vậy nên Einstein (hay 1 ông bác học nào đó) nói toán là ngôn ngữ của God.
Về sau thì Einstein còn tìm ra phương trình về trường, mô tả mối quan hệ giữa lực hấp dẫn, năng lượng và không - thời gian, nhưng phương trình này chưa thể kiểm chứng được vì khả năng quan sát vũ trụ của con người vẫn có giới hạn và sẽ bị giới hạn mãi mãi ở chân trời sự kiện của vũ trụ.
 
Special relativity hiểu đơn giản thì thời gian, vận tốc và không gian đều có liên quan nhau và bị quyết định bởi một hằng số vũ trụ là vận tốc ánh sáng, vận tốc ánh sáng là bằng nhau bất kể người quan sát di chuyển ở vận tốc nào nên người quan sát di chuyển càng nhanh thì không gian và thời gian bị bẻ cong càng nhiều để giữ vận tốc ánh sáng bằng c
Nôm na là trước thuyết tương đối thì thời đại của Newton là Cơ học cổ điển, cho rằng không gian và thời gian là bất biến và độc lập.
Còn thuyết tương đối thì chỉ có vận tốc ánh sáng là bất biến trong mọi hệ quy chiếu, còn không - thời gian thì đều liên quan đến nhau và nó có thể thay đổi.
:big_smile:
 
nếu tôi k nhầm thì các lý thuyết của các phát minh của tesla đều có rồi, nên nếu k phải tesla thì cũng có thể người khác sẽ tạo ra được
Tesla là thiên tài thực nghiệm, nhưng để đưa 1 lý thuyết vào thực nghiệm cũng đủ biết lão ta hiểu sâu cỡ nào. Cũng vào loại thiên tài hết, chỉ có điều ko mở ra kỷ nguyên tri thức mới như enstien thôi
 
Theo cái nhìn riêng của tôi, tôi nghĩ rằng Einstein có lẽ là một thiên tài vĩ đại hơn so với Tesla.
Lý do là các công trình của Einstein đã thực sự tạo nên một cuộc cách mạng trong cách chúng ta nhìn nhận và hiểu biết về vũ trụ vật lý. Thuyết tương đối của ông không chỉ đơn thuần là một phát minh kỹ thuật, mà là một sự đột phá hoàn toàn mới trong tư duy khoa học, buộc chúng ta phải nghĩ lại về chính những khái niệm cơ bản như thời gian và không gian.
Trong khi đó, mặc dù những đóng góp của Tesla trong lĩnh vực điện và từ trường là rất quan trọng, nhưng nó vẫn nằm trong khuôn khổ của vật lý cổ điển thời bấy giờ. Công trình của ông không tạo ra một sự dịch chuyển lớn như Einstein trong cách nhìn nhận thế giới vật lý.
Ngoài ra, thuyết tương đối còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong vật lý lý thuyết và vũ trụ học. Ảnh hưởng của nó lan tỏa rất rộng trong khi công trình của Tesla chủ yếu giới hạn trong lĩnh vực điện-từ.
Tôi đồng ý với thím này. E có 2 nghiên cứu quan trọng đặt nền móng cho vật lý lý thuyết hiện đại. Một là thuyết tương đối và 2 là hiệu ứng quang điện. Thuyết tương đối thì quá nổi tiếng rồi nhưng mãi sau này mới được biết đến rộng rãi, nó giải thích sự tương tác hấp dẫn giữa những vậy có khối lượng vô cùng lớn như các vì sao, hành tinh mà dự đoán đc sự tồn tại của hố đen, là một trong hai lý thuyết . Còn về hiệu ứng quang điện thì nó lại là bước ngoặc cho sự ra đời của cơ học lượng tử, thứ nhằm giải thích tương tác giữa những phân tử vô cùng nhỏ. Vật lý hiện đại có 2 lý thuyết trụ cột thì ổng trực tiếp giải thích 1 cái và đóng góp lớn cho sự phát triển của cái còn lại, quá vĩ đại rồi còn gì. Mà ổng lại được trao Nobel cho cái hiệu ứng quang điện chứ ko phải thuyết tương đối, chắc thời đó ngta vẫn chưa thấy hết sự vĩ đại của nó
 
Toán + vật lý combo bổ trợ lẫn nhau, mỗi hóa lạc quẻ
Thực ra nếu nghiên cứu sâu về bản chất thì phản ứng hoá học lại có rất nhiều thứ liên quan đến vật lý lượng tử, đến mức khó mà phân biệt nó là hoá học hay vậy lý đó. Ví dụ như là phản ứng hạt nhân, nó được dạy trong cả môn vật lý và hoá học.
 
Tôi đồng ý với thím này. E có 2 nghiên cứu quan trọng đặt nền móng cho vật lý lý thuyết hiện đại. Một là thuyết tương đối và 2 là hiệu ứng quang điện. Thuyết tương đối thì quá nổi tiếng rồi nhưng mãi sau này mới được biết đến rộng rãi, nó giải thích sự tương tác hấp dẫn giữa những vậy có khối lượng vô cùng lớn như các vì sao, hành tinh mà dự đoán đc sự tồn tại của hố đen, là một trong hai lý thuyết . Còn về hiệu ứng quang điện thì nó lại là bước ngoặc cho sự ra đời của cơ học lượng tử, thứ nhằm giải thích tương tác giữa những phân tử vô cùng nhỏ. Vật lý hiện đại có 2 lý thuyết trụ cột thì ổng trực tiếp giải thích 1 cái và đóng góp lớn cho sự phát triển của cái còn lại, quá vĩ đại rồi còn gì. Mà ổng lại được trao Nobel cho cái hiệu ứng quang điện chứ ko phải thuyết tương đối, chắc thời đó ngta vẫn chưa thấy hết sự vĩ đại của nó
Thuyết tương đối thời đó chưa có cách nào đo đạc thực tế chứng minh được, mãi tới cái nhật thực trong bài mới là bằng chứng đầu tiên, sau đó thì thế chiến loạn lạc nên làm cho einstein hụt hết mấy cái huy chương
 
Back
Top