thảo luận Những bài thơ hay trong sách giáo khoa thế hệ 8x đi cùng năm tháng

Tôi thấy bài này cũng khá hay

NHỮNG CÁNH BUỒM - Hoàng Trung Thông

Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Bài này hay
 
nhìn lại mấy bài thơ này rồi so với đống sgk bây giò chỉ thấy càng cải cách càng đi xuống
mấy bài SGK bây h thì tôi chưa đọc nên ko biết, có thể mình chưa cảm được thôi thím. Chứ như bài Nhớ Rừng của Thế Lữ mãi sau này lớn rồi tôi mới thấy hay, chứ hồi lớp 6 học thì thấy nó chán vl
 
Gạch đỏ.png

Gạch đỏ

Gạch vào lò
Lửa bùng to,
Khói ngùn ngụt
Than đỏ rực
Suốt đêm ngày.
Gạch kề vai
Đứng chịu nóng,
Hơi lửa bỏng
Quấn quanh người.

A, gạch chín rồi
Áo hồng sắc lửa
Lanh canh tiếng cười.
Gạch ơi! gạch ơi!
Gạch rắn, gạch khỏe
Áo thẫm, áo tươi
Gạch chào đất mẹ
Đi xây cuộc đời.
Kìa xe đã đến,
Còi reo đón mời,
Từng chuyến, từng chuyến
Gạch đi đỏ trời.

(Nguyễn Biểu, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
 
Bến cảng Hải Phòng.png

Bến cảng Hải Phòng

Em ra thăm bến cảng
Thăm chú ở hải quân
Lúc trời vừa hửng sáng,
Sương sớm đang tan dần.

Giữa mặt nước mênh mông
Tàu hải quân ta đó
Xếp hàng nối đuôi nhau
Trông như từng dãy phố.

Khi mặt trời lên tỏ
Nước xanh chuyển màu hồng
Cờ trên tàu như lửa
Bừng sáng cả mặt sông.

(Nguyễn Hồng Kiên, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
 
Lũy tre.png

Lũy tre

Mỗi sớm mai thức dậy,
Lũy tre xanh rì rào,
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng,
Trâu nằm nhai bóng râm.
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.

Mặt trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên
Sao, sao treo đầy cành
Suốt đêm dài thắp sáng.

Bỗng gà lên tiếng gáy
Xôn xao ngoài lũy tre
Đêm chuyển dần về sáng
Mầm măng đợi nắng về...

(Nguyễn Công Dương, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
 
Sapa.png

SA PA

Đường lên đỉnh núi Sa Pa,
Hoa chen thắm lá, mây là là bay.
Hương đào thoang thoảng đâu đây
Nhà ai mận chín, trái cây trĩu cành.
Đường vòng sườn núi quanh quanh
Bậc thang nương rẫy, nhà tranh ven rừng.
Chào anh bộ đội biên phòng,
Cầu Mây, Thác Bạc trập trùng núi cao.

(Lê Như Sâm, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
 
Con chim chiền chiện.png

Con chim chiền chiện

Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.

Chim bay chim sà
Lúa tròn bụng sữa,
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca.

Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời.

(Huy Cận, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
 
Thế hệ 8X bây giờ đều là những người đã trưởng thành. Thời ấu thơ với họ có lẽ giờ đây đã là khoảng thời gian "xa lắc, xa lơ", chỉ còn đọng lại miền ký ức với những cảm xúc thật trong trẻo, thật nhiều ước mơ mỗi khi lật giở những trang sách từ những ngày đầu tiên đi học.

tuoitho2.jpg

Bài học đầu tiên về sự đoàn kết

tuoitho3.jpg

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu với những vần thơ không thể nào quên “Chú bé loắt choắt. Cái xắc xinh xinh. Cái chân thoăn thoắt. Cái đầu nghênh nghênh...”

tuoitho4.jpg

Một hình ảnh Đà Lạt không lãng mạn mà rất mộc mạc trong những nét vẽ ngây ngô

tuoitho5.jpg

Những lời thơ trong bài Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ

tuoitho6.jpg

Câu chuyện Trần Quốc Toản ra quân và bài học về lòng yêu nước của tuổi trẻ

tuoitho7.jpg

Bài thơ cái Máy tuốt lúa của nhà thơ Định Hải trong sách tiếng Việt lớp 3

tuoitho8.jpg

tuoitho9.jpg

tuoitho10.jpg

Mỗi trang sách lại là một chuyến phiêu lưu về miền ký ức tuổi thơ.

Ấn tượng đầu tiên của mình là bài thơ này, nét chữ nét người mà:

Quyển vở của em
Quyển vở này mở ra
Bao nhiêu trang giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng.

Lật từng trang, từng trang
Giấy trắng sờ mát rượi
Thơm tho mùi giấy mới
Nắn nót bàn tay xinh.

Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho sạch, đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.

(Quang Huy, Tiếng Việt 2, tập 1)


Nhà thơ Quang Huy tâm sự: “Quyển vở của em” là bài thơ tôi viết cho cô con gái út. Hồi nó mới đi học, thường không cẩn thận, mỗi khi luyện chữ hay làm bẩn vở, viết mực thì rây ra tay. Chữ viết vì thế cũng lem nhem. Tôi viết bài thơ cho con bé để nhắc nó giữ vở cho sạch đẹp, bài thơ ra đời sau khi tôi vừa mắng con bé một trận vì cái tật cẩu thả ấy, qua đó cũng răn dạy các em học sinh việc giữ gìn sách vở cẩn thận, nó giống như tính cách con người. Vở đẹp là tính nết/ Của những người trò ngoan…”. Bài thơ đã có tác dụng không chỉ với cô con gái út nhà Quang Huy mà nó đã mang ý nghĩa uốn nắn cho tất cả các em học sinh. Đó là bài học về đức tính cẩn thận, về sự kiên trì trong luyện chữ, sự quý trọng ngay những dụng cụ học tập của mình dù chúng thật nhỏ bé.

Với nhà thơ Quang Huy, mỗi bài thơ đều gắn với một kỷ niệm, nhất là những bài thơ thiếu nhi ông viết cho chính những đứa con yêu quý của mình… Bởi thế, bản thân nhà thơ và cả những người con của ông lúc bấy giờ dù còn rất nhỏ nhưng đều thuộc những “bài thơ kỷ niệm” rất nhanh và nhớ cũng rất lâu. Những bài thơ ấy như những bài học đầu tiên của một người cha thi sĩ dành cho những đứa con, chắp cánh cho thành công của những cô bé, cậu bé giờ đã làm cha làm mẹ…
bài "Hòn đá to hòn đá nặng" đọc nghe đúng nặng dễ sợ
 
Back
Top