Những câu chuyện kì bí của "Người Kể Chuyện"

Nay ngồi xem 4 thớt, mỗi cái 100trang về tâm linh ở oto phun. Đọc chuyện này xong cũng thấy hơi ơn ớn. Kiếm đâu ra cha nội lái xe báng bổ vkl. Biết mộ mà cũng ráng phá đổ bỏ. Bị như vậy đáng đời lắm.
Xin link 4 thớt đấy đi fene :adore:

via theNEXTvoz for iPhone
 
@cuteomegai chuyện này nghe ghê phết. Mặc dù không chết, không ma quái nhưng cứ đụng đến những người Hoa thời xưa thì có vẻ u ám quái đản.
Dạo này tôi đang đọc truyện " Người bắt quỷ" khá hay, nhưng đến chương 124 thì hết.
Ai biết đọc tiếp ở đâu không nhỉ ?
Kiếm mấy bộ này mà đọc:
Ma Thổi Đèn
Hà Thần
Thôi Lão Đạo tróc yêu
Âm Gian Thương Nhân
Âm phủ thần thám

Gửi từ Huawei P50 Pro bằng vozFApp
 
thớt bổ ích vote 5 sao
zFNuZTA.png

ai chỉ tôi cách lưu bookmark trên voz với
 
Nhìu thằng đéo bik cc gì cũng vào sủa nói ngta nói láo, phét, như thằng ml khoa mật chó đẻ kia .
Đọc để giải trí thôi, thật giả ko quan trọng, tôi chả bao giờ thích đọc truyện chém gió cả, cái này đọc là biết người thật việc thật rồi, tác giả cũng chả bao giờ khẳng định điều gì.
 
VUI BUỒN CHUYỆN LÍNH CAM

Lại mưa, mồi thuốc rồi kể chuyện cũ cho bà con nghe chơi ạ.

Tháng bảy âm đúng mùng 1 lao ngay đầu vào mép cái tấm tôn, lủng đầu đổ máu, vậy là may rồi bà con ạ, đầu tháng may mới sợ chứ rủi thì không sợ, mà may hay rủi thì cứ đến là đón ngại gì đâu.
Nay tôi gặp một người anh em cũ, một thời hoa bướm rau cháo có nhau, cậu em giờ về hưu, chuyển sang kinh doanh, tuổi Canh Tuất nên nó giỏi lắm có lộc làm ăn nên cũng khấm khá, anh em vẫn gặp nhau năm đôi ba lần dù thằng Việt thằng Cam.
Gặp nhau nó rủ, anh có ăn thịt nhím không em bảo bếp nó làm? Thôi, tao vẫn còn sợ con đó, không ăn đâu, anh ăn cậu biết rồi đơn giản hơn con chó cảnh của nhà giàu mà.

Nhớ ngày ở Pursat đang đói khát lồi cả mắt thì dân phum Tà xia cham cho anh em tôi con lợn con, chừng chục cân ốm nhom chết cứng từ bao giờ, mừng quá thịt thôi khách sáo làm gì, gà đói ăn cả trái đa, phượng hoàng khi đói thì cứt gà cũng ăn, lính không chê thứ gì cả.
Đang loay hoay thịt con lợn còi ở suối thì nghe súng nổ, thấy anh L reo lên sung sướng, thì ra anh bắn được con nhím, một con nhím đất to tướng tầm hơn 20 cân người toàn bùn đất như con lợn rừng, lông có sợi dài cả nửa mét khúc trắng khúc đen, chúng tôi nhanh chóng quăng con lợn ốm qua bên và bắt tay vào thịt con nhím, tới lúc ăn, mở cái xoong thịt ra thấy miếng thịt nó lỗ lỗ như cái đài sen mà tôi nổi gai ốc không dám ăn nữa, vì tưởng tượng nó giống da con sâu gai ở cây bòm bèm.
Nhím mùa khô thì cái dạ dày mới tốt, vì chả có đồ ăn nó phải đào lỗ ăn rễ cây, củ. Thịt ra lấy dây buộc cái dạ dày lại rồi đem phơi khô, nó toàn mùi thuốc bắc rất thơm, chứ nhím mùa mưa thì dạ dày nó cũng thường thôi vì con nào con nấy béo núc nhưng ko ăn thua, chỉ tốt thịt thôi.
Ở nơi này khá gần dân nên vui lắm, chiều chiều chúng tôi đá bóng xong hay ngồi vắt vẻo trên cái hàng rào bằng thân cây bên đường và trêu gái phum đi gánh nước hay đi tắm qua, nhìn hau háu những cái chảo của các cô đi tắm về cái xà rông ướt nước cứ dính vào cái chảo trông thôi mà thằng lớn thằng bé cứ nhộn cả lên với nhau, tôi thì mặt mũi bưởi bòng chả quan tâm, cứ chảo tròn căng là tôi khoái rồi.

Có cô Ry là cán bộ phụ nữ xã đội khoái con tóp đít tóp Việt Nam lắm, chiều nào cũng lượn qua hai ba lần gánh nước và lúc nào đông lính ngồi như chó xem tát ao ở đường nhất thì cô tắm, xong mặc xà rông ướt đi về, qua chỗ mấy anh con tóp ngồi hóng gái không quên đánh bộ chảo tanh tách khiêu khích mấy ông contop đít tóp đang thò tay lau nước dãi chảy ròng ròng, thằng nào cũng thích nhưng chỉ dám ngắm nhìn thôi chứ ko dám rớ vào kỷ luật mọc vẩy chứ chả chơi đâu.
Thỉnh thoảng thì có mấy đồng lận lưng chúng tôi kéo nhau ra chợ chơi, mua bánh bột thốt nốt ăn, quả thốt nốt chín rụng xuống người ta lấy tách cái vỏ ra bên trong lớp xơ có bột màu vàng vàng, thơm và ngọt pha vị đắng nhằng nhặng, họ lấy bột ra ngâm nước tro rồi trộn bột nếp vào gói lá chuối rồi hấp cho chín, con nít đàn bà đội từng mâm bánh đó trên đầu đi bán rong khắp nơi, rồi bánh bò, bánh tiêu, bánh rán, bánh da lợn nữa, ăn chán thì mua cam ăn, cam ở đây rất ngon vỏ sần sùi và nhìn xấu lắm nhưng ngọt và thơm vô cùng, ăn xong thì làm xị rượu tara hay ly nước thốt nốt bỏ đá cục vào vậy là cảm thấy như đang lên thiên đường rồi.
Rùa núi ở đây nhiều lắm, đi đêm về gặp nó bò lồm cồm khắp nơi có con to như cái mũ cối, còn bình thường thì như cái bi đông nước, bao lần vấp phải nó giữa đường ngã bổ chửng, thấy nó thì chúng tôi chỉ nhìn hoặc bế nó thả vào bụi bờ ven đường, đói cũng chả thằng nào dám ăn con vật đó cả, nó thuộc dòng tứ linh nên lính cũng ngại nó lắm.

Thỉnh thoảng lễ hội hay cưới xin gì đó thì ăn vận chỉnh tề kéo nhau vào phum xem múa hát, nhảy nhót, anh Ng là giọng hát hay tay đàn khoẻ nên mỗi lần anh vào phum là y rằng trai gái già trẻ bu vào coi anh đàn, chúng tôi thằng thì gõ trống thằng thì gõ chậu hay kéo ác cóoc ò oe, rồi ca bài ôi cha cha thằng tây nó vồ bà già, buông tôi ra vì tôi đã già rồi mà, tôi không buông vì tôi cũng già bằng bà..phừng phừng phừng, toè toè toè..
Nhảy nhót như khỉ mắc phong và bụi mù mịt, chân dính toàn phân con nít và lợn thả rông, nhưng ko sao êm ái hơn chán vạn đạp vào mấy trái mìn K58 hay KP2.
Các cô gái Cam cũng khá vô..duyên và thoải mái, ngồi xem bờ lách pinh con tóp biểu diễn vậy nhưng khi mắc ái là họ thản nhiên ngồi xuống trùm xà rông rồi tưới cỏ phè phè tới nỗi mặt đất sùi hết cả lên, rồi nắng lên mùi amoniac mù mịt khắp nơi.
Thỉnh thoảng ban ngày thì rủ nhau ra vẫy xe lam qua lên chợ Pu năng chơi, thấy đám lính bẩn thỉu vẫy xe các bác tài thường bánh bơ mũ phớt tăng ga chạy qua, bị bỏ rơi một cách tẽn tò, cay cú và phũ phàng vậy nhiều lần nên bọn tôi nghĩ ra cách vẫy xe khác nó lịch sự và nho nhã hơn là đứng giữa đường tay hươ hươ khẩu súng ngắn hay khẩu AK để vẫy xe, chả bác tài nào nỡ đành lòng nhẫn tâm mà từ chối những vị khách lịch sự như vậy cả, xong xuống xe trả tiền đàng hoàng còn không thèm mặc cả luôn, lính nghèo khổ nhưng luôn chơi đẹp chứ hổng thèm chơi dơ.
Tôi với anh Định thì có thú khoái nghe đài, hai anh em có cái radio bẹp bé bằng bàn tay ọ à ọ ẹ, tối dò sóng nghe cải lương thời sự nhạc đỏ rồi nhạc vàng, chán thì bắt đài Cam, Thái, Tàu hay BBC nghe nó chửi bới bọn tiểu bá Việt Nam cho vui tai.

Nghe cho vui thôi chứ nó chả đọng lại cái gì trong não chúng tôi, toàn chuyện tầm phào được mô li phê tô vẽ trau chuốt bởi những mỹ từ hay phủ một lớp hào quang giả tạo nào đó, như mấy ông nhà văn trùm chăn viết chuyện lính chiến vậy, các ông ấy thường tưởng tượng ra những chuyện thần tượng hoá một cách ngu dốt như cái câu chuyện kể ở mục chuyện kể ở đại đội mỗi tối thứ bảy và sáng chủ nhọc mà anh em tôi thường hay vừa ị bậy vừa nghe. Các ông ấy xây dựng một hình ảnh bất khuất kiểu như đứng hiên ngang chọi lựu đạn vào thân xe tăng để gãi ngứa cho nó, hay đứng dạng chân ôm khẩu RBD bắn vào ô kính tiềm vọng xe tăng..đó là những sự hy sinh ngu dốt chứ oai với hùng cái gì, thằng lính chiến thì phải nghĩ ra cách gì để mà đánh được kẻ thù chết mà ta không sao mới là giỏi là hay, chứ ba cái kiểu hy sinh ngu dốt như nước đổ lỗ chuột đó thì với chúng tôi, những thằng lính trận thứ thiệt nó chẳng đáng để học tập noi gương làm gì cho Tổ Quốc sẵn sàng cắt cơm đồng chí.

Rồi những ông nhà văn mắt sâu râu dài còn ngồi mường tượng ra xúc cảm của thằng lính khi lần đầu lâm trận, hay mỗi khi vào trận nữa chứ, nào là anh nhớ mùi lúa chín ở quê nhà, những cánh diều tuổi thơ, con sông mềm mại, hay hoa lá cành chim chóc gì đó nữa…
Thực tế thì nó không như trên giấy và trong tưởng tượng của nhà văn, nó thường cục cằn và thiết thực kiểu như; Đờ mờ thằng kia thụt cái đội mũ của mày vào không nó bắn bỏ mẹ bây giờ.., đờ mờ, chơi đến viên đạn cuối nhé, cấm thằng nào chạy trước tao bắn bỏ mẹ đấy, mày muốn chết à mà đứng lên nhòm cái gì, đạn chứ có phải pháo hoa đ đâu, Thằng B41 kia chuẩn bị ngớt pháo là nện cái ổ đại liên, còn mày nữa cười cái đ gì, đờ mờ thằng nào giờ mới lên đạn đấy? Nhìn kỹ vào không bể gáo gãy càng đấy…
Căng thẳng tới đổ mồ hôi, tim đập như trống, mắt đảo như chuột ngày, thằng nào có Chúa thì gọi Chúa, thằng nào có Phật thì kêu Phật, không có Chúa có Phật thì mẹ ơi không biết con có còn sống qua nổi trận này không..
Chả có gì vững tâm nhất là trước khi lâm trận nhìn thấy những gương mặt lì lợm, những cặp mắt long lên, những bàn tay nắm chặt báng súng của đồng đội xung quanh, vẻ bình tĩnh tới bình thản của sĩ quan chỉ huy trước bom đạn mù trời đinh tai nhức óc, trước cái miệng vẫn ngậm một bông hoa dại hay cọng cỏ và nhe răng cười của thằng kế bên. Có thằng lần đầu đụng trận đái cả ra quần, nhưng những trận sau thì nó bản lĩnh nhất đọ và lì lợm hiếm có luôn, coi bom đạn như pháo ngày tết thôi chứ chẳng có gì đáng sợ cả.
Chết chóc với lính chiến chỉ là thoảng qua như cơn gió mùa hè trên dòng Mekong thôi, trời kêu ai nấy dạ, tránh sao được khi phận chỉ có đến thế thôi, cứ vui vẻ mà nghĩ tới câu của lính hay nói đùa; chết trẻ khoẻ ma, chết già ma lọm khọm.

Sau trận là lại vui như tết, chí choé với nhau, cãi cọ với nhau, xúm vào chia nhau chiến lợi phẩm dù mặt mũi còn đen xì khói súng, máu vẫn rỏ tong tong từ vết thương, vừa cười vừa nhăn nhó.
Tuổi trẻ là vậy, lính cảm tử là vậy vui vẻ trước mọi sự, bình thản trước mọi thứ, chai sạn trước đạn bom, chấp nhận khổ ải hy sinh thân mình, nhưng vẫn khóc như mưa khi đồng đội nằm xuống, chạy vòng quanh cái võng tử sĩ hay lọc xọc chạy theo những anh em khiêng xác đi chả biết làm gì chỉ biết chạy theo và khóc như đứa trẻ tiễn bạn quãng đường cuối cùng về chín suối thôi.
Ngoài nỗi buồn từ những cái chết của anh em đồng đội, thì còn nỗi buồn mỗi khi xuân về tết đến của những người lính trẻ xa xứ tha phương..
Cái cảm giác buồn và nhớ nhà tới trống rỗng cả cái đầu, bạc cả ánh mắt của những thằng lính trẻ khi nhìn những bầy én bay liệng từng đàn trên không trung kêu en ét trên những cánh rừng hoang xơ xác và buồn thảm.

Ngồi loay hoay lấy dao găm gọt lớp vỏ của nắm cơm vàng khè vì mồ hôi, đỏ quạch vì đất bám, bẻ đôi ra có chút mắm tôm khô toàn muối lòng mơ về bữa cơm chiều nay 30 tết ở nhà có những món gì…tới lúc giao thừa thì dường như chả chịu nổi sự nhớ nhung buồn bã tới cùng cực, lính đứng phắt dậy gương AK, RPD thi nhau kéo từng loạt dài lên bầu trời đen thẳm, những đường đạn như những dòng nỗi nhớ gửi về quê hương gia đình..rồi rơi nước mắt trong lặng câm.
Tôi từng có những cái tết chỉ có nắm cơm bé bằng nắm tay và đúng một cái đầu cá chuồn khô hôi xì, vừa nằm gặm thật chậm nắm cơm vừa lau nước mắt chảy ròng ròng, nắm cơm chả đủ no, nằm co im lặng nghĩ về quê nhà, chỉ biết thở dài…
Ở Stung thì một lần tết chúng tôi được đơn vị bạn tổ chức cho đón tết, khi tất cả đông đủ tập trung trước cái sân đơn vị thì bỗng nhiên hai lá cờ được kéo lên từ chiếc cột cờ, lá Quốc kỳ Việt Nam cùng lá cờ năm ngọn tháp của bạn..
Tất cả chúng tôi đứng nghiêm giơ tay chào cờ và cùng hát Quốc ca…
Đoàn quân Việt Nam đi….bước chân rền vang trên đường gập ghềnh xa, đường vinh quang xây xác quân thù…
Vâng chẳng biết sao những bước chân khốn khổ lại đưa chúng tôi tới cái nơi này,
Đường vinh quang đâu chỉ xây bằng xác quân thù, mà có cả xác và máu xương mồ hôi nước mắt của những người lính Việt Nam nữa chứ.
Định kể chuyện ma cho bà con mà lan man quá quên mất rồi.
Xin hẹn ngày mai ạ.
 
Mấy thằng loz không đọc thì cút, vào đây thể hiện cái gì?

Phải là lính chiến từng nằm gai nếm mật ở rừng thiêng nước độc xứ Cam, Lào mới viết đc như thế ,chứ bịa ra thì đm thằng nào nào bịa nổi???

Tao đọc thấy ổng nhắc tới rất nhiều địa danh, những đơn vị lính khi chạm trán ở bển, những nơi đã từng đi qua, từng đổ máu, từng mất mát, từng sinh ly tử biệt mới có ấn tượng sâu sắc như thế, thằng nào chưa qua bển thì biết cl gì mà bịa? Google search rồi bịa chắc :LOL:

à mấy ông add FB anh tác giả sao chứ tôi add cái là ổng đồng ý ngay :D

Gửi từ Huawei P50 Pro bằng vozFApp
 
Last edited:
VUI BUỒN CHUYỆN LÍNH CAM

Lại mưa, mồi thuốc rồi kể chuyện cũ cho bà con nghe chơi ạ.

Tháng bảy âm đúng mùng 1 lao ngay đầu vào mép cái tấm tôn, lủng đầu đổ máu, vậy là may rồi bà con ạ, đầu tháng may mới sợ chứ rủi thì không sợ, mà may hay rủi thì cứ đến là đón ngại gì đâu.
Nay tôi gặp một người anh em cũ, một thời hoa bướm rau cháo có nhau, cậu em giờ về hưu, chuyển sang kinh doanh, tuổi Canh Tuất nên nó giỏi lắm có lộc làm ăn nên cũng khấm khá, anh em vẫn gặp nhau năm đôi ba lần dù thằng Việt thằng Cam.
Gặp nhau nó rủ, anh có ăn thịt nhím không em bảo bếp nó làm? Thôi, tao vẫn còn sợ con đó, không ăn đâu, anh ăn cậu biết rồi đơn giản hơn con chó cảnh của nhà giàu mà.

Nhớ ngày ở Pursat đang đói khát lồi cả mắt thì dân phum Tà xia cham cho anh em tôi con lợn con, chừng chục cân ốm nhom chết cứng từ bao giờ, mừng quá thịt thôi khách sáo làm gì, gà đói ăn cả trái đa, phượng hoàng khi đói thì cứt gà cũng ăn, lính không chê thứ gì cả.
Đang loay hoay thịt con lợn còi ở suối thì nghe súng nổ, thấy anh L reo lên sung sướng, thì ra anh bắn được con nhím, một con nhím đất to tướng tầm hơn 20 cân người toàn bùn đất như con lợn rừng, lông có sợi dài cả nửa mét khúc trắng khúc đen, chúng tôi nhanh chóng quăng con lợn ốm qua bên và bắt tay vào thịt con nhím, tới lúc ăn, mở cái xoong thịt ra thấy miếng thịt nó lỗ lỗ như cái đài sen mà tôi nổi gai ốc không dám ăn nữa, vì tưởng tượng nó giống da con sâu gai ở cây bòm bèm.
Nhím mùa khô thì cái dạ dày mới tốt, vì chả có đồ ăn nó phải đào lỗ ăn rễ cây, củ. Thịt ra lấy dây buộc cái dạ dày lại rồi đem phơi khô, nó toàn mùi thuốc bắc rất thơm, chứ nhím mùa mưa thì dạ dày nó cũng thường thôi vì con nào con nấy béo núc nhưng ko ăn thua, chỉ tốt thịt thôi.
Ở nơi này khá gần dân nên vui lắm, chiều chiều chúng tôi đá bóng xong hay ngồi vắt vẻo trên cái hàng rào bằng thân cây bên đường và trêu gái phum đi gánh nước hay đi tắm qua, nhìn hau háu những cái chảo của các cô đi tắm về cái xà rông ướt nước cứ dính vào cái chảo trông thôi mà thằng lớn thằng bé cứ nhộn cả lên với nhau, tôi thì mặt mũi bưởi bòng chả quan tâm, cứ chảo tròn căng là tôi khoái rồi.

Có cô Ry là cán bộ phụ nữ xã đội khoái con tóp đít tóp Việt Nam lắm, chiều nào cũng lượn qua hai ba lần gánh nước và lúc nào đông lính ngồi như chó xem tát ao ở đường nhất thì cô tắm, xong mặc xà rông ướt đi về, qua chỗ mấy anh con tóp ngồi hóng gái không quên đánh bộ chảo tanh tách khiêu khích mấy ông contop đít tóp đang thò tay lau nước dãi chảy ròng ròng, thằng nào cũng thích nhưng chỉ dám ngắm nhìn thôi chứ ko dám rớ vào kỷ luật mọc vẩy chứ chả chơi đâu.
Thỉnh thoảng thì có mấy đồng lận lưng chúng tôi kéo nhau ra chợ chơi, mua bánh bột thốt nốt ăn, quả thốt nốt chín rụng xuống người ta lấy tách cái vỏ ra bên trong lớp xơ có bột màu vàng vàng, thơm và ngọt pha vị đắng nhằng nhặng, họ lấy bột ra ngâm nước tro rồi trộn bột nếp vào gói lá chuối rồi hấp cho chín, con nít đàn bà đội từng mâm bánh đó trên đầu đi bán rong khắp nơi, rồi bánh bò, bánh tiêu, bánh rán, bánh da lợn nữa, ăn chán thì mua cam ăn, cam ở đây rất ngon vỏ sần sùi và nhìn xấu lắm nhưng ngọt và thơm vô cùng, ăn xong thì làm xị rượu tara hay ly nước thốt nốt bỏ đá cục vào vậy là cảm thấy như đang lên thiên đường rồi.
Rùa núi ở đây nhiều lắm, đi đêm về gặp nó bò lồm cồm khắp nơi có con to như cái mũ cối, còn bình thường thì như cái bi đông nước, bao lần vấp phải nó giữa đường ngã bổ chửng, thấy nó thì chúng tôi chỉ nhìn hoặc bế nó thả vào bụi bờ ven đường, đói cũng chả thằng nào dám ăn con vật đó cả, nó thuộc dòng tứ linh nên lính cũng ngại nó lắm.

Thỉnh thoảng lễ hội hay cưới xin gì đó thì ăn vận chỉnh tề kéo nhau vào phum xem múa hát, nhảy nhót, anh Ng là giọng hát hay tay đàn khoẻ nên mỗi lần anh vào phum là y rằng trai gái già trẻ bu vào coi anh đàn, chúng tôi thằng thì gõ trống thằng thì gõ chậu hay kéo ác cóoc ò oe, rồi ca bài ôi cha cha thằng tây nó vồ bà già, buông tôi ra vì tôi đã già rồi mà, tôi không buông vì tôi cũng già bằng bà..phừng phừng phừng, toè toè toè..
Nhảy nhót như khỉ mắc phong và bụi mù mịt, chân dính toàn phân con nít và lợn thả rông, nhưng ko sao êm ái hơn chán vạn đạp vào mấy trái mìn K58 hay KP2.
Các cô gái Cam cũng khá vô..duyên và thoải mái, ngồi xem bờ lách pinh con tóp biểu diễn vậy nhưng khi mắc ái là họ thản nhiên ngồi xuống trùm xà rông rồi tưới cỏ phè phè tới nỗi mặt đất sùi hết cả lên, rồi nắng lên mùi amoniac mù mịt khắp nơi.
Thỉnh thoảng ban ngày thì rủ nhau ra vẫy xe lam qua lên chợ Pu năng chơi, thấy đám lính bẩn thỉu vẫy xe các bác tài thường bánh bơ mũ phớt tăng ga chạy qua, bị bỏ rơi một cách tẽn tò, cay cú và phũ phàng vậy nhiều lần nên bọn tôi nghĩ ra cách vẫy xe khác nó lịch sự và nho nhã hơn là đứng giữa đường tay hươ hươ khẩu súng ngắn hay khẩu AK để vẫy xe, chả bác tài nào nỡ đành lòng nhẫn tâm mà từ chối những vị khách lịch sự như vậy cả, xong xuống xe trả tiền đàng hoàng còn không thèm mặc cả luôn, lính nghèo khổ nhưng luôn chơi đẹp chứ hổng thèm chơi dơ.
Tôi với anh Định thì có thú khoái nghe đài, hai anh em có cái radio bẹp bé bằng bàn tay ọ à ọ ẹ, tối dò sóng nghe cải lương thời sự nhạc đỏ rồi nhạc vàng, chán thì bắt đài Cam, Thái, Tàu hay BBC nghe nó chửi bới bọn tiểu bá Việt Nam cho vui tai.

Nghe cho vui thôi chứ nó chả đọng lại cái gì trong não chúng tôi, toàn chuyện tầm phào được mô li phê tô vẽ trau chuốt bởi những mỹ từ hay phủ một lớp hào quang giả tạo nào đó, như mấy ông nhà văn trùm chăn viết chuyện lính chiến vậy, các ông ấy thường tưởng tượng ra những chuyện thần tượng hoá một cách ngu dốt như cái câu chuyện kể ở mục chuyện kể ở đại đội mỗi tối thứ bảy và sáng chủ nhọc mà anh em tôi thường hay vừa ị bậy vừa nghe. Các ông ấy xây dựng một hình ảnh bất khuất kiểu như đứng hiên ngang chọi lựu đạn vào thân xe tăng để gãi ngứa cho nó, hay đứng dạng chân ôm khẩu RBD bắn vào ô kính tiềm vọng xe tăng..đó là những sự hy sinh ngu dốt chứ oai với hùng cái gì, thằng lính chiến thì phải nghĩ ra cách gì để mà đánh được kẻ thù chết mà ta không sao mới là giỏi là hay, chứ ba cái kiểu hy sinh ngu dốt như nước đổ lỗ chuột đó thì với chúng tôi, những thằng lính trận thứ thiệt nó chẳng đáng để học tập noi gương làm gì cho Tổ Quốc sẵn sàng cắt cơm đồng chí.

Rồi những ông nhà văn mắt sâu râu dài còn ngồi mường tượng ra xúc cảm của thằng lính khi lần đầu lâm trận, hay mỗi khi vào trận nữa chứ, nào là anh nhớ mùi lúa chín ở quê nhà, những cánh diều tuổi thơ, con sông mềm mại, hay hoa lá cành chim chóc gì đó nữa…
Thực tế thì nó không như trên giấy và trong tưởng tượng của nhà văn, nó thường cục cằn và thiết thực kiểu như; Đờ mờ thằng kia thụt cái đội mũ của mày vào không nó bắn bỏ mẹ bây giờ.., đờ mờ, chơi đến viên đạn cuối nhé, cấm thằng nào chạy trước tao bắn bỏ mẹ đấy, mày muốn chết à mà đứng lên nhòm cái gì, đạn chứ có phải pháo hoa đ đâu, Thằng B41 kia chuẩn bị ngớt pháo là nện cái ổ đại liên, còn mày nữa cười cái đ gì, đờ mờ thằng nào giờ mới lên đạn đấy? Nhìn kỹ vào không bể gáo gãy càng đấy…
Căng thẳng tới đổ mồ hôi, tim đập như trống, mắt đảo như chuột ngày, thằng nào có Chúa thì gọi Chúa, thằng nào có Phật thì kêu Phật, không có Chúa có Phật thì mẹ ơi không biết con có còn sống qua nổi trận này không..
Chả có gì vững tâm nhất là trước khi lâm trận nhìn thấy những gương mặt lì lợm, những cặp mắt long lên, những bàn tay nắm chặt báng súng của đồng đội xung quanh, vẻ bình tĩnh tới bình thản của sĩ quan chỉ huy trước bom đạn mù trời đinh tai nhức óc, trước cái miệng vẫn ngậm một bông hoa dại hay cọng cỏ và nhe răng cười của thằng kế bên. Có thằng lần đầu đụng trận đái cả ra quần, nhưng những trận sau thì nó bản lĩnh nhất đọ và lì lợm hiếm có luôn, coi bom đạn như pháo ngày tết thôi chứ chẳng có gì đáng sợ cả.
Chết chóc với lính chiến chỉ là thoảng qua như cơn gió mùa hè trên dòng Mekong thôi, trời kêu ai nấy dạ, tránh sao được khi phận chỉ có đến thế thôi, cứ vui vẻ mà nghĩ tới câu của lính hay nói đùa; chết trẻ khoẻ ma, chết già ma lọm khọm.

Sau trận là lại vui như tết, chí choé với nhau, cãi cọ với nhau, xúm vào chia nhau chiến lợi phẩm dù mặt mũi còn đen xì khói súng, máu vẫn rỏ tong tong từ vết thương, vừa cười vừa nhăn nhó.
Tuổi trẻ là vậy, lính cảm tử là vậy vui vẻ trước mọi sự, bình thản trước mọi thứ, chai sạn trước đạn bom, chấp nhận khổ ải hy sinh thân mình, nhưng vẫn khóc như mưa khi đồng đội nằm xuống, chạy vòng quanh cái võng tử sĩ hay lọc xọc chạy theo những anh em khiêng xác đi chả biết làm gì chỉ biết chạy theo và khóc như đứa trẻ tiễn bạn quãng đường cuối cùng về chín suối thôi.
Ngoài nỗi buồn từ những cái chết của anh em đồng đội, thì còn nỗi buồn mỗi khi xuân về tết đến của những người lính trẻ xa xứ tha phương..
Cái cảm giác buồn và nhớ nhà tới trống rỗng cả cái đầu, bạc cả ánh mắt của những thằng lính trẻ khi nhìn những bầy én bay liệng từng đàn trên không trung kêu en ét trên những cánh rừng hoang xơ xác và buồn thảm.

Ngồi loay hoay lấy dao găm gọt lớp vỏ của nắm cơm vàng khè vì mồ hôi, đỏ quạch vì đất bám, bẻ đôi ra có chút mắm tôm khô toàn muối lòng mơ về bữa cơm chiều nay 30 tết ở nhà có những món gì…tới lúc giao thừa thì dường như chả chịu nổi sự nhớ nhung buồn bã tới cùng cực, lính đứng phắt dậy gương AK, RPD thi nhau kéo từng loạt dài lên bầu trời đen thẳm, những đường đạn như những dòng nỗi nhớ gửi về quê hương gia đình..rồi rơi nước mắt trong lặng câm.
Tôi từng có những cái tết chỉ có nắm cơm bé bằng nắm tay và đúng một cái đầu cá chuồn khô hôi xì, vừa nằm gặm thật chậm nắm cơm vừa lau nước mắt chảy ròng ròng, nắm cơm chả đủ no, nằm co im lặng nghĩ về quê nhà, chỉ biết thở dài…
Ở Stung thì một lần tết chúng tôi được đơn vị bạn tổ chức cho đón tết, khi tất cả đông đủ tập trung trước cái sân đơn vị thì bỗng nhiên hai lá cờ được kéo lên từ chiếc cột cờ, lá Quốc kỳ Việt Nam cùng lá cờ năm ngọn tháp của bạn..
Tất cả chúng tôi đứng nghiêm giơ tay chào cờ và cùng hát Quốc ca…
Đoàn quân Việt Nam đi….bước chân rền vang trên đường gập ghềnh xa, đường vinh quang xây xác quân thù…
Vâng chẳng biết sao những bước chân khốn khổ lại đưa chúng tôi tới cái nơi này,
Đường vinh quang đâu chỉ xây bằng xác quân thù, mà có cả xác và máu xương mồ hôi nước mắt của những người lính Việt Nam nữa chứ.
Định kể chuyện ma cho bà con mà lan man quá quên mất rồi.
Xin hẹn ngày mai ạ.
Tâm sự cảm xúc!
 
Tôi đọc câu này mà cười quá trời luôn "thằng nào có Chúa thì gọi Chúa, thằng nào có Phật thì kêu Phật, không có Chúa có Phật thì mẹ ơi không biết con có còn sống qua nổi trận này không.."
Ổng già mà viết tếu hết sức.
 
Tôi đọc câu này mà cười quá trời luôn "thằng nào có Chúa thì gọi Chúa, thằng nào có Phật thì kêu Phật, không có Chúa có Phật thì mẹ ơi không biết con có còn sống qua nổi trận này không.."
Ổng già mà viết tếu hết sức.
Chú này viết kiểu như thanh niên luôn, chắc vì thời thanh niên nhiều kỷ niệm quá. Nhưng mà đây là những suy nghĩ thực tế chứ không có cường điệu, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xả thân vì lý tưởng , yêu nước ... như nhà văn phóng đại, thổi vào.
 
Back
Top