Những câu chuyện kì bí của "Người Kể Chuyện"

Chị Ba Hường.

29 Tết vừa rồi, tiện đường qua Tân Định, Bến Cát tôi ghé nhà một người anh em cùng đơn vị chơi, ở đây tôi gặp chị Ba, là chị gái của bạn, và được chị Ba kể cho nghe một câu chuyện của chị, một câu chuyện lạ lùng mà chính chị trải qua.
Xin kể lại cho bà con nghe ngày đầu tuần ạ.
Chị Ba Hường ở nhà chị là thứ năm nhưng lấy chồng là thứ ba nên gọi là chị Ba Hường, quê gốc ở vùng Châu Đốc, An Giang, những năm chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra thì chị mới lấy chồng, anh Ba là tài công, chân trái anh bị mất một nửa bàn chân do ngày nhỏ đạp phải mìn, khi chiến tranh nổ ra anh cũng thuộc diện tổng động viên nhưng do thương tật nên không thể nhập ngũ dù anh rất muốn nhập ngũ.

Lúc quân Polpot tràn qua biên giới thì anh dắt díu chị ôm theo hai đứa con nhỏ chạy theo lộ 91 xuôi tới tận Cù Lao Dung, Long Phú lánh nạn nhờ nhà bà con.
Anh chị mua được mảnh đất ven sông dựng tạm căn nhà để sinh sống, anh vẫn nghề sông nước chị theo anh lúc thì ghe thuyền khi thì chợ búa..những năm đó cuộc sống nhiều khó khăn nhưng anh chị cũng may mắn hơn chút do vẫn còn chút vốn liếng lận lưng.
Những năm đó phong trào vượt biên bằng ghe, tàu rất nhiều, người thành phố gom tiền vàng rồi xuôi về miệt miền Tây sông nước mua tàu, ghe cùng dầu, nước lương thực để vượt biển, họ tụ tập đâu đó rồi đêm tới lén lút ra bãi sông chờ ghe ghé vô rước.
Mảnh đất nhà anh chị đang ở rộng và vắng vẻ bỗng dưng thành điểm cho họ ẩn náu và chờ ghe.
Một hôm có hai người đàn bà khá trẻ, chạc chạc tuổi nhau tầm chưa tới 30 ghé vào nhà anh chị xin ẩn nhờ chờ đêm ghe đón, hai người đó có một người đang có bầu được tầm đâu vài tháng gì đó.

Do sợ liên luỵ, nhưng thấy họ tội tội thì anh chị cũng ậm ờ cho họ trú nhờ, gọi là ở nhờ nhưng nào có phải ở trong nhà đâu, nhà cửa ngày đó thông thống nhìn đằng trước thấy cả đằng sau, mà có người lạ ở đó là chính quyền vô bắt ngay vì biết là những người chờ vượt biên mà.
Sát mí sông có mấy bụi cây chuối khá rậm nên họ xin cho vào đó trú để chờ ghe, ban ngày họ ẩn kỹ trong đó chịu muỗi cắn và nóng bức, ngày ngày anh chị ghé qua đưa cho họ cơm nước do họ đưa tiền nhờ nấu giùm cơm ăn.
Tới một hôm khi qua treo túi đồ ăn ở điểm họ hay nhận thì thấy túi đồ hôm qua vẫn còn đó, nghĩ là họ đã đi rồi nên anh chị thôi không mang cơm nước ra cho họ nữa.
Vài bữa sau thì khi đi qua bãi chuối đó anh chị ngửi thấy mùi thối nồng nặc bay ra, cắm xuồng lại anh chị Ba vẹt bụi cây tìm vào trong coi sao thì thấy một cảnh kinh hãi, có một cái xác người trương sình đang phân huỷ dòi bọ lúc nhúc và bốc mùi khủng khiếp..
Đó là cô gái bụng bầu, cơ thể bị rất nhiều vết đâm và chẳng còn gì ngoài bộ quần áo đang mặc, những gấu áo, cạp quần cũng bị xé ra, kẻ giết người kia đã cẩn thận xé hết ra như vậy để tìm xem có giấu vàng trong đó không, chắc cô bạn đi cùng đã thừa lúc cô này ngủ ra tay rồi cướp hết tiền vàng xong bỏ trốn trong đêm bỏ mặc cái xác người bạn lại đó.
Báo chính quyền thì có khi còn bị bắt vì tội bao che, cực chẳng đã anh chị Ba đành phải chôn cái xác ngay tại đó luôn, trên mảnh đất của mình.
Vài hôm sau thì người ta lại thấy thêm mấy cái xác nữa theo con nước dạt vào, cả đàn ông đàn bà và con nít trong số những cái xác đó anh chị Ba nhận ra cả cô gái đã giết bạn rồi cướp vàng kia qua bộ đồ cô ta mang trên người và một hình xăm trên cánh tay..những cái xác đó đều bị đập bằng cạnh mái chèo vào gáy hay cổ…, có lẽ những kẻ cướp đã lừa họ bảo lên thuyền đưa ra ghe đậu ngoài sông rồi chúng ra tay sau đó cướp sạch tiền vàng.
..
Sau đó thì chừng hai năm, chị Ba sinh thêm một đứa con trai, lúc này anh chị đã có ba đứa con gái rồi.
Trước đó thì khá nhiều lần, khi thì anh Ba khi thì chị chiều tối hay rạng sáng chèo ghe qua mé bãi đó thì có nhìn thấy loáng thoáng bóng một cô gái ẩn hiện trong những bụi lùm rậm rạp đó, có lúc đêm anh Ba khi soi đèn gỡ lưới có khi còn gặp một cô gái trồi dưới nước lên cười the thé rồi lại lặn xuống nước mất tăm…
Ban đầu cũng sợ hãi nhưng vì cơm áo anh chị vẫn phải bước qua nỗi sợ hãi mà làm việc tiếp.
Rồi anh Ba dần đổi tính nết, anh hay cáu kỉnh gắt gỏng, nói chuyện một mình, anh chỉ thức suốt đêm giăng câu thả lưới tới mờ sáng mới về và ngủ, chị đi chợ bán cá xong về nấu cơm gọi anh dậy ăn thì anh cũng không ăn cùng chị, có ăn thì anh bới cơm xong quay mặt vào vách ăn đầu cứ cúi gằm nhìn xuống đất thỉnh thoảng lại liếc nhìn trộm chị một cách lấm lét.
Do cũng nghe nhiều về những chuyện tâm linh người ta kể lại nên chị Ba ngầm nghi ngờ chồng mình đã bị “mắc đàng dưới”, chị âm thầm qua Long Phú tìm một ông thầy Miên coi bói, vừa nghe chị nói mấy câu ông thầy Miên này đã thủng thẳng phán một lèo..” Chồng cô mắc đàng âm rồi, có cái vong khách nằm ở đất nhà cô, nó muốn bắt cả chồng cả con cô đó, vong này oan khốc nên sân hận khó trị.., cô về lấy một bộ đồ của chồng mang lên đây tôi “sên” cho, may ra thì tránh được..”

Nghe xong chị Ba toát mồ hôi vội về làm như lời ông thầy đó dặn, nhưng chưa kịp lấy bộ đồ của anh Ba về, vì phải chờ tới 7 ngày mới xong thì tai hoạ đổ xuống.
Sáng bảnh chờ mãi không thấy anh Ba về sớm như mọi khi, ruột đang nóng như lửa đốt thì chị nghe bạn chài nói anh Ba đã tử nạn trên sông, khi cúi xuống gỡ lưới chẳng hiểu sao anh ngã chúi xuống và mắc vào chiếc lưới của chính mình giăng, lạ một điều là chiếc lưới cá đó là loại lưới nhỏ chứ không phải lưới to, con cá vài cân là cũng có thể phá rách được cái lưới, vậy mà anh Ba lại bị mắc và chết thảm như vậy.
Khi chị Ba cùng bé gái lớn ra tới thì lại lạ nữa là xác anh Ba vẫn bình thường, cho tới khi chở xác anh về qua cái lùm chuối thì bỗng nhiên anh Ba trào máu ( thường thì người bị đuối nước khi vớt lên nếu có người thân ở đó thì cái xác sẽ trào máu miệng ra, nhưng anh Ba thì lại không như vậy, tôi từng xem và cũng nghe nhiều người nói như vậy, và lý do tại sao lại như thế thì nói thật với bà con là tôi cũng không biết chính xác. Điều này không phải chỉ đúng với người đuối nước mới chết, mà có người chết vài bữa mới tìm được xác đã trương bị cá rỉa hết mắt trợn và lưỡi lồi ra, nhưng có người nhà tới máu vẫn trào ra..thật khó hiểu vậy đó).
Chị Ba đau buồn lắm, làm ma cho anh xong thì chị có ghé nhà ông thầy Miên tính nói chuyện, nhưng vừa tới thì chưa cần nói ông thầy này đã biết, và ông thầy này đã khuyên chị nên chuyển đi nơi khác ở kẻo còn hoạ nữa.

Cứ nghĩ rằng “họ” đã bắt anh Ba rồi thì đến thế là thôi, ai ngờ ông thầy Miên nói thẳng là họ còn muốn bắt cả cậu con trai của anh chị nữa.
Mới tang chồng, mẹ goá con côi nên chị Ba cập rập chưa có chuẩn bị được kế hoạch gì, chưa biết đi đâu thì chỉ sau ngày anh Ba mất đúng 1 tháng, một tối khi xuống ghe từ chợ về, khi cột ghe, lúc đó nước lên, trước đó thì anh Ba có làm một cây cầu nhỏ ra phía ngoài mép sông để cột ghe và lên xuống ghe cho tiện, cây cầu này ngay gần lùm chuối gần sát mí nước.
Đang cột ghe chị chợt nghe tiếng người đàn bà nào đó cười the thé, quay qua thì chị thấy một người đàn bà mặc chiếc áo hoa màu trắng xưa vợ chồng anh chị đã chôn ở đó, cô này ngồi vắt vẻo ở đầu ghe của chị và đang nhìn chị cười, quá bất ngờ và cả sợ hãi chị bỏ ghe nhảy vội lên bờ và chạy về phía nhà, người đàn bà kia còn nhảy theo mấy bước nữa mới mất dạng, lúc đó mới chỉ nhá nhem chứ chưa tối hẳn.
Nhớ tới lời ông thầy Miên nói, chị rất lo cho cậu con trai nhỏ nên gần như đi đâu chị cũng dắt nó đi theo, và luôn cho nó đeo sợi dây chỉ “bùa” của ông thầy Miên kia cho.
Tới khi còn hai ngày nữa là 49 ngày anh Ba, mấy bữa trời mưa, nước lớn nên chị để cậu con trai ở nhà cho ba đứa chị nó coi chừng, chiều muộn chị chống ghe về tới, từ ngoài sông nhìn vào, chị thấy một người đàn bà đứng ngay chỗ chị hay cặp ghe, nhìn kỹ lại thì đúng là cô gái đó.., hãi quá nên chị Ba không dám ghé nữa mà chống lên một đoạn gần nhà hơn, chỗ này thì nước cao và lên bờ khó hơn vì đất trơn.
Vừa bước chân lên đi được hai bước tay xách túi đồ mua mốt làm lễ cúng 49 ngày chồng, chị vừa ngước mắt lên thì ngay trước mặt chị là người đàn bà đó, người này nhe răng cười và lao tới dang hai tay như muốn vồ lấy chị, chị Ba ngã bật ngửa lại mép sông giỏ đồ văng tung toé, chị gào gọi ba đứa con gái ra cứu mẹ, lũ trẻ chạy vội ra cứu mẹ, do đường dốc trơn nên thằng bé con trai út chị té ùm xuống sông, nước chỗ đó không hề sâu và nó cũng biết lội, vậy mà chỉ có vài ba phút không thấy nó mấy mẹ con vừa lội tìm vừa bới cây ven bờ..nhưng phải tới sáng hôm sau người ta mới tìm thấy nó, ai cũng nghĩ nó đã trôi ra xa chẳng ngờ là nó lại ở ngay cạnh chiếc ghe chị, chỉ cách bờ chừng 5-7 mét…
Khi vớt được nó lên chị ba bỗng như hoá điên dại, mặc ai ngăn cản, chị lao vào nhà xách can dầu hôi cùng chiếc mác tay dài sắc lẻm chuyên để phát cây, chị lao ra phía lùm chuối chặt điên cuồng, cả cái lùm rậm tan hoang, tìm được đúng chỗ xưa anh chị đã chôn cái xác đó, vừa dùng thuổng vừa dùng mác vừa bới bằng tay chị lôi bộ xương lên..dùng mác chặt bộ xương ra làm nhiều khúc rồi gom lại.

Những người có mặt lúc đó ai cũng thất kinh vì chị Ba như đã hoá dại, chị trợn mắt vung cây mác hét lớn ; Mọi người tránh hết ra, đừng ai cản tui, ai cản tui tui chém chết ráng chịu..
Rồi chị lao vào giật tung phên vách, cột căn nhà chị đang ở chất một đống to, quăng bộ xương đã bị băm nhiều đoạn vào đó và đổ dầu châm lửa, lửa cháy rồi chị vẫn điên cuồng nhảy tới gần vung mác băm xuống đống xương đó khiến cho đống xương gần như tan nát thành từng mảnh nhỏ..
Căn nhà chị tan tành và cháy rụi, chị Ba gom đồ dắt ba đứa con gái và ôm xác đứa nhỏ chống ghe sang nhà bà thím anh Ba phía Đại Ngãi và nói với chú thím anh Ba; Con viết giấy đổi cho chú thím và các em mảnh đất con đang ở lấy một mảnh nhỏ hơn ở vườn nhà chú thím để con chôn con của con..
Lúc đó thì người ta đất rộng vẫn thường chôn người thân ngay trong phần đất của mình chứ không như bây giờ phải đưa ra nghĩa địa tập trung.
Ngày hôm sau, vừa chôn con vừa làm đám 49 ngày cho chồng xong, tới đúng nửa đêm cả bốn mẹ con chít khăn tang cùng lên ghe, chị lấy dây cột cả mấy đứa con lại rồi cột vào ghe cho chắc, còn chị cột dây quấn cây mác vào tay, một tay lăm lăm cây mác, một tay xách cây đèn bão, cứ thay nhau chèo và nghỉ ăn cơm gần 10 ngày trời mới lên tới Bình Thuỷ thì quyết định dừng lại.
Bốn mẹ con chị Ba đã làm đủ nghề, đủ việc ở Bình Thuỷ tới hơn bốn năm sau, rồi duyên số cho chị Ba gặp anh chồng bây giờ, anh cũng là tài công quê ở tuốt tận Bình Phước.
Anh thì vợ bỏ hai cha con lại vượt biên theo người ta chẳng biết sống chết ra sao, thấy hoàn cảnh anh như vậy, nhất là thấy thằng nhỏ con anh, cũng chạc chạc tuổi thằng nhỏ con chị đã mất chị mở vòng tay cùng hai cha con anh.

Vài năm sau thì anh dắt chị về quê không sông nước nữa, lên đó sẵn có chút vốn cộng tính chịu làm mấy năm sau thì anh chị gây dựng được cơ ngơi dần dần từ buôn bán nông thổ sản.
Tới giờ anh chị đã có số tài sản gần cả trăm tỷ bạc trong tay, ba đứa con gái đều đã lấy chồng đứa mở công ty riêng đứa làm cùng dượng và mẹ, còn thằng út con riêng của anh mà chị còn cưng hơn con chị thì theo binh nghiệp sĩ quan quân đội và làm lính của tôi và cậu nó bây giờ.
Anh chị không có con chung nhưng cả gia đình yêu thương nhau và không bao giờ có sự phân biệt nào cả.
Tôi mừng cho chị Ba, mừng cho cái kết có hậu thật mỹ mãn của anh chị và các cháu.
Chị cười ha hả khi nói với tôi, sau những sóng gió đau thương tao trải qua thì giờ chị khác xưa nhiều rồi, mạnh mẽ quyết đoán và “giang hồ” lắm, không ngán ngại bất cứ việc gì nữa…
Sau này chị Ba có về nơi cũ, bốc mộ anh Ba và cậu con trai út mang về quê xây một khu riêng cho hai cha con cùng dòng họ, chị kể chú thím chị đã bán mảnh đất cũ của chị nhưng mãi không có ai mua, rồi hơn chục năm trước khi đất đai lên cơn ngáo thì chú thím chị đã bán được một khoản tiền rất lớn đủ chia cho con cháu mua tàu bè và xây cất nhà cửa xong còn mớ gửi nhà băng lấy tiền lãi cho hai ông bà dưỡng già.
Có nhiều câu chuyện tâm linh mà tôi từng biết hoặc nghe thì đây là một câu chuyện mà có cái kết khiến tôi là người ngoài nghe cũng cảm thấy ấm lòng cho những người trong cuộc.
 
Kể cũng buồn. Hầu hết tất cả câu chuyện những người bị bắt đi đều một là không xuất hiện hai là không làm gì được bọn ma/ quỷ đã bắt mình đi để bảo vệ cho người thân còn sống.
 
Kể cũng buồn. Hầu hết tất cả câu chuyện những người bị bắt đi đều một là không xuất hiện hai là không làm gì được bọn ma/ quỷ đã bắt mình đi để bảo vệ cho người thân còn sống.
thật, đọc cay bỏ mẹ, kiểu như thành ma quỷ làm bố thiên hạ ghét ai là lụm người đó
 
Chị Ba Hường.

29 Tết vừa rồi, tiện đường qua Tân Định, Bến Cát tôi ghé nhà một người anh em cùng đơn vị chơi, ở đây tôi gặp chị Ba, là chị gái của bạn, và được chị Ba kể cho nghe một câu chuyện của chị, một câu chuyện lạ lùng mà chính chị trải qua.
Xin kể lại cho bà con nghe ngày đầu tuần ạ.
Chị Ba Hường ở nhà chị là thứ năm nhưng lấy chồng là thứ ba nên gọi là chị Ba Hường, quê gốc ở vùng Châu Đốc, An Giang, những năm chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra thì chị mới lấy chồng, anh Ba là tài công, chân trái anh bị mất một nửa bàn chân do ngày nhỏ đạp phải mìn, khi chiến tranh nổ ra anh cũng thuộc diện tổng động viên nhưng do thương tật nên không thể nhập ngũ dù anh rất muốn nhập ngũ.

Lúc quân Polpot tràn qua biên giới thì anh dắt díu chị ôm theo hai đứa con nhỏ chạy theo lộ 91 xuôi tới tận Cù Lao Dung, Long Phú lánh nạn nhờ nhà bà con.
Anh chị mua được mảnh đất ven sông dựng tạm căn nhà để sinh sống, anh vẫn nghề sông nước chị theo anh lúc thì ghe thuyền khi thì chợ búa..những năm đó cuộc sống nhiều khó khăn nhưng anh chị cũng may mắn hơn chút do vẫn còn chút vốn liếng lận lưng.
Những năm đó phong trào vượt biên bằng ghe, tàu rất nhiều, người thành phố gom tiền vàng rồi xuôi về miệt miền Tây sông nước mua tàu, ghe cùng dầu, nước lương thực để vượt biển, họ tụ tập đâu đó rồi đêm tới lén lút ra bãi sông chờ ghe ghé vô rước.
Mảnh đất nhà anh chị đang ở rộng và vắng vẻ bỗng dưng thành điểm cho họ ẩn náu và chờ ghe.
Một hôm có hai người đàn bà khá trẻ, chạc chạc tuổi nhau tầm chưa tới 30 ghé vào nhà anh chị xin ẩn nhờ chờ đêm ghe đón, hai người đó có một người đang có bầu được tầm đâu vài tháng gì đó.

Do sợ liên luỵ, nhưng thấy họ tội tội thì anh chị cũng ậm ờ cho họ trú nhờ, gọi là ở nhờ nhưng nào có phải ở trong nhà đâu, nhà cửa ngày đó thông thống nhìn đằng trước thấy cả đằng sau, mà có người lạ ở đó là chính quyền vô bắt ngay vì biết là những người chờ vượt biên mà.
Sát mí sông có mấy bụi cây chuối khá rậm nên họ xin cho vào đó trú để chờ ghe, ban ngày họ ẩn kỹ trong đó chịu muỗi cắn và nóng bức, ngày ngày anh chị ghé qua đưa cho họ cơm nước do họ đưa tiền nhờ nấu giùm cơm ăn.
Tới một hôm khi qua treo túi đồ ăn ở điểm họ hay nhận thì thấy túi đồ hôm qua vẫn còn đó, nghĩ là họ đã đi rồi nên anh chị thôi không mang cơm nước ra cho họ nữa.
Vài bữa sau thì khi đi qua bãi chuối đó anh chị ngửi thấy mùi thối nồng nặc bay ra, cắm xuồng lại anh chị Ba vẹt bụi cây tìm vào trong coi sao thì thấy một cảnh kinh hãi, có một cái xác người trương sình đang phân huỷ dòi bọ lúc nhúc và bốc mùi khủng khiếp..
Đó là cô gái bụng bầu, cơ thể bị rất nhiều vết đâm và chẳng còn gì ngoài bộ quần áo đang mặc, những gấu áo, cạp quần cũng bị xé ra, kẻ giết người kia đã cẩn thận xé hết ra như vậy để tìm xem có giấu vàng trong đó không, chắc cô bạn đi cùng đã thừa lúc cô này ngủ ra tay rồi cướp hết tiền vàng xong bỏ trốn trong đêm bỏ mặc cái xác người bạn lại đó.
Báo chính quyền thì có khi còn bị bắt vì tội bao che, cực chẳng đã anh chị Ba đành phải chôn cái xác ngay tại đó luôn, trên mảnh đất của mình.
Vài hôm sau thì người ta lại thấy thêm mấy cái xác nữa theo con nước dạt vào, cả đàn ông đàn bà và con nít trong số những cái xác đó anh chị Ba nhận ra cả cô gái đã giết bạn rồi cướp vàng kia qua bộ đồ cô ta mang trên người và một hình xăm trên cánh tay..những cái xác đó đều bị đập bằng cạnh mái chèo vào gáy hay cổ…, có lẽ những kẻ cướp đã lừa họ bảo lên thuyền đưa ra ghe đậu ngoài sông rồi chúng ra tay sau đó cướp sạch tiền vàng.
..
Sau đó thì chừng hai năm, chị Ba sinh thêm một đứa con trai, lúc này anh chị đã có ba đứa con gái rồi.
Trước đó thì khá nhiều lần, khi thì anh Ba khi thì chị chiều tối hay rạng sáng chèo ghe qua mé bãi đó thì có nhìn thấy loáng thoáng bóng một cô gái ẩn hiện trong những bụi lùm rậm rạp đó, có lúc đêm anh Ba khi soi đèn gỡ lưới có khi còn gặp một cô gái trồi dưới nước lên cười the thé rồi lại lặn xuống nước mất tăm…
Ban đầu cũng sợ hãi nhưng vì cơm áo anh chị vẫn phải bước qua nỗi sợ hãi mà làm việc tiếp.
Rồi anh Ba dần đổi tính nết, anh hay cáu kỉnh gắt gỏng, nói chuyện một mình, anh chỉ thức suốt đêm giăng câu thả lưới tới mờ sáng mới về và ngủ, chị đi chợ bán cá xong về nấu cơm gọi anh dậy ăn thì anh cũng không ăn cùng chị, có ăn thì anh bới cơm xong quay mặt vào vách ăn đầu cứ cúi gằm nhìn xuống đất thỉnh thoảng lại liếc nhìn trộm chị một cách lấm lét.
Do cũng nghe nhiều về những chuyện tâm linh người ta kể lại nên chị Ba ngầm nghi ngờ chồng mình đã bị “mắc đàng dưới”, chị âm thầm qua Long Phú tìm một ông thầy Miên coi bói, vừa nghe chị nói mấy câu ông thầy Miên này đã thủng thẳng phán một lèo..” Chồng cô mắc đàng âm rồi, có cái vong khách nằm ở đất nhà cô, nó muốn bắt cả chồng cả con cô đó, vong này oan khốc nên sân hận khó trị.., cô về lấy một bộ đồ của chồng mang lên đây tôi “sên” cho, may ra thì tránh được..”

Nghe xong chị Ba toát mồ hôi vội về làm như lời ông thầy đó dặn, nhưng chưa kịp lấy bộ đồ của anh Ba về, vì phải chờ tới 7 ngày mới xong thì tai hoạ đổ xuống.
Sáng bảnh chờ mãi không thấy anh Ba về sớm như mọi khi, ruột đang nóng như lửa đốt thì chị nghe bạn chài nói anh Ba đã tử nạn trên sông, khi cúi xuống gỡ lưới chẳng hiểu sao anh ngã chúi xuống và mắc vào chiếc lưới của chính mình giăng, lạ một điều là chiếc lưới cá đó là loại lưới nhỏ chứ không phải lưới to, con cá vài cân là cũng có thể phá rách được cái lưới, vậy mà anh Ba lại bị mắc và chết thảm như vậy.
Khi chị Ba cùng bé gái lớn ra tới thì lại lạ nữa là xác anh Ba vẫn bình thường, cho tới khi chở xác anh về qua cái lùm chuối thì bỗng nhiên anh Ba trào máu ( thường thì người bị đuối nước khi vớt lên nếu có người thân ở đó thì cái xác sẽ trào máu miệng ra, nhưng anh Ba thì lại không như vậy, tôi từng xem và cũng nghe nhiều người nói như vậy, và lý do tại sao lại như thế thì nói thật với bà con là tôi cũng không biết chính xác. Điều này không phải chỉ đúng với người đuối nước mới chết, mà có người chết vài bữa mới tìm được xác đã trương bị cá rỉa hết mắt trợn và lưỡi lồi ra, nhưng có người nhà tới máu vẫn trào ra..thật khó hiểu vậy đó).
Chị Ba đau buồn lắm, làm ma cho anh xong thì chị có ghé nhà ông thầy Miên tính nói chuyện, nhưng vừa tới thì chưa cần nói ông thầy này đã biết, và ông thầy này đã khuyên chị nên chuyển đi nơi khác ở kẻo còn hoạ nữa.

Cứ nghĩ rằng “họ” đã bắt anh Ba rồi thì đến thế là thôi, ai ngờ ông thầy Miên nói thẳng là họ còn muốn bắt cả cậu con trai của anh chị nữa.
Mới tang chồng, mẹ goá con côi nên chị Ba cập rập chưa có chuẩn bị được kế hoạch gì, chưa biết đi đâu thì chỉ sau ngày anh Ba mất đúng 1 tháng, một tối khi xuống ghe từ chợ về, khi cột ghe, lúc đó nước lên, trước đó thì anh Ba có làm một cây cầu nhỏ ra phía ngoài mép sông để cột ghe và lên xuống ghe cho tiện, cây cầu này ngay gần lùm chuối gần sát mí nước.
Đang cột ghe chị chợt nghe tiếng người đàn bà nào đó cười the thé, quay qua thì chị thấy một người đàn bà mặc chiếc áo hoa màu trắng xưa vợ chồng anh chị đã chôn ở đó, cô này ngồi vắt vẻo ở đầu ghe của chị và đang nhìn chị cười, quá bất ngờ và cả sợ hãi chị bỏ ghe nhảy vội lên bờ và chạy về phía nhà, người đàn bà kia còn nhảy theo mấy bước nữa mới mất dạng, lúc đó mới chỉ nhá nhem chứ chưa tối hẳn.
Nhớ tới lời ông thầy Miên nói, chị rất lo cho cậu con trai nhỏ nên gần như đi đâu chị cũng dắt nó đi theo, và luôn cho nó đeo sợi dây chỉ “bùa” của ông thầy Miên kia cho.
Tới khi còn hai ngày nữa là 49 ngày anh Ba, mấy bữa trời mưa, nước lớn nên chị để cậu con trai ở nhà cho ba đứa chị nó coi chừng, chiều muộn chị chống ghe về tới, từ ngoài sông nhìn vào, chị thấy một người đàn bà đứng ngay chỗ chị hay cặp ghe, nhìn kỹ lại thì đúng là cô gái đó.., hãi quá nên chị Ba không dám ghé nữa mà chống lên một đoạn gần nhà hơn, chỗ này thì nước cao và lên bờ khó hơn vì đất trơn.
Vừa bước chân lên đi được hai bước tay xách túi đồ mua mốt làm lễ cúng 49 ngày chồng, chị vừa ngước mắt lên thì ngay trước mặt chị là người đàn bà đó, người này nhe răng cười và lao tới dang hai tay như muốn vồ lấy chị, chị Ba ngã bật ngửa lại mép sông giỏ đồ văng tung toé, chị gào gọi ba đứa con gái ra cứu mẹ, lũ trẻ chạy vội ra cứu mẹ, do đường dốc trơn nên thằng bé con trai út chị té ùm xuống sông, nước chỗ đó không hề sâu và nó cũng biết lội, vậy mà chỉ có vài ba phút không thấy nó mấy mẹ con vừa lội tìm vừa bới cây ven bờ..nhưng phải tới sáng hôm sau người ta mới tìm thấy nó, ai cũng nghĩ nó đã trôi ra xa chẳng ngờ là nó lại ở ngay cạnh chiếc ghe chị, chỉ cách bờ chừng 5-7 mét…
Khi vớt được nó lên chị ba bỗng như hoá điên dại, mặc ai ngăn cản, chị lao vào nhà xách can dầu hôi cùng chiếc mác tay dài sắc lẻm chuyên để phát cây, chị lao ra phía lùm chuối chặt điên cuồng, cả cái lùm rậm tan hoang, tìm được đúng chỗ xưa anh chị đã chôn cái xác đó, vừa dùng thuổng vừa dùng mác vừa bới bằng tay chị lôi bộ xương lên..dùng mác chặt bộ xương ra làm nhiều khúc rồi gom lại.

Những người có mặt lúc đó ai cũng thất kinh vì chị Ba như đã hoá dại, chị trợn mắt vung cây mác hét lớn ; Mọi người tránh hết ra, đừng ai cản tui, ai cản tui tui chém chết ráng chịu..
Rồi chị lao vào giật tung phên vách, cột căn nhà chị đang ở chất một đống to, quăng bộ xương đã bị băm nhiều đoạn vào đó và đổ dầu châm lửa, lửa cháy rồi chị vẫn điên cuồng nhảy tới gần vung mác băm xuống đống xương đó khiến cho đống xương gần như tan nát thành từng mảnh nhỏ..
Căn nhà chị tan tành và cháy rụi, chị Ba gom đồ dắt ba đứa con gái và ôm xác đứa nhỏ chống ghe sang nhà bà thím anh Ba phía Đại Ngãi và nói với chú thím anh Ba; Con viết giấy đổi cho chú thím và các em mảnh đất con đang ở lấy một mảnh nhỏ hơn ở vườn nhà chú thím để con chôn con của con..
Lúc đó thì người ta đất rộng vẫn thường chôn người thân ngay trong phần đất của mình chứ không như bây giờ phải đưa ra nghĩa địa tập trung.
Ngày hôm sau, vừa chôn con vừa làm đám 49 ngày cho chồng xong, tới đúng nửa đêm cả bốn mẹ con chít khăn tang cùng lên ghe, chị lấy dây cột cả mấy đứa con lại rồi cột vào ghe cho chắc, còn chị cột dây quấn cây mác vào tay, một tay lăm lăm cây mác, một tay xách cây đèn bão, cứ thay nhau chèo và nghỉ ăn cơm gần 10 ngày trời mới lên tới Bình Thuỷ thì quyết định dừng lại.
Bốn mẹ con chị Ba đã làm đủ nghề, đủ việc ở Bình Thuỷ tới hơn bốn năm sau, rồi duyên số cho chị Ba gặp anh chồng bây giờ, anh cũng là tài công quê ở tuốt tận Bình Phước.
Anh thì vợ bỏ hai cha con lại vượt biên theo người ta chẳng biết sống chết ra sao, thấy hoàn cảnh anh như vậy, nhất là thấy thằng nhỏ con anh, cũng chạc chạc tuổi thằng nhỏ con chị đã mất chị mở vòng tay cùng hai cha con anh.

Vài năm sau thì anh dắt chị về quê không sông nước nữa, lên đó sẵn có chút vốn cộng tính chịu làm mấy năm sau thì anh chị gây dựng được cơ ngơi dần dần từ buôn bán nông thổ sản.
Tới giờ anh chị đã có số tài sản gần cả trăm tỷ bạc trong tay, ba đứa con gái đều đã lấy chồng đứa mở công ty riêng đứa làm cùng dượng và mẹ, còn thằng út con riêng của anh mà chị còn cưng hơn con chị thì theo binh nghiệp sĩ quan quân đội và làm lính của tôi và cậu nó bây giờ.
Anh chị không có con chung nhưng cả gia đình yêu thương nhau và không bao giờ có sự phân biệt nào cả.
Tôi mừng cho chị Ba, mừng cho cái kết có hậu thật mỹ mãn của anh chị và các cháu.
Chị cười ha hả khi nói với tôi, sau những sóng gió đau thương tao trải qua thì giờ chị khác xưa nhiều rồi, mạnh mẽ quyết đoán và “giang hồ” lắm, không ngán ngại bất cứ việc gì nữa…
Sau này chị Ba có về nơi cũ, bốc mộ anh Ba và cậu con trai út mang về quê xây một khu riêng cho hai cha con cùng dòng họ, chị kể chú thím chị đã bán mảnh đất cũ của chị nhưng mãi không có ai mua, rồi hơn chục năm trước khi đất đai lên cơn ngáo thì chú thím chị đã bán được một khoản tiền rất lớn đủ chia cho con cháu mua tàu bè và xây cất nhà cửa xong còn mớ gửi nhà băng lấy tiền lãi cho hai ông bà dưỡng già.
Có nhiều câu chuyện tâm linh mà tôi từng biết hoặc nghe thì đây là một câu chuyện mà có cái kết khiến tôi là người ngoài nghe cũng cảm thấy ấm lòng cho những người trong cuộc.
Lúc chị Ba điên lên chắc dương khí, sát khí quá mạnh át hết tà ma. Lúc này gặp thần giết thần, gặp quỷ giết quỷ, ai cản cho nổi. Mà nói thật tôi cũng muốn chửi chứ. Người ta đã tốt bụng chôn, cho nhập thổ rồi mà còn làm trò mất dạy. Cướp 2 mạng thì tội nặng lắm. Thứ vô ơn bạc nghĩa, thiêu thành tro còn nhẹ. Gom tro bỏ vào nhà xí cho xú uế chết cụ luôn.
Mà tôi nghĩ có khi lúc đó không phải chị Ba nữa mà là tổ tiên mượn xác.
:canny::canny:
 
CHUYỆN 100, cả một chặng đường dài! Thanks các bác ủng hộ

CHUYỆN NHÀ BẠN TÔI.
Tôi nhớ là tầm giáp tết năm 2021, khi từ Long Xuyên về thành phố, lúc qua Cần Thơ thì có anh bạn mời vào nhà chơi và rủ ở lại ăn tết cùng gia đình anh cho vui.
Anh bạn hơn tôi hai tuổi, chúng tôi biết và chơi với nhau cũng phải gần 30 năm rồi, anh làm công việc buôn bán xe ô tô ở Phnonhpenh, Campuchia, trong lúc về Việt Nam thăm nhà thì bị kẹt lại vài tháng do lúc đó dịch bệnh cúm bùng phát khắp nơi, mọi thứ gần như tê liệt hết.
Nhà anh ở Cam thì chúng tôi vào nhiều lần nhưng nhà ở quê anh thì anh em tôi chưa vào lần nào cả, là chỗ thân thiết nên chúng tôi chả ngại khi xách mạng cùi vào nhà anh ăn tết ké cùng gia đình.

Nhà tổ quê anh gần khu vực quân y viện 21, nơi này tôi khá rành vì năm 87 tôi bị thương nhiễm trùng nặng nên đã được đưa về nằm điều trị tại đây, lúc đó thì chưa biết anh và nhà anh, nhưng ngày đó xa rồi và mọi thứ nay cũng khác rồi.
Căn nhà tổ của anh thì nhỏ thôi, hiện làm nơi thờ tự chứ không có ai ở, còn xung quanh thì các anh chị em được chia đất có xây dựng thêm vài căn nhà nữa, căn nào cũng to và hiện đại, anh chị cũng xây một căn cho mẹ ở ngay trên mảnh đất đó.
Lần đầu tới nhà anh và thăm thú xung quanh, bà con họ mạc anh gần đó rất đông, nếu không có dịch thì bày cỗ ăn uống thì anh nói tới 4-5 bàn mỗi bàn cả chục người lớn nhỏ.
Mới vào khu đất nhà tổ anh chị thì tôi thấy có nhiều dấu tích của kiến trúc xưa cũ, từ ngôi nhà giờ là nơi thờ tự tới những trụ cột cổ xưa thỉnh thoảng vẫn thấy xung quanh khu vực đã xây nhà mới, chứng tỏ gia chủ tổ tiên anh xưa chắc phải là gia đình giàu có..
Ngồi uống cà phê và nói chuyện một lúc thì anh em tôi xin phép qua nhà thờ tổ của anh chị để thắp nén nhang, sau đó lên trên lầu trên căn nhà anh chị xây cho mẹ ở để chào cụ bà, mẹ của anh vẫn còn khoẻ và khá minh mẫn, cha anh thì đã mất mấy chục năm nay rồi.
Căn nhà rộng, đẹp và hiện đại, có nhiều phòng, hiện thì em trai út anh cùng gia đình đang ở đó, anh cùng hai người em nữa làm ăn ở Cam và Thái thỉnh thoảng có đưa gia đình về ở ít bữa.
Khi anh em đi cùng đã thắp hương và chào hỏi bà xong quay ra bàn nước uống cà phê và trà tiếp thì anh đưa tôi lên trên lầu căn nhà đó thắp hương ( đi riêng vì lý do tế nhị tôi không tiện nói).
Lúc đó mới chỉ khoảng chưa tới 6 giờ tối, và thời điểm đó thì ở miền Tây vẫn còn có chút nắng.
Từ dưới sảnh phòng khách đi lên là một cầu thang to và dài, rộng rất đẹp nhưng tôi thấy nó có nét gì đó hơi cổ điển trong căn nhà anh. Anh đi bên phải tôi và hai anh em vẫn nói chuyện, căn phòng thờ này trên cùng của toà nhà và chỉ đàn ông mới được phép lên đó, phía hai dãy phòng hai bên thì không bật đèn nhưng trời vẫn sáng, bỗng nhiên có một đứa trẻ là trai mặc một chiếc áo dài màu đỏ sậm, quần lụa trắng chân đi đôi giày có cãi mõm dài như đôi hài cũng màu đỏ từ phía trên đi xuống những bậc thang, nó đi rất chậm rãi và nhìn đăm đăm vào tôi.

Nói thật rằng ban đầu tôi nghĩ nhanh trong đầu là đây có thể là một đứa cháu của anh chị hoặc gia đình, nhưng sau đó tôi hơi sững vì thái độ của đứa trẻ, tay nó chắp sau lưng cầm một thứ gì như cái ống điếu hút thuốc cổ, và mặt nó như đưa ra phía trước, dáng vẻ của bề trên chứ không phải hàng con cháu, và nó đi qua chúng tôi mà không hề chào hỏi một câu, điều này khá lạ, vì con nít miền Tây có người lạ tới nhà thì khoanh tay chào ngoan ngoãn lắm.
Tôi vẫn nói chuyện nho nhỏ với anh và khẽ kín đáo cúi đầu liếc ngang sang đứa trẻ và liếc mắt theo nó xem nó đi xuống dưới cầu thang..nhưng không bà con ạ.
Khi đi ngang qua tôi đúng hai bậc thang nó mất hút trong không khí, y như khi tôi bất chợt nhìn thấy nó bước trên những bậc thang phía trên đi xuống.
Có một thứ gì đó như trong không gian thoảng qua không hẳn là gió nhưng hơi lạnh lạnh, tôi dừng ngay lại và ngây người nhìn xuống, đưa tay vờ xem đồng hồ thực chất là tôi xem làn da của mình, tóc gáy và gai ốc tôi nổi lên.
Tôi dừng hẳn lại và băn khoăn nhìn xuống phía dưới, anh đi cạnh cũng không để ý thấy thái độ tôi lúc đó, anh dừng ở phía trên cách tôi ba bậc thang và quay xuống nhìn tôi.
Anh hỏi tôi; em có mệt không? Tôi nói dạ không anh, ta đi tiếp đi.

Tới đêm muộn, sau khi cả gia đình anh em bạn bè ăn cơm xong, tản ra về các phòng lũ trẻ thì xem mạng người lớn thì facebook…, anh em khác đi cùng tôi thì đi nghỉ, anh bảo đứa cháu gái lớn pha hai ly cà phê, và anh dắt tôi đi loanh quanh từ ngôi nhà thờ tổ tới những ngôi nhà xung quanh, cuối cùng hai anh em ngồi ngoài bàn phía trước nhà ngồi uống cà phê và rì rầm tâm sự..
Tới lúc đó tôi mới hỏi nhỏ anh;
Anh à, chập chập anh em mình lên thắp nhang, lúc đi lên thang em có gặp một đứa bé trai đi trên đó xuống, mà nãy ăn cơm em không thấy nó đâu..
Anh giật mình, có chút hoang mang ngơ ngác lẫn bối rối.. hỏi dồn tôi;
Em thấy hả? Trông hình dáng sao em??
Nghe tôi tả sơ qua thì anh vội nói;
Không phải con cháu đâu em, ông chú anh đó…
Lại tới lượt tôi chưng hửng và bối rối..

Anh đã kể tôi nghe về mọi chuyện xưa cũ, tôi cũng xin phép anh đàng hoàng được lưu lại câu chuyện và có thể sẽ kể trên trang cá nhân, anh vui vẻ đồng ý.
Đúng như tôi nghĩ ban đầu khi mới tới đây và nhìn sơ qua những dấu tích kiến trúc cũ còn sót lại của ngôi nhà và nhiều dấu tích xung quanh.
Ông sơ và ông cố anh xưa là điền chủ ở miệt miền Tây này, từ trước thời Pháp.. nhiều điền sản, giàu có lắm, kẻ ăn người ở cả trăm người.
Tới đời ông cố sinh ra ông nội anh thì xảy ra nhiều biến cố, như nhiều điền chủ khác.. phần vì chiến tranh loạn lạc thời thế thay đổi, và gia thế nhà anh phá sản rồi tan đàn xẻ nghé lụn bại tha hương..đất đai tài sản cũng chẳng còn con cháu thì lưu lạc và làm ăn không thể ngóc lên nổi..
Tới đời ông nội sinh ra cha anh thì nghe cha anh lúc còn sống kể lại là, khi làm ăn thất bát phá sản như tuột dốc không phanh thì cụ cố gái có đi coi thầy bói, nghe nói thầy bói này là một người đàn bà còn trẻ thường dùng đồ nam và xưng là cậu, lúc đó nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh, khi coi bói thì ông thầy bói này có phán rằng, trong nhà có một ma nữ chết trẻ và bị ngược đãi oan uổng, người này giờ đã thành gia tiên của gia đình anh, và người này muốn phạt con cháu của những người xưa đã gây ra cái chết của cô ấy..

Ông cố anh đã lần mò hỏi han mãi mới rõ ngọn ngành câu chuyện
Lúc đó trong đám người ăn kẻ ở nhà ông sơ anh có một cô gái trẻ đẹp, cũng là con của người ở trong nhà, chưa có chồng bỗng nhiên chửa hoang mà chỉ mới 15-16 tuổi thôi, bà sơ anh nghi ngờ và bắt cô phá thai, ngày đó phá thai thì chắc dùng thuốc nam chứ làm gì có các phương tiện y khoa như bây giờ, phá thai không được vì đã lớn, bị bắt uống thuốc và bị bà sơ chèn ép quá mức nên cô này uất ức quá, một đêm đã ra treo cổ tự vẫn giữa cổng nhà, mặt quay vào trong nhà..
Nghe nói như vậy thì oán hận rất xấu cho gia chủ, quả là đúng như vậy, sau đó thì ông sơ anh có bị liên quan gì tới việc quan, như kiện cáo tù tội gì đó bây giờ, bị bắt tù và chết trong tù mấy năm sau đó, bà sơ thì sau sự kiện đó cùng với mất tài sản ruộng vườn phần phải bán phần bị thu giữ cũng hoá điên nghe nói chỉ ăn phân và uống nước cống rãnh..
Họ hàng nhà anh thì đặc biệt là dù lụn bại tha hương nhưng lại có rất nhiều người sống thọ, trong nghèo khổ và tỉnh táo minh mẫn tới tận lúc chết.

Tới đời ông nội anh thì có sinh được tám người con, dưới ông cha anh có một người em trai, nghe cha anh cùng những người lớn tuổi trong họ kể lại thì người em trai cha anh mặt mũi khôi ngô và học hành cũng giỏi hơn bình thường, được một người bà con họ xa bên ngoại anh ở Saigon nhận làm con nuôi và đưa lên đó cho học trường Tây hẳn hoi, lúc đó chú là niềm hy vọng gần như duy nhất cho cả nhà.. thế nhưng tới năm 12 tuổi thì chú anh nằng nặc đòi về quê không học nữa, người nhà hỏi tại sao thì ông chú nói là phải về trả nợ.
Bà nội anh lại đi coi thầy bói thì nghe thầy bói có nói rằng trong nhà anh có người khác vào chiếm bát hương gia tiên, người này có oán hận với gia tiên và phải đòi đền mạng…
Không rõ thực hư sao, nhưng đúng là trên cha anh là 6 người chị gái, thì trong đó có một người rất hay có hiện tượng bị “nhập”, khi bị “nhập” thường xưng “cô” với bất cứ ai, và đòi may rất nhiều quần áo, khăn, váy..vv, rồi nhiều lần con cháu kêu nghèo khổ làm gì có tiền mua đồ thì bà “cô” này có nói; Tụi bay còn nợ tao nhiều nợ cả mạng con tao tao phải đòi cho hết..

Rồi chú anh bỏ học về quê, dựng một căn lều trên chính cái mảnh đất anh đang ở bây giờ, xưa thì của dòng họ tổ tiên, nhưng tán gia bại sản phải bán cho người ta, và người ta có lúc làm nơi nhốt bò, chỉ còn một khoảng đất nhỏ nơi ông bà nội anh ở, khi đó ông nội anh và ba chị gái cha anh phải đi cắt lúa thuê tận Đồng Tháp, khi ông anh về biết chuyện chú anh bỏ thành phố về thì tức giận có mắng chửi, bảo chú vào nhà ở thì chú không nghe, chú đòi dựng lều ở riêng, ông anh không làm cho thì chú tự gom cây, cành dựng tùm hum như cái lều vịt để ở, suốt ngày quần chùng áo dài ngồi đọc sách và viết lách gì đó trong lều, cả ngày chỉ ăn chút cơm.. cây cành chất đầy xung quanh, rồi không biết sao đó thì cái lều đó bị cháy ban đêm, chú anh chết cháy trong đó, sách vở áo quần của chú cháy rụi hết không còn gì..
..
Cha anh cũng lưu lạc khắp nơi làm thuê làm mướn nuôi gia đình, mấy cô bác gái anh cũng vất vả, người bác gái hay bị “nhập” còn không lấy chồng, mãi tới khi chú út mất thì lại ít bị nhập hơn bà đi tu tới năm gần trăm tuổi mới mất.
Tới anh thì cũng lưu lạc nhưng may mắn hơn cha và chú, chỉ trong vòng chưa tới 30 năm, mấy anh em anh chị đã gây dựng lại được phần nào cơ ngơi xưa của gia tiên, khi có tiền anh đã vội về quê nhà và mua lại đất đai xưa đã vì nghèo khó cha ông phải bán đi, dù không phải tất cả nhưng mảnh đất giờ chính là nơi xưa gia tiên nhà anh đã từng có ngôi nhà to ở đó, dấu tích xưa giờ gần như không còn gì, chỉ còn vài ba cái trụ xây cũ có những hoa văn, một ngôi nhà xưa không biết để làm gì vì nó thấp và khá bé, anh nói là khi anh chuộc về người ta làm nơi nhốt bò, may là họ không phá nó đi mà vẫn bỏ đó, anh cũng không phá bỏ mà sửa lại cho sạch sẽ cẩn thận hơn thôi.
Mấy anh em nhà anh chị khi làm ăn được đã đưa con cháu đi làm theo hết, nhiều lần những dịp tết cả nhà quay về sum họp, anh chị có hai đứa cháu trai, một đứa là cháu ngoại anh và một đứa là con của em trai anh, anh nói hai đứa nhỏ này là hay thấy ông chú út nhất, vài lần thấy chú út mặc áo đỏ đi lại trên nóc ngôi nhà thờ tổ của anh, lần thì cả nhà ngồi ăn cơm thấy chú út mặt đỏ gay đi vun vút từ ngoài nhà vào rồi lên thẳng cầu thang, thằng cháu nhỏ hét ầm lên và nó chạy theo la cha ơi ông thần tài vừa chạy vô nhà mình..
Bà nội anh trước khi mất vẫn khoẻ và minh mẫn, một hôm buổi đêm bỗng dậy và nói với mẹ anh rằng má thấy thằng út nó mặc cái áo đỏ quỳ ở đầu giường nó nói má ơi mai con đón má…
Lúc đó thì mẹ anh tưởng bà nằm mê thôi, ai ngờ đâu đúng ba bữa sau bà ngủ rồi sáng không dậy nữa..
..
Khi tâm sự với tôi anh đã nhiều lần bật khóc khi nói rằng anh tiếc vì giờ này ông bà anh, cha anh cùng những người bác gái lại không còn để nhìn thấy những gì anh đã cố công gây dựng lại.
Tôi chỉ biết khoác vai an ủi anh thôi.
Và tôi tin rằng ở nơi nào đó ông bà, cha anh cùng các cô bác họ hàng gia tiên anh đều nhìn thấy những gì anh chị và các anh em của anh đã làm được hôm nay.
Tôi tin vậy để sống nhẹ nhàng hơn với cuộc đời này.
 
CHUYỆN 100, cả một chặng đường dài! Thanks các bác ủng hộ

CHUYỆN NHÀ BẠN TÔI.
Tôi nhớ là tầm giáp tết năm 2021, khi từ Long Xuyên về thành phố, lúc qua Cần Thơ thì có anh bạn mời vào nhà chơi và rủ ở lại ăn tết cùng gia đình anh cho vui.
Anh bạn hơn tôi hai tuổi, chúng tôi biết và chơi với nhau cũng phải gần 30 năm rồi, anh làm công việc buôn bán xe ô tô ở Phnonhpenh, Campuchia, trong lúc về Việt Nam thăm nhà thì bị kẹt lại vài tháng do lúc đó dịch bệnh cúm bùng phát khắp nơi, mọi thứ gần như tê liệt hết.
Nhà anh ở Cam thì chúng tôi vào nhiều lần nhưng nhà ở quê anh thì anh em tôi chưa vào lần nào cả, là chỗ thân thiết nên chúng tôi chả ngại khi xách mạng cùi vào nhà anh ăn tết ké cùng gia đình.

Nhà tổ quê anh gần khu vực quân y viện 21, nơi này tôi khá rành vì năm 87 tôi bị thương nhiễm trùng nặng nên đã được đưa về nằm điều trị tại đây, lúc đó thì chưa biết anh và nhà anh, nhưng ngày đó xa rồi và mọi thứ nay cũng khác rồi.
Căn nhà tổ của anh thì nhỏ thôi, hiện làm nơi thờ tự chứ không có ai ở, còn xung quanh thì các anh chị em được chia đất có xây dựng thêm vài căn nhà nữa, căn nào cũng to và hiện đại, anh chị cũng xây một căn cho mẹ ở ngay trên mảnh đất đó.
Lần đầu tới nhà anh và thăm thú xung quanh, bà con họ mạc anh gần đó rất đông, nếu không có dịch thì bày cỗ ăn uống thì anh nói tới 4-5 bàn mỗi bàn cả chục người lớn nhỏ.
Mới vào khu đất nhà tổ anh chị thì tôi thấy có nhiều dấu tích của kiến trúc xưa cũ, từ ngôi nhà giờ là nơi thờ tự tới những trụ cột cổ xưa thỉnh thoảng vẫn thấy xung quanh khu vực đã xây nhà mới, chứng tỏ gia chủ tổ tiên anh xưa chắc phải là gia đình giàu có..
Ngồi uống cà phê và nói chuyện một lúc thì anh em tôi xin phép qua nhà thờ tổ của anh chị để thắp nén nhang, sau đó lên trên lầu trên căn nhà anh chị xây cho mẹ ở để chào cụ bà, mẹ của anh vẫn còn khoẻ và khá minh mẫn, cha anh thì đã mất mấy chục năm nay rồi.
Căn nhà rộng, đẹp và hiện đại, có nhiều phòng, hiện thì em trai út anh cùng gia đình đang ở đó, anh cùng hai người em nữa làm ăn ở Cam và Thái thỉnh thoảng có đưa gia đình về ở ít bữa.
Khi anh em đi cùng đã thắp hương và chào hỏi bà xong quay ra bàn nước uống cà phê và trà tiếp thì anh đưa tôi lên trên lầu căn nhà đó thắp hương ( đi riêng vì lý do tế nhị tôi không tiện nói).
Lúc đó mới chỉ khoảng chưa tới 6 giờ tối, và thời điểm đó thì ở miền Tây vẫn còn có chút nắng.
Từ dưới sảnh phòng khách đi lên là một cầu thang to và dài, rộng rất đẹp nhưng tôi thấy nó có nét gì đó hơi cổ điển trong căn nhà anh. Anh đi bên phải tôi và hai anh em vẫn nói chuyện, căn phòng thờ này trên cùng của toà nhà và chỉ đàn ông mới được phép lên đó, phía hai dãy phòng hai bên thì không bật đèn nhưng trời vẫn sáng, bỗng nhiên có một đứa trẻ là trai mặc một chiếc áo dài màu đỏ sậm, quần lụa trắng chân đi đôi giày có cãi mõm dài như đôi hài cũng màu đỏ từ phía trên đi xuống những bậc thang, nó đi rất chậm rãi và nhìn đăm đăm vào tôi.

Nói thật rằng ban đầu tôi nghĩ nhanh trong đầu là đây có thể là một đứa cháu của anh chị hoặc gia đình, nhưng sau đó tôi hơi sững vì thái độ của đứa trẻ, tay nó chắp sau lưng cầm một thứ gì như cái ống điếu hút thuốc cổ, và mặt nó như đưa ra phía trước, dáng vẻ của bề trên chứ không phải hàng con cháu, và nó đi qua chúng tôi mà không hề chào hỏi một câu, điều này khá lạ, vì con nít miền Tây có người lạ tới nhà thì khoanh tay chào ngoan ngoãn lắm.
Tôi vẫn nói chuyện nho nhỏ với anh và khẽ kín đáo cúi đầu liếc ngang sang đứa trẻ và liếc mắt theo nó xem nó đi xuống dưới cầu thang..nhưng không bà con ạ.
Khi đi ngang qua tôi đúng hai bậc thang nó mất hút trong không khí, y như khi tôi bất chợt nhìn thấy nó bước trên những bậc thang phía trên đi xuống.
Có một thứ gì đó như trong không gian thoảng qua không hẳn là gió nhưng hơi lạnh lạnh, tôi dừng ngay lại và ngây người nhìn xuống, đưa tay vờ xem đồng hồ thực chất là tôi xem làn da của mình, tóc gáy và gai ốc tôi nổi lên.
Tôi dừng hẳn lại và băn khoăn nhìn xuống phía dưới, anh đi cạnh cũng không để ý thấy thái độ tôi lúc đó, anh dừng ở phía trên cách tôi ba bậc thang và quay xuống nhìn tôi.
Anh hỏi tôi; em có mệt không? Tôi nói dạ không anh, ta đi tiếp đi.

Tới đêm muộn, sau khi cả gia đình anh em bạn bè ăn cơm xong, tản ra về các phòng lũ trẻ thì xem mạng người lớn thì facebook…, anh em khác đi cùng tôi thì đi nghỉ, anh bảo đứa cháu gái lớn pha hai ly cà phê, và anh dắt tôi đi loanh quanh từ ngôi nhà thờ tổ tới những ngôi nhà xung quanh, cuối cùng hai anh em ngồi ngoài bàn phía trước nhà ngồi uống cà phê và rì rầm tâm sự..
Tới lúc đó tôi mới hỏi nhỏ anh;
Anh à, chập chập anh em mình lên thắp nhang, lúc đi lên thang em có gặp một đứa bé trai đi trên đó xuống, mà nãy ăn cơm em không thấy nó đâu..
Anh giật mình, có chút hoang mang ngơ ngác lẫn bối rối.. hỏi dồn tôi;
Em thấy hả? Trông hình dáng sao em??
Nghe tôi tả sơ qua thì anh vội nói;
Không phải con cháu đâu em, ông chú anh đó…
Lại tới lượt tôi chưng hửng và bối rối..

Anh đã kể tôi nghe về mọi chuyện xưa cũ, tôi cũng xin phép anh đàng hoàng được lưu lại câu chuyện và có thể sẽ kể trên trang cá nhân, anh vui vẻ đồng ý.
Đúng như tôi nghĩ ban đầu khi mới tới đây và nhìn sơ qua những dấu tích kiến trúc cũ còn sót lại của ngôi nhà và nhiều dấu tích xung quanh.
Ông sơ và ông cố anh xưa là điền chủ ở miệt miền Tây này, từ trước thời Pháp.. nhiều điền sản, giàu có lắm, kẻ ăn người ở cả trăm người.
Tới đời ông cố sinh ra ông nội anh thì xảy ra nhiều biến cố, như nhiều điền chủ khác.. phần vì chiến tranh loạn lạc thời thế thay đổi, và gia thế nhà anh phá sản rồi tan đàn xẻ nghé lụn bại tha hương..đất đai tài sản cũng chẳng còn con cháu thì lưu lạc và làm ăn không thể ngóc lên nổi..
Tới đời ông nội sinh ra cha anh thì nghe cha anh lúc còn sống kể lại là, khi làm ăn thất bát phá sản như tuột dốc không phanh thì cụ cố gái có đi coi thầy bói, nghe nói thầy bói này là một người đàn bà còn trẻ thường dùng đồ nam và xưng là cậu, lúc đó nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh, khi coi bói thì ông thầy bói này có phán rằng, trong nhà có một ma nữ chết trẻ và bị ngược đãi oan uổng, người này giờ đã thành gia tiên của gia đình anh, và người này muốn phạt con cháu của những người xưa đã gây ra cái chết của cô ấy..

Ông cố anh đã lần mò hỏi han mãi mới rõ ngọn ngành câu chuyện
Lúc đó trong đám người ăn kẻ ở nhà ông sơ anh có một cô gái trẻ đẹp, cũng là con của người ở trong nhà, chưa có chồng bỗng nhiên chửa hoang mà chỉ mới 15-16 tuổi thôi, bà sơ anh nghi ngờ và bắt cô phá thai, ngày đó phá thai thì chắc dùng thuốc nam chứ làm gì có các phương tiện y khoa như bây giờ, phá thai không được vì đã lớn, bị bắt uống thuốc và bị bà sơ chèn ép quá mức nên cô này uất ức quá, một đêm đã ra treo cổ tự vẫn giữa cổng nhà, mặt quay vào trong nhà..
Nghe nói như vậy thì oán hận rất xấu cho gia chủ, quả là đúng như vậy, sau đó thì ông sơ anh có bị liên quan gì tới việc quan, như kiện cáo tù tội gì đó bây giờ, bị bắt tù và chết trong tù mấy năm sau đó, bà sơ thì sau sự kiện đó cùng với mất tài sản ruộng vườn phần phải bán phần bị thu giữ cũng hoá điên nghe nói chỉ ăn phân và uống nước cống rãnh..
Họ hàng nhà anh thì đặc biệt là dù lụn bại tha hương nhưng lại có rất nhiều người sống thọ, trong nghèo khổ và tỉnh táo minh mẫn tới tận lúc chết.

Tới đời ông nội anh thì có sinh được tám người con, dưới ông cha anh có một người em trai, nghe cha anh cùng những người lớn tuổi trong họ kể lại thì người em trai cha anh mặt mũi khôi ngô và học hành cũng giỏi hơn bình thường, được một người bà con họ xa bên ngoại anh ở Saigon nhận làm con nuôi và đưa lên đó cho học trường Tây hẳn hoi, lúc đó chú là niềm hy vọng gần như duy nhất cho cả nhà.. thế nhưng tới năm 12 tuổi thì chú anh nằng nặc đòi về quê không học nữa, người nhà hỏi tại sao thì ông chú nói là phải về trả nợ.
Bà nội anh lại đi coi thầy bói thì nghe thầy bói có nói rằng trong nhà anh có người khác vào chiếm bát hương gia tiên, người này có oán hận với gia tiên và phải đòi đền mạng…
Không rõ thực hư sao, nhưng đúng là trên cha anh là 6 người chị gái, thì trong đó có một người rất hay có hiện tượng bị “nhập”, khi bị “nhập” thường xưng “cô” với bất cứ ai, và đòi may rất nhiều quần áo, khăn, váy..vv, rồi nhiều lần con cháu kêu nghèo khổ làm gì có tiền mua đồ thì bà “cô” này có nói; Tụi bay còn nợ tao nhiều nợ cả mạng con tao tao phải đòi cho hết..

Rồi chú anh bỏ học về quê, dựng một căn lều trên chính cái mảnh đất anh đang ở bây giờ, xưa thì của dòng họ tổ tiên, nhưng tán gia bại sản phải bán cho người ta, và người ta có lúc làm nơi nhốt bò, chỉ còn một khoảng đất nhỏ nơi ông bà nội anh ở, khi đó ông nội anh và ba chị gái cha anh phải đi cắt lúa thuê tận Đồng Tháp, khi ông anh về biết chuyện chú anh bỏ thành phố về thì tức giận có mắng chửi, bảo chú vào nhà ở thì chú không nghe, chú đòi dựng lều ở riêng, ông anh không làm cho thì chú tự gom cây, cành dựng tùm hum như cái lều vịt để ở, suốt ngày quần chùng áo dài ngồi đọc sách và viết lách gì đó trong lều, cả ngày chỉ ăn chút cơm.. cây cành chất đầy xung quanh, rồi không biết sao đó thì cái lều đó bị cháy ban đêm, chú anh chết cháy trong đó, sách vở áo quần của chú cháy rụi hết không còn gì..
..
Cha anh cũng lưu lạc khắp nơi làm thuê làm mướn nuôi gia đình, mấy cô bác gái anh cũng vất vả, người bác gái hay bị “nhập” còn không lấy chồng, mãi tới khi chú út mất thì lại ít bị nhập hơn bà đi tu tới năm gần trăm tuổi mới mất.
Tới anh thì cũng lưu lạc nhưng may mắn hơn cha và chú, chỉ trong vòng chưa tới 30 năm, mấy anh em anh chị đã gây dựng lại được phần nào cơ ngơi xưa của gia tiên, khi có tiền anh đã vội về quê nhà và mua lại đất đai xưa đã vì nghèo khó cha ông phải bán đi, dù không phải tất cả nhưng mảnh đất giờ chính là nơi xưa gia tiên nhà anh đã từng có ngôi nhà to ở đó, dấu tích xưa giờ gần như không còn gì, chỉ còn vài ba cái trụ xây cũ có những hoa văn, một ngôi nhà xưa không biết để làm gì vì nó thấp và khá bé, anh nói là khi anh chuộc về người ta làm nơi nhốt bò, may là họ không phá nó đi mà vẫn bỏ đó, anh cũng không phá bỏ mà sửa lại cho sạch sẽ cẩn thận hơn thôi.
Mấy anh em nhà anh chị khi làm ăn được đã đưa con cháu đi làm theo hết, nhiều lần những dịp tết cả nhà quay về sum họp, anh chị có hai đứa cháu trai, một đứa là cháu ngoại anh và một đứa là con của em trai anh, anh nói hai đứa nhỏ này là hay thấy ông chú út nhất, vài lần thấy chú út mặc áo đỏ đi lại trên nóc ngôi nhà thờ tổ của anh, lần thì cả nhà ngồi ăn cơm thấy chú út mặt đỏ gay đi vun vút từ ngoài nhà vào rồi lên thẳng cầu thang, thằng cháu nhỏ hét ầm lên và nó chạy theo la cha ơi ông thần tài vừa chạy vô nhà mình..
Bà nội anh trước khi mất vẫn khoẻ và minh mẫn, một hôm buổi đêm bỗng dậy và nói với mẹ anh rằng má thấy thằng út nó mặc cái áo đỏ quỳ ở đầu giường nó nói má ơi mai con đón má…
Lúc đó thì mẹ anh tưởng bà nằm mê thôi, ai ngờ đâu đúng ba bữa sau bà ngủ rồi sáng không dậy nữa..
..
Khi tâm sự với tôi anh đã nhiều lần bật khóc khi nói rằng anh tiếc vì giờ này ông bà anh, cha anh cùng những người bác gái lại không còn để nhìn thấy những gì anh đã cố công gây dựng lại.
Tôi chỉ biết khoác vai an ủi anh thôi.
Và tôi tin rằng ở nơi nào đó ông bà, cha anh cùng các cô bác họ hàng gia tiên anh đều nhìn thấy những gì anh chị và các anh em của anh đã làm được hôm nay.
Tôi tin vậy để sống nhẹ nhàng hơn với cuộc đời này.
Tks fen đã update thường xuyên đầy đủ :beauty:
 
CHUYỆN 100, cả một chặng đường dài! Thanks các bác ủng hộ

CHUYỆN NHÀ BẠN TÔI.
Tôi nhớ là tầm giáp tết năm 2021, khi từ Long Xuyên về thành phố, lúc qua Cần Thơ thì có anh bạn mời vào nhà chơi và rủ ở lại ăn tết cùng gia đình anh cho vui.
Anh bạn hơn tôi hai tuổi, chúng tôi biết và chơi với nhau cũng phải gần 30 năm rồi, anh làm công việc buôn bán xe ô tô ở Phnonhpenh, Campuchia, trong lúc về Việt Nam thăm nhà thì bị kẹt lại vài tháng do lúc đó dịch bệnh cúm bùng phát khắp nơi, mọi thứ gần như tê liệt hết.
Nhà anh ở Cam thì chúng tôi vào nhiều lần nhưng nhà ở quê anh thì anh em tôi chưa vào lần nào cả, là chỗ thân thiết nên chúng tôi chả ngại khi xách mạng cùi vào nhà anh ăn tết ké cùng gia đình.

Nhà tổ quê anh gần khu vực quân y viện 21, nơi này tôi khá rành vì năm 87 tôi bị thương nhiễm trùng nặng nên đã được đưa về nằm điều trị tại đây, lúc đó thì chưa biết anh và nhà anh, nhưng ngày đó xa rồi và mọi thứ nay cũng khác rồi.
Căn nhà tổ của anh thì nhỏ thôi, hiện làm nơi thờ tự chứ không có ai ở, còn xung quanh thì các anh chị em được chia đất có xây dựng thêm vài căn nhà nữa, căn nào cũng to và hiện đại, anh chị cũng xây một căn cho mẹ ở ngay trên mảnh đất đó.
Lần đầu tới nhà anh và thăm thú xung quanh, bà con họ mạc anh gần đó rất đông, nếu không có dịch thì bày cỗ ăn uống thì anh nói tới 4-5 bàn mỗi bàn cả chục người lớn nhỏ.
Mới vào khu đất nhà tổ anh chị thì tôi thấy có nhiều dấu tích của kiến trúc xưa cũ, từ ngôi nhà giờ là nơi thờ tự tới những trụ cột cổ xưa thỉnh thoảng vẫn thấy xung quanh khu vực đã xây nhà mới, chứng tỏ gia chủ tổ tiên anh xưa chắc phải là gia đình giàu có..
Ngồi uống cà phê và nói chuyện một lúc thì anh em tôi xin phép qua nhà thờ tổ của anh chị để thắp nén nhang, sau đó lên trên lầu trên căn nhà anh chị xây cho mẹ ở để chào cụ bà, mẹ của anh vẫn còn khoẻ và khá minh mẫn, cha anh thì đã mất mấy chục năm nay rồi.
Căn nhà rộng, đẹp và hiện đại, có nhiều phòng, hiện thì em trai út anh cùng gia đình đang ở đó, anh cùng hai người em nữa làm ăn ở Cam và Thái thỉnh thoảng có đưa gia đình về ở ít bữa.
Khi anh em đi cùng đã thắp hương và chào hỏi bà xong quay ra bàn nước uống cà phê và trà tiếp thì anh đưa tôi lên trên lầu căn nhà đó thắp hương ( đi riêng vì lý do tế nhị tôi không tiện nói).
Lúc đó mới chỉ khoảng chưa tới 6 giờ tối, và thời điểm đó thì ở miền Tây vẫn còn có chút nắng.
Từ dưới sảnh phòng khách đi lên là một cầu thang to và dài, rộng rất đẹp nhưng tôi thấy nó có nét gì đó hơi cổ điển trong căn nhà anh. Anh đi bên phải tôi và hai anh em vẫn nói chuyện, căn phòng thờ này trên cùng của toà nhà và chỉ đàn ông mới được phép lên đó, phía hai dãy phòng hai bên thì không bật đèn nhưng trời vẫn sáng, bỗng nhiên có một đứa trẻ là trai mặc một chiếc áo dài màu đỏ sậm, quần lụa trắng chân đi đôi giày có cãi mõm dài như đôi hài cũng màu đỏ từ phía trên đi xuống những bậc thang, nó đi rất chậm rãi và nhìn đăm đăm vào tôi.

Nói thật rằng ban đầu tôi nghĩ nhanh trong đầu là đây có thể là một đứa cháu của anh chị hoặc gia đình, nhưng sau đó tôi hơi sững vì thái độ của đứa trẻ, tay nó chắp sau lưng cầm một thứ gì như cái ống điếu hút thuốc cổ, và mặt nó như đưa ra phía trước, dáng vẻ của bề trên chứ không phải hàng con cháu, và nó đi qua chúng tôi mà không hề chào hỏi một câu, điều này khá lạ, vì con nít miền Tây có người lạ tới nhà thì khoanh tay chào ngoan ngoãn lắm.
Tôi vẫn nói chuyện nho nhỏ với anh và khẽ kín đáo cúi đầu liếc ngang sang đứa trẻ và liếc mắt theo nó xem nó đi xuống dưới cầu thang..nhưng không bà con ạ.
Khi đi ngang qua tôi đúng hai bậc thang nó mất hút trong không khí, y như khi tôi bất chợt nhìn thấy nó bước trên những bậc thang phía trên đi xuống.
Có một thứ gì đó như trong không gian thoảng qua không hẳn là gió nhưng hơi lạnh lạnh, tôi dừng ngay lại và ngây người nhìn xuống, đưa tay vờ xem đồng hồ thực chất là tôi xem làn da của mình, tóc gáy và gai ốc tôi nổi lên.
Tôi dừng hẳn lại và băn khoăn nhìn xuống phía dưới, anh đi cạnh cũng không để ý thấy thái độ tôi lúc đó, anh dừng ở phía trên cách tôi ba bậc thang và quay xuống nhìn tôi.
Anh hỏi tôi; em có mệt không? Tôi nói dạ không anh, ta đi tiếp đi.

Tới đêm muộn, sau khi cả gia đình anh em bạn bè ăn cơm xong, tản ra về các phòng lũ trẻ thì xem mạng người lớn thì facebook…, anh em khác đi cùng tôi thì đi nghỉ, anh bảo đứa cháu gái lớn pha hai ly cà phê, và anh dắt tôi đi loanh quanh từ ngôi nhà thờ tổ tới những ngôi nhà xung quanh, cuối cùng hai anh em ngồi ngoài bàn phía trước nhà ngồi uống cà phê và rì rầm tâm sự..
Tới lúc đó tôi mới hỏi nhỏ anh;
Anh à, chập chập anh em mình lên thắp nhang, lúc đi lên thang em có gặp một đứa bé trai đi trên đó xuống, mà nãy ăn cơm em không thấy nó đâu..
Anh giật mình, có chút hoang mang ngơ ngác lẫn bối rối.. hỏi dồn tôi;
Em thấy hả? Trông hình dáng sao em??
Nghe tôi tả sơ qua thì anh vội nói;
Không phải con cháu đâu em, ông chú anh đó…
Lại tới lượt tôi chưng hửng và bối rối..

Anh đã kể tôi nghe về mọi chuyện xưa cũ, tôi cũng xin phép anh đàng hoàng được lưu lại câu chuyện và có thể sẽ kể trên trang cá nhân, anh vui vẻ đồng ý.
Đúng như tôi nghĩ ban đầu khi mới tới đây và nhìn sơ qua những dấu tích kiến trúc cũ còn sót lại của ngôi nhà và nhiều dấu tích xung quanh.
Ông sơ và ông cố anh xưa là điền chủ ở miệt miền Tây này, từ trước thời Pháp.. nhiều điền sản, giàu có lắm, kẻ ăn người ở cả trăm người.
Tới đời ông cố sinh ra ông nội anh thì xảy ra nhiều biến cố, như nhiều điền chủ khác.. phần vì chiến tranh loạn lạc thời thế thay đổi, và gia thế nhà anh phá sản rồi tan đàn xẻ nghé lụn bại tha hương..đất đai tài sản cũng chẳng còn con cháu thì lưu lạc và làm ăn không thể ngóc lên nổi..
Tới đời ông nội sinh ra cha anh thì nghe cha anh lúc còn sống kể lại là, khi làm ăn thất bát phá sản như tuột dốc không phanh thì cụ cố gái có đi coi thầy bói, nghe nói thầy bói này là một người đàn bà còn trẻ thường dùng đồ nam và xưng là cậu, lúc đó nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh, khi coi bói thì ông thầy bói này có phán rằng, trong nhà có một ma nữ chết trẻ và bị ngược đãi oan uổng, người này giờ đã thành gia tiên của gia đình anh, và người này muốn phạt con cháu của những người xưa đã gây ra cái chết của cô ấy..

Ông cố anh đã lần mò hỏi han mãi mới rõ ngọn ngành câu chuyện
Lúc đó trong đám người ăn kẻ ở nhà ông sơ anh có một cô gái trẻ đẹp, cũng là con của người ở trong nhà, chưa có chồng bỗng nhiên chửa hoang mà chỉ mới 15-16 tuổi thôi, bà sơ anh nghi ngờ và bắt cô phá thai, ngày đó phá thai thì chắc dùng thuốc nam chứ làm gì có các phương tiện y khoa như bây giờ, phá thai không được vì đã lớn, bị bắt uống thuốc và bị bà sơ chèn ép quá mức nên cô này uất ức quá, một đêm đã ra treo cổ tự vẫn giữa cổng nhà, mặt quay vào trong nhà..
Nghe nói như vậy thì oán hận rất xấu cho gia chủ, quả là đúng như vậy, sau đó thì ông sơ anh có bị liên quan gì tới việc quan, như kiện cáo tù tội gì đó bây giờ, bị bắt tù và chết trong tù mấy năm sau đó, bà sơ thì sau sự kiện đó cùng với mất tài sản ruộng vườn phần phải bán phần bị thu giữ cũng hoá điên nghe nói chỉ ăn phân và uống nước cống rãnh..
Họ hàng nhà anh thì đặc biệt là dù lụn bại tha hương nhưng lại có rất nhiều người sống thọ, trong nghèo khổ và tỉnh táo minh mẫn tới tận lúc chết.

Tới đời ông nội anh thì có sinh được tám người con, dưới ông cha anh có một người em trai, nghe cha anh cùng những người lớn tuổi trong họ kể lại thì người em trai cha anh mặt mũi khôi ngô và học hành cũng giỏi hơn bình thường, được một người bà con họ xa bên ngoại anh ở Saigon nhận làm con nuôi và đưa lên đó cho học trường Tây hẳn hoi, lúc đó chú là niềm hy vọng gần như duy nhất cho cả nhà.. thế nhưng tới năm 12 tuổi thì chú anh nằng nặc đòi về quê không học nữa, người nhà hỏi tại sao thì ông chú nói là phải về trả nợ.
Bà nội anh lại đi coi thầy bói thì nghe thầy bói có nói rằng trong nhà anh có người khác vào chiếm bát hương gia tiên, người này có oán hận với gia tiên và phải đòi đền mạng…
Không rõ thực hư sao, nhưng đúng là trên cha anh là 6 người chị gái, thì trong đó có một người rất hay có hiện tượng bị “nhập”, khi bị “nhập” thường xưng “cô” với bất cứ ai, và đòi may rất nhiều quần áo, khăn, váy..vv, rồi nhiều lần con cháu kêu nghèo khổ làm gì có tiền mua đồ thì bà “cô” này có nói; Tụi bay còn nợ tao nhiều nợ cả mạng con tao tao phải đòi cho hết..

Rồi chú anh bỏ học về quê, dựng một căn lều trên chính cái mảnh đất anh đang ở bây giờ, xưa thì của dòng họ tổ tiên, nhưng tán gia bại sản phải bán cho người ta, và người ta có lúc làm nơi nhốt bò, chỉ còn một khoảng đất nhỏ nơi ông bà nội anh ở, khi đó ông nội anh và ba chị gái cha anh phải đi cắt lúa thuê tận Đồng Tháp, khi ông anh về biết chuyện chú anh bỏ thành phố về thì tức giận có mắng chửi, bảo chú vào nhà ở thì chú không nghe, chú đòi dựng lều ở riêng, ông anh không làm cho thì chú tự gom cây, cành dựng tùm hum như cái lều vịt để ở, suốt ngày quần chùng áo dài ngồi đọc sách và viết lách gì đó trong lều, cả ngày chỉ ăn chút cơm.. cây cành chất đầy xung quanh, rồi không biết sao đó thì cái lều đó bị cháy ban đêm, chú anh chết cháy trong đó, sách vở áo quần của chú cháy rụi hết không còn gì..
..
Cha anh cũng lưu lạc khắp nơi làm thuê làm mướn nuôi gia đình, mấy cô bác gái anh cũng vất vả, người bác gái hay bị “nhập” còn không lấy chồng, mãi tới khi chú út mất thì lại ít bị nhập hơn bà đi tu tới năm gần trăm tuổi mới mất.
Tới anh thì cũng lưu lạc nhưng may mắn hơn cha và chú, chỉ trong vòng chưa tới 30 năm, mấy anh em anh chị đã gây dựng lại được phần nào cơ ngơi xưa của gia tiên, khi có tiền anh đã vội về quê nhà và mua lại đất đai xưa đã vì nghèo khó cha ông phải bán đi, dù không phải tất cả nhưng mảnh đất giờ chính là nơi xưa gia tiên nhà anh đã từng có ngôi nhà to ở đó, dấu tích xưa giờ gần như không còn gì, chỉ còn vài ba cái trụ xây cũ có những hoa văn, một ngôi nhà xưa không biết để làm gì vì nó thấp và khá bé, anh nói là khi anh chuộc về người ta làm nơi nhốt bò, may là họ không phá nó đi mà vẫn bỏ đó, anh cũng không phá bỏ mà sửa lại cho sạch sẽ cẩn thận hơn thôi.
Mấy anh em nhà anh chị khi làm ăn được đã đưa con cháu đi làm theo hết, nhiều lần những dịp tết cả nhà quay về sum họp, anh chị có hai đứa cháu trai, một đứa là cháu ngoại anh và một đứa là con của em trai anh, anh nói hai đứa nhỏ này là hay thấy ông chú út nhất, vài lần thấy chú út mặc áo đỏ đi lại trên nóc ngôi nhà thờ tổ của anh, lần thì cả nhà ngồi ăn cơm thấy chú út mặt đỏ gay đi vun vút từ ngoài nhà vào rồi lên thẳng cầu thang, thằng cháu nhỏ hét ầm lên và nó chạy theo la cha ơi ông thần tài vừa chạy vô nhà mình..
Bà nội anh trước khi mất vẫn khoẻ và minh mẫn, một hôm buổi đêm bỗng dậy và nói với mẹ anh rằng má thấy thằng út nó mặc cái áo đỏ quỳ ở đầu giường nó nói má ơi mai con đón má…
Lúc đó thì mẹ anh tưởng bà nằm mê thôi, ai ngờ đâu đúng ba bữa sau bà ngủ rồi sáng không dậy nữa..
..
Khi tâm sự với tôi anh đã nhiều lần bật khóc khi nói rằng anh tiếc vì giờ này ông bà anh, cha anh cùng những người bác gái lại không còn để nhìn thấy những gì anh đã cố công gây dựng lại.
Tôi chỉ biết khoác vai an ủi anh thôi.
Và tôi tin rằng ở nơi nào đó ông bà, cha anh cùng các cô bác họ hàng gia tiên anh đều nhìn thấy những gì anh chị và các anh em của anh đã làm được hôm nay.
Tôi tin vậy để sống nhẹ nhàng hơn với cuộc đời này.
Chuyện này làm mình thắc mắc quá. Không rõ ông chú út làm thế nào xử lý cái vong gia tiên dỏm kia.
Theo lời vong nhập thì còn lấy nhiều mạng của gia đình, thế mà chú út chết xong thì coi như hoá giải. Có khi gia tiên nhà ông này nhập vào thím út để tranh đấu sinh tử với con ma kia. Kèo này ai thua tự huỷ hồn phách.
Mà ông chú này mặc áo đỏ khi chết, may mà là vong tốt chứ ác vong thì mệt mỏi.
 
Tập mới hay vãi nhái

LAN MAN CHUYỆN CŨ.

Cứ gặp anh em một thời là lại bao nhiêu là chuyện, kỷ niệm xưa, đủ cho chúng tôi ngồi với nhau có khi từ ngày xuyên sang đêm.
Tôi vốn nhớ lâu, nhưng phải có thêm anh em khơi gợi ra những kỷ niệm xưa, nói chuyện với anh em xong nằm ngủ vắt tay lên trán là mọi chuyện cũ từ năm nảo năm nào lại chầm chậm như một cuốn phim trong đầu, ngoài hình ảnh còn có thêm cả mùi vị và cảm giác nữa.

Ký ức.
Nhớ ngày ở Samraong làm chủ tịch chăn bò xong, chú Tư S, rút anh em về Kannang gần lộ 62 hướng lên ngã ba phía đền Preah Vihear.
Một vùng bán sơn địa, chỗ thì trơ trụi chỗ thì rậm như rừng hoang, đồng ruộng ở đó thì được quy hoạch rất đẹp, vuông vức và thẳng tắp kênh mương mỗi tội bỏ không chả thấy ai làm, lúc trước thì lính pot lùa dân vào khu tập trung bắt lao động trồng cấy, sau khi rút chạy lên núi và qua biên giới thì những người dân đó phần thì bị ép theo chúng phần thì bỏ chạy quay ngược ra ngoài theo lộ 62 ra Sangcum hay Rovieng hoặc theo lộ 64 về hướng Stungtreng..

Chúng tôi ở gần lộ, nơi đó có những khu vực đồng hoang thẳng tắp cò bay đứng đó có thể thấy cả núi Kulen sau lưng và dãy Dangrek chạy dài phía tay trái lên tận vùng ba biên.
Ở phum Thmay On lúc đó khá to bên trái đường 62, người dân tạp nham tứ xứ từ khắp các trại tập trung, rừng rú kéo ra, rồi dân gốc ở đó..tình hình khá bát nháo và lộn xộn vì bọn tàn quân theo hướng núi xâm nhập xuống, lúc này chúng được hà hơi thổi ngạt và tiếp thêm vũ khí rồi nên khá mạnh, có nhiều phum nhỏ phía phải lộ 62 nhiều nơi chúng công khai chiếm phum và tập trung quân số công khai đi lại chứ không cần lén lút nữa, lực lượng của bạn thì phải nói thật là mỏng và phần vẫn còn sợ hãi sự tàn bạo man rợ của lũ pot ngày xưa nên ít khi dám chủ động tiễu trừ hay vây đánh chúng, nên chúng được thể làm càn, tổ chức cướp bóc, gài mìn thậm chí nã cả cối hay B vào những khu vực bạn đóng quân, có lúc chúng tập trung cả 1,2 đại đội đi ngang nhiên giữa ban ngày ngoài trảng trống.

Ở đó thời điểm đấy lạnh lưng vô cùng vì dân chúng tứ xứ đông quá chẳng biết ai là dân ai là giặc, sau phum On chúng tôi ở còn nhiều phum hoang khác đêm nào cũng lẹt đẹt tiếng súng của lũ tàn quân vào bắn lợn gà trâu bò hoang trong đó.
Nơi này khí hậu khắc nghiệt, nắng kinh khủng và ít nước, mùa khô thì trơ trụi đất cứng như đá ong và bụi mù, tới giờ vẫn vậy, nhiều chỗ giữa rừng cao su xen lẫn rừng hoang có những ngôi biệt thự bỏ hoang, hay nhà xưởng thu mủ cao su cũ bỏ hoang mốc meo đen xì tối tăm âm u giữa rừng chui vào trong đó giữa mùa hè mà lạnh lẽo âm u nổi cả gai ốc.
Từ Kan Nang chỗ chúng tôi ở đi lên phía ngã ba nhà thương phải đi qua con sông cạn, mùa khô nó cạn nhăn cây cối mọc đầy giữa lòng sông trơ cát, mùa mưa thì nước lũ đỏ ngầu cuồn cuộn, lạ là cứ có nước là có cá, tha hồ bắt nhưng phải tránh lũ cá độc ra, những con cá này tôi cũng chẳng biết tên chúng là gì, nhìn nó giống cá chép nhưng vây và thân màu sẫm đen hơn cá chép, ăn phải bọn này ngộ độc như bỡn, nhẹ thì miệng nôn trôn tháo nặng thì có thể gặp tổ tiên chứ không đơn giản. Ở phía biển hồ cũng có giống cá nhìn giống loại này nhưng bụng trắng và ăn rất ngon chứ không bị ngộ độc, người dân vẫn hay bắt rồi ướp gia vị muối mắm sau đó chặt tàu lá dừa để nguyên lá rồi họ đặt con cá đã ướp quấn một lớp lá chuối lên đó lấy lá dừa bện chéo qua chéo lại như ta tết tóc đuôi sam cho con nít nhìn rất đẹp, sau đó nướng trên than ăn rất ngon, chúng tôi vẫn bắt chước họ làm và nướng như vậy.

Ở nơi đó lúc đó khổ lắm nhưng vẫn vui và nhiều kỷ niệm, có một kỷ niệm mà tôi rất nhớ là vụ tiêu diệt tay thầy cúng xin kể lại cho bà con nghe chơi ngày rét mướt mưa gió thế này.
Phum On lúc đó gần đường và dân đông lắm, chúng tôi thì ở phía ngoài phum ở dãy nhà xây, nơi đó là cái trạm xăng dầu cũ và cơ quan gì đó của bọn pot xưa, trước mặt là đường lộ chạy qua cây cầu sắt sứt sẹo nham nhở vết đạn dưới là con sông cạn nhăn, có rất nhiều vườn tiêu hai bên và ruộng vườn nhưng bỏ hoang, có nhiều vườn cây ăn trái với những cây sầu riêng rất to, bọn tôi hay nhặt quả sầu riêng non rụng khô thả vào ghế cho nhau ngồi lên, chơi khăm nhau vậy cho vui, quả sầu riêng non rụng khô gai tua tủa cứng đơ như quả chông ngồi lên đau nhói.
Lúc đó chú Tư S ở cùng chúng tôi, cả anh T “Tố Hữu”, cái biệt danh này là anh T hay làm thơ, thơ con cóc và ngang như cua, lúc ở Sisophon anh tán một cô ở hội phụ nữ có làm nhiều thơ tặng chị kia, tự làm thơ còn đỡ đây anh còn dịch từ thơ Tố Hữu sang tiếng khmer tặng chị Phai cơ, mà từ tiếng Việt sang tiếng Cam thì nó ngang phè và ngôn từ nhiều chỗ ngô nghê tới mức ngớ ngẩn, chị Phai đọc chả hiểu gì đưa thằng Luận dịch hộ, thế là chúng tôi được dịp cười phọt cả cơm rồi bôi bác xong đặt biệt danh cho anh T luôn.

Tôi và chú Tư hay đánh cờ với nhau, cờ tôi thì thấp hơn con gián, chú Tư thì cũng rứa, cao hơn con vịt một tý ( xin lỗi chú Tư nhé, con nói thật mà🤭) hai chú cháu bất phân thắng bại, cờ đã thấp rồi không cho ai chỉ, chỉ hai chú cháu tỉ thí với nhau thôi, anh L thường trêu, chú với thằng này đánh cờ thì phải pha thêm chén nước mắm để cạnh nữa, cờ gì mà chỉ nhăm nhăm ăn quân thôi, ai đời ăn sạch quân trên bàn cờ còn mỗi hai ông tướng mà vẫn hì hục đánh tiếp, không khoan không hoãn cấm à ơi..nhìn chú cháu tôi đánh cờ các anh chỉ biết lắc đầu che miệng cười rồi quay đi.
Hai chú cháu mồ hôi nhễ nhại quần tà lỏn hở cả ấm chén ngồi căng thẳng tỉ thí võ công mồ hôi chảy tong tong cũng kệ.
Cách chỗ chúng tôi ở chừng vài trăm mét hướng đi vào phum thì có cái ngã ba, cái ngã ba này nhỏ thôi nhưng lắm chuyện quỷ quái xảy ra ở đó, từ ngày trước các đơn vị cũ rất nhiều xe vận tải qua bị dính mìn, có hai cái xác xe vẫn còn nằm bên đường han gỉ cỏ mọc dây leo chằng chịt cách nhau chừng 3-4 chục mét, vướng mìn chống tăng nên xe tan nát hết.
Tôi nghe nói ở đó nhiều xe bị mìn, cả lính ta và lính bạn sau này lẫn người dân bị mìn chết.
Cạnh ngã ba thì có một ngôi nhà sàn khá chắc và đẹp phía ngoài còn có tường xây hẳn hoi, nghe nói nhà của một tay làm thầy cúng bái gì đó, tay này trước làm trưởng phum (sau này xem hồ sơ bên bạn tôi mới biết) thời khmer đỏ.
Cạnh cái ngã ba này là vườn nhà tay thầy cúng, có cây dầu to cụt ngọn ngay sát đường và một cây xoài cũng to, cạnh đó có cái giếng, gọi là giếng nhưng giếng dân Cam đào không giống giếng dân mình, họ đào to và có bậc đi xuống, trên miệng giếng đắp đá ong làm bờ, cái giếng đó thì không ai dùng nữa vì trước lính pot ném xác người xuống đó, nghe nói phía bạn đã vớt rất nhiều xương lên và đem thiêu hết rồi, nhưng dân phum vẫn sợ vì nhiều vụ tai nạn ngớ ngẩn ở đó.
Thời gian chúng tôi ở đó cũng xảy ra mấy vụ, kể cả chúng tôi cũng bị dính.

Có lần thì xe bò của người dân đi qua gần tới ngã ba bỗng nhiên hai con bò lồng lên chạy, tới khúc cua thì không theo cua mà lao luôn xuống cái giếng, hai ông bà già trên xe bò đều rơi xuống cái giếng đó và chết, hai con bò thì gãy chân người dân bỏ nên lính bạn ra kéo lên.
Lần thì xe chở gạo lao vào giếng, lần thì xe chở người, cả xe lam cũng lao vào đó rồi xe honda..mà vụ nào cũng có người chết, có vụ xe chở người còn chết 5 người liền.
Một lần anh Ba L chở anh T cùng hai anh bên huyện đội bạn chạy về tới đó cũng lao thẳng nhưng may mắn là toàn dân có nghề nên anh Ba và anh T bay ra ngoài thoát, một sĩ quan bạn bị gãy đùi, chiếc xe jeep rơi tỏm xuống giếng, đơn vị bạn phải cho xe cùng lính ra kéo mãi mới lên.
Anh Ba có kể với tôi về vụ lật xe đó, anh nói chạy tới đó tự nhiên thấy có đám người ở đâu như lao ra đường khiến anh như cứng người lại, phải bẻ lái tránh, nhưng bẻ lái xong tay lái như cứng đơ ko lái được thế là xe lao xiên sang phải vào chỗ cái giếng, anh Ba kêu nhảy đi, hai anh hai bên nhảy ra một anh ngồi sau nhảy theo còn một anh không nhảy kịp gãy đùi.
Chú Tư N và chú Tư S có lần đề nghị với bạn nên lấp cái giếng đó cho đường chạy qua nhưng tên chủ nhà kia không chịu, còn doạ bên huyện đội là giếng Ông Tà đó, nói đến Ông Tà thì bên kia rén rồi không dám động đến, tay chủ nhà này chuyên làm cúng bái kiểu như ta gọi là thầy, tôi không biết có làm “bùa” làm “ngải” gì không mà ai cũng sợ hắn.
Sau đấy thì có hai vụ, một vụ ném lựu đạn và một vụ bắn hai quả B vào đơn vị bạn buổi tối và gần sáng, khiến cho 4 lính bạn tử nạn, sau đó thì quân báo của bạn có báo lại là chính tên thầy cúng kia nằm vùng và chỉ huy cả mấy vụ lẻ tẻ trước nữa, nhưng không hiểu sao bên bạn lại không bắt ngay..

Một hôm lúc đó bắt đầu mùa mưa, tầm 1-2 giờ chiều thôi, mưa rất to bỗng có một tiếng bùng bình của đạn B41, thấy nhốn nháo lao xao, lúc sau thì có trinh sát bạn báo đơn vị đang họp bị bắn lén, sau khi hỏi sự tình thì anh L ra lệnh cho đơn vị bạn ngay lập tức bao vây nhà tên thầy cúng.
Lúc đó tôi và chú Tư đang đánh cờ với nhau nghe anh L báo về, chú Tư dẹp bàn cờ hối tôi, xách đồ nghề chạy tắt qua vườn tiêu phía sau chặn phía sau nhà tên thầy cúng.
Do tôi cùng chú Tư S và anh T đã có vài lần đi vòng qua phía này để quan sát phía nhà tên thầy cúng nên chú cháu đã rành địa hình.
Vượt qua sườn thoải thoải là sang tới bờ sông, nhưng hôm đó mưa từ mấy hôm trước nên nước sông to lắm, đục ngầu.
Tôi nói chú Tư ở đây con bơi sang bên tháp, thấy con nổ súng chú bảo họ yểm trợ cho con nhé, chú Tư nói; Yên tâm tao đạo diễn mà…,
Bên kia con sông thì là rừng bãi hoang có mấy cái ang tháp nơi như kiểu nghĩa địa người Cam, họ xây ang tháp như cái miếu có mái nhọn rồi hài cốt thiêu xong cho vào hũ cất trong đó nếu không gửi lên chùa.

Tôi đeo đồ nghề vào cổ bơi qua sông mãi mới lên bờ được vì gai rành rành rất nhiều ở bờ nước, chui vào cái ang tháp cao nhất mà tôi đã có lần tới nơi đó và tính toán đường hướng từ trước.
Dẹp mấy cái hũ cốt vào góc, tôi lẩm bẩm xin phép các linh hồn cho nằm nhờ tý rồi cẩn thận lau sạch ống ngắm, cái ang tháp nhỏ nên nằm úp bụng tôi phải co hai chân gập ra sau thì mới vừa người tránh mưa nhoè ống ngắm, tôi nằm im đó chờ.
Trinh sát bạn ùa sang bên nhà tên thầy cúng thì đã bị chậm, không có ai ở đó nữa họ chỉ thu được một ống đựng đạn còn mới tinh, cùng hai áo mưa hai mặt xanh đen loại của tàu chúng tôi cũng được trang bị.
Căn nhà gần ngã ba này dù rất to đẹp và chắc chắn nhưng chỉ là nơi tên thầy cúng này ở để cúng kiếng, như kiểu am miếu thờ ở ta, còn nhà chính hắn ở sâu trong phum và rất giàu có so với dân quanh quanh lúc đó.
Từ ngôi nhà này chạy vòng ra phía sau lên một cái sườn rồi xuống là con sông, nhưng nơi đó rậm rịt gai góc nhiều, vừa trời mưa vừa cây cối rậm nên lính bạn không tìm được gì chỉ đứng bắn M79 và AT vào những lùm rậm.
Theo như tôi và chú Tư vừa chạy vừa bàn thì mưa to nước lên nên chúng bị úp bất ngờ thì chưa thể vượt qua những lùm bụi kia và qua sông được, nên nằm bên kia sông chỗ ang tháp “tia” sang thì chắc cú là sẽ thấy chúng bơi qua sông rút chạy.
Tôi nằm im co chân chịu muỗi cắn như mưa khắp người, cùng mùi mông mốc tanh tanh từ những hũ cốt trong cái ang đó chờ, tới chừng 5 giờ chiều thì mưa ngớt, bên kia anh L anh Khol theo lệnh chú Tư S. vờ thu quân về, nấp lại rình chờ..

Tới chừng gần xâm xẩm, những bụi cây bắt đầu lay động rồi một cái đầu, hai cái đầu lóp ngóp lập lờ dưới làn nước đục ngầu, soi kỹ thì không phải tên thầy cúng, hai tên lính pot vạm vỡ cổ đeo súng AK và B trôi một đoạn rồi bơi sang phía tôi bên này, một tên ngoái lại như có ý tìm thêm người nữa..y như rằng, tên thứ ba hiện ra, với mái tóc dài xổ tung dưới nước, “khầy” đây rồi.. tôi cẩn thận nháy một phát, rồi tiếp phát nữa..”khầy” giật nảy lên hai lần rồi từ từ nổi lập lờ..
Nghe tiếng nổ phía bên kia các anh, chú cùng phía bạn tiếp tục bắn thị uy đề phòng chúng phát hiện ra tôi và vây tôi trả thù.
Lính bạn đã chạy ra cầu chờ sẵn thò cây móc “khầy” lôi lên, tay hắn vẫn nắm chặt khẩu súng ngắn, đầu thì ăn hai viên K44 nên méo luôn rồi.
Tôi nhảy ra khỏi ang, ba chân bốn cẳng chạy lên phía sườn trái, định tìm vị trí lấy đường ngắm thịt nốt hai tên bơi trước, nhưng chúng lẩn nhanh như rái cá dưới dòng nước đục ngầu và hai bên là bờ bụi rậm rịt, khó mà tìm nổi chúng.
..
Sau đó thì bên bạn khám xét ngôi nhà sàn ở ngã ba của tay thầy cúng, thu được cả chục quả B cùng hai khẩu B còn mới tinh, mìn chống tăng, lựu đạn, thằng P len lỏi vào thò tay khoắng một quả MK3 thủ vào bụng, thấy tôi nhìn nó nháy mắt cười cười rồi lủi mất.
Tưởng chú Tư không thấy ai dè chú thấy, chú hỏi tôi; Thằng P nó lấy mấy cái đó làm gì vậy? Tôi sợ quá lắp bắp nói nó lấy anh em ném cá thôi chú Tư à, chú im im không nói gì.
Sau đó chừng chục ngày khi yêu cầu phía bạn san lấp cái giếng và nắn lại con đường cho rộng ra hết khúc cua đi, phía bạn đồng ý nhưng không dám làm mà chờ máy vào thì lại xảy ra một vụ nữa, hai ba đứa bé học sinh đi học qua lại lao xuống cái giếng, lúc đó bọn trẻ mới được đi học lại nên đứa lớn đứa bé học cùng nhau lẫn lộn, ba đứa đi một cái xe đạp cùng lao xuống và mất cả ba..
Chú Tư S bực lắm, chửi um; Đủ mẻ mấy thằng nhát gan, không lẽ làm đường các bố mày lại phải làm hộ nữa à, để vầy mãi chết cha bây nữa..
Tối ngồi ăn cơm ún rượu thốt nốt với nhau, chú Tư tưng tửng nói; Mẹ, tao lại bảo mấy thằng công binh nó thảy cho vài quả cối xuống cái giếng thì hết ma với cỏ, đủ mẻ…
..
Hai ba hôm sau, trời mưa suốt, chập chập tối anh Ba đi về bẩn như trâu đi cày, cái xe honda gãy cả gương và cong veo chỗ để chân, anh Ba thì nhăn nhó người trầy trụa, chú Tư lại cười cười hỏi; Té xe à, hay ma nó lại xô bây? Anh Ba L cười cười gãi đầu nói, đâu có, em té ngay cầu mà đường mưa nước ngập em không thấy đường.
Ăn xong, anh Ba thì thầm hỏi gì thằng P, rồi hai anh em ra xin tôi mấy thỏi TNT trước tôi xin lính bạn tính để ném cá, tôi hỏi anh Ba, anh lấy làm gì..anh Ba cười cười bảo tôi, lát xong mày rủ ổng (chú Tư S) chơi cờ nhé, bọn tao ra “nện” cái giếng, nó lại vừa trêu tao chập tối xong.
Nghe vậy tôi bày thêm, anh cột mấy thỏi vào quả MK rồi ném nó mới mạnh, MK3 là loại lựu đạn vỏ giấy chuyên đánh hầm ngầm, không phân mảnh khi nổ nhưng sát thương từ sóng xung kích khuếch đại khi nổ rất ghê, không gian như hầm ngầm lô cốt thì càng chết..
Sau nghe anh Ba L nói là anh đi về tới gần ngã ba lại gặp hai người cụt đầu dắt nhau chạy qua đường lao vào chỗ bờ tường rào chỗ gần cái giếng, anh Ba với thằng bánh tiêu té bung cả móng chân nên anh Ba cay lắm..

Bày cho anh Ba xong tôi vác bàn cờ ra rủ chú Tư tỉ thí tiếp, hai chú cháu đang ăn quân nhau túi bụi thì nghe một tiếng huỵch..uỳnhhh rền vang, chú Tư giật mình gọi anh Lê, mày ra coi cái gì nổ vậy bay.., tao nghe tiếng này mạnh à, mìn miếc gì rồi..
Anh L vội xách đèn ra ngoài, hồi sau anh L quay vào nói chú Tư, hình như mìn sót chỗ ngã ba nổ chú Tư ơi.
Chú Tư nghĩ nghĩ một lúc rồi không nói gì oánh cờ ăn quân với tôi tiếp.
Hôm sau lúc ăn trưa sau khi biết chuyện cái giếng ở đường tối qua bị mìn đánh gần sập hết, tung toé từa lưa, chú Tư thủng thẳng bảo; Lạ nhỉ, bao năm có còn mìn quanh đó đâu, sao hồi hôm lại nổ ta, cái này chắc do tâm linh à nha bayyy.
Xong chú bảo thằng P cái trái mày thó hôm hổm bên kia đâu mai đưa tao với thằng nhóc (chú Tư hay gọi tôi là thằng nhóc) đi ném cá cái coiiiiii..
Thằng P gãi đầu vờ vịt nói hôm bữa con cầm rồi làm rớt rồi Tư ơi.., chú Tư cười cười bảo, rớt xuống giếng à.
..
Sau vụ nổ ở cái giếng thì lính bạn ra thừa cơ lấp luôn cái giếng san đường qua đó, tiện tay đốn luôn cây dầu cụt ngọn, phá luôn cả cái bờ tường xây, thế là hết tai nạn.
..
Bao năm sau tận 2012 anh em chú cháu gặp nhau nhậu say ở quán nhậu gần phà Cần Giờ, đường Huỳnh Tấn Phát thì phải, chú Tư cười cười bảo; Tao biết bay âm mưu bàn nhau còn xúi nhau buộc thêm mấy thỏi TNT nữa.., tôi hỏi chú Tư, ủa sao chú biết hay vậy.
Chú Tư cười hề hề bảo cái này phải có “căn” con ạ.
Mấy chú cháu anh em cùng lăn ra cười.
 
Bom đạn vẫn có sức sát thương với vong, khéo hồn phi phách tán luôn ấy chứ
 
Back
Top