kiến thức Những cuốn sách hay thanh niên nên đọc.

Hôm nay vừa hoàn thành bộ Danh gia cổ vật. Nếu bác nào từng thích kiểu Ma thổi đèn, Mật Mã Tây Tạng,... thì chắc chắn bộ này sẽ không làm các bác thất vọng. :p

Yếu tố cổ vật - Lịch sử TQ - Trinh thám - Phiêu lưu thám hiểm, các yếu tố xây dựng đều rất okay, tùy từng cuốn thì các yếu tố trên sẽ thay đổi chút ít. Tuy rằng nhiều chỗ xây dựng còn hơi yếu, thế giới đồ cổ cám giác hơi bị bó hẹp, hơi thiếu chiều sâu ko thấy đc quy mô của cả thị trường TQ, nhưng cũng đủ để cuốn khán giả vào hành trình cùng NVC.


View attachment 1387598
bộ này hay không thím, plot có kịch tính, hack não người xem không :D
 
Anh em nào đọc cuốn này chưa ? :beauty:
d17268dd5c45765321c28a753a18fc8f.jpg
 
Anh em nào đọc cuốn này chưa ? :beauty:
d17268dd5c45765321c28a753a18fc8f.jpg

Có người trên mạng review như sau :

Dịch siêu chán, cứ như kiểu làm vội cho kịp chỉ tiêu. Nhiều đoạn như là copy google dịch. Mà có khi văn còn kém hơn google.
Đúng chỉ có làm màu với marketting là tài.
Làm 1 người yêu lịch sử như mình phải thất vọng. Sách thì rõ là dày.
 
Có người trên mạng review như sau :

Dịch siêu chán, cứ như kiểu làm vội cho kịp chỉ tiêu. Nhiều đoạn như là copy google dịch. Mà có khi văn còn kém hơn google.
Đúng chỉ có làm màu với marketting là tài.
Làm 1 người yêu lịch sử như mình phải thất vọng. Sách thì rõ là dày.

Đúng kiểu O+ rồi đấy. Hôm trước mua cuốn Những người tiên phong về đọc thấy sạn quá trời, dán ảnh sai nữa...Nói chung O+ vẫn chạy chỉ tiêu...
 
Hôm nay vừa hoàn thành bộ Danh gia cổ vật. Nếu bác nào từng thích kiểu Ma thổi đèn, Mật Mã Tây Tạng,... thì chắc chắn bộ này sẽ không làm các bác thất vọng. :p

Yếu tố cổ vật - Lịch sử TQ - Trinh thám - Phiêu lưu thám hiểm, các yếu tố xây dựng đều rất okay, tùy từng cuốn thì các yếu tố trên sẽ thay đổi chút ít. Tuy rằng nhiều chỗ xây dựng còn hơi yếu, thế giới đồ cổ cám giác hơi bị bó hẹp, hơi thiếu chiều sâu ko thấy đc quy mô của cả thị trường TQ, nhưng cũng đủ để cuốn khán giả vào hành trình cùng NVC.


View attachment 1387598
cho xin eboook đi thím, đọc tập 1 xong thì thấy cũng ổn
 
Hôm nay vừa hoàn thành bộ Danh gia cổ vật. Nếu bác nào từng thích kiểu Ma thổi đèn, Mật Mã Tây Tạng,... thì chắc chắn bộ này sẽ không làm các bác thất vọng. :p

Yếu tố cổ vật - Lịch sử TQ - Trinh thám - Phiêu lưu thám hiểm, các yếu tố xây dựng đều rất okay, tùy từng cuốn thì các yếu tố trên sẽ thay đổi chút ít. Tuy rằng nhiều chỗ xây dựng còn hơi yếu, thế giới đồ cổ cám giác hơi bị bó hẹp, hơi thiếu chiều sâu ko thấy đc quy mô của cả thị trường TQ, nhưng cũng đủ để cuốn khán giả vào hành trình cùng NVC.


View attachment 1387598
mới tải về kindle cuốn kì án đầu phật , đã xem hết bộ Ma Thổi Đèn ko biết bộ này giống như MTD ko?
Trên mạng đã có phim

Ma Thổi Đèn: Thần Cung Côn Luân​

 
Đúng kiểu O+ rồi đấy. Hôm trước mua cuốn Những người tiên phong về đọc thấy sạn quá trời, dán ảnh sai nữa...Nói chung O+ vẫn chạy chỉ tiêu...
Chắc không riêng gì omega đâu, thấy trong mấy gr sách cũng kêu than nhiều sách lỗi chính tả lắm, không gia đình, thép đã tôi thế đấy...
Nói chung mấy ông nxb còn lợi dụng tâm lí dễ dãi của độc giả lắm. Dạo một vòng thấy bên dưới toàn kêu "sách đọc vì nội dung, quan trọng gì mấy cái hình thức", "đọc vì kiến thức hay để làm cảnh sát chính tả", "lương biên tập viên thấp nên thôi cũng chấp nhận được", "sao không đọc sách tiếng anh đi"...
Mua bó rau, giỏ trái cây ngoài chợ mà bị úng vài quả, sâu vài cành, mua cái iphone lỡ bị xước viền vài vết là lại chả lên chửi um lên, nhưng với sách lỗi như là sách lậu thì lại tỏ ra vị tha cao cả vì sách là hàng hóa"đặc biệt". Đến cái cơ bản nhất của một văn bản là chính tả thôi mà nxb còn không làm tốt được thì liệu thông tin trong đó có tin được không. Đúng là đọc lắm sách quá nên đâm ra ngộ :surrender::surrender:
 
Last edited:
[Review]

Ssb9HrCYEx2PgRVKjxRichallz0CGbFi1YoLCB5G2tfS_9plVEFVEXPXm7nq0E6GRY2Pd7NmMpLcuVXzLwf6j8DvMqBpaqXIUNHiwiA0bxIKl-9KTQaFPeUN2esu8RL-pDjJSxNMo4ZvOqtFdZVDKz0nn3pozEpMGYbg3tMkWC0IJ_OIDAPEwB1uxw


Cuốn 1491 nói về 1 góc nhìn tiếp cận mới khác thay thế cho các quan niệm cũ của phương Tây về các xã hội người Châu Mỹ tiền-Columbo. Các quan niệm cũ Tây Phương nói về người Anh-điêng (Châu Mỹ bản địa) lạc hậu, tăm tối, thiếu văn minh. Thông qua những công nghệ khảo cổ mới và phương pháp tiếp cận gián tiếp từ di truyền phân tử, đồng vị Cacbon, địa chất học, ngữ hệ học và các xu hướng nghiên cứu quan niệm mới của những người đi trước, tác giả xem xét lại những người Anh-điêng sống vào thời kỳ trước Columbus không hề tăm tối như quan niệm chính thống cũ hay rao giảng; xã hội này đông dân và tân tiến hơn nhiều, những xã hội này đã từng kiến thiết lên những phức hệ nông nghiệp - chính trị vĩ mô thậm chí có thể sánh vai với cả nền văn minh khởi nguyên lâu đời nhất loài người ở Lưỡng Hà.

Để loại bỏ quan niệm man di cũ, tác giả trình bày 3 luận điểm chính :
  • Ước tính dân số các xã hội này từng đông hơn nhiều so với trước thời Columbo khám phá Châu Mỹ - dân số đông là hệ quả của việc thặng dư lương thực dẫn đến chuyên môn hóa sự phân chia giai cấp, hình thành nên các cơ cấu xã hội phức tạp có thể huy động một lượng lớn nhân công kiến thiết những công trình đồ sộ. Để chứng minh cho việc này ông tác giả dùng cách so sánh gián tiếp như khảo chứng gen di truyền kháng thể người châu Mỹ đồng nhất cao nên dễ nhiễm bệnh truyền nhiễm Châu Âu (thực ra do môi trường bản địa, nên người Châu Mỹ phát triển kháng thể chống vi khuẩn hơn so với virus người Châu Âu chứ không phải dân Châu Âu thượng đẳng sống sót Darwin hơn) - cho nên các bệnh truyền nhiễm đã giết một lượng lớn dân số bản địa, phá vỡ kết cấu nguồn nhân lực chính cho việc chống lại sự xâm lăng của thực dân phương Tây. Sự cách biệt công nghệ quân sự như ngựa, áo giáp thép thật ra không phải quá cách biệt khủng khiếp như luận điểm Jared Diamond - Súng, Vi Trùng, Thép đề cao (thậm chí Jared Diamond còn lờ đi việc rất quan trọng một lượng lớn đồng minh bản địa 200.000 người giúp sức cho thực dân). => Chính các âm mưu chính trị chia rẽ lẫn nhau nội chiến, nhân lực bị suy kiệt do bệnh tật mới là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến thành công cho cuộc chinh phục thực dân với xã hội bản địa. Anh em liên hệ dẫn chứng hiện nay là đại dịch Covid (mặc dù có vacxin) hay bệnh cúm Tây Ban Nha giết người còn hơn cả chiến tranh mới thấy dịch bệnh nó phá vỡ cấu trúc ghê đến cỡ nào. Ngoài ra theo thông tin 1 cuốn sách về giao thương mình đọc được, dịch bệnh Cái Chết Đen gây ra cái chết cho người Hồi Giáo ở Ai Cập Trung Cổ, gián tiếp đánh quỵ chế độ Mamluk - làm nó không trở lại thời hoàng kim đến tận thời Napoleon xâm lược Ai Cập.

  • Con người ở Châu Mỹ đã ở đó hơn hàng chục nghìn năm, lâu hơn quan niệm phương Tây cũ nghĩ là vào 13.000 năm trước lúc Kỉ Băng Hà, eo Bering chưa ngập lụt. Cho nên trong thời gian lâu đời đã có thể từng có nền văn minh nào tồn tại rồi suy tàn ? Thay vì một đợt 13.000 năm như quan niệm phương Tây, tác giả cho rằng thực ra đã có nhiều đợt di cư liên tiếp có thể lâu đời hơn. Để dẫn chứng thì tác giả dùng công nghệ khảo cổ mới như di truyền phân tử ADN ty thể - xem xét cấu trúc gen, đồng vị phóng xạ Cacbon 14 xác định niên đại các di tích, trầm tích. Chẳng hạn như nền văn minh Norte Chico - tiền thân lâu đời của đế chế Inca có tuổi đời thậm chí sáng ngang với Ai Cập. Có ae sẽ thắc mắc là tại sao lâu đời thế mà phát kiến lại thua Âu Á thì là do địa chính trị Châu Mỹ (Cái này cha Jared Diamond diễn giải khá kĩ mặc dù lão này hay suy diễn áp cảm tính cá nhân vào).

  • Các xã hội Châu Mỹ có những thành tựu đáng nể sánh ngang thậm chí ở một số phương diện như toán học, thiên văn học còn trội hơn bọn Châu Âu thời Dark Age. Như việc cải tạo môi trường phục vụ cho cuộc sống. Như việc người Cahokia da đỏ ở Bắc Mỹ dùng lửa để triệt hạ cây dại yếu, phục vụ cho những mầm cây mới phát triển hơn. Hay việc cải tạo các tính trạng gen của ngô dại để thuần hóa => việc phát triển thặng dư lương thực từ thuần hóa ngô thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Olmec lâu đời nhất Trung Mỹ. Việc rừng rậm Amazon được như bây giờ chính là một phần do nhân tạo. Các nền móng cho Hợp chúng Quốc Mỹ từ chính liên minh Ngũ Đại Quốc da đỏ ở sông Missouri. Hay việc chế tạo lịch của người Maya với 3 loại lịch (thực ra cái này không có gì ghê gớm, nghe đồn người Việt cổ cũng có Âm Lịch, Dương Lịch và một loại Âm Dương Lịch kết hợp).
Vài điểm hạn chế :

- Tác giả trình bày dựa theo xu hướng các nghiên cứu của những người đi trước - có cả phe quan niệm cũ và mới đối chát nhau (nên khá trung lập) chứ không cảm tính như Jared Diamond. Tuy nhiên vẫn còn vài điểm mập mờ, không rõ ràng chi tiết ? Một số cách giải thích tại sao châu Mỹ không được như Âu Á thì không mới, Jared Diamond giải thích điều này còn cặn kẽ, chi tiết hơn.

- Là nhà báo nên không có phương pháp luận cụ thể, kết cấu khung giống như bài báo hơn là một sách. Giống một bài báo mở rộng hơn ? Kết cấu lộn xộn khó theo dõi, không có khung cụ thể để nắm bắt rõ vấn đề. Cần một lượng kiến thức nền cụ thể mới hiểu được - > nên khó đọc

- Luận chứng vài điểm có vẻ hơi dìm châu Âu. Như so sánh độ man rợ của cả 2 ?

Tóm lại, nó vẫn là một công trình nghiên cứu đồ sộ dựa trên những xu hướng nghiên cứu của giới học giả từ trước giờ nên cũng khá trung lập. Mặc dù có nét giống Súng & Vi Trùng & Thép của Jared Diamond nhưng cách giải thích nguồn gốc các vấn đề sách nó cặn kẽ sâu hơn => cho nên đọc cũng cảm thấy hay hơn (mặc dù không chắc chính xác hơn, nhiều điểm cường điệu phóng đại của Súng Vi Trùng như việc khác biệt công nghệ quân sự như súng, ngựa, thép qua cuốn 1491 đã được hiệu chỉnh phản biện lại). Tuy vậy đọc xong 1491 tổng thể vẫn thấy được nên quyết định mua tiếp cuốn 1493.

hL___GDdPh5PgxTUf1Eeh1n-hnFj8lZUep2YzXyW94a0D6cyns_NX8I0NPpCVIclt_ylJYlNewtP0hfg7jlR5VqUSBHaT2so-qFXT48maOp99I395gWE4rvXtO0mArXy3-oZVKrSW3l7ozKrX_05AwJFXCU2BdfuCXsAU8b5yzJxty0W0jXb-r_IIQ
 
[Review]

Ssb9HrCYEx2PgRVKjxRichallz0CGbFi1YoLCB5G2tfS_9plVEFVEXPXm7nq0E6GRY2Pd7NmMpLcuVXzLwf6j8DvMqBpaqXIUNHiwiA0bxIKl-9KTQaFPeUN2esu8RL-pDjJSxNMo4ZvOqtFdZVDKz0nn3pozEpMGYbg3tMkWC0IJ_OIDAPEwB1uxw


Cuốn 1491 nói về 1 góc nhìn tiếp cận mới khác thay thế cho các quan niệm cũ của phương Tây về các xã hội người Châu Mỹ tiền-Columbo. Các quan niệm cũ Tây Phương nói về người Anh-điêng (Châu Mỹ bản địa) lạc hậu, tăm tối, thiếu văn minh. Thông qua những công nghệ khảo cổ mới và phương pháp tiếp cận gián tiếp từ di truyền phân tử, đồng vị Cacbon, địa chất học, ngữ hệ học và các xu hướng nghiên cứu quan niệm mới của những người đi trước, tác giả xem xét lại những người Anh-điêng sống vào thời kỳ trước Columbus không hề tăm tối như quan niệm chính thống cũ hay rao giảng; xã hội này đông dân và tân tiến hơn nhiều, những xã hội này đã từng kiến thiết lên những phức hệ nông nghiệp - chính trị vĩ mô thậm chí có thể sánh vai với cả nền văn minh khởi nguyên lâu đời nhất loài người ở Lưỡng Hà.

Để loại bỏ quan niệm man di cũ, tác giả trình bày 3 luận điểm chính :
  • Ước tính dân số các xã hội này từng đông hơn nhiều so với trước thời Columbo khám phá Châu Mỹ - dân số đông là hệ quả của việc thặng dư lương thực dẫn đến chuyên môn hóa sự phân chia giai cấp, hình thành nên các cơ cấu xã hội phức tạp có thể huy động một lượng lớn nhân công kiến thiết những công trình đồ sộ. Để chứng minh cho việc này ông tác giả dùng cách so sánh gián tiếp như khảo chứng gen di truyền kháng thể người châu Mỹ đồng nhất cao nên dễ nhiễm bệnh truyền nhiễm Châu Âu (thực ra do môi trường bản địa, nên người Châu Mỹ phát triển kháng thể chống vi khuẩn hơn so với virus người Châu Âu chứ không phải dân Châu Âu thượng đẳng sống sót Darwin hơn) - cho nên các bệnh truyền nhiễm đã giết một lượng lớn dân số bản địa, phá vỡ kết cấu nguồn nhân lực chính cho việc chống lại sự xâm lăng của thực dân phương Tây. Sự cách biệt công nghệ quân sự như ngựa, áo giáp thép thật ra không phải quá cách biệt khủng khiếp như luận điểm Jared Diamond - Súng, Vi Trùng, Thép đề cao (thậm chí Jared Diamond còn lờ đi việc rất quan trọng một lượng lớn đồng minh bản địa 200.000 người giúp sức cho thực dân). => Chính các âm mưu chính trị chia rẽ lẫn nhau nội chiến, nhân lực bị suy kiệt do bệnh tật mới là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến thành công cho cuộc chinh phục thực dân với xã hội bản địa. Anh em liên hệ dẫn chứng hiện nay là đại dịch Covid (mặc dù có vacxin) hay bệnh cúm Tây Ban Nha giết người còn hơn cả chiến tranh mới thấy dịch bệnh nó phá vỡ cấu trúc ghê đến cỡ nào. Ngoài ra theo thông tin 1 cuốn sách về giao thương mình đọc được, dịch bệnh Cái Chết Đen gây ra cái chết cho người Hồi Giáo ở Ai Cập Trung Cổ, gián tiếp đánh quỵ chế độ Mamluk - làm nó không trở lại thời hoàng kim đến tận thời Napoleon xâm lược Ai Cập.

  • Con người ở Châu Mỹ đã ở đó hơn hàng chục nghìn năm, lâu hơn quan niệm phương Tây cũ nghĩ là vào 13.000 năm trước lúc Kỉ Băng Hà, eo Bering chưa ngập lụt. Cho nên trong thời gian lâu đời đã có thể từng có nền văn minh nào tồn tại rồi suy tàn ? Thay vì một đợt 13.000 năm như quan niệm phương Tây, tác giả cho rằng thực ra đã có nhiều đợt di cư liên tiếp có thể lâu đời hơn. Để dẫn chứng thì tác giả dùng công nghệ khảo cổ mới như di truyền phân tử ADN ty thể - xem xét cấu trúc gen, đồng vị phóng xạ Cacbon 14 xác định niên đại các di tích, trầm tích. Chẳng hạn như nền văn minh Norte Chico - tiền thân lâu đời của đế chế Inca có tuổi đời thậm chí sáng ngang với Ai Cập. Có ae sẽ thắc mắc là tại sao lâu đời thế mà phát kiến lại thua Âu Á thì là do địa chính trị Châu Mỹ (Cái này cha Jared Diamond diễn giải khá kĩ mặc dù lão này hay suy diễn áp cảm tính cá nhân vào).

  • Các xã hội Châu Mỹ có những thành tựu đáng nể sánh ngang thậm chí ở một số phương diện như toán học, thiên văn học còn trội hơn bọn Châu Âu thời Dark Age. Như việc cải tạo môi trường phục vụ cho cuộc sống. Như việc người Cahokia da đỏ ở Bắc Mỹ dùng lửa để triệt hạ cây dại yếu, phục vụ cho những mầm cây mới phát triển hơn. Hay việc cải tạo các tính trạng gen của ngô dại để thuần hóa => việc phát triển thặng dư lương thực từ thuần hóa ngô thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Olmec lâu đời nhất Trung Mỹ. Việc rừng rậm Amazon được như bây giờ chính là một phần do nhân tạo. Các nền móng cho Hợp chúng Quốc Mỹ từ chính liên minh Ngũ Đại Quốc da đỏ ở sông Missouri. Hay việc chế tạo lịch của người Maya với 3 loại lịch (thực ra cái này không có gì ghê gớm, nghe đồn người Việt cổ cũng có Âm Lịch, Dương Lịch và một loại Âm Dương Lịch kết hợp).
Vài điểm hạn chế :

- Tác giả trình bày dựa theo xu hướng các nghiên cứu của những người đi trước - có cả phe quan niệm cũ và mới đối chát nhau (nên khá trung lập) chứ không cảm tính như Jared Diamond. Tuy nhiên vẫn còn vài điểm mập mờ, không rõ ràng chi tiết ? Một số cách giải thích tại sao châu Mỹ không được như Âu Á thì không mới, Jared Diamond giải thích điều này còn cặn kẽ, chi tiết hơn.

- Là nhà báo nên không có phương pháp luận cụ thể, kết cấu khung giống như bài báo hơn là một sách. Giống một bài báo mở rộng hơn ? Kết cấu lộn xộn khó theo dõi, không có khung cụ thể để nắm bắt rõ vấn đề. Cần một lượng kiến thức nền cụ thể mới hiểu được - > nên khó đọc

- Luận chứng vài điểm có vẻ hơi dìm châu Âu. Như so sánh độ man rợ của cả 2 ?

Tóm lại, nó vẫn là một công trình nghiên cứu đồ sộ dựa trên những xu hướng nghiên cứu của giới học giả từ trước giờ nên cũng khá trung lập. Mặc dù có nét giống Súng & Vi Trùng & Thép của Jared Diamond nhưng cách giải thích nguồn gốc các vấn đề sách nó cặn kẽ sâu hơn => cho nên đọc cũng cảm thấy hay hơn (mặc dù không chắc chính xác hơn, nhiều điểm cường điệu phóng đại của Súng Vi Trùng như việc khác biệt công nghệ quân sự như súng, ngựa, thép qua cuốn 1491 đã được hiệu chỉnh phản biện lại). Tuy vậy đọc xong 1491 tổng thể vẫn thấy được nên quyết định mua tiếp cuốn 1493.

hL___GDdPh5PgxTUf1Eeh1n-hnFj8lZUep2YzXyW94a0D6cyns_NX8I0NPpCVIclt_ylJYlNewtP0hfg7jlR5VqUSBHaT2so-qFXT48maOp99I395gWE4rvXtO0mArXy3-oZVKrSW3l7ozKrX_05AwJFXCU2BdfuCXsAU8b5yzJxty0W0jXb-r_IIQ

P/S : Quan niệm phân biệt chủng tộc của phương Tây cũ coi loài khác không văn minh không chỉ riêng ở mỗi xã hội bản địa Châu Mỹ mà còn dễ nhận thấy ở Việt Nam; qua cuốn Tâm Lý học dân tộc An Nam - thằng tác giả là quan thuộc địa nhận xét yếu đuối về thể chất, nghèo nàn về cảm xúc, có tâm hồn trẻ con, sợ quyền thế nhưng hám quyền, không có tính sáng tạo, tàn nhẫn và man rợ. Cuốn này viết vào đầu thế kỉ XX, tức là không khác gì quan niệm cũ học giả khác áp lên xã hội châu Mỹ bản địa. Những quan niệm này đã lỗi thời - thiếu phương pháp luận so với ngày nay. Có lẽ thằng quan thuộc địa này không biết rằng vào thế kỉ XVII, Đàng Ngoài Đại Việt nó ‘’hùng mạnh’’ ra sao :

Cuốn Asia in the Making of Europe

Chương XVI: Việt Nam, đoạn "Đàng ngoài dưới sự cai trị của chúa Trịnh", tr 1681 có nói trong năm 1640 chúa Trịnh đã khởi 335.000 bộ binh, 112.000 kỵ binh và 2.000 thớt voi để đánh trận. Cuối trang có đoạn "nếu 1 vị chúa Châu Âu có được sức mạnh và tiền của như chúa Trịnh, ông ta hẳn đã có thể tiêu diệt tất cả những kẻ thù của mình từ lâu".

Điều đáng nói một hôm lên FB thấy có thằng đem cuốn ghẻ ‘’Tâm Lý học dân tộc An Nam’’ này ra; coi như là một cái Thánh Kinh; 1 nguồn uy tín để tự nhục một vấn đề gì đó xong còn bày đặt tinh tướng phán ‘’đọc cuốn ghẻ này để biết người biết ta’’ . Cuốn này về mặt trình bày thông tin lớp lang tham khảo thì ok còn phần kết luận chả khác mấy quan niệm cũ coi văn minh khác là mọi như trong 1491.
 
Có bác nào trong đây đọc cuốn Never Split the Difference: Negotiating As If Your Life Depended On It chưa, ko biết mấy skill trong đó áp dụng ngoài đời ra sao :p

Gửi từ Xiaomi MI 8 bằng vozFApp
 
Mình xin review cuốn “tư bản thế kỷ 21” nha. Dạo 1 vòng thấy những cmt chê do phê phán quan điểm phân phối thu nhập của tác giả
 
Back
Top