Những kho hàng khủng sát biên giới - Bài 1: Tập trung hàng trăm ngàn người bán

Status
Not open for further replies.

lemons

Senior Member
Các chính sách ưu tiên phát triển thương mại điện tử và logistics đã tạo động lực cho các tổng kho quy mô lớn của Trung Quốc phát triển mạnh, thúc đẩy kinh doanh xuyên biên giới.

LTS: Thời gian gần đây, nhiều tổng kho thương mại lớn đã được các công ty Trung Quốc xây dựng sát biên giới phía Bắc nước ta. Lợi thế của hàng Trung Quốc là giá rẻ, vận chuyển nhanh, mẫu mã đa dạng… đang tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với hàng Việt.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt tổng kho khủng sát biên giới Việt Nam, nhìn một khía cạnh nào đó sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh của các công ty trong nước, qua đó tự hoàn thiện chính mình trong cuộc đua giao vận.

p11-kho-hang-bien-gioi-2-2196.jpg.webp

Một tổng kho của Trung Quốc có sức chứa lớn, hiện đại được xây dựng sát biên giới Việt Nam. Ảnh: SƠN TÂM

“Các tổng kho thương mại điện tử (TMĐT) của Trung Quốc tựa như các khu công nghiệp của Việt Nam”. Đây là cảm nhận mà ông Bùi Sơn Tâm, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Vaithuhay.com, chia sẻ với chúng tôi sau chuyến công tác hơn một tháng tại Trung Quốc.

Quy mô như khu công nghiệp, tập trung hàng trăm ngàn người bán
Hồi cuối năm 2023, ông Bùi Sơn Tâm thực hiện chuyến đi qua biên giới Hà Khẩu (Trung Quốc) sát Lào Cai (Việt Nam) để tham quan, khảo sát mô hình các tổng kho dành cho TMĐT và bán lẻ tại khu vực này. Đây cũng chính là khu công nghiệp TMĐT xuyên biên giới Trung Quốc - ASEAN (Hà Khẩu) được nước này đưa vào hoạt động ở giai đoạn 1 từ đầu năm 2020.

Các công ty Trung Quốc liên tục tuyển dụng người Việt Nam sang các tổng kho hàng để livestream bán hàng bằng tiếng Việt.

“Ban đầu tôi hình dung mình phải đi sâu vào Trung Quốc mới tới được các tổng kho hàng nhưng thật ra chúng chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 3-4 km. Có nghĩa là rất gần với chúng ta. Đây là khu vực được tích hợp kho bãi, chế biến, xuất nhập khẩu… tức là nơi thông quan tại chỗ mà không cần thông qua cửa khẩu khác với hậu cần hiện đại, TMĐT xuyên biên giới” - ông Tâm nói.

Ví dụ chỉ riêng với khu thương mại tọa lạc tại tổng kho hàng ở biên giới Hà Khẩu - Lào Cai do tư nhân xây dựng đã tập trung hàng trăm ngàn nhà bán hàng. Khu này được chia làm hai tầng, tầng 1 là kho tập kết hàng hóa của các doanh nghiệp, tầng 2 là các phòng để livestream bán hàng.

“Bạn cứ tưởng tượng nó như là khu công nghiệp hiện đại và người bán hàng như là công nhân” - ông Tâm nhận xét và lấy ví dụ về một phòng livestream để thấy quy mô hoành tráng ra sao. Các phòng livestream giống như những studio lớn với trang thiết bị hiện đại, chi phí đầu tư trang thiết bị có thể lên tới hàng trăm triệu đồng chứ không chỉ đơn thuần là chiếc điện thoại hay đèn hỗ trợ livestream như các công ty Việt Nam đang làm. Nhân viên tại đây hoạt động liên tục 24/7, tức lúc nào cũng livestream bán hàng, họ thậm chí ăn ngủ nghỉ tại chỗ.

Tất cả trong một, cung cấp đủ thứ hàng hóa
Tại các tổng kho, nhà bán (seller) người Trung Quốc cung cấp gần như mọi sản phẩm mà người Việt Nam cần từ đồ ăn, thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, đồ gỗ… Điều đáng nói, theo ông Tâm, giá bán các sản phẩm này rẻ tương đương như giá nhập sỉ cho các seller Việt Nam.

Cũng theo tìm hiểu của vị giám đốc điều hành Vaithuhay.com, ở Trung Quốc không phải chỉ có một tổng kho tại Hà Khẩu, mà hầu hết ở các khu biên giới phía Bắc Việt - Trung đều xuất hiện những kho tương tự, có cái do Nhà nước đầu tư cũng có cái do tư nhân xây dựng.

Cùng trải nghiệm tương tự như ông Bùi Sơn Tâm, ông Nguyễn Mạnh Tấn, Giám đốc điều hành Haravan, nhìn nhận khu công nghiệp TMĐT xuyên biên giới Trung Quốc - ASEAN (Hà Khẩu) hoạt động theo mô hình “all in one” - tất cả trong một. Ở đây có khu vực bán hàng, khu vực marketing, khu vực livestream, khu vực xuất nhập hàng hóa cho lĩnh vực TMĐT...

“Nói về quy mô thì bạn có thể tưởng tượng gần như là một đại siêu thị tổng hợp nhưng chuyên bán online. Dĩ nhiên phía các công ty Trung Quốc sẽ không trữ toàn bộ các mặt hàng ở những kho này mà họ dựa trên các số liệu phân tích, thăm dò thị trường để biết hàng nào bán chạy, hàng nào đang là xu hướng, hàng nào ưu tiên giao nhanh nhất… để từ đó có kế hoạch trữ hàng” - ông Tấn nói.

p11-tuyen-dung-livestream-4228.jpg.webp

Nhiều công ty Trung Quốc thông báo thuê người Việt livestream bán hàng. Ảnh: SƠN TÂM

Thuê người Việt livestream, dạy livestream
Không chỉ choáng với quy mô của các tổng kho hàng hóa, một trong những điểm đáng lưu ý khác được ông Bùi Sơn Tâm, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Vaithuhay.com, nhấn mạnh là việc các công ty Trung Quốc liên tục tuyển dụng người Việt Nam sang các khu này để livestream bán hàng bằng tiếng Việt. Bởi hiện nay các tổng kho này chủ yếu phục vụ cho thị trường Việt Nam.

Cụ thể những người Việt sang Trung Quốc livestream bán hàng mỗi tháng được trả 3.000-10.000 nhân dân tệ (khoảng 10-34 triệu đồng), có thể sáng đi tối về. Các công ty Trung Quốc tìm kiếm nhân sự có kinh nghiệm livestream qua nhiều kênh khác nhau như thông qua TikTok, Shopee hay Douyin.

“Việc thuê người Việt để livestream nhằm mục đích đẩy mạnh bán hàng và nội địa hóa, tiếp cận thêm nhiều tệp khách hàng mới, cũng như có thể hiểu về tâm lý tiêu dùng tại nước mà họ nhắm tới để phát triển” - ông Tâm nói.
 
mua từ TQ về HCM phí ship rẻ hơn từ HN vô :waaaht: , tụi tàu chơi lớn quá, mấy shop nhỏ sau này k biết cạnh tranh lại k
 
Bữa thấy mấy video bọn TQ nói cả tiếng việt trong live stream bán hàng luôn. Đúng là dân làm vì tiền, cứ có tiền là làm thật
Có live của con nào ng trung ấy, nói tiếng việt khá tốt, nói luôn cả những từ phổ thông thường dùng ngày nay của ng việt luôn. Tôi vào comment nói trường sa hoàng sa của vn đi rồi t mua, cái tik tok nó chặn comment :D
 
Status
Not open for further replies.
Back
Top