Phóng xạ- chết chóc và sự hồi sinh

Trở lại với chủ đề phóng xạ của chủ thớt. Có lẽ do chỉ xuất phát từ định tính và kiến thức phổ thông nên có nhiều vấn đề nó không rõ ràng lắm.
Sẵn đây thì mình chia sẻ thêm về phóng xạ (với một chút định lượng) cho các fen nào quan tâm.
.........
Đầu tiên muốn làm gì cũng phải có định nghĩa. Do đó, Phóng xạ được định nghĩa là quá trình mà một hạt nhân không bền thay đổi trạng thái hoặc phân rã thành hạt nhân khác (để đạt được trạng thái bền) và phát ra bức xạ.

Thông thường, quá trình phát bức xạ này thường phân làm 3 loại dựa trên hạt phát ra: alpha (He-4), beta (- hoặc +) và gamma.

Phương trình cơ bản có dạng: A -> a + B

Các đặc trưng:
- Chu kỳ (T):
thời gian để từ N hạt ban đầu phân rã còn N/2 hạt.

- Hằng số phân rã (lambda): đặc trưng cho khả năng (xác suất) phân rã của hạt nhân A. lambda=ln2/T. Mỗi hạt nhân có một hằng số riêng.

- Hoạt độ phóng xạ (R): số hạt nhân phân rã trong một đơn vị thời gian tại thời điểm t. Ví dụ: tại lúc 7h có một người dùng detector đo được hoạt độ của một mẫu Tc-99m là 0.1 mCi. Có nghĩa là tại lúc 7h, mẫu của chúng ta đang có 3.700.000 hạt nhân bị phân rã trong một giây. R=R(0).exp(-lambda*t).

Trong đó, R(0) là hoạt độ ban đầu của nguồn phóng xạ, R(0)=lambda*N(0) với N(0) là tổng số hạt nhân phóng xạ ban đầu.
Đơn vị chuẩn của hoạt độ là Becquerel (Bq) theo quy ước: 1Bq=1 phân rã / 1 giây.
Đơn vị thường dùng: Curie (Ci) theo quy ước: 1 Ci = 3,7.10^10 Bq

Khi tính trên một đơn vị khối lượng hay đơn vị thể tích thì ta sẽ được hoạt độ riêng.

Khi đi bệnh viện, hay đọc tin tức báo chí này nọ về sự cố hạt nhân thường sẽ nghe đơn vị này, lúc đó người ta đang nói đến chính là hoạt độ.
VD:
View attachment 2434685
Thì khi đó 1500 Bq/l có nghĩa là trong 1 lít nước, thì có 1500 hạt nhân tritium phân rã trong thời gian 1 giây.
.............



Trở lại với cái câu trả lời của chủ thớt về chu kỳ bán rã và khi nào thì phóng xạ dừng lại.

Câu trả lời đó là: Có trời mới biết !
Bởi vì: Phóng xạ là một quá trình tự nhiên tuân theo quy luật xác suất thống kê. Ý nghĩa xác suất của nó nằm ở chỗ.

Nếu xét 1 hạt nhân phóng xạ có chu kỳ T=1 ngày, vậy thì sau 1 ngày nó có phân rã hay không? Câu trả lời là không biết, có thể nó phân rã trước đó, sau đó hoặc hàng chục tỷ năm sau nó mới phân rã, hoặc nó không phân rã luôn cũng được, nó phân rã khi nào là việc của nó, nó thích thì nó phân rã không thích thì không phân rã.

Nếu xét 10 tỷ hạt nhân phóng xạ có chu kỳ T=1 ngày. Vậy thì sau 1 ngày nó phân rã thế nào? Vì nó tuân theo quy luật thống kế xác suất, cho nên sau 1 ngày số hạt nhân phóng xạ còn lại sẽ là khoảng 5 tỷ hạt, sau 2 ngày là 2,5 tỷ hạt, sau 3 ngày là 1,25 tỷ hạt,......Do đó nó sẽ tiến dần về không, nhưng nó có bằng 0 hay không thì không biết, có thể bằng cũng có thể không.

Vậy khi nào phóng xạ dừng lại? Cũng không biết. Ta chỉ biết rằng sau một khoảng thời gian rất dài so với chu kỳ phóng xạ thì số hạt nhân phóng xạ còn lại là rất ít, khi đó xét về mặt tác động mà nói thì ta có thể xem như không còn phóng xạ nữa (đối với hạt nhân đang xét).

Theo mình biết thì sau thời gian bằng chu kì bán rã kia thì hoạt độ sẽ còn bằng 1/2 thời điểm đo đầu.
Để xem phóng xạ có nguy hiểm cho người hay ko thì còn từ hoạt độ còn cần nhân thêm nhiều hệ số liên quan đến thời gian,khoảng cách, che chắn và cả vị trí tiếp xúc phóng xạ trên cơ thể nữa . Từ đó mới có thể tính đc liều , suất liều phóng xạ mà người tiếp xúc phải nhận.
 
Cái vụ thảm hoạ ở Chernobyl hình như tới nay vẫn chưa giải quyết hết được cái chân voi phải không ta ?
Xem phim về vụ đấy mà phát sợ, cái thằng phóng xạ này tiềm tàng quá nhiều thứ đáng sợ. Sau vụ nổ lò phản ứng, dùng mọi thứ để dọn dẹp nhưng không khả thi, cứ đưa tới gần là nó phá huỷ hết, tốn kém bao nhiêu nguồn lực nhằm giải quyết hậu quả.

via theNEXTvoz for iPhone
 

Ok, thớt này xin bắt đầu

Phóng xạ là điều thần kì và là sự sợ hãi cho con người

Thớt không nhằm phổ cập kiến thức hóa học, vật lý (có thể tham khảo google/sgk để biết thêm chi tiết)

Cảnh báo: trẻ em, phụ nữ đang mang bầu, đang ông đang cho con bú, người già, vozer nội tâm màu hồng nội y màu tím... nên cân nhắc trước khi bấm vào spoiler. Chủ thớt không chịu trách nhiệm nếu bạn bị ám ảnh

Nhiễm phóng xạ ở động vật được chia thành 2 loại: Mãn tính (nhẹ) và cấp tính (nặng), ngoài ra còn có phơi nhiễm và nhiễm do mẹ mang thai khi bị nhiễm

*Nhiễm phóng xạ mãn tính: là sự ảnh hưởng của chất phóng xạ lên sức khỏe xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm khi tiếp xúc với lượng bức xạ cao. Tác động tới cợ thể dần biểu lộ theo thời gian (như các giai đoạn của ung thư)
Người bị nhiễm thể mãn tính là người ở xa so với nơi phóng xạ phát tán, nhưng đủ để cơ thể bên ngoài và nội tạng tổn thương nặng nề

View attachment 440685
Các tổn thương hiện dần theo thời gian

*Phơi nhiễm: (không có hình) là người ở rất xa nơi phát xạ, cơ thể nhiễm lượng phóng xạ rất nhỏ, thường được cách ly điều trị. Đa số biến chứng về nội tạng và phát triển khối u, ung thư

*Bào thai nhiễm xạ: tương tự nhiễm chất độc da cam di truyền


*Nhiễm phóng xạ cấp tính (chủ thớt save the best for the last)

Là loại nặng nhất
Người nhiễm ở rất gần nơi phát xạ. Ở cự ly gần, tia phóng xạ ăn mòn cơ thể ngay lập tức sau khi tiếp xúc
Da phỏng nặng, xương thoái hóa, tế bào hồng cầu bị phân hủy, răng và tóc rụng, nội tạng mất chức năng... những triệu chứng xảy ra ngay lập tức
Những người nhiễm thể nặng thường chết sau khi đưa vào viện

Trường hợp đặc biệt: Kẻ sống sót bất hạnh Hisashi Ouchi (google để xem đủ thông tin)
Bắt nguồn từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Tokaimura.

Ông là một trong những kỹ thuật viên làm việc tại công ty chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân tại quê hương của anh hùng samurai. Hisashi Ouchi bị nhiễm phóng xạ cực nhiều nhưng vẫn sống 83 ngày

Do động đất, nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố rò rỉ. Ông đứng gần như sát bên nơi phát xạ
Ouchi trải qua những khó khăn đau đớn, buồn nôn và bất tỉnh ngay lập tức, kinh hoàng hơn là các phản ứng dây chuyền ấy kéo dài gần 20 giờ.

Các nhiễm sắc thể trong cơ thể ông đã bị phá hủy.
Số lượng tế bào bạch cầu tụt xuống mức bằng 0.
Toàn bộ cơ thể ông bị bỏng nặng và các cơ quan nội tạng của ông cũng bị phá hỏng tan tành. Có thể nói là hư hoàn toàn.


Bức xạ trên người ông tương đương 1 trái bom nguyên tử

Quá trình trị liệu rất đau đớn, ông thường cố nói với bác sĩ hãy cho mình được chết
Nhưng bác sĩ cố cứu ông (ông bị ngưng tim 2 lần trước khi chết hẳn)

View attachment 440701
Khi cái chết là 1 món quà mà không phải ai cũng có được

À, đối với các loài khác:

Dĩ nhiên là chết ngắc, thế hệ sau bị biến dạng rất nặng

View attachment 440704
Cúc biến dạng

View attachment 440706
Động vật thường mang đột biến dạng thừa/thiếu chi

Đặc biệt: Những kẻ biến thảm họa thành cuộc chơi của riêng mình

View attachment 440708
Sói là một trong những loài hiếm hoi không bị tổn thương bởi phóng xạ

Sau khi thảm họa Chernobyl xảy ra, hầu hết các loài gần như bị xóa sổ, nhưng sói và chim, cùng các loài thực vật bậc thấp (ít tế bào-ít ảnh hưởng) đã phát triển mạnh, đặc biệt là sói
Sói tăng số lượng đáng kể sau thảm họa, nghiên cứu cho thấy cơ thể sói gần như không ảnh hưởng bởi lượng phóng xạ trong không khí và thức ăn của chúng
Hơn nữa, các xét nghiệm cho thấy chúng dường như đã tiến hoá để thích nghi, khi cơ thể xuất hiện một số lượng lớn hợp chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn tế bào, ADN... khỏi tác hại của phóng xạ.
Kèm theo các loài cạnh tranh đã biến mất, hiện tại, đây là địa bàn của bầy sói

Hết thớt
Chúc vozer ngủ ngon :byebye:
Hôm nay mới biết đến series này
Xin cảm ơn chủ thớt & chúc chủ thớt nhiều sức khỏe để ra thêm nhiều thớt bổ ích nữa :beauty:
 

Ok, thớt này xin bắt đầu

Phóng xạ là điều thần kì và là sự sợ hãi cho con người

Thớt không nhằm phổ cập kiến thức hóa học, vật lý (có thể tham khảo google/sgk để biết thêm chi tiết)

Cảnh báo: trẻ em, phụ nữ đang mang bầu, đang ông đang cho con bú, người già, vozer nội tâm màu hồng nội y màu tím... nên cân nhắc trước khi bấm vào spoiler. Chủ thớt không chịu trách nhiệm nếu bạn bị ám ảnh

Nhiễm phóng xạ ở động vật được chia thành 2 loại: Mãn tính (nhẹ) và cấp tính (nặng), ngoài ra còn có phơi nhiễm và nhiễm do mẹ mang thai khi bị nhiễm

*Nhiễm phóng xạ mãn tính: là sự ảnh hưởng của chất phóng xạ lên sức khỏe xảy ra sau nhiều tháng hoặc nhiều năm khi tiếp xúc với lượng bức xạ cao. Tác động tới cợ thể dần biểu lộ theo thời gian (như các giai đoạn của ung thư)
Người bị nhiễm thể mãn tính là người ở xa so với nơi phóng xạ phát tán, nhưng đủ để cơ thể bên ngoài và nội tạng tổn thương nặng nề

View attachment 440685
Các tổn thương hiện dần theo thời gian

*Phơi nhiễm: (không có hình) là người ở rất xa nơi phát xạ, cơ thể nhiễm lượng phóng xạ rất nhỏ, thường được cách ly điều trị. Đa số biến chứng về nội tạng và phát triển khối u, ung thư

*Bào thai nhiễm xạ: tương tự nhiễm chất độc da cam di truyền


*Nhiễm phóng xạ cấp tính (chủ thớt save the best for the last)

Là loại nặng nhất
Người nhiễm ở rất gần nơi phát xạ. Ở cự ly gần, tia phóng xạ ăn mòn cơ thể ngay lập tức sau khi tiếp xúc
Da phỏng nặng, xương thoái hóa, tế bào hồng cầu bị phân hủy, răng và tóc rụng, nội tạng mất chức năng... những triệu chứng xảy ra ngay lập tức
Những người nhiễm thể nặng thường chết sau khi đưa vào viện

Trường hợp đặc biệt: Kẻ sống sót bất hạnh Hisashi Ouchi (google để xem đủ thông tin)
Bắt nguồn từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Tokaimura.

Ông là một trong những kỹ thuật viên làm việc tại công ty chuyển đổi nhiên liệu hạt nhân tại quê hương của anh hùng samurai. Hisashi Ouchi bị nhiễm phóng xạ cực nhiều nhưng vẫn sống 83 ngày

Do động đất, nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố rò rỉ. Ông đứng gần như sát bên nơi phát xạ
Ouchi trải qua những khó khăn đau đớn, buồn nôn và bất tỉnh ngay lập tức, kinh hoàng hơn là các phản ứng dây chuyền ấy kéo dài gần 20 giờ.

Các nhiễm sắc thể trong cơ thể ông đã bị phá hủy.
Số lượng tế bào bạch cầu tụt xuống mức bằng 0.
Toàn bộ cơ thể ông bị bỏng nặng và các cơ quan nội tạng của ông cũng bị phá hỏng tan tành. Có thể nói là hư hoàn toàn.


Bức xạ trên người ông tương đương 1 trái bom nguyên tử

Quá trình trị liệu rất đau đớn, ông thường cố nói với bác sĩ hãy cho mình được chết
Nhưng bác sĩ cố cứu ông (ông bị ngưng tim 2 lần trước khi chết hẳn)

View attachment 440701
Khi cái chết là 1 món quà mà không phải ai cũng có được

À, đối với các loài khác:

Dĩ nhiên là chết ngắc, thế hệ sau bị biến dạng rất nặng

View attachment 440704
Cúc biến dạng

View attachment 440706
Động vật thường mang đột biến dạng thừa/thiếu chi

Đặc biệt: Những kẻ biến thảm họa thành cuộc chơi của riêng mình

View attachment 440708
Sói là một trong những loài hiếm hoi không bị tổn thương bởi phóng xạ

Sau khi thảm họa Chernobyl xảy ra, hầu hết các loài gần như bị xóa sổ, nhưng sói và chim, cùng các loài thực vật bậc thấp (ít tế bào-ít ảnh hưởng) đã phát triển mạnh, đặc biệt là sói
Sói tăng số lượng đáng kể sau thảm họa, nghiên cứu cho thấy cơ thể sói gần như không ảnh hưởng bởi lượng phóng xạ trong không khí và thức ăn của chúng
Hơn nữa, các xét nghiệm cho thấy chúng dường như đã tiến hoá để thích nghi, khi cơ thể xuất hiện một số lượng lớn hợp chất chống oxy hoá, có tác dụng ngăn tế bào, ADN... khỏi tác hại của phóng xạ.
Kèm theo các loài cạnh tranh đã biến mất, hiện tại, đây là địa bàn của bầy sói

Hết thớt
Chúc vozer ngủ ngon :byebye:
thím không sản xuất tiếp các series khoa học thế này nữa ạ?
Tìm mà chỉ thấy 5 topic Khoa học của thím (4 topic động vật) + 1 topic phóng xạ.
Mong mỏi thím làm tiếp ạ :D
 
Không biết đột biến gen này có giống đột biến gen khi người dân VN bị dính chất độc da cam không nhỉ.
 
Theo mình biết thì sau thời gian bằng chu kì bán rã kia thì hoạt độ sẽ còn bằng 1/2 thời điểm đo đầu.
Để xem phóng xạ có nguy hiểm cho người hay ko thì còn từ hoạt độ còn cần nhân thêm nhiều hệ số liên quan đến thời gian,khoảng cách, che chắn và cả vị trí tiếp xúc phóng xạ trên cơ thể nữa . Từ đó mới có thể tính đc liều , suất liều phóng xạ mà người tiếp xúc phải nhận.
Đúng rồi fen. Hoạt độ cũng tuân theo quy luật chia 2 sau mỗi chu kỳ bán rã.

Còn để xem phóng xạ có nguy hiểm cho người hay không thì có rất nhiều yếu tố, như hoạt độ, năng lượng phóng xạ, loại phóng xạ, khoảng cách, che chắn, vị trí, pla pla.

Ví dụ như phóng xạ alpha, thì hạt alpha khi chiếu xạ ngoài hầu như không ảnh hưởng tới con người vì alpha chỉ đi được vài cm trong không khí và dễ dàng bị chặn lại chỉ với một tờ giấy. Nhưng khi xạ trong (hạt nhân phát alpha nằm trong cơ thể sinh vật) thì alpha lại trở thành nguồn phóng xạ vô cùng nguy hiểm vì hạt alpha có khối lượng và năng lượng lớn nên khả năng gây ion hóa rất lớn, từ đó phá hủy và làm biến dạng rất nhiều tế bào.
 
@Ma trận Cảm ơn fency đã cung cấp rất nhiều thông tin có ích cho thớt, đúng là kiến thức của mình là từ thời phổ thông + 1 tí hứng thú khi trưởng thành nên không đầy đủ cho lắm. Có fen giải thích kĩ càng thật sự rất cảm ơn fen :p

@nhokdathee hiện tại chắc không có thớt mới vì mình chưa có cảm hứng đó fen, cảm ơn fen đã ủng hộ :love:
 
@Ma trận Cảm ơn fency đã cung cấp rất nhiều thông tin có ích cho thớt, đúng là kiến thức của mình là từ thời phổ thông + 1 tí hứng thú khi trưởng thành nên không đầy đủ cho lắm. Có fen giải thích kĩ càng thật sự rất cảm ơn fen :p

@nhokdathee hiện tại chắc không có thớt mới vì mình chưa có cảm hứng đó fen, cảm ơn fen đã ủng hộ :love:
Có gì đâu fen, tại đây là một phần chuyên ngành của mình nên ngứa tay gõ vài dòng ấy mà. Thực ra thì đi sâu vào chủ đề phóng xạ này có nhiều cái thú vị lắm, từ lý thuyết cho đến ứng dụng. Như xạ trị, chuẩn đoán hình ảnh, biến đổi gen, chiếu xạ, pla pla, kiểm tra không hủy mẫu, pla pla. Sự hồi sinh trong chủ đề phóng xạ của fen, có lẽ dễ thấy nhất đó là ứng dụng trong y tế, khi mà hàng chục triệu người được chữa trị, chẩn đoán nhờ vào những tiến bộ của y học phóng xạ.
:love:
 
Tất nhiên là sự hồi sinh rất ít
Chủ yếu ở thực vật (cơ thể đơn giản)
Còn động vật chủ yếu là các loài hoang dã cơ thể trung bình (do không còn con người)

Đặt biệt có gia đình cố bám trụ tại chernobyl và sinh con tại nơi phóng xạ
Kì diệu là bé hoàn toàn bình thường dù ăn ở tại nơi nhiễm xạ (mà ba mẹ cũng không phơi nhiễm luôn)
Đây vẫn là những người duy nhất sống được ( mức phóng xạ vẫn còn cao), kh chưa nghiên cứu ra

Đứa bé duy nhất sinh ra từ vùng thảm họa Chernobyl: Ăn táo khổng lồ và cá từ sông nhiễm độc nhưng 20 năm sau vẫn là một thiếu nữ xinh đẹp (https://tintuconline.com.vn/chuyen-la/dua-be-duy-nhat-sinh-ra-tu-vung-tham-hoa-chernobyl-an-tao-khong-lo-va-ca-tu-song-nhiem-doc-nhung-20-nam-sau-van-la-mot-thieu-nu-xinh-dep-n-396847.html)
Sai. Sự hồi sinh của các loài khác là vô cùng mạnh mẽ. Bạn có thể đọc thêm tài liệu về những nơi nổ phóng xạ sau khoảng 20 năm. Động vật, thực vật rất đa dạng, phong phú, số lượng lớn.

Chỉ có con người là sợ nên mới trốn thôi. Còn nếu cho khoảng 1 triệu người vào vùng này sau khoảng 3 4 thế hệ thì chắc chắn sẽ ko bị diệt mà còn phát triển mạnh về sức khỏe, thể trạng cá nhân. Nhưng vì đạo đức chả ai làm thế
 
VN có cái lò nghiên cứu ở Đà Lạt đấy, lên đấy mà check-in :)) nhưng không được vào đâu
Bác nói em mới biết, không thấy báo đài làm về lò phản ứng này
1712857250048.png
 
Cái vụ thảm hoạ ở Chernobyl hình như tới nay vẫn chưa giải quyết hết được cái chân voi phải không ta ?
Xem phim về vụ đấy mà phát sợ, cái thằng phóng xạ này tiềm tàng quá nhiều thứ đáng sợ. Sau vụ nổ lò phản ứng, dùng mọi thứ để dọn dẹp nhưng không khả thi, cứ đưa tới gần là nó phá huỷ hết, tốn kém bao nhiêu nguồn lực nhằm giải quyết hậu quả.

via theNEXTvoz for iPhone
giải quyết gì đâu, chôn nó lại chờ nó về mức an toàn thôi, chắc tính bằng trăm năm nữa
 
giải quyết gì đâu, chôn nó lại chờ nó về mức an toàn thôi, chắc tính bằng trăm năm nữa
Vài trăm năm nữa ko biết phân rã hết không. Đợt xem phóng sự có mấy ông liều vào xem xét coi nó như thế nào, ra rồi cũng ko biết sống sót không. Đúng thảm hoạ, hậu quả để lại to lớn.

via theNEXTvoz for iPhone
 
Giải thích tại sao phóng xạ không bao giờ hết (nhưng rồi sẽ giảm xuống mức an toàn)

Còn xử lý người chết vì nhiễm xạ: hoặc là chôn thật sâu, hoặc là làm quan tài bằng chì dày 1 inch (chì là đồng vị bền, không bị px làm phân hủy, giúp ngăn không cho px phát ra ngoài)



Biết chứ mai fen
Cái tia x hồi chưa nắm rõ, ông nào soi xong sau này ung thư xương hết
còn mấy trái cây đó, lượng phóng xạ rất nhỏ, ăn 1 lượt 8 triệu trái mới chết, hoặc 1 ngày ăn tầm 300 trái, kiên trì ăn 6 7 năm mới die cơ

Cám ơn fen đã đóng góp cho thớt :sweet_kiss:
Có thống kê, nghiên cứu j ko mà nói như đúng rồi vậy bác ? :doubt:
 
Có thống kê, nghiên cứu j ko mà nói như đúng rồi vậy bác ? :doubt:
Bạn có thể tra thông tin về người phát hiện ra tia X và những trợ lý của ông, cũng như những nhà khoa học đã từng nghiên cứu tia X. Thời điểm đó họ soi với bức xạ lớn do chưa đủ thông tin về tia X nên hầu hết họ khi về già đã bị ung thư xương, ung thư da.
 
Last edited:
Back
Top