Phương án đầu tư đồng loạt 180km metro tại TP.HCM

Cu(OH)2

Senior Member

TP.HCM đang xây dựng siêu đề án để hoàn thiện mạng lưới metro, theo kết luận 49 của Bộ Chính trị.​


Nếu tiếp tục làm theo cách cũ, để hoàn thành 200km còn lại tại TP.HCM phải cần khoảng 50 - 70 năm, thậm chí 100 năm - Ảnh: CHÂU TUẤN
Nếu tiếp tục làm theo cách cũ, để hoàn thành 200km còn lại tại TP.HCM phải cần khoảng 50 - 70 năm, thậm chí 100 năm - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đề án metro sẽ được gửi Bộ Giao thông vận tải trước 15-5​

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, tại cuộc họp về rà soát tiến độ xây dựng đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo kết luận 49 của Bộ Chính trị (gọi tắt là đề án metro).
Chủ tịch UBND TP thống nhất nội dung báo cáo và các đề xuất, kiến nghị của Sở Giao thông vận tải TP.HCM. Các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung được phân công đảm bảo chất lượng và thời hạn hoàn thành.
Trong đó, đối với nhóm cơ chế về công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng, Sở Giao thông vận tải TP.HCM chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP đề xuất cách làm mới để tăng tính chủ động, đẩy nhanh tiến độ triển khai công việc.
Đối với nhóm cơ chế huy động nguồn vốn, Sở Tài chính TP chủ trì, phối hợp với sở ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu cơ chế huy động, đảm bảo nguồn bố trí theo kế hoạch đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị trong đề án, với các thủ tục thuận lợi và tăng tính chủ động của TP (lưu ý về thủ tục và thẩm quyền).
Trên cơ sở các khu đất dự kiến phát triển TOD xung quanh một số nhà ga (do Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP đề xuất), giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP tính toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phương án đấu giá tạo nguồn thu cho ngân sách.
Các sở ngành và các đơn vị có liên quan tập trung nhân sự, nỗ lực thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công; nghiên cứu đề án của TP Hà Nội và nghiên cứu các hướng dẫn, định hướng của Bộ Giao thông vận tải để xây dựng đề án có tính thống nhất chung.
Các đơn vị hoàn thiện nội dung cơ chế, chính sách đột phá kèm đánh giá tác động của cơ chế đối với nhiệm vụ được phân công, gửi Sở Giao thông vận tải TP trước ngày 10-5...

Chọn phương án làm 180km metro với đầu tư 20,98 tỉ USD​

Kết luận 49 của Bộ Chính trị đề ra đến năm 2045 sẽ hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội (có tính kết nối với vùng thủ đô) và TP.HCM hoàn thành vào năm 2035. Như vậy, để đạt được mục tiêu này, hai thành phố phải xây dựng đề án triển khai xây dựng metro. Đây là đề án lớn với cách làm đột phá, chưa có tiền lệ trên cả nước.
Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, đề án metro sẽ là tập hợp các cơ chế chính sách vượt trội, có tính toàn diện, bao quát hết các lĩnh vực, ngành có tính khả thi cao nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thủ tục đầu tư dự án như các chính sách về quy hoạch, huy động nguồn lực, trình tự, thủ tục đầu tư...

Ngày 12-4, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đã chủ trì làm việc với UBND TP.HCM và TP Hà Nội về tình hình triển khai xây dựng đề án metro. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện đề án tổng thể lấy ý kiến các bộ ngành liên quan trước khi trình Thường trực Chính phủ trước 30-5. Đề án sẽ trình Bộ Chính trị trước 15-6.
...
 
giải ngân sớm thì người ta làm nhanh thôi... đái dầm đổ tại chym à
BBWIHuJ.png

Liệu có bàn tay lobby của đất nước mặt trời mọc không? Sợ lắm rồi
 
giải ngân sớm thì người ta làm nhanh thôi... đái dầm đổ tại chym à
BBWIHuJ.png
Thầu xong rồi lại hơi tí đòi tăng khối lượng trong khi dự án đang tỷ trọng toàn vốn vay, giờ phải móc ngân sách ra thì là do thằng nào?

Nhóm nguyên nhân tiếp theo đến từ việc tăng khối lượng xây dựng nhằm đem lại hiệu quả đầu tư và khai thác cao hơn cho dự án.

Cụ thể, việc tăng đầu tư cho đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lưu lượng hành khách dự báo vào năm mục tiêu thiết kế là 2040 (thay vì 2020 như trong dự án đầu tư); áp dụng các trang thiết bị, hệ thống tiên tiến nhằm đạt sự an toàn cao nhất; đầu tư đầy đủ xưởng bảo trì sửa chữa, tòa nhà trung tâm điều khiển cả hệ thống đường sắt đô thị của thành phố và trụ sở của Công ty vận hành, bảo dưỡng đường sắt đô thị.
 
Giải ngân cho người ta sớm thì người ta làm sớm thôi...
Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án liên tục gặp khó khăn về nguồn vốn, khiến công trình lâm vào cảnh "giật gấu vá vai" thời gian dài. Để duy trì dự án, TP HCM nhiều lần tạm ứng ngân sách thanh toán cho nhà thầu, nhân viên... Đỉnh điểm, cuối năm 2018, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã gửi văn bản đến lãnh đạo TP HCM cảnh báo nguy cơ dự án phải ngừng thi công.
ơ tàu nó đúng tiến độ kìa, chỉ bị vn xịn vì thay đổi phương án thẩm định nên delay?
nhật xây cái vẹo gì ở vn mà ko lỗi hay chậm? cầu cần thơ còn sập luôn
 
từ lúc trình lên quốc hội phê duyệt thì bắt đầu trì hoãn rồi.
Hai năm sau, dự án được tư vấn tính toán lại tổng mức đầu tư khoảng 47.300 tỷ đồng, trong đó vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại từ ngân sách thành phố. Năm 2011, Thủ tướng cho phép UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án. Nhưng lúc này, các chính sách thay đổi, dự án phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, song khi đó tổng mức đầu tư mới chưa được các cấp thẩm quyền công nhận.
Thầu xong rồi lại hơi tí đòi tăng khối lượng trong khi dự án đang tỷ trọng toàn vốn vay, giờ phải móc ngân sách ra thì là do thằng nào?
 
180km thì tôi tạm tính là 10 năm 18km, chúng ta mất 100 năm để hoàn thành, vậy lúc đó chắc những người đang đọc cmt này thì 3 đời bốc mộ rồi
 
Hi vọng có kinh nghiệm sẽ nhanh hơn, thành phố lớn phải có metro chứ. Thậm chí có tuyến đi các thành phố vệ tinh.
 
Back
Top