Sinh viên có thể kéo dài thời gian học ĐH đến 15 năm

Build Back Better

Senior Member

Với quy chế đào tạo đại học hiện hành của Bộ GD-ĐT, sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa nhưng chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin sẽ có thêm thời gian để hoàn thành.​


Như vậy một ngành học có thời gian đào tạo tối đa lên tới 15 năm.
Hiện nay các trường đại học (ĐH) đang xây dựng và ban hành quy chế đào tạo ĐH mới theo tinh thần Thông tư 08/2021 của Bộ GD-ĐT. Một trong những điểm mới đáng chú ý của quy chế này là điều chỉnh về thời gian đào tạo tối đa.
Sinh viên có thể kéo dài thời gian học ĐH đến 15 năm - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM phần lớn có thời gian đào tạo theo chương trình thiết kế 6 năm
NGỌC DƯƠNG

Thêm 3 năm trả nợ ngoại ngữ, công nghệ thông tin​

Thông tư 08/2021 của Bộ GD-ĐT về Quy chế đào tạo trình độ ĐH, có quy định rất mới về thời gian đào tạo tối đa bậc ĐH. Theo đó, thời gian tối đa để sinh viên (SV) hoàn thành khóa học do các trường quy định nhưng không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo. Với quy định này, chẳng hạn ngành học theo kế hoạch học tập 3 năm rưỡi sẽ có thời gian đào tạo tối đa 7 năm, ngành 4 năm tối đa 8 năm, ngành 5 năm tối đa 10 năm và ngành 6 năm tối đa 12 năm.
Không chỉ vậy, quy chế năm 2021 còn một quy định điểm mới về việc kéo dài thời gian đào tạo tối đa với SV chưa hoàn thành chuẩn đầu ra. Để được xét và công nhận tốt nghiệp, một trong các điều kiện SV cần có là tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình. Quy chế này cho phép trường hợp SV đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần điều kiện gồm giáo dục quốc phòng - an ninh hoặc giáo dục thể chất hoặc ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 3 năm tính từ khi thôi học, được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp. Trong khi đó, quy chế cũ theo hệ thống tín chỉ (quy chế 43/2007) chỉ cho phép SV còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất có thêm 5 năm tính từ ngày phải ngừng học được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Các trường quy định khác nhau, dài nhất 15 năm​

Áp dụng quy định mở của quy chế này, các trường ĐH đang xây dựng những quy định khác nhau về thời gian đào tạo tối đa.
Quy định này thực sự cần thiết với
những trường hợp đặc biệt do những khó khăn trong cuộc sống, có cơ hội hoàn tất việc học để nhận bằng tốt nghiệp.
Tiến sĩ PHẠM TẤN HẠ (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết theo quy định chung, trường cho phép SV các ngành đào tạo bác sĩ học tối đa trong 12 năm, chương trình cử nhân 8 năm theo tinh thần gấp đôi thời gian chương trình thiết kế. Những SV chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do nợ chuẩn đầu ra ngoại ngữ, công nghệ thông tin, giáo dục quốc phòng - an ninh hoặc giáo dục thể chất, có thêm 3 năm nữa để hoàn thành. Khi đó, thời gian tối đa có thể lên tới 11 hoặc 15 năm tùy ngành học. "Tuy nhiên đến thời điểm này, trường hiện chưa ghi nhận trường hợp SV nào phải sử dụng hết thời gian đào tạo tối đa cho việc học. Do vậy, quy định này chỉ áp dụng với những trường hợp đặc biệt có lý do bất khả kháng", PGS Khôi cho hay.
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết theo quy chế này, các trường được chủ động quy định thời gian đào tạo tối đa không quá 2 lần thời gian đào tạo tiêu chuẩn. Do vậy, trường vẫn quy định SV có 4 năm học tiêu chuẩn, cộng 2 năm kéo dài. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, hiệu trưởng sẽ quyết định thời gian kéo dài thêm nhưng đảm bảo tối đa 2 lần chương trình chuẩn.
"Quy định thời hạn đào tạo tối đa của trường là để SV đặt ra lộ trình học tập hợp lý, đáp ứng yêu cầu thị trường của người tốt nghiệp. Người học vẫn có thể chuyển sang vừa làm vừa học để hoàn tất chương trình đào tạo sau khi hết thời gian quy định (kể cả kéo dài). Ngoài ra, khi tuyển sinh đầu vào, SV vẫn có thể được xem xét miễn một số học phần đã tích lũy trước đó. Đây là các quy định vừa chặt chẽ, vừa nhân văn, hỗ trợ học tập nghiêm túc và hỗ trợ học tập suốt đời", PGS Thắng nói thêm.
Sinh viên có thể kéo dài thời gian học ĐH đến 15 năm - Ảnh 3.

Các trường có thời gian đào tạo thiết kế từ 4 - 5 năm rưỡi và thời gian tối đa từ 8 - 11 năm
ĐÀO NGỌC THẠCH

Cần thiết cho những trường hợp đặc biệt​

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết quy định thời hạn 3 năm cho SV trả nợ chuẩn đầu ra ngoại ngữ và công nghệ thông tin bắt đầu áp dụng từ khóa tuyển sinh 2021. Quy định này có thể xuất phát từ thực tiễn nhiều SV không đủ điều kiện do nợ các chuẩn đầu ra nên việc thay đổi là phù hợp.

https://thanhnien.vn/sinh-vien-co-the-keo-dai-thoi-gian-hoc-dh-den-15-nam-185230131205745112.htm
 
Chuẩn đầu ra thì có cái mẹ gì đâu! Lười học không qua chứ gì

via theNEXTvoz for iPhone
Ngoài mấy môn trong chương trình học thì chuẩn đầu ra là yêu cầu Toeic hoăc các chứng chỉ tương đương, có trường sẽ yêu cầu thêm bằng vi tính.
 
Mấy đứa nợ môn không tốt nghiệp được hoặc không đủ chuẩn đầu ra thì 99,99% là sẽ bỏ luôn không học nữa, nên kéo dài thời gian nó cũng chả quan tâm.
 
Tôi bỏ học ĐH, bây giờ thấy hối hận và thời gian tôi bỏ học chưa đc 15 năm thì có đc quay lại học tiếp ko :sad:
 
Ngoài mấy môn trong chương trình học thì chuẩn đầu ra là yêu cầu Toeic hoăc các chứng chỉ tương đương, có trường sẽ yêu cầu thêm bằng vi tính.

Mấy cái này chuẩn bị học từ năm nhất cũng được, chả lẽ thím đợi tới khi xét tốt nghiệp mới lóc cóc đi học/thi :ops:
 
Tôi bỏ học ĐH, bây giờ thấy hối hận và thời gian tôi bỏ học chưa đc 15 năm thì có đc quay lại học tiếp ko :sad:
Anh liên hệ với phòng đào tạo của trường anh từng học và hỏi cụ thể lại vấn đề này. Chứ mỗi trường một kiểu, không giống nhau đâu
 
định ăn bám bố mẹ đến lúc mồ côi à
Cái này quá là bt với đám sinh viên xây dựng, thời mình đi học chứng kiến 1 pha thằng em út làm bài giúp thằng anh cả tốt nghiệp. Học chung với thằng em ra trường 2 3 năm rồi thằng anh mới học xong. Xây dựng, nợ hình như đâu gần 10 năm, 8 hay 9 năm gì đó mới ra trường. 15 năm chắc nâng chuẩn lên tí cho đám xây dựng có cơ hội lấy bằng :LOL:
 
Chuẩn đầu ra thì có cái mẹ gì đâu! Lười học không qua chứ gì

via theNEXTvoz for iPhone
định ăn bám bố mẹ đến lúc mồ côi à
Mấy đứa nợ môn không tốt nghiệp được hoặc không đủ chuẩn đầu ra thì 99,99% là sẽ bỏ luôn không học nữa, nên kéo dài thời gian nó cũng chả quan tâm.
nhầm nha, nhiều đứa giờ xong xuôi hết nhưng vẫn chày cối nợ chứng chỉ tin học hoặc chứng chỉ tiếng anh để xin ở lại trường nhằm né đi nghĩa vụ quân sự.
 
Mấy cái này chuẩn bị học từ năm nhất cũng được, chả lẽ thím đợi tới khi xét tốt nghiệp mới lóc cóc đi học/thi :ops:
chứng chỉ chỉ có thời hạn nhất định, thường là 2 năm, có cc mà anh học từ năm nhất xong mà để đến năm 5 năm 6 nộp được
 
Nhưng NVQS chỉ đến 27 tuổi thôi. Anh Dục làm thế là chết anh Phòng rồi.
 
Xây dựng giờ dễ ra thí bà, đại cương thì phụ đạo, cho đề cương, đồ án đi đủ auto D, nhưng ra trường làm cái mẹ gì, ra làm lương nghìn đô như hàng xóm hust thì chúng nó tranh nhau ra chả đến lượt trường đét vào đít ;)
 
Giờ thấy chủ yếu là nợ chuẩn tiếng Anh(toeic hoặc ielts), chắc mở ra như này để tạo điều kiện cho các cháu. Thật không hợp lý tí nào khi trường lại yêu cầu 1 tín chỉ mà trường không dạy để người ta đạt được. Các cháu thì không có bằng, chả đi làm đúng chuyên môn được, đến khi có chứng chỉ để lấy bằng ra thì chuyên môn mọt gần hết rồi.
 
JEWoIdl.png
JEWoIdl.png
JEWoIdl.png

Đây rồi
Thay vì nộp bằng ielts để ra trường thì giờ để đó, hold tới hết năm 29t luôn rồi nộp xong tốt nghiệp
Ez né nvqs
Tiền mỗi năm chung cho phường đội ~20tr
Tiền đóng 2 hk nếu ko có tín chỉ nào vào khoảng 5 6tr
uq1dgnk.png
 
Giờ thấy chủ yếu là nợ chuẩn tiếng Anh(toeic hoặc ielts), chắc mở ra như này để tạo điều kiện cho các cháu. Thật không hợp lý tí nào khi trường lại yêu cầu 1 tín chỉ mà trường không dạy để người ta đạt được. Các cháu thì không có bằng, chả đi làm đúng chuyên môn được, đến khi có chứng chỉ để lấy bằng ra thì chuyên môn mọt gần hết rồi.
bây giờ học dễ ấy mà
không khó như xưa nữa
dễ đạt bằng giỏi hơn xưa
mình học luật trung bình khá
sang UEH học vb2 tài chính bằng giỏi luôn
vì bây h cho điểm dễ hơn nhiều rồi, chịu học tí là auto bằng khá ra trường
 
Back
Top