Tết về hay ở - những lựa chọn và nỗi niềm: Tết xa, tết gần, chỉ cần con cháu có áo mới

LossserKhongLoaiThoat

Senior Member
Dẫu về quê đón tết hay ở lại thành thị tìm công việc làm thêm dịp tết để có thêm thu nhập, hay vì lý do gì đi chăng nữa, đó là một lựa chọn. Và khi đã lựa chọn thì ta cần tìm niềm vui ngày tết trong lựa chọn ấy.
Người lao động nghèo được mua sắm tết miễn phí trong những ngày cuối năm. Ảnh: THÁI PHƯƠNG


Người lao động nghèo được mua sắm tết miễn phí trong những ngày cuối năm. Ảnh: THÁI PHƯƠNG
LTS: Tết là đoàn viên, sum vầy với người thân, gia đình. Dẫu mưu sinh chốn nào, xa quê bao lâu, người ta cũng ngóng trông và cố gắng trở về. Tuy nhiên, cũng có người không thể trở về. Về để đoàn tụ, không về vì điều kiện khó khăn, ở lại để tìm việc mong kiếm thêm chút tiền - muôn lý do để những đứa con xa quê đặt lên bàn cân “Tết về hay ở?”. Và dù ở đâu, ai nấy đều nỗ lực để có được cái tết an lành, ấm cúng.
Có người bảo, tết ở đâu cũng vậy, thấy cây mai, cây đào, nghe những bài nhạc xuân là thấy tết. Thế nhưng, khi nghe hỏi “Tết có về quê không”, ai mà chẳng chạnh lòng, nhất là những người vì mưu sinh phải xa quê, xa cha mẹ, con cái nhiều năm. Dẫu về quê đón tết hay ở lại thành thị tìm công việc làm thêm dịp tết để có thêm thu nhập, hay vì lý do gì đi chăng nữa, đó là một lựa chọn. Và khi đã lựa chọn thì ta cần tìm niềm vui ngày tết trong lựa chọn ấy.
Cả nhà về quê
Chiều những ngày cuối năm, vựa phế liệu Thu Thủy trên đường Lạc Long Quân, phường 9, quận Tân Bình (TPHCM) nhộn nhịp, hối hả. Từ 17 giờ, nhiều chiếc xe đẩy chở đầy phế liệu, đồ tái chế đã về đến cửa vựa để bắt đầu cho buổi cân hàng, nhận tiền sau một ngày vất vả.
Nhấc chồng giấy báo cuối cùng trong xe đẩy để lên chiếc cân, bà Huỳnh Thị Huyền Trâm, quê tỉnh Bình Định (trọ tại phường 8, quận Tân Bình, TPHCM) kéo vạt áo cũ mèm lên lau khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi. 85.000 đồng là số tiền bà nhận được cho thành quả một ngày lao động vất vả với hơn chục kilômet đẩy xe qua các tuyến đường, con hẻm ở các quận Tân Bình, Tân Phú, 11, 10… để thu mua phế liệu. Theo bà Trâm, số tiền này dù ít, nhưng vẫn đỡ hơn nhiều hôm đi cả ngày mà chỉ thu được hơn 40.000 đồng. Hơn 23 năm qua, ngày nắng cũng như mưa, bà Trâm đều đặn đẩy chiếc xe ra khỏi cửa nhà trọ lúc trời vừa hừng sáng và quay về nhà khi ông mặt trời đã lặn. Có hôm bà Trâm đi xa, mua được nhiều hàng, để cuối ngày bà ì ạch đẩy không nổi chiếc xe đầy ắp giấy, sắt, lon bia, lon nước ngọt, bìa carton….
s4c-925.jpg


Gia đình công nhân vui mua sắm tết tại chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” do Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức
“Nhưng hôm nào được vậy là mừng dữ lắm, vì biết bữa đó thu nhập sẽ cao hơn”, bà Trâm bày tỏ. Dù đang mệt nhưng khi được hỏi tết này về quê hay ở lại thành phố, gương mặt bà Trâm sáng bừng lên, giọng hồ hởi: “Về chứ. Tết này cả gia đình tôi gồm 4 người sẽ về quê. Tôi đã mua vé xe rồi. Tính cả vé về quê và trở lại TPHCM hơn 10 triệu đồng. Có tốn kém, nhưng 26 Tết là cả nhà được lên xe về quê đón tết”. Từ năm 2019 đến nay, gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, gia đình bà không về quê đón tết. 10 ngày trước, khi bà Trâm điện thoại báo tin cho người mẹ già năm nay 85 tuổi ở quê biết cả nhà về ăn tết, mẹ con bà Trâm đã cùng khóc trong niềm vui mong chờ tết này mau đến. “Tôi chỉ dám mua cho 2 đứa nhỏ mỗi đứa 2 bộ quần áo mới, mua một khúc vải may áo dài và 1 bộ đồ mới cho mẹ tôi. Còn vợ chồng tôi thì có gì mặc nấy. Quan trọng nhất là năm nay cả nhà tôi được đoàn tụ, ăn bữa cơm đoàn viên cùng mẹ và các anh em ở quê nhà”, bà Trâm chia sẻ.
Cùng tâm trạng chờ ngày về quê đón tết, bà Nguyễn Thị Sư (85 tuổi) và bà Hoàng Thị Thanh Tuyết (cùng quê Quảng Ngãi) đều khẳng định tết là phải về quê. Bà Tuyết tâm sự, dù khó khăn cỡ nào cũng phải về để dọn dẹp nhà cửa, nấu mâm cơm đón ông bà, và nhất là được “hít cái không khí quê” sau bao tháng ngày vất vả mưu sinh nơi thành thị. Trong căn nhà nhỏ ở phường 5, quận 8 (TPHCM), mẹ con chị Trần Thị Thảo (quê tỉnh Bến Tre) đang cùng ăn bữa cơm chiều đạm bạc với ít cá kho, dĩa rau luộc và tô canh cải. Từ ngày chồng mất do dịch Covid-19, gánh nặng gia đình một mình chị Thảo lo toan. Đều đặn mỗi ngày, cứ 4 giờ 30 sáng chị Thảo ra khỏi nhà để đi lấy thơm rồi chở về bày bán ở lề đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh). Tất cả tiền lời kiếm được, chị dành dụm lo cho con ăn học.
Những ngày cuối năm, dù việc buôn bán ế ẩm, nhưng chị Thảo cho biết với số tiền tích cóp, dành dụm được, tết này mẹ con chị sẽ về quê đón tết cùng người mẹ già. “Cách đây hơn 10 tháng, mẹ tôi té nhưng tôi chưa về thăm được. Năm trước khó khăn quá nên tôi không về, nhưng tết này thì phải về”, chị Thảo nói. Chị cũng đem chiếc xe máy cũ ra tiệm nhờ kiểm tra lại, để sau chuyến hàng ngày cuối năm, mẹ con chị sẽ chạy xe về quê sum họp gia đình.
 
Back
Top